tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

159 16 0
tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ THƠM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LUÂN PHIÊN CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 4 5 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 10 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ THƠM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LUÂN PHIÊN CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 4 5 TUỔI Chuyên ngành Giáo dục đặc biệt Mã số 8140118 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn TS Nguyễn Nữ Tâm An Hà Nội, 10 2018 LỜI CAM Đ.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐỖ THỊ THƠM

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LUÂN PHIÊN CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 4-5 TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐỖ THỊ THƠM

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LUÂN PHIÊN CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 4-5 TUỔI

Chuyên ngành: Giáo dục đặc biệtMã số: 8140118

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Nữ Tâm An

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác Nếu có điều gì trái với lời cam đoan, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thơm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với sự trân trọng và biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi tới cô giáo hướng dẫn là TS Nguyễn Nữ Tâm An lời cám ơn vì những sự định hướng khoa học, sự hướng dẫn, sửa chữa tận tâm và động viên của cô trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám đốc Trung tâm giáo dục đặc biệt Khánh Tâm, Cơ sở hỗ trợ giáo dục đặc biệt Cát Lâm đã giúp đỡ tôi thực hiện khảo sát đánh giá giáo viên, trẻ RLPTK và thực nghiệm nghiên cứu của mình Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình tôi tham gia khóa học này

Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, những người thân yêu và bạn bè đã luôn ở bên động viên tôi trong quá trình tôi học tập, nghiên cứu luận văn.

Luận văn được thực hiện với sự hỗ trợ của đề tài nghiên cứu khoa học

cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp trị liệu trong giáo dục trẻrối loạn phổ tự kỉ” (Mã số: B2017-SPH-40), chủ nhiệm đề tài TS Nguyễn Nữ

Tâm An

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thơm

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4 Giả thuyết khoa học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7 Phương pháp nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LUÂN PHIÊN CHO TRẺ RLPTK 4-5 TUỔI

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về trò chơi với trẻ em khuyết tật và trẻ RLPTK 6

1.1.2 Nghiên cứu về phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 10

1.3.1 Kĩ năng luân phiên - Khái niệm, thành phần và các hoạt động có sử dụng kĩ năng luân phiên 17

1.3.2 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng luân phiên của trẻ

Trang 6

1.4.2 Quá trình tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho

2.1.2 Nội dung khảo sát 36

2.1.3 Phương pháp và công cụ khảo sát 36

2.1.4 Địa bàn khảo sát 37

2.1.5 Khách thể khảo sát 37

2.2 Kết quả khảo sát thực trạng 39

2.2.1 Thực trạng kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK 4-5 tuổi 40

2.2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi 43

2.3 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi 52

2.3.1 Nhận xét chung về thực trạng 52

2.3.2 Nguyên nhân của thực trạng 53

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LUÂN PHIÊN CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 4-5 TUỔI 55

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi 55

3.2 Biện pháp tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi 56

3.2.1 Nhóm biện pháp chuẩn bị các điều kiện tổ chức chơi 57

3.2.2 Nhóm biện pháp về kĩ thuật hướng dẫn chơi 65

3.2.3.Yêu cầu chung khi tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi 73

Trang 7

3.3 Thực nghiệm các biện pháp tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng

luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi 74

2.1 Đối với giáo viên 95

2.2 Đối với cơ sở thực nghiệm 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 100

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

VIẾT TẮTVIẾT ĐẦY ĐỦ

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần)

RLPTK Rối loạn phổ tự kỉ

R.O.C.K Repeat - Opportunity - Cue - Keep it simple

(Nhắc lại - Tạo cơ hội - Gợi ý - Đơn giản hóa)

Small groups are best - Set up an appropriate activity - Carefully observe each child’s level of involvement - Adapt your response to each child’s needs - Now keep it going (Nhóm nhỏ là tốt nhất Thiết lập các hoạt động thích hợp Nhận xét chi tiết mức độ rối loạn của từng trẻ -Đưa thêm gợi ý của bạn cho từng trẻ - Thực hiện nó liên tục)

O.W.L Observe Wait Listen (Quan sát Chờ đợi

-Lắng nghe)

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp trình độ chuyên môn và thâm niên công tác của giáo

viên tham gia khảo sát 37

Bảng 2 2 Thông tin về nhóm trẻ khảo sát 39

Bảng 2 4 Thực trạng kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK trong lĩnh vực vui chơi 41

Bảng 2 5 Thực trạng kĩ năng luân phiên của trẻ ở hai lĩnh vực 42

Bảng 2 6 Nhận định của giáo viên về ý nghĩa của kĩ năng luân phiên đối với trẻ RLPTK 44

Bảng 2 7 Thực trạng về nội dung của tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên 44

Bảng 2 8 Thực trạng sử dụng các loại trò chơi được tổ chức phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi 46

Bảng 2 9 Thực trạng các nguồn trò chơi phát triển kĩ năng luân phiên 46

Bảng 2 10 Nhận thức của giáo viên về quy trình tổ chức hoạt động chơi 47

Bảng 2 11 Các phương pháp giáo viên sử dụng tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 48

Bảng 2 12 Các hình thức sử dụng trong tổ chức hoạt đông chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 49

Bảng 2 13 Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên 50

Bảng 2 14 Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK 51

Bảng 3.1 Một số trò chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi (phụ lục 3) 60

Bảng 3.2 Đánh giá kĩ năng luân phiên của N.M.H trước nghiệm ở hai lĩnh vực 76

Bảng 3 3 Bảng mục tiêu kế hoạch giáo dục cá nhân của N.M.H 78

Bảng 3.4 Kết quả kĩ năng luân phiên của N.M.H sau thực nghiệm 81

Bảng 3 5 Đánh giá kĩ năng luân phiên của trẻ N.T.T trước thực nghiệm 85

Bảng 3 6 Bảng mục tiêu kế hoạch giáo dục cá nhân của N.T.T 86

Bảng 3.7 Kết quả kĩ năng luân phiên của N.T.T sau thực nghiệm 88

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Nhận định của giáo viên về tầm quan trọng của kĩ năng luân phiên đối với trẻ RLPTK 44 Biểu đồ 3 1 Thành phần kĩ năng luân phiên trong lĩnh vực giao tiếp của N.M.H trước và sau thực nghiệm 82

Biểu đồ 3 2 Thành phần kĩ năng luân phiên trong lĩnh vực vui chơi của N.M.H trước và sau thực nghiệm 83 Biểu đồ 3 3 Thành phần kĩ năng luân phiên của N.T.T trong lĩnh vực giao tiếp trước và sau thực nghiệm 89 Biểu đồ 3 4 Thành phần kĩ năng luân phiên của N.T.T trong lĩnh vực vui chơi trước và sau thực nghiệm 90

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Luân phiên là một trong những kĩ năng quan trọng mà con người sử dụng trong giao tiếp xã hội, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày Trẻ RLPTK gặp khó khăn về kĩ năng luân phiên thể hiện ở việc trẻ RLPTK bị hạn chế trong rất nhiều tình huống khác nhau, bao gồm: bắt chuyện hay phản hồi khi người khác muốn tương tác, chia sẻ một mối quan tâm, hội thoại hai chiều hoặc thể hiện cảm xúc, giao tiếp phi lời nói, dùng ánh mắt để hướng sự chú ý tới một sự việc, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ Đồng thời trẻ RLPTK còn gặp trở ngại trong việc phát triển và duy trì các mối quan hệ với người khác một cách phù hợp với mức độ phát triển của trẻ Hầu hết trẻ RLPTK đều bị hạn chế trong việc luân phiên chơi với bạn, trẻ không biết chờ đợi đến lượt mình để tham gia chơi Trẻ RLPTK gặp khó khăn trong việc xử lí các thông tin bằng lời, trẻ thường nói tranh phần của người khác và không biết bắt đầu hoặc kết thúc một cuộc hội thoại Việc dạy trẻ kĩ năng luân phiên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển giao tiếp của trẻ RLPTK Theo Sussman (1999): “Dạy con bạn luân phiên có thể giúp phát triển khả năng tương tác Khi sự trao đổi kéo dài, trẻ sẽ bắt đầu giao tiếp hai chiều, cũng là bước đầu cho những cuộc hội thoại phức tạp hơn” [33].

