khi triển khai và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới đã làm thay đổi một cách căn bản diện mạo nông thôn, nhưngnhững thế mạnh sẵn có về tự
Trang 1LÂM VĂN VŨ
Tên đề tài:
‘‘ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN’’
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Thái Nguyên - năm 2019
Trang 2LÂM VĂN VŨ
Tên đề tài:
‘‘ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN’’
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn
Giảng viên hướng dẫn : ThS Lành Ngọc Tú
Thái Nguyên - năm 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này
là trung thực và chưa được sử dụng cho một học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện khóa luận này được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõ nguồn gốc
Thái nguyên, ngày 28 tháng 1 năm 2019
Sinh viên
Lâm Văn Vũ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt này, trước hết em xin chân thành gửi lờicám ơn tới lãnh đạo, tập thể các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Nônglâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em thực hiện thành công đề tài
- Thầy giáo: ThS LÀNH NGỌC TÚ, người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn tất khóa luậntốt nghiệp
- Ban lãnh đạo trường Đại học Nông lâm Thái nguyên và các thầy côkhoa Kinh tế và PTNT đã tận tình dạy em trong suốt thời gian học, trang bịcho em những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện giúp đỡ về mặt tư liệu để cóthể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp và nghề nghiệp trong tương lai
- UBND xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
- Cám ơn các anh, chị đã tạo cho em có cơ hội làm việc trong một môitrường chuyên nghiệp và năng động đầy sáng tạo, cũng như đã giúp đỡ và bốtrí công việc cho em trong thời gian thực tập tại cơ quan
- Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngườithân đã chia sẻ, động viên em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Do thời gian thực tập, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên nội dung đềtài này không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy cô trong khoagiúp đỡ, góp ý đề tài này được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Sinh viên
LÂM VĂN VŨ
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã
vùng TDMN phía Bắc 10 Bảng 4.1 Bảng hiện trạng sử dụng đất xã La Bằng năm 2017 28 Bảng 4.2 Bảng hiện trạng dân số năm 2017 31 Bảng 4.3 Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch
so với bộ tiêu chí của xã La Bằng năm 2017 38 Bảng 4.4 Thực trạng hạ tầng kinh tế- xã hội so với bộ tiêu chí của
xã La Bằng năm 2017 39 Bảng 4.5 Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất so với bộ tiêu chí
của xã La Bằng năm 2017 45 Bảng 4.6 Thực trạng văn hóa - xã hội - môi trường
so với bộ tiêu chí của xã La Bằng năm 2017 47 Bảng 4.7 Thực trạng hệ thống chính trị của xã La Bằng
so với Bộ tiêu chí nông thôn mới năm 2017 50 Bảng 4.8 Hiểu biết của người dân về nông thôn mới
và mức độ trao đổi thông tin với cán bộ cấp xã (n=60) 52 Bảng 4.9 Nhận thức của người dân về sự cần thiết của việc
xây dựng nông thôn mới (n = 60) 53 Bảng 4.10 Mức độ tự nguyện tham gia của người dân
khi thực hiện xây dựng nông thôn mới (n = 60) 54 Bảng 4.11 Mức độ người dân tham gia góp ý kiến
vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới (n= 60) 55 Bảng 4.12 Sự tham gia của người dân vào các công trình nông thôn (n=60) 56
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 7MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Ý nghĩa của khóa luận 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn 3
Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Khái niệm về nông thôn 4
2.1.2 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới 6
2.1.3 Đặc trưng của nông thôn mới 6
2.1.4 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta 6
2.1.5 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 7
2.1.6 Trình tự các bước tiến hành xây dưṇg nông thôn mới 8
2.1.7 Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội 8
2.1.8 Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia Nông thôn mới: 10
2.2 Cơ sở thực tiễn 13
2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới 13
2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới của một số địa phương ở nước ta 19
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24
3.2 Nội dung nghiên cứu 24
3.3 Phương pháp nghiên cứu 24
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu 24
3.3.2 Phương pháp tổng hợp thông tin, phân tích và đánh giá 25
3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 25
Trang 83.4.1 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế 25
3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng 26
3.4.3 Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội 26
3.4.4 Chỉ tiêu về phát triển con người 26
3.4.5 Chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo vệ môi trường 26
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 27
4.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội 30
4.1.3 Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36
4.2 Thực trạng xây dựng Nông thôn mới ở xã La Bằng so với Bộ tiêu chí xây dựng NTM 38
4.2.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 38
4.2.2 Hạ tầng kinh tế - xã hội của xã 39
4.2.3 Kinh tế và tổ chức sản xuất 45
4.2.4 Văn hóa - Xã hội - Môi trường 47
4.2.5 Hệ thống chính trị 50
4.2.6 Sự tham gia của người dân vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã La Bằng 52
4.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở xã La Bằng 56
4.3.1 Thuận lợi 56
4.3.2 Khó khăn 57
4.3.3 Đánh giá chung 58
4.3.4 Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở xã La Bằng 59
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
5.1 Kết luận 62
