MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Giải thích tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước (Trang 27 - 30)

Để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ĐTNN, đòi hỏi phải tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, làm cho Việt Nam thực sự là một trong những địa bàn đầu tư hấp dẫn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

Về môi trường pháp lý, cần khẩn trương soạn thảo các văn bản hướng dẫn Luật Ðầu tư, Luật Doanh nghiệp và ban hành sớm các văn bản này để các nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương có thời gian tìm hiểu và chuẩn bị áp dụng.. Ðồng thời, tiến hành rà soát các chính sách liên quan để kịp thời chỉnh sửa, hoàn chỉnh, bảo đảm sự thống nhất của cả hệ thống luật pháp chính sách về đầu tư; khẩn trương rà soát các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường để thực hiện theo đúng lộ trình.

Về thủ tục hành chính, tập trung sức hoàn thiện cơ chế một cửa ở các cơ quan cấp phép và quản lý đầu tư, tăng cường phân cấp mạnh hơn nữa quản lý đầu tư đi đôi với tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát và kiểm tra; giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, xuất nhập khẩu, hải quan,...

Về kết cấu hạ tầng, tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó có việc ban hành quy chế khuyến khích tư nhân đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, phấn đấu không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ðể phát huy lợi thế về nguồn nhân lực, cần tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư.

Về xúc tiến đầu tư, cần triển khai xây dựng các đầu mối xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, nhất là chuyển mạnh sang hình thức vận động đầu tư theo dự án và đối tác trọng điểm.

Cần duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tư, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, bảo đảm các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ.

Cần ban hành các chính sách hợp lý nhằm phát triển nhanh ngành công nghiệp phụ trợ, bảo đảm giải quyết tốt hơn việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện cho các nhà ÐTNN. Trong quá trình đó, cần chú trọng sự liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước và nước ngoài, tăng cường tác động lan tỏa của ÐTNN đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Mặc dù sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, nhưng hoạt động ÐTNN tại Việt Nam đang đứng trước những thời cơ mới chưa từng có. Ðiều này đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nắm bắt thời cơ mới để tạo nên một làn sóng đầu tư nước ngoài mới có hiệu quả, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.

Bên cạnh việc chú trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động trực tiếp của nó đến tăng trưởng kinh tế cần chú ý tới tác động tràn của nó đối với khu vực kinh tế trong nước.Sau đây là một số giải pháp:

Hoàn thiện thể chế phát hiện thị trường các yếu tố đặc biệt là thị trường lao động thị trường công nghệ,thị trường bất động sản thị trường vốn,đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước ,thúc đẩy quá trình mạnh mẽ hội nhập kinh tế qiốc tế,nhanh chóng hình thành hệ thống doanh nghiệp phụ trợ để cùng với các doanh nghiệp FDI tạo nên những nhóm ngành có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Một trong những lý do chính cản trở việc xuất hiện tác động tràn là sự chênh lệch về trình độ công nghệ và thiếu sự liên kết giữa hai khu vực doanh nghiệp. Chênh lệch về công nghệ thể hiện qua nức độ tập trung vốn trên đầu lao động thường gây trở ngại cho chuyển giao công nghệ ở những ngành đòi hỏi vốn lớn như cơ khí điện tử. Do vậy để nâng cao hiệu quả tác động tràn một mặt các doanh nghiệp trong nước cần phải đổi mới công nghệ mặt khác cần phải nâng cao trình độ của lao động để tăng khả năng tiếp thu của người lao động trong việc sử dụng những công nghệ có tính phức tạp.

Để nâng cao trình độ người lao động, cần tăng cường mạnh mẽ công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề với sự tham gia của các tổ chức trong nước và nước ngoài, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các danh nghiệp cần Để nâng cao tính liên kết

Chú trọng thu hút vốn đầu tư nhưng đồng thời cần nhấn mạnh hơn nữa tác động tràn. Thay vì khuyến khích thu hút FDI vào một số ngành như hiện nay, chỉ nên quy định lĩnh vực cấm đầu tư và cho phép đầu tư vào mọi lĩnh vực ngoài các lĩnh vực cấm

Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp mở cửa hơn nữa cho sự gia nhập thị trường của doạnh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước trong một số ngành mà hiện nay vẫn do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ. Đồng thời thực hiện cam kết về giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Mục đích của các biện pháp trên là nhằm giảm mức độ tập trung của FDI vào một số ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, thu hút nguồn vốn này vào tất cả các ngành, qua đó tạo cơ hội để có tác động lan toả cho các doanh nghiệp trong nước và kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Giải thích tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước (Trang 27 - 30)