Đối với trẻ em, chơi là hoạt động chủ đạo, là con đường để phát triển các kĩ năng vận động, bắt chước, tương tác xã hội, hiểu biết và giao tiếp với người khác trong đó có kĩ năng luân phiên Thông qua chơi, trẻ có cơ hội tương tác và giao tiếp với bạn cùng trang lứa, làm gia tăng khả năng học tập một cách tự nhiên trong môi trường hòa nhập, tạo nền tảng cho sự phát triển các kĩ năng Chơi cũng được coi là một nhân tố quan trọng cho những mẫu đầu tiên của việc yêu cầu và phản hồi bởi vì thao tác đồ vật và sự tham gia trị liệu cá nhân là những điều chủ yếu của các chức năng giao tiếp này (Olswang

Trang 12

và Pinder, 1995; Yodoc, Warren và Hull, 1995) Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, các buổi chơi chung với sự hỗ trợ của cha mẹ có thể phát triển sự tương tác lẫn nhau giữa trẻ có RLPTK (theo Frankel, 2010; Jull, 2011) Pierce và Schrebman (1995) cũng cho rằng việc tạo điều kiện cho trẻ RLPKT tương tác với các bạn có thể tạo ra những tương tác trong thời gian lâu hơn, phát triển kĩ năng bắt chước và nâng cao khả năng tập trung.

Thực tế, kĩ năng luân phiên đã được xác định là một trong các kĩ năng can thiệp cho trẻ RLPTK và thường gắn với các mục tiêu giao tiếp Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất đó là tài liệu hướng dẫn, quy trình tổ chức hoạt động chơi, cách thức tổ chức hoạt động chơi ở trường và gia đình Cần có nghiên cứu để phát triển kĩ năng luân phiên một cách có hệ thống và gắn với các hoạt động mang tính chức năng khác của trẻ như giao tiếp xã hội, vui chơi, sinh hoạt, hoạt động cộng đồng… Việc tăng cường kĩ năng luân phiên sẽ giúp cho các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi và giao tiếp của trẻ RLPTK được cải thiện.

Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức hoạt động

chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4-5 tuổi” với

mong muốn góp phần tổ chức hoạt động chơi một cách hiệu quả trong việc phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu một số vấn đề lí luận và thực trạng của việc tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi, từ đó đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi, giúp trẻ RLPTK tham gia tốt hơn vào các hoạt động giao tiếp và vui chơi

Trang 13

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Tổ chức hoạt động chơi để phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi.

4 Giả thuyết khoa học

Kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK gặp khó khăn và thể hiện ở nhiều hoạt động khác nhau, việc tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi đã đạt những kết quả nhất định nhưng chưa cao, chưa có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng Nếu tổ chức hoạt động chơi một cách phù hợp, có mục tiêu rõ ràng được áp dụng trong can thiệp thì sẽ góp phần phát triển kĩ năng luân cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về trẻ RLPTK, kĩ năng luân phiên và các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK, trò chơi và việc tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK

5.2 Nghiên cứu thực trạng kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi và thực trạng tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK 4-5 tuổi

5.3 Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Trang 14

Các biện pháp tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi được tiến hành trong các tiết học nhóm 2-4-6 trẻ.

6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu

- Về khách thể nghiên cứu:

+ Khảo sát thực trạng kĩ năng luân phiên của 30 trẻ RLPTK 4-5 tuổi + Trưng cầu ý kiến của 30 giáo viên dạy trẻ RLPTK 4-5 tuổi về thực trạng tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi.

- Về địa bàn nghiên cứu:

+ Trung tâm Giáo dục đặc biệt Khánh Tâm (Hà Nội).

+ Cơ sở hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập Cát Lâm (Bắc Ninh).

6.3 Giới hạn về khách thể và địa bàn thực nghiệm

Hai trẻ RLPTK 4-5 tuổi (01 trẻ can thiệp tại Trung tâm giáo dục đặc biệt Khánh Tâm và 01 trẻ can thiệp tại Cơ sở hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập Cát Lâm).

6.4 Giới hạn về thời gian nghiên cứu

Từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2018.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp khái quát hóa để tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và xây dựng cơ sở lí luận của luận văn.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin về thực trạng kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK 4-5 tuổi và thực trạng tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi tại trường học và tại gia đình.

Trang 15

- Phương pháp quan sát: quan sát, đánh giá các kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK 4-5 tuổi và cách thức tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi của giáo viên và cha mẹ trẻ.

- Phương pháp trắc nghiệm: Xây dựng và sử dụng bảng đánh giá kĩ năng luân phiên.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Sau khi thu thập thông tin bằng bảng hỏi và thang đo, chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn sâu giáo viên và cha mẹ trẻ để làm phong phú thêm các dữ liệu đã thu thập được qua điều tra bằng bảng hỏi và thang đo.

- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia về các trò chơi đã xây dựng và biện pháp tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm các biện pháp tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi (02 trẻ RLPTK mức độ nhẹ) nhằm kiểm định tính hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi mà luận văn đề xuất.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Đánh giá sự phát triển, kĩ năng luân phiên, lập kế hoạch và thực nghiệm so sánh kết quả trước - sau thực nghiệm.

7.3 Phương pháp xử lí số liệu

Kết quả điều tra thực trạng và kết quả thực nghiệm được xử lí bằng thống kê toán học.

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm các chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi.

Chương 2 Thực trạng tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi.

Trang 16

Chương 3 Biện pháp tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi.

Trang 17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGCHƠI PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LUÂN PHIÊN CHO TRẺ

RLPTK 4-5 TUỔI1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu về trò chơi với trẻ em khuyết tậtvà trẻ RLPTK

Trong quá trình phát triển của trẻ em từ 0-6 tuổi không thể phủ nhận vai trò của trò chơi bởi vì chơi chính là cuộc sống và là con đường phát triển của trẻ em nói chung và trẻ RLPTK nói riêng Chơi luôn được coi là hoạt động chính, là “phương tiện” cho sự phát triển của trẻ em, trong đó có trẻ RLPTK Chính vì vậy vấn đề trò chơi dành cho trẻ em đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học Vai trò của trò chơi trong sự phát triển nhận thức và xã hội của trẻ em đã được nhận thấy trong lĩnh vực tâm lí và giáo dục ngay từ những ngày đầu phát triển của các lĩnh vực khoa học này

1.1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới

Với sự đóng góp của các nhà khoa học như J Piaget, Maria Montessori, Friedrich Frobel…, kết quả nghiên cứu trên đã được áp dụng trong các trường mầm non của Châu Âu vào những năm cuối thế kỉ XIX Từ những năm 30 của thế kỉ XX, trường phái Tâm lý học Xô Viết với đại diện là L.X Vygotxki, Đ.B Enconhin, A.N Leonchiev…đã đưa ra cách tiếp cận về bản chất xã hội của trò chơi dành cho trẻ em Trong đó theo L.X Vygotxki chỉ ra mối quan hệ giữa trò chơi và sự phát triển các kĩ năng: bất cứ một kĩ năng nào xuất hiện trước tiên là ở bình diện xã hội Từ đây chúng ta nhận thức rằng bạn bè và các nhân vật xã hội khác trong các tình huống chơi của trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển các kĩ năng cơ bản như giao tiếp, ngôn ngữ, tương tác, đặc biệt là kĩ năng luân phiên

Đối với trẻ RLPTK, khi nghiên cứu trò chơi của trẻ này các tác giả cũng đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau Tổng hợp các nghiên cứu về trò

Trang 18

chơi của trẻ RLPTK từ những năm đầu thế kỉ XX đến nay, trên thế giới có thể kể đến những hướng nghiên cứu tiêu biểu sau:

Trước hết, các tác giả đã đi sâu phân tích chỉ rõ sự khác biệt giữa tròchơi của trẻ RLPTK và trẻ khác như mức độ phát triển trò chơi, kĩ năng chơi,sự tương tác của trẻ trong khi chơi: Các kết quả đều cho thấy so với trẻ em

cùng độ tuổi, trẻ RLPTK khi tham gia trò chơi giải quyết các tình huống chơi kém hơn, thời gian chơi một mình nhiều hơn, ít chơi trò chơi đóng vai hơn, mức độ phát triển trò chơi có mối quan hệ với mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ RLPTK Mặt khác, trẻ RLPTK thường xuyên tiếp xúc với người chăm sóc hơn là với các bạn cùng trang lứa Trẻ RLPTK đưa ra những cử chỉ và sự khởi xướng ít thường xuyên hơn so với những đứa trẻ khác cùng lứa tuổi Việc chăm sóc, giáo dục trẻ RLPTK với những đòi hỏi thêm về thời gian và tình cảm làm cho cha mẹ trẻ RLPTK thậm chí có thể quên mất việc tạo ra tương tác, luân phiên trong khi chơi với con mình Khi chơi cùng trẻ, cha mẹ trẻ RLPTK thường quan tâm đến nhiệm vụ người quan sát, người can thiệp và trị liệu, điều này đã ảnh hưởng đến tương tác, luân phiên của trẻ với cha mẹ khi chơi [8].