5.2 Kiến nghị 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 9Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp, nông dân vànông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Kinh tế nông thônchuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ; các hình thức sản xuất tiếptục đổi mới; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước được hoàn thiện; bộ mặtnhiều vùng nông thôn được thay đổi Tuy nhiên nhiều thành tựu đạt được chưatương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếuquy hoạch và kém bền vững, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trườnghọc, trạm y tế, … còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm Đời sống vậtchất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệchgiàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hộibức xúc
Trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chínhsách để đưa nền kinh tế nước ta lên một tầng cao mới, cải thiện đời sống củanhân dân Thực hiện Nghị Quyết TW 7 Khóa X về “Nông nghiệp, Nông dân vàNông thôn”, Thủ tướng chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí quốc gia về nôngthôn mới” (Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/4/2009) và chương trình
“Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới” (Tại Quyết định số 800/QĐ TTg ngày 6/4/2010) nhằm thống nhất chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của đấtnước - Đó là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị
-và an ninh quốc phòng mang tính toàn diện, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
phát triển lâu dài, bền vững ở khu vực nông thôn, hướng đến “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” [16].
Xã La Bằng là khu vực có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, địa hình kháđồng đều, điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp để phát triển nông nghiệp Sau
Trang 10khi triển khai và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới đã làm thay đổi một cách căn bản diện mạo nông thôn, nhưngnhững thế mạnh sẵn có về tự nhiên cũng như nguồn nhân lực lại chưa đượckhai thác một cách khoa học, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội còn yếu kém, pháttriển thiếu quy hoạch; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động chưađược thúc đẩy; các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêucầu phát triển mạnh của sản xuất hàng hóa; các sản phẩm nông dân làm rachưa trở trở thành hàng hóa mà còn tự cung, tự cấp, nông dân trong xã vẫnsống chủ yếu bằng nghề nông nên đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiềukhó khăn Vì vậy, làm thế nào để xây dựng nông thôn mới vừa phù hợp vớiđiều kiện của địa phương lại vừa đạt được các tiêu chí nông thôn mới đề rađang trở thành một vấn đề cấp thiết hiện nay Điều đó đòi hỏi phải nắm rõđược thực trạng nông thôn của xã, phân tích được thuận lợi và khó khăn để từ
đó, đưa ra được các giải pháp phát triển nông thôn phù hợp
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã La Bằng,huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ”.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạngxây dựng Nông thôn mới của của xã La Bằng, đề xuất các giải pháp nhằm đẩymạnh quá trình xây dựng nông thôn mới của xã trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã La Bằng
- Đánh giá được thực trạng xây dựng nông thôn mới của xã
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới phù hợp vớiđiều kiện xã La Bằng
Trang 111.3 Ý nghĩa của khóa luận
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành của bản thân, biết ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn
- Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin, xử lý số liệu, viết báo cáo
- Nâng cao được kỹ năng cũng như năng lực của bản thân để phục vụ choquá trình công tác sau này
- Là tài liệu tham khảo cho khoa KT & PTNT, nhà trường và các sinh viên quan tâm
1.3.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn
- Giúp bản thân nắm rõ được tình hình xây dựng nông thôn mới của địaphương, những thuận lợi và khó khăn cần được giải quyết
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các địa phương khác có thể nhìn nhận,khai thác và áp dụng, phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếucủa địa phương mình
- Đề xuất những giải pháp khả thi để khắc phục những khó khăn nhằmthực hiện tốt hơn chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm cải thiện đờisống người dân nông thôn
Trang 12Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về nông thôn
Nông thôn được coi như là khu vực địa lý, nơi đó cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiênnhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn có nhiều quan điểm khác nhau
Khi khái niệm về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với đôthị Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, sốlượng dân cư ở nông thôn thấp hơn so với thành thị
Có quan điểm lại cho rằng dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển của cơ sởhạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằngthành thị Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cậnthị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùngnông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường thấphơn so với đô thị Một quan điểm khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng códân cư làm nông nghiệp là chủ yếu Những ý kiến này chỉ đúng trong từngkhía cạnh cụ thể và từng nước nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơcấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế Như vậy, khái niệm nôngthôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiếntrình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới Trong điều kiện
hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”[4].