Chứng minh ảnh hưởng của khuyết tật dẫn đến những hạn chế trong kĩnăng chơi của trẻ: Trẻ ít tham gia vào trò chơi hợp tác hơn, thường chơi một

mình, việc lựa chọn đồ chơi hành động chơi thường không ăn nhập Theo L.S Vygotsky thì trẻ khuyết tật có sự trì hoãn trong sự phát triển trò chơi [23] Chính vì thế các tác giả đều có chung quan điểm rằng với trẻ khuyết tật thì chất lượng chơi có phần hạn chế hơn trẻ em phát triển bình thường.

Ngoài ra các tác phẩm: “Áp dụng chương trình cho trẻ trong môi trường hòa nhập” của Cook, R.E, Tessier , A., và Klein M.D (2004) “Giáo dục đặc biệt cho trẻ mầm non”; “Những chiến lược cho kết quả tích cực” của Raver, S.A (2009) [30] các đặc điểm chơi của trẻ RLPTK đã được đề

Trang 19

cập Những tác phẩm này cho thấy bước tiến mới trong việc phổ biến

những kết quả nghiên cứu về trò chơi của trẻ RLPTK đó là từ những kếtquả đơn lẻ đã được đưa vào các tài liệu mang tính giáo khoa trong lĩnh

vực giáo dục đặc biệt.

Trong nghiên cứu “Trò chơi xã hội của trẻ có nhu cầu đặc biệt và trẻ cùng độ tuổi” (Social play of preschool children with special needs and typically deverloping children) của Couse J.L và Clawson A.M Kết quả nghiên cứu cho thấy: “So với trẻ cùng độ tuổi, trẻ có nhu cầu đặc biệt thể hiện cao hơn ở các mức độ chơi một mình và chơi cạnh nhau, nhưng lại thể hiện thấp hơn ở các mức độ chơi cạnh nhau có ý thức, chơi theo nhóm đơn giản, chơi kết hợp và tương hỗ [20].

Nghiên cứu của Jannik Beyer và Lone Gammeltoft đề cập đến chiến lược, phương pháp dạy trẻ RLPTK học cách chơi, cách sử dụng công cụ trực quan phù hợp, cách hợp tác, luân phiên trong quá trình tương tác, hiệu quả của trò chơi với sự phát triển các kĩ năng cho trẻ TRLPTK [25].

Ngoài ra các tác giả Julia Moor cũng đề cập đến việc sử dụng trò chơi như một phương pháp can thiệp và trị liệu hiệu quả với trẻ RLPTK Các hình thức chơi như Floortime cũng được xây dựng trên cơ sở phát triển các kĩ năng cho trẻ RLPTK, trong đó có kĩ năng luân phiên.

1.1.1.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu về trò chơi trẻ em trong sự phát triển của chúng (đặc điểm,

cấu trúc, vai trò) ở Việt Nam phải kể đến các kết quả tiêu biểu như Trò chơitrẻ em của Nguyễn Ánh Tuyết [15], Giáo dục học mầm non của Đào Thanh

Âm và các cộng sự [2], “Sử dụng trò chơi học tập như một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực nhận thức cho trẻ 5 - 6 tuổi” của Trương Thị Xuân Huệ [6], “Tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non” của

Nguyễn Thị Thanh Hà [4] Nguyễn Thị Hòa - “ Biện pháp tổ chức trò chơi

Trang 20

học tập nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)” ( 2003)[5]; Vũ Thị Ngân - “ Sử dụng trò chơi như là phương pháp phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” (2007)[9].

Khi nghiên cứu về trò chơi trên trẻ khuyết tật, có thể tìm thấy các công trình trình nổi bật như: “Tổ chức trò chơi xây dựng nhằm phát triển tính sáng

tạo cho trẻ KTTT nhẹ 5-6 tuổi” của Trần Thị Minh Thành [12], luận án “Tổ

chức trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo khiếm thính 3-4 tuổi ở trường mầm non” của Bùi Thị Lâm [8], tác giả Phạm Thị Hải Yến (2015) với luận văn thạc sĩ “Sử dụng trò chơi nhằm phát triển kĩ năng bắt chước cho trẻ RLPTK 3-4 tuổi” [19], “Sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ RLPTK lớp 1” của Hoàng Thị Ngoan (2016) [10], …

Trong hầu hết các nghiên cứu trên các tác giả đều quan tâm đến ý nghĩa của trò chơi với sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng Đồng thời các nghiên cứu này đi theo nhiều hướng như trò chơi nhằm phát triển tính sáng tạo, trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ, phát triển kĩ năng bắt chước, kĩ năng giao tiếp Các nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng trò chơi của trẻ khuyết tật, trong đó có trẻ RLPTK có những đặc điểm khác biệt so với trẻ khác có cùng độ tuổi ở mức độ phát triển trò chơi, thời gian dành cho các trò chơi mang tính xã hội, khả năng hợp tác, luân phiên với bạn chơi… Nguyên nhân là do trẻ gặp khó khăn trong việc hòa nhập xã hội, điều này làm cho trẻ khó có thể tham gia vào các trò chơi đòi hỏi sự chờ đợi, luân phiên với bạn chơi

Từ việc tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt nam, có thể khái quát một số điểm nổi bật sau:

- Trò chơi của trẻ mầm non được quan tâm nghiên cứu sớm, phát triển mạnh trong vòng nửa thế kỷ trước trở về đây Nghiên cứu khẳng định trò chơi thực sự có ý nghĩa đối với quá trình phát triển của trẻ mầm non Các

Trang 21

chức năng tâm lý và kĩ năng thành thạo của trẻ được hình thành và bộc lộ thông qua quá trình người lớn tổ chức hoạt động chơi cho trẻ

- Trò chơi giữa trẻ mầm non phát triển bình thường và trẻ khuyết tật, trong đó có trẻ RLPTK có sự khác biệt đáng kể trên các mặt: giao tiếp, tính sáng tạo, ngôn ngữ, hợp tác, luân phiên Ở trẻ khuyết tật thì sự bộc lộ các kĩ năng trên đều hạn chế Các nghiên cứu tập trung nhiều vào việc mô tả đặc điểm chơi, hành động chơi của trẻ là chủ yếu Chưa đề cập nhiều đến việc tổ chức hoạt động chơi để phát triển các kĩ năng cần thiết cho trẻ.

1.1.2 Nghiên cứu về phát triển kĩ năng luân phiêncho trẻ RLPTK

1.1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Năm 1974, nhà xã hội học Harvey Sacks, Emanuel A Schegloff và Gail Jefferson [31] đã đưa ra thuật ngữ “Turn taking” - “Luân phiên”, thuật ngữ này được tác giả nghiên cứu trong bối cảnh là các cuộc hội thoại

Có nhiều quan điểm khác nhau hiểu về luân phiên: Theo Hayashi, Makoto (2012) [21], luân phiên là thành phần cơ bản nhất trong các cuộc hội thoại Ông chỉ ra rằng luân phiên đơn giản nhất là các cuộc trò chuyện giữa hai người Trong nhiều bối cảnh, luân phiên trò chuyện là một phương tiện có giá trị để tham gia vào đời sống xã hội và phải chịu sự cạnh tranh Hirsch (1989) [21] tin rằng, trong giao tiếp phụ nữ thường nói nhiều hơn đàn ông Theo Zimmerman (1975) [36], phát hiện thấy, sự luân phiên trong hội thoại cùng giới là như nhau Nhưng khi trò chuyện khác giới, thì người nam thường hay bị mất lượt [29] Tài liệu: “Hội chứng tự kỷ và hoạt động chơi” được dịch của tác giả Jannik Beyer và Lone Gammeltoft cho rằng trẻ RLPTK không có khả năng tương tác với người khác theo thứ tự lần lượt, chúng cần sự giúp đỡ để được học điều này Hầu hết trẻ đều có thể học được quy tắc theo phiên,

Trang 22

lượt một cách dễ dàng nếu những quy tắc đó được thể hiện rõ ràng, cụ thể qua các ví dụ, trò chơi.

Từ việc xác định luân phiên là một trong những khó khăn điển hình ở trẻ RLPTK, là yếu tố cản trở việc phát triển kĩ năng giao tiếp, vui chơi và hòa nhập của trẻ, phát triển kĩ năng luân phiên là một phần trong các chương trình can thiệp sớm cho trẻ RLPTK như: Chương trình can thiệp sớm Denver (Early Start Denver Model); Các chương trình hướng dẫn phát triển kĩ năng giao tiếp của tổ chức Hannen như Nhiều hơn lời nói (More than words), Muốn trò chuyện phải có hai người (It takes two to talk)

Các chương trình hướng dẫn kĩ năng chơi cho trẻ RLPTK như “101 hoạt động chơi dành cho trẻ tự kỷ, Asperger và Rối loạn xử lý giác quan” (Tara Delaney), “300 trò chơi và hoạt động cho trẻ tự kỉ” (Simone Griffin & Dianne Sandler) tuy không có những mục dành riêng cho kĩ năng luân phiên nhưng trong quá trình tổ chức chơi đây là kĩ năng được ưu tiên hàng đầu bên cạnh các kĩ năng khác như bắt chước, chú ý đồng thời vốn là những khó khăn điển hình ở đa số trẻ RLPTK, làm ảnh hướng đến sự phát triển các kĩ năng giao tiếp, vui chơi của trẻ RLPTK.

1.1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Hiện nay vấn đề kĩ năng luân phiên trong khi chơi của trẻ khuyết tật nói chung và trẻ RLPTK nói riêng chưa được quan tâm nhiều Đã có các nghiên cứu hướng vào từng đối tượng khuyết tật cụ thể (trẻ KTTT, trẻ KT, trẻ RLPTK…), tuy nhiên các nghiên cứu mới chú trọng vào phát triển tính sáng

Trang 23

tạo, phát triển ngôn ngữ, phát triển kĩ năng bắt chước…, chưa có nghiên cứu về phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi

Tóm lại, nghiên cứu về kĩ năng chơi và sử dụng kĩ năng chơi là conđường phát triển cho trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật, trong đó có trẻem RLPTK là một chủ đề đã được nghiên cứu trên thế giới nhiều năm nay vàở Việt Nam trong những năm gần đây Kĩ năng luân phiên cũng được đề cậptrong các nghiên cứu lí thuyết và ứng dụng trong các chương trình can thiệpcho trẻ RLPTK trên thế giới tuy nhiên tại Việt Nam vấn đề này chưa đượcquan tâm nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu, đề tài này hướng tới việc tổchức hoạt động chơi cho trẻ RLPTK một cách có mục đích để thúc đẩy sựphát triển kĩ năng của trẻ, đảm bảo tính chất chơi vui vẻ của trẻ trong tròchơi song cũng đạt được các mục tiêu giáo dục, đặc biệt là các mục tiêu pháttriển kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK.

1.2 Những vấn đề chung về RLPTK

1.2.1 Khái niệm RLPTK

Thuật ngữ “autism” do nhà tâm lý Leo Kanner đưa ra vào năm 1943 Ông mô tả chi tiết hành vi của nhóm trẻ này bao gồm: thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác, các thói quen thường ngày rất giống nhau về tính cách kỳ dị và tỉ mỉ; không có ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ nói rất khác thường; rất thích xoay các đồ vật hình tròn; có kỹ năng mức cao về nhận thức không gian hoặc giỏi trí nhớ “vẹt”, hình thức bên ngoài có vẻ hấp dẫn, nhanh nhẹn, thông minh Theo ông, những hành vi trên là biểu hiện của một hội chứng có tính độc nhất và tách rời đối với các trạn thái khác của tuổi ấu thơ.

Năm 1979, Lorna Wing đã đưa ra thuật ngữ Rối loạn phổ Tự kỷ (tên tiếng Anh là “Autistic Spectrums Disorder” - ASD).

Trang 24

Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về RLPTK, dưới đây là một số khái niệm được sử dụng rộng rãi và khá phổ biến Năm 1964, Bernard Rimland và một số nhà nghiên cứu khác cho rằng: RLPTK là do những thay đổi của cấu trúc lưới trong bán cầu não trái, hoặc do những thay đổi về sinh hóa và chuyển hóa ở những đối tượng này Do đó, những trẻ RLPTK không có khả năng liên kết các kích thích thành kinh nghiệm của bản thân; không giao tiếp dược vì thiếu khả năng khái quát hóa những điều cụ thể.

Từ điển bách khoa Columbia (1996) cho rằng: RLPTK là một khuyết tật phát triển có nguyên nhân từ những rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của não bộ RLPTK được xác định bởi sự phát triển không bình thường về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tương tác xã hội và suy luận Nam nhiều gấp 4 lần nữ Trẻ có thể phát triển bình thường cho đến tận 30 tháng tuổi.

Năm 1999, tại Hội nghị toàn quốc về RLPTK của Mỹ, các chuyên gia cho rằng RLPTK là một bệnh lý đi kèm với tổn thương chức năng của não RLPTK là một dạng rối loạn trong nhóm rối loạn phát triển diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kĩ năng giao tiếp và quan hệ xã hội.

Năm 2008, Liên hiệp quốc đưa ra khái niệm: RLPTK là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời RLPTK là do rối loạn thần kinh, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ RLPTK có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội Đặc điểm của RLPTK là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại Đây được coi là khái niệm tương đối đầy đủ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và cũng là khái niệm, công cụ mà luận văn lựa chọn làm nghiên cứu.

Trang 25

1.2.2 Tiêu chí chuẩn đoán RLPTK

Chúng tôi dựa theo tiêu chí chẩn đoán RLPTK của DSM-5 chính thức được phát hành vào tháng 5-2013.

Một cá nhân được chẩn đoán RLPTK khi đủ các tiêu chí A,B,C,D và E A Khiếm khuyết trầm trọng về giao tiếp xã hội và tương tác xã hội trong nhiều hoàn cảnh, không được giải thích bởi sự trì hoãn phát triển thông thường, và biểu hiện ở cả ba dấu hiệu sau:

1 Khiếm khuyết về sự trao đổi cảm xúc - xã hội: ranh giới từ cách tiếp cận xã hội không bình thường và thiếu khả năng thực hiện hội thoại thông thường do giảm sự chia sẻ, quan tâm, cảm xúc và phản ứng tới sự thiếu hụt hoàn toàn về khả năng bắt chước tương tác xã hội.

2 Khiếm khuyết về hành vi giao tiếp không lời được sử dụng trong tương tác xã hội; ranh giới từ sự hạn chế về khả năng phối hợp giao tiếp có lời và không lời do sự khác thường trong tương tác giao tiếp mắt và ngôn ngữ cơ thể, hoặc thiếu hụt trong việc hiểu và sử dụng giao tiếp không lời, tới sự thiếu hụt hoàn toàn về sự thể hiện nét mặt và cử chỉ.

3 Khiếm khuyết về khả năng phát triển và duy trì quan hệ phù hợp với mức độ phát triển (ngoại trừ người chăm sóc); ranh giới từ khó khăn trong điều chỉnh hành vi để đáp ứng phù hợp với bối cảnh xã hội do khó khăn trong tham gia chơi giả vờ và trong việc kết bạn tới thể hiện sự thiếu quan tâm đến sự có mặt của người khác.