Trang 132.1.2.1 Khái niệm về nông thôn mới
Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nôngthôn khác nhau Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thônđược phát 5 triển toàn diện theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dânchủ hoá và văn minh hoá
Sự hình dung chung của các nhà nghiên cứu về mô hình nông thôn mới lànhững kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những bài học khoa học
- kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trongcuộc sống văn hoá, tinh thần
Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêucầu phát triển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường;đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; tiến
bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến vàvận dụng trên cả nước
Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực củangười dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phầnthực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vậtchất và diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữanông thôn và thành thị Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong nhữngnội dung quan trọng[17]
2.1.2.2 Khái niệm về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn đểcộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mìnhkhang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp,dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảmbảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàndân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xãhội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp
Trang 14Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tíchcực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp,dân chủ, văn minh[17].
2.1.2 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng cộng đồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội ngày càng hoàn thiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuấttiên tiến;
- Gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch;gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện côngnghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn;
- Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dântộc; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ;
- Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững;đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện vànâng cao[17]
2.1.3 Đặc trưng của nông thôn mới
NTM giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc trưng sau:
1 Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao;
2 Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;
3 Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;
4 An ninh tốt, quản lý dân chủ
5 Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao[17]
2.1.4 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn
Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng vàlợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyểngiao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Nông
Trang 15nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như: Giao thông,thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước… còn yếu kém, môi trường ngàycàng ô nhiễm Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ
hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phátsinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơbản trở thành nước công nghiệp Vì vậy, một nước công nghiệp không thể đểnông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó Vì vậy, nước ta cần phảitiến hành xây dựng nông thôn mới
2.1.5 Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới.
Trong xây dựng NTM, đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng NTM phải hướngtới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí tỉnh đãban hành
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhànước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạocán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồngngười dân ở xóm, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện
- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ
có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nôngthôn
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thựchiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cườngphân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,
dự án của Chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của ngườidân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổchức thực hiện và giám sát, đánh giá
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội;cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tổ
Trang 16chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng[17].
2.1.6 Trình tự các bước tiến hành xây dưṇg nông thôn mới.
Trình tự xây dựng NTM gồm 7 bước như sau:
- Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện;
- Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện chương trình xây
dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện);
- Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ
tiêu chí tỉnh đã ban hành;
- Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã ;
- Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã;
- Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án;
- Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương
- Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọingười tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảmbớt sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nôngthôn và thành thị
- Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xãtheo mô hình kinh doanh đa ngành Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộkhoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triểnngành nghề ở nông thôn
Trang 17- Sản xuất hàng hoá có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc củatừng vùng, địa phương Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệsản xuất, chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.
Về chính trị
Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hươngước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôntrọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã
Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của cácđoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lựcvào xây dựng nông thôn mới
Về văn hoá xã hội
Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp nhau xoá đói giảmnghèo, vươn lên làm giàu chính đáng
Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệchặt chẽ với nhau Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trìnhhoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháplý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần Nhândân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi chính sách Trên tinh thần đó,các chính sách kinh tế – xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng môhình nông thôn mới[17]
Trang 182.1.8 Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia Nông thôn mới:
Căn cứ Quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướngChính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới[15]
Căn cứ vào Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướngChính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nôngthôn mới[14]
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của BộNông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia vềnông thôn mới
Đạt Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi
trường theo chuẩn mới.
Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
II HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
2 Giao thông Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê
tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông 100%
Trang 19STT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu
Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe
Hệ thống điện đảm bảo an toàn của ngành điện Đạt
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn
5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học,
trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn quốc gia. 70%
6 Cơ sở vật
chất văn hóa
Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn
Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch. 100%
7 Chợ nông
thôn Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định Đạt
8 Bưu điện Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Đạt
Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng 75%
III KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn(triệu
Trang 20STT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu
chức sản xuất Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Có
IV VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
14 Giáo dục
Tỷ lệ học sinh tôt nghiệp THCS được tiếp tục hoạc trung học( phổ thông, bổ túc, học nghề). 70%
15 Y tế Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế ≥ 70%
16 Văn hóa
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và du lịch.