B Sự giới hạn, rập khuôn về hành vi, sở thích và hoạt động, thể hiện tối thiểu ở hai biểu hiện sau:

1 Rập khuôn và lặp đi lặp lại lời nói, cử động hoặc hoạt động với đồ vật (như lặp lại những cử động đơn giản, nhại lời, lặp đi lặp lại những hành động với đồ vật, hoặc cách thể hiện các đặc trưng).

Trang 26

2 Duy trì thói quen một cách thái quá, hành vi có lời và không lời theo khuôn mẫu hoặc chống lại sự thay đổi (như cử động theo môt nghi thức khuôn mãu, khăng khăng với lộ trình hoặc thức ăn, lặp đi lặp lại câu hỏi hoặc căng thẳng dữ dội khi có một thay đổi nhỏ).

3 Thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ với một số thứ với cảm xúc và sự tập trung cao (như gắn bó một cách mạnh mẽ hoặc bận tâm dai dẳng bởi những đồ vật khác thường, sở thích hạn hẹp và duy trì một cách thái quá).

4 Phản ứng cảm giác đầu vào trên hoặc dưới ngưỡng hoặc quan tâm đến một kích thích từ môi trường ở mức không bình thường (như thờ ơ với cảm giác đau/ nóng/ lạnh, phản ứng ngược lại với âm thanh và chất liệu cụ thể, nhạy cảm quá mức khi ngửi hoặc sờ vào đồ vật, mê mẩn với ánh đèn hoặc vật quay tròn).

C Những dấu hiệu trên phải được biểu hiện từ khi còn nhỏ (nhưng có thể không thể hiện hoàn toàn rõ nét cho tới khi vượt quá giới hạn).

D Những dấu hiệu phải cùng hạn chế và làm suy giảm chức năng hàng ngày.

E Những dấu hiệu nêu trên không thể giải thích được bởi khuyết tật trí tuệ hay sự chậm phát triển bao quát của trẻ RLPTK thường đi đôi với khuyết tật trí tuệ Trong trường hợp có sự chẩn đoán này, khả năng giao tiếp xã hội của trẻ phải ở dưới mức trung bình so với những trẻ có sự phát triển ngôn ngữ bình thường và đúng theo lứa tuổi.

Trang 27

vào hỗ trợ tốiđa

nghiêm trọng trong kỹnăng giao tiếp xã hộibằng lời và không lờivà cá nhân này ít khikhởi xướng sự tương tácvới người khác, và nếunhiều khó khăn khi phảiđối phó với sự thay đổi,nhiều khi phải chuyểnđổi sự tập trung hoặcchuyển đổi hoạt động.

Phụ thuộcvào hỗ trợđáng kể

Thiếu hụt rõ ràng trongkỹ năng giao tiếp xã hộibằng lời và không lời;sự suy giảm xã hội vẫnđược thấy rõ ngay cảkhăn khi phải đối phóvới sự thay đổi, hoặc cónhững hành vi bị hạnchế/lặp đi lặp lại khácxuất hiện thường xuyênđủ để một người quan

Trang 28

phản ứng với sự giaotiếp/làm thân xã giaocủa người khác hoặcphản ứng không bìnhthường Ví dụ: một cánhân nói được một sốcâu đơn giản, sự tươngtác bị giới hạn trongmột số hứng thú hẹpnhất định mà thôi, vàcá nhân này có sự giaotiếp không lời khác rõkhi phải chuyển đổi sựtập trung hoặc chuyểngiao tiếp xã hội gây rasự suy giảm có thể thấykhông thành công vớisự giao tiếp/làm thân xãgiao của người khác Cóthể có biểu hiện giảmkhó khăn trong việc chuyển đổi giữa những

Trang 29

gia vào việc giao tiếp,nhưng sự hội thoại qualại với người khác lại

1.3 Kĩ năng luân phiên và đặc điểm kĩ năng luânphiên của trẻ RLPTK 4-5 tuổi

1.3.1 Kĩ năng luân phiên - Khái niệm, thành phầnvà các hoạt động có sử dụng kĩ năng luân phiên

1.3.1.1 Khái niệm kĩ năng luân phiên

Khái niệm kĩ năng là một vấn đề phức tạp Vì vậy cho đến nay, tâm lý

học và lý luận dạy học vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về kĩ năng như sau:

V.A Kruchetxki [18] cho rằng: “Kĩ năng là thực hiện một hành độngđúng hay một hành động nào đó nhờ sử dụng những kĩ thuật, những phươngthức đúng đắn” A.G Côvaliôp [1] trong cuốn “Tâm lí học cá nhân” thì chorằng: “Kĩ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích vàđiều kiện hành động”

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều quan điểm về kĩ năng: Tác giả Trần Trọng Thủy khi bàn về kĩ năng cho rằng: “Kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động, con người nắm được hành động tức là kĩ thuật hành động có kĩ năng” Các nhà tâm lí học Việt Nam (Ngô Công Hoàn, Nguyễn

Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Quang Uẩn) cho rằng: “Kĩ năng là mặt năng lực củacon người thực hiện công việc có hiệu quả” [16] Theo “Từ điển Tiếng Việt”:

Trang 30

“Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được vào thực tế”

[11]

Như vậy, có thể hiểu kĩ năng là khả năng của con người thực hiện mộtcách có hiệu quả một hành động, công việc nào đó để đạt được mục đích đãxác định trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và vận dụng những trithức, kinh nghiệm đã có phù hợp với điều kiện nhất định, kĩ năng được hìnhthành trong suốt cuộc đời.

Khái niệm luân phiên: Năm 1974, nhà xã hội học Harvey Sacks,

Emanuel A Schegloff và Gail Jefferson [31] đã đưa ra thuật ngữ “Turn taking” - “Luân phiên”, thuật ngữ này được tác giả nghiên cứu trong bối cảnh là các cuộc hội thoại.

Trong từ điển Tiếng Việt thì: “Luân phiên là sự thay phiên nhau theothứ tự, lần lượt trong việc thực hiện một công việc, hành động” [11].

Dựa trên phân tích khái niệm “kĩ năng” và “luân phiên” ta có thể định

nghĩa kĩ năng luân phiên như sau: Kĩ năng luân phiên là khả năng chia sẻ,thay phiên nhau thực hiện một hành động, một công việc nào đó của conngười dựa trên những tri thức và kinh nghiệm đã có trong điều kiện nhấtđịnh.

1.3.1.2 Thành phần kĩ năng luân phiên

Dựa theo nghiên cứu “Nine Types of Turn-taking in Interpreter-mediated GP Consultations” của tác giả Shuangyu Li đăng trên tạp chí

Applied Linguistics Review 2015; 6(1): 73-96 Chúng tôi xây dựng kĩ năng

luân phiên gồm các thành phần sau:

- Khởi đầu hoạt động: trẻ biết mở đầu một cuộc hội thoại, khởi đầu một hoạt động chơi.

Trang 31

- Chờ lượt người khác đáp lại: trẻ biết chờ đợi người khác phản hồi thông tin, quan sát, lắng nghe thông tin được đáp lại để tiếp tục xử lý thông tin đó.

- Chờ đến lượt của mình: trẻ biết chờ tới phiên của mình nói hoặc chơi, không làm gián đoạn hội thoại, cuộc chơi Trên cơ sở xử lý thông tin của người đáp lại trẻ đợi đến lượt mình và đáp lượt cho phù hợp.

- Đáp lượt (nhận lượt): trẻ cần đáp lượt cho phù hợp với nội dung hội thoại, phù hợp với trình tự của hoạt động chơi mà trẻ đang tham gia.

- Duy trì: Trẻ tiếp tục duy trì hội thoại, hoạt động chơi ở mức cao hơn, mở rộng cuộc hội thoại, mở rộng hoạt động chơi Trẻ sẽ dựa vào tình huống cụ thể để quyết định sẽ duy trì, kéo dài hay kết thúc sớm cuộc hội thoại, hoạt động chơi mà trẻ đang tham gia.