Đạt
17 Môi trường
Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh
Các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi
Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch đẹp. ĐạtNghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch Đạt Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy
Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch vững
Trang 21STT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu
phải đạt
Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu
- Ba ý tưởng trụ cột: Chăm chỉ - Tự lực vượt khó khăn - Hợp tác;
- Bốn mục tiêu chính: Tăng thu nhập cho nông dân; Cải thiện môi trườngsống; Nâng cấp kết cấu hạ tầng; Khuyến khích phát triển đời sống tinh thần vàquan hệ xã hội ở nông thôn;
- Ba nguyên tắc: Từ thấp đến cao, từ thí điểm trên diện hẹp đưa ra toànquốc, từ nông nghiệp lan sang các lĩnh vực khác
Từng làng quy hoạch khu dân cư, được sự tham gia góp ý của dân làng(Bầu ra 1 Ban lãnh đạo, độc lập với chính quyền ở làng; trong đó có 1 nam, 1nữ chỉ huy, những người này không hưởng 1 quyền lợi nào) và họ đổi côngcho nhau để thực thi, có 1 ít hỗ trợ của chính quyền tùy kết quả tranh đua giữanhững hộ trong làng và làng này với làng kia
Phong trào được bắt đầu từ những việc dễ:
Ban đầu phong trào đổi mới nông thôn Hàn Quốc đưa ra 10 nội dung nhưsau: Mở rộng, làm mới đường vào thôn xóm, mở rộng, làm mới đường trongthôn, làm vệ sinh thôn xóm, xây dựng khu giặt giũ chung, đào giếng nướcchung, cải tạo mái nhà từ lợp rạ thành mái ngói, xi măng, cải tạo hàng ràoquanh nhà từ tường đất thành tường xây gạch, xi măng, sửa cầu, sửa hệ thốngđập sông ngòi và xây dựng điểm thu gom phân bắc
Trang 22Trong những năm đầu tiên phát động phong trào, Chính phủ cấp miễn phíđồng loạt cho 33.000 xã trong cả nước, mỗi xã 335 bao xi măng (loại 40kg/bao);
Kết quả là sau 1 năm, 16.600 xã được cải thiện rõ rệt do biết tranh thủ sự
hỗ trợ của Chính phủ và vận động sự tham gia tích cực của người dân, làm nênthành công bước đầu;
Sang năm thứ 2, chỉ 16.600 xã có thành tích tốt được tôn vinh, khen thưởng
và được Chính phủ tiếp tục hỗ trợ 500 bao xi măng và 1 tấn thép cho mỗi xã.Phấn khởi và tự tin, các xã này tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và bắt đầu đivào các dự án tăng thu nhập Cách thức này tạo nên không khí cạnh tranh sôi nổitrong nông thôn cả nước, là yếu tố thúc đẩy đáng kể tới phong trào
Vào năm thứ 3 của phong trào, Chính phủ đã tiến hành phân loại các thôntheo tiêu chuẩn phát triển và sự tham gia của người dân (vốn, công lao động)thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận được sự hỗ trợ khác nhau Cụ thể như sau:
- Thôn cơ sở: Là thôn hầu như chưa có sự tham gia đáng kể của ngườidân, sẽ nhận được sự hỗ trợ các dự án cải thiện môi trường và cần phải nângcao ý thức của người dân
- Thôn tự lực: Là thôn đã có tỷ lệ người dân tham gia khoảng 50%, sẽđược hỗ trợ các dự án môi trường, dự án nâng cao thu nhập
- Thôn tự lập: Là thôn có 100% người dân tham gia phong trào được ưutiên hỗ trợ các dự án nâng cao thu nhập, dự án phúc lợi văn hóa
Lan rộng phong trào:
Thành công của phong trào ở nông thôn đã lan tới các vùng không làmnông nghiệp như: các công sở, trường học, nhà máy với nhiều lĩnh vực khácnhau Các thành phố bắt đầu các dự án chống tham nhũng và xây dựng 1 đô thịhoàn hảo Ba chiến dịch được phát động là: Chiến dịch tinh thần; Cư xử vàMôi trường
- Chiến dịch tinh thần: Nhằm xây dựng mối quan hệ thân thiện với lánggiềng, kế thừa và phát huy những truyền thống dân tộc dựa trên lòng hiếu thảo
và nâng cao ý thức cộng đồng
Trang 23- Chiến dịch cư xử: Nhấn mạnh tới trật tự công cộng trên đường phố,cách ứng xử tích cực trong làng xóm và công sở, hành vi nơi công cộng và cấmsay rượu dẫn tới cư xử không đúng đắn.