- Kết thúc: Trẻ biết cách kết thúc một chu trình hội thoại, hoạt động chơi phù hợp hoàn cảnh

1.3.1.3 Các hoạt động của trẻ em có sự tham gia của kĩ năng luân phiên

Trong phạm vi hoạt động của trẻ em, chúng tôi phân tích hai nhóm hoạt động có sự tham gia của kĩ năng luân phiên gồm:

Trong giao tiếp - hội thoại: Trẻ biết khởi đầu cuộc hội thoại, lắng

nghe, chờ đợi người cùng hội thoại đáp lời Trẻ biết nhận ra lượt hội thoại của mình, không cắt ngang cuộc hội thoại Bên cạnh đó, trẻ biết duy trì cuộc hội thoại phù hợp với hoàn cảnh Trẻ biết dừng lại khi cuộc hội thoại kết thúc hoặc biết cách kết thúc cuộc hội thoại khi trẻ muốn.

Trong vui chơi: Trẻ biết bắt đầu một hoạt động chơi, rủ bạn khác cùng

tham gia chơi Trong khi chơi trẻ biết luân phiên, phối hợp với bạn cùng chơi, không tranh giành lượt chơi với bạn Trẻ biết cách duy trì hoạt động chơi từ

Trang 32

lúc bắt đầu đến khi kết thúc trò chơi Ngoài ra, trong quá trình chơi trẻ biết tương tác giao tiếp với bạn cùng chơi.

1.3.2 Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến kĩnăng luân phiên của trẻ RLPTK 4-5 tuổi

1.3.2.1 Đặc điểm kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK 4-5 tuổi

Kĩ năng luân phiên của trẻ em được hình thành từ rất sớm theo các giai đoạn phát triển như: Khi hóng chuyện trẻ đã biết đáp lại bằng cách cười với mẹ, trẻ hớn hở khi muốn tham gia vào cuộc nói chuyện với người xung quanh Khi biết nói, trẻ biết chủ động khởi đầu cuộc nói chuyện với người khác bằng cách chào hỏi Trẻ biết hội thoại lần lượt nhau, linh hoạt áp dụng cách nói phù hợp tùy vào đặc điểm, bối cảnh và đối tượng đang nói chuyện, trẻ biết cách dẫn dắt những thông tin phù hợp và thú vị với người khác Trẻ biết cách duy trì hoặc kết thúc cuộc trò chuyện một cách hợp lí Khi trẻ biết chơi hợp tác và tham gia các hoạt động có tính tập thể, trẻ đã biết phối hợp với các bạn trong khi chơi, trẻ biết hỏi bạn khi muốn mượn đồ chơi của bạn, biết chờ đến lượt mình khi tham gia trò chơi, không tranh giành, không phá vỡ cuộc chơi, trẻ biết tận hưởng niềm vui cùng bạn khi trò chơi kết thúc.

Đối với trẻ RLPTK, thì kĩ năng luân phiên của trẻ gặp rất nhiều khó khăn như: Trẻ ít chú ý đến lời nói, bao gồm cả việc không phản ứng với tên gọi [27], trẻ không biết hóng chuyện, không chú ý vào nét mặt của mẹ Khi lớn lên trẻ ít khởi xướng trong giao tiếp, nhất là với các bạn cùng tuổi [26] Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

Do trẻ gặp vấn đề về cảm giác, tri giác nên trẻ mất nhiều thời gian hơn để tiếp nhận thông tin và phản hồi thông tin Trẻ khó khăn trong việc khởi đầu các cuộc hội thoại và các hoạt động Trẻ ít quan tâm đến ngôn ngữ của người khác nói với trẻ, ít có khả năng đáp ứng theo cách tương tác trong các chuỗi qua lại với bạn bè, trẻ thường độc chiếm trong hội thoại; không đáp ứng với

Trang 33

những tín hiệu của đối tác giao tiếp; thiếu trao đổi qua lại [25] Nên các hoạt động luân phiên của trẻ thường bị gián đoạn.

Trẻ RLPTK thường khó khăn trong việc phối hợp tay mắt Các hành động của trẻ thường không linh hoạt, nhuần nhuyễn nên trẻ thường rất vụng về, khó tương tác với người khác Trẻ RLPTK thường hứng thú với việc chơi với các đồ vật hơn quan sát mọi người [34] Trẻ không để ý đến lượt của mình, lượt của người khác trong các hoạt động luân phiên.

Tư duy của trẻ RLPTK thường dập khuôn, máy móc, thiếu tính liên tục Khi tham gia học tập, vui chơi ban đầu trẻ có thể làm đúng, nhưng sau một thời gian thì sai xót càng nhiều, trẻ nhanh chóng mệt mỏi, khó khăn trong việc duy trì hoạt động luân phiên dài [24]

Trong giao tiếp trẻ thường gặp khó khăn trong việc khởi xướng cuộc hội thoại, khó khăn trong việc đối đáp, do vậy câu chuyện của trẻ thường rất ngắn và nội dung nghèo nàn [26]

Trẻ RLPTK gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do đó trẻ không hiểu rõ nội dung của hoạt động luân phiên, trẻ không biết khi nào kết thúc một cuộc hội thoại, một hoạt động cho phù hợp.

1.3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK4-5 tuổi.

Yếu tố chủ quan

Thứ nhất là rối loạn chức năng điều hành (ExecutiveDysfunction - EF) Chức năng điều hành bao gồm các chức

năng như lập kế hoạch; trí nhớ làm việc; kiểm soát xung đột, ức chế; lập kế hoạch vận động; khởi xướng và giám sát các hành động (theo Hill, 2004) Khó khăn trong chức năng điều hành ở cá nhân RLPTK thể hiện trong nhiều cách khác nhau: khó khăn khi phải tư duy vài luồng, tư duy đồng thời; khó

Trang 34

khăn trong khả năng duy trì chú ý; khó khăn trong việc sắp xếp suy nghĩ và hành động; khó khăn trong kiểm soát những hành động bột phát [3] Rối loạn chức năng điều hành có ảnh hưởng rõ ràng đến kĩ năng luân phiên ở trẻ RLPTK Những khó khăn đó bao gồm: khởi đầu hoạt động, chờ lượt người khác đáp lại, chờ đến lượt, đáp lượt, lần lượt thực hiện hoạt động, khởi đầu lượt tiếp theo, chờ người khác đáp lượt, duy trì, kết thúc

Thứ hai khiếm khuyết về khả năng hiểu thuyết tâm ý

(Theory of mind - ToM), khó khăn này giải thích khả năng hiểu đối tác trong quá trình luân phiên hoạt động của trẻ RLPTK Trẻ RLPTK gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông điệp của người khác, cụ thể ở đây là mong muốn của đối tác trong quá trình hoạt động cùng với trẻ, vì lẽ đó trẻ có thể chỉ quan tâm đến điều mà bản thân mong muốn [3] Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để cân bằng giữa mong muốn cá nhân của trẻ và đối tác; làm thế nào để trẻ có thể xác định được các tín hiệu từ đối tác trong quá trình luân phiên hoạt động?

Thứ ba là vấn đề rối loạn cảm giác, cũng ảnh hưởng đến

khả năng tiếp xúc, luân phiên của trẻ Trẻ khó khăn trong việc cảm nhận các tác động từ bên ngoài lên cơ thể trẻ, do đó trẻ có những phản ứng không phù hợp với hoàn cảnh Trẻ có thể khùng lên khi được người khác quan tâm, vuốt ve, âu yếm.

Thứ tư là tính tích cực hoạt động của trẻ cũng ảnh hưởng

đến chất lượng luân phiên và sự hợp tác Điều này được thể hiện khi trẻ hăng hái tham gia chơi thì trẻ sẽ hoàn thành các lượt chơi cùng các bạn, trẻ sẽ chủ động tương tác với các bạn

Trang 35

trong khi chơi, cũng như sáng tạo các cách chơi mới để mở rộng trò chơi thêm thú vị.

Thứ năm là các yếu tố chủ quan khác như: khả năng cân

bằng hưng phấn và ức chế của phản xạ thần kinh; sự linh hoạt trong các hoạt động; sở thích; sở trường… cũng ảnh hưởng đến khả năng hợp tác, luân phiên với người khác trong quá trình hoạt động [13] Trẻ vận động tốt sẽ giúp cho việc chơi luân phiên vận động tốt Trẻ có ngôn ngữ tốt giúp cho việc luân phiên hội thoại tốt.