- Chiến dịch môi trường: Tập trung vào vấn đề giữ gìn vệ sinh khu vựcsinh sống và làm việc, giữ gìn môi trường đô thị và phát triển màu xanh thànhphố, làm sạch các con sông
Ba chiến dịch này hướng tới mục tiêu là tạo sự thống nhất và kỷ cương,giúp cho sự phát triển của xã hội một cách hài hòa
Những bài học kinh nghiệm rút ra từ xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc
Thứ nhất: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn Phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “Nhà nướcbỏ ra 1 phần vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 phần công sức và tiền của” Dân quyếtđịnh loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyếtđịnh thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình Sự trợ giúp của Chínhphủ chỉ là chất 15 xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tựquyết định mức đóng góp đất, ngày công cho dự án
Thứ hai: Phát triển sản xuất để tăng thu nhập Khi kết cấu hạ tầng phục
vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuậtvề giống mới, khoa học công nghệ giúp người dân tăng năng suất cây trồng,vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa Chính phủ xây dựng nhiều nhàmáy ở nông thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tíndụng nông thôn, cho vay vốn thúc đẩy phát triển sản xuất
Thứ ba: Đào tạo cán bộ phục vụ phát triển Hàn Quốc, xác định nhân tố
quan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinhthần tự nguyện và do dân bầu Hàn Quốc đã xây dựng 3 Trung tâm đào tạoquốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương Nhànước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thứcthiết thực như: Kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng
Thứ tư: Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn Hàn Quốc thành lập
Hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của Chính phủ trên cơ sở
Trang 24công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết ở địaphương Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tựquyết định, lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình.
Thứ năm: Phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc
đã thiết lập lại các HTX kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộHTX do dân bầu chọn HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tíndụng , cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn vàcác dịch vụ khác
Thứ sáu: Phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh
toàn dân Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợgiống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng cây rừng đểhướng dẫn và yêu cầu các chủ rừng trên vùng đất trống, đồi trọc đều phải trồngrừng và bảo vệ rừng[13]
2.2.1.2 Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có 7000 triệu nông dân chiếm 60% dân số cảnước Trung Quốc đã từng trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn đó là quátrình tích tụ ruộng đất để hiện đại hóa đã đẩy hàng triệu nông dân ra thành phốlàm việc, ruộng đồng hoang hóa, các quan chức địa phương và giới thươngnhân thường câu kết để chiếm ruộng đất nông nghiệp để xây cất nhà cửa hoặcbiến thành khu công nghiệp Do vậy, nông thôn Trung Quốc khi yên bình màliên tục diễn ra biểu tình, gây rối, kiện cáo, bạo lực Trước tình hình đó ôngHongyuan giám đốc TT nghiên cứu kinh tế nông thôn, Bộ nông nghiệp TrungQuốc khẳng định: Nguyên nhân là do vi phạm quyền đất đai của người nôngdân diễn ra thường xuyên khi chính quyền địa phương quyết định thay chonông dân và vấn đề là phải có sự cải cách sửa đổi để bảo vệ quyền lợi đầy đủcho người nông dân Một số thay đổi mang tính chất đột phá trong chính sáchđối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc đã được thực hiệnnhư sau:
Trang 25Thứ nhất, nhanh chóng giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp.
Ở đây Trung Quốc đã thực thi chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho cácdoanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Cách này đã vực dậy tình trạng thua lỗcủa quá nhiều doang nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn
Để thu hút tốt chính sách này Trung Quốc đã thành lập nhiều đoàn kêugọi xúc tiến đầu tư ở Nga, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, EU,… Hiện nay BộNông nghiệp đã trình cho chính phủ đề án thu hút vốn đầu tư nước ngoài vàonông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đến 2015, trong đó chú trọng phát triểncông nghệ sinh học để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất chất lượngcao, áp dụng công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị;
an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch
Thứ hai, Trung Quốc sẽ phát triển khu công nghiệp công nghệ cao.
Đó là các công nghệ được ứng dụng tiên tiến và mới nhất; công nghệ đượcghép nối trong một qui trình liên tục khép kín; công nghệ có khả năng ứngdụng trong điều kiện cụ thể và có thể nhân rộng; mô hình phải đạt hiệu quả vềkinh tế và là nơi hợp