Yếu tố khách quan

Thứ nhất loại hoạt động được lựa chọn có phù hợp với trẻ RLPTK về

khả năng tham gia và sở thích của trẻ Nếu trẻ thích một món đồ chơi nào đó thì giáo viên nên tận dụng xây dựng các trò chơi gắn với đồ chơi đó để tăng sự tích cực tham gia chơi của trẻ Trong quá trình lựa chọn bạn chơi, hoặc người hội thoại với trẻ nên chọn những người thân quen, chủ động, tích cực, thân thiện có thể dẫn dắt, hỗ trợ được trẻ để trẻ tham gia vào quá trình vui chơi và hội thoại tích cực

Thứ hai cách tổ chức hoạt động: Những hoạt động được tổ chức không

rõ ràng khiến trẻ RLPTK không biết phải tham gia hoạt động như thế nào do vậy việc luân phiên hoạt động gặp khó khăn Các yếu tố liên quan đến cách tổ chức hoạt động bao gồm quy trình tổ chức hoạt động, môi trường vật chất sử dụng trong tổ chức hoạt động

Thứ ba đối tác tham gia hoạt động: Trẻ RLPTK sẽ thực hiện kĩ năng

luân phiên tốt hơn nếu như đối tác hoạt động với trẻ là người có thể tương tác, chờ đợi, hỗ trợ trẻ tốt Do vậy trẻ nên được hướng dẫn kĩ năng luân phiên 1:1 trước tiên và với người lớn, với trẻ lớn hơn sau đó mới chuyển sang với trẻ khác và với số lượng đối tác nhiều hơn một.

Trang 36

Thứ tư môi trường vật chất: Cấu trúc hóa môi trường vật chất phù hợp, rõ ràng sẽ giúp trẻ tham gia vào quá trình chơi được dễ hơn Điều đó giúp cho việc luân phiên được thuận lợi Cách sắp xếp đồ chơi, đồ dùng theo cấu trúc sẽ giúp trẻ dễ dàng, chủ động trong việc lựa chọn hoạt động chơi mà trẻ yêu thích.

1.4 Tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năngluân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi

1.4.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của trò chơi

1.4.1.1 Khái niệm trò chơi

Các nhà triết học, dân tộc học, sinh học, tâm lí học, giáo dục học đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm trò chơi.

Theo S.Freud: “Trò chơi của trẻ em là hành vi bản năng tình dục” (Nguyễn Ánh Tuyết, 1997), ông cho rằng niềm say mê mong ước những biểu tượng bí ẩn của trẻ đều liên quan đến bản năng tình dục nhưng chúng không được thể hiện trực tiếp trong cuộc sống của trẻ nên chỉ biểu hiện trong trò chơi [14].

G.V.Pleekhalop cho rằng: “Trò chơi là một hình thức hoạt động, gắn liền với lao động của xã hội loài người” [17], ông đã lí giải mối quan hệ giữa hoạt động vui chơi của trẻ em và hoạt động lao động của người lớn như là nguồn gốc của trò chơi.

Nhà giáo dục học H.Vallon, N.Khrismonxen thì cho rằng: “Chơi như một hiện tượng xã hội, trong khi chơi, trẻ nhớ lại các ấn tượng, các cảm xúc nhận được trong cuộc sống xung quanh” [2].

Theo Đ.B.Enconhin, G.V.Pkhanop,: “Lịch sử phát triển trò chơi gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và sự thay đổi vị trí của trẻ trong hệ thống các mối quan hệ xã hội” [2]

Trang 37

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “Trò chơi trẻ em” nêu lên quan điểm của một số nhà tâm lí - giáo dục học theo trường phái sinh học như Ph Siller, K Grooss, G.Specer, S Hall, V.Stern cho rằng: “Chơi là do bản năng, là sự giải tỏa năng lượng dư thừa và trò chơi của trẻ em giống như trò chơi của động vật” [15].

Theo Bùi Thị Lâm: “Trò chơi là hoạt động đặc biệt của trẻ mẫu giáo,là hoạt động phản ánh, thực hành mối quan hệ tương tác của trẻ em với môitrường xung quanh: với đồ vật, với nhóm bạn, sự kiện tự nhiên và xã hội; tròchơi mang bản chất xã hội, là một bộ phận của kinh nghiệm văn hóa xã hộiloài người, được người lớn tổ chức hướng dẫn cho trẻ lĩnh hội, hoặc được sửdụng như là phương tiện giáo dục, là hình thức tổ chức hoạt động cùng nhautrong lớp học nhằm giải quyết mục tiêu giáo dục và phát triển toàn diện nhâncách của trẻ mẫu giáo, giúp trẻ thích nghi với thực tiễn, đời sống xã hội” [8].

Đây cũng là khái niệm trò chơi chúng tôi sử dụng trong luận văn này.

1.4.1.2 Phân loại trò chơi:

Có nhiều cách phân loại trò chơi khác nhau Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng cách phân loại trò chơi của S.Smilansky (1968) [32], dựa trên tiêu chí xuất hiện lần lượt của các loại trò chơi trong quá trình phát triển của trẻ đó là:

Trò chơi thao tác chức năng (Funtional play) Trò chơi xây dựng (Constructive play)

Trò chơi đóng vai (Pretend play) Trò chơi đóng kịch (Dramatic play) Trò chơi có luật (Game with rules)

1.4.1.3 Vai trò của trò chơi

Trò chơi có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kỹ năng, các năng lực xã hội Theo L.S Vygotsky thì: “ Chơi không phải là hình

Trang 38

thức hoạt động nổi trội nhưng về mặt nào đó, nó đóng vai trò hàng đầu đối với sự phát triển của trẻ ở tuổi trước khi cắp sách tới trường” [35]

Thông qua chơi trẻ phát triển khả năng tập trung, chú ý, đây là điều kiện tốt để trẻ học ngôn ngữ, học cách tương tác, diễn đạt Nghiên cứu của Piaget đã chỉ ra rằng: “ Trò chơi giúp trẻ tạo ra những câu nói, hành động mới mà không có hình mẫu hoặc những việc có sẵn từ trước một cách trực tiếp”[28].

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho rằng trò chơi là một yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội để trẻ có vốn ngôn ngữ hạn chế có thể chủ động và tham gia hội thoại với những trẻ có ngôn ngữ thành thạo Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ RLPTK có khả năng giao tiếp, tương tác với các bạn một cách hiệu quả.

1.4.2 Quá trình tổ chức hoạt động chơi phát triểnkĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK 4-5 tuổi

Tổ chức hoạt động chơi theo tiếng Latin (organizo - tổ chức ), thuật ngữ này được hiểu là: Sự sắp xếp của sự vật theo một trật tự nhất định, có ý nghĩa về chức năng và cấu trúc của sự vật đó.

Nghiên cứu của tác giả Lưu Thị Lan cho rằng: “Tổ chức là sự sắp xếp theo trật, nề nếp, làm thành một chỉnh thể, một cấu trúc có chức năng chung nhất định Trong tổ chức bao hàm cả sự hướng dẫn, dẫn dắt, cách thức tiến hành một hoạt động cụ thể nào đó.” [7].

Chơi là một hoạt động với những yếu tố cấu trúc xác định Sự phát triển của hoạt động chơi là kết quả tổng hợp của sự vận động và phát triển của những yếu tố cấu trúc đó Như vậy hiệu quả của hoạt động chơi phụ thuộc vào việc tổ chức các yếu tố cấu trúc của trò chơi.

Trang 39

Như vậy, tổ chức hoạt động chơi là những việc làm cần thiết được sắp xếp theo một chỉnh thể để tiến hành hoạt động chơi cùng nhau của giáo viên và trẻ, nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra trong trò chơi.

Tổ chức hoạt động chơi bao gồm: tổ chức quá trình chơi, mục tiêu, nội dung, các hoạt động chơi cụ thể của trẻ, sự tương tác giữa cô và trẻ, giữa các trẻ với nhau nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt ra.

Biện pháp tổ chức hoạt động chơi là những cách thức tổ chức cụ thể trong hoạt động chơi cùng nhau của giáo viên và trẻ nhằm giải quyết một nhiệm vụ giáo dục nào đó trong trò chơi [8].

Tổ chức hoạt động chơi cho trẻ RLPTK có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố mục tiêu, nội dung, điều kiện thực hiện và cách đánh giá kết quả chơi của trẻ ở trường mầm non Tuy nhiên tổ chức hoạt động chơi cho trẻ RLPTK phải có những điều chỉnh thích hợp về kế hoạch tổ chức hoạt động, môi trường chơi, cách tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ trẻ và đánh giá kết quả chơi phù hợp với sự tham gia của trẻ RLPTK.

1.4.2.1 Mục tiêu của tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kĩ năngluân phiên cho trẻ RLPTK

Mục tiêu của tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK là giúp trẻ hình thành và phát triển kĩ năng luân phiên từ đó vận dụng tốt kĩ năng luân phiên vào các hoạt động giao tiếp và vui chơi, điều này giúp cho trẻ hòa nhập tốt hơn.

1.4.2.2 Nội dung của tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luânphiên cho trẻ RLPTK

Nội dung của tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên với các thành phần của kĩ năng đã phân tích ở trên gồm:

Khởi đầu hoạt động chơi: Rèn luyện cho trẻ biết cách khởi đầu một

hoạt động chơi mà thày cô đưa ra, hoặc hoạt động chơi do trẻ tự lựa chọn Trẻ

Trang 40

biết bắt đầu trò chơi như thế nào, mời bạn khác cùng tham gia chơi Điều này giúp cho trẻ RLPTK trở nên chủ động, tích cực giao tiếp và vui chơi cùng mọi người.

Chờ lượt người khác chơi: Dạy cho trẻ RLPTK biết quy tắc lần lượt,

chờ đợi lượt chơi của bạn, không tranh giành lượt chơi của bạn, không cắt ngang khi bạn đang chơi Rèn cho trẻ tính kiên trì, hiểu được quy luật khi giao tiếp, vui chơi

Chờ đến lượt chơi của mình: Trẻ nhận biết được đến lượt chơi của

mình thông qua các tín hiệu khi quan sát bạn chơi Trẻ không bỏ lượt chơi của mình, không tranh lượt của bạn cùng chơi khác.

Đáp lượt (Nhận lượt): Dạy cho trẻ biết đáp lại thông tin một cách phù

hợp với nội dung, hoàn cảnh của hoạt động chơi mà trẻ tham gia Trẻ thực hiện lượt chơi của mình theo trình tự của trò chơi một cách hiệu quả, biết bắt đầu và kết thúc lượt chơi của mình để chuyển lượt chơi cho bạn khác.

Duy trì: Dạy cho trẻ biết cách phát triển và mở rộng hoạt động chơi.

Trẻ sẽ dựa vào tình huống cụ thể để quyết định sẽ duy trì, kéo dài hay kết thúc sớm hoạt động chơi mà trẻ đang tham gia Giúp trẻ sáng tạo trong khi chơi, tạo ra nhiều cách chơi khác nhau trên cùng một trò chơi.

Kết thúc: Dạy cho trẻ biết cách kết thúc một chu trình của hoạt động

chơi phù hợp với hoàn cảnh, thời gian, địa điểm mà trẻ đang tham gia chơi Trẻ không bỏ lửng trò chơi hoặc kéo dài trò chơi quá mức cho phép.

Việc tổ chức hoạt động chơi không chỉ giúp cho trẻ phát triển kĩ năng luân phiên mà còn phát triển các kĩ năng khác như: Kĩ năng chơi, kĩ năng tham gia vào các hoạt động tập thể, kĩ năng ngôn ngữ.

1.4.2.3 Phương pháp tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luânphiên cho trẻ RLPTK

Ngày đăng: 29/05/2022, 16:17

Hình ảnh liên quan

BẢNG PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ KHIẾM KHUYẾT RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
BẢNG PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ KHIẾM KHUYẾT RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2.1. Tổng hợp trình độ chuyên môn và thâm niên công tác - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng 2.1..

Tổng hợp trình độ chuyên môn và thâm niên công tác Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.3. Thực trạng kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK trong lĩnh vực giao tiếp - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng 2.3..

Thực trạng kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK trong lĩnh vực giao tiếp Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.4. Thực trạng kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK trong lĩnh vực vui chơi - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng 2.4..

Thực trạng kĩ năng luân phiên của trẻ RLPTK trong lĩnh vực vui chơi Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.5. Thực trạng kĩ năng luân phiên của trẻ ở hai lĩnh vực - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng 2.5..

Thực trạng kĩ năng luân phiên của trẻ ở hai lĩnh vực Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.6. Nhận định của giáo viên về ý nghĩa của kĩ năng luân phiên đối với trẻ RLPTK - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng 2.6..

Nhận định của giáo viên về ý nghĩa của kĩ năng luân phiên đối với trẻ RLPTK Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng khảo sát trên cho thấy: Thực trạng tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ ở hai cơ sở ở mức độ trung bình với điểm số từ 2,15 - 2,9 (thang điểm 6) - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng kh.

ảo sát trên cho thấy: Thực trạng tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ ở hai cơ sở ở mức độ trung bình với điểm số từ 2,15 - 2,9 (thang điểm 6) Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng khảo sát trên cho thấy các loại trò chơi thao tác chức năng; trò chơi xây dựng được sử dụng chủ yếu ở hai trung tâm khảo sát, vì các trò chơi trong hai loại này đa dạng, mức độ chơi đơn giản, khả năng hoàn thành hoạt động chơi cao hơn do đó dược các  - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng kh.

ảo sát trên cho thấy các loại trò chơi thao tác chức năng; trò chơi xây dựng được sử dụng chủ yếu ở hai trung tâm khảo sát, vì các trò chơi trong hai loại này đa dạng, mức độ chơi đơn giản, khả năng hoàn thành hoạt động chơi cao hơn do đó dược các Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 2. 10. Nhận thức của giáo viên về quy trình tổ chức hoạt động chơi - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng 2..

10. Nhận thức của giáo viên về quy trình tổ chức hoạt động chơi Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 2. 11. Các phương pháp giáo viên sử dụng tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng 2..

11. Các phương pháp giáo viên sử dụng tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên cho trẻ RLPTK Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2. 13. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên. - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng 2..

13. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động chơi phát triển kĩ năng luân phiên Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 3.2. Đánh giá kĩ năng luân phiên của N.M.H. trước nghiệm ở hai lĩnh vực - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng 3.2..

Đánh giá kĩ năng luân phiên của N.M.H. trước nghiệm ở hai lĩnh vực Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 3.4. Kết quả kĩ năng luân phiên của N.M.H. sau thực nghiệm - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng 3.4..

Kết quả kĩ năng luân phiên của N.M.H. sau thực nghiệm Xem tại trang 93 của tài liệu.
Bảng đánh giá trên cho thấy: các thành phần kĩ năng luân phiên của trẻ N.T.T. đều ở mức độ trung bình (1 điểm), trẻ luôn cần sự hỗ trợ của giáo viên và bạn bè mới thực hiện được hoạt động - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

ng.

đánh giá trên cho thấy: các thành phần kĩ năng luân phiên của trẻ N.T.T. đều ở mức độ trung bình (1 điểm), trẻ luôn cần sự hỗ trợ của giáo viên và bạn bè mới thực hiện được hoạt động Xem tại trang 97 của tài liệu.
Bảng 3.7. Kết quả kĩ năng luân phiên của N.T.T. sau thực nghiệm - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Bảng 3.7..

Kết quả kĩ năng luân phiên của N.T.T. sau thực nghiệm Xem tại trang 100 của tài liệu.
Hình thức tổ chức Mức độ - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

Hình th.

ức tổ chức Mức độ Xem tại trang 114 của tài liệu.
Câu 7. Thầy(cô) thường sử dụng hình thức tổ chức hoạt động chơi nào? - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

u.

7. Thầy(cô) thường sử dụng hình thức tổ chức hoạt động chơi nào? Xem tại trang 114 của tài liệu.
Một mô hình cửa hàng mô phỏng giống ngoài chợ. Tiền giấy các loại được in theo mệnh giá tiền thật. - tổ chức hoạt động chơi nhằm phát triển kỹ năng luân phiên cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ

t.

mô hình cửa hàng mô phỏng giống ngoài chợ. Tiền giấy các loại được in theo mệnh giá tiền thật Xem tại trang 134 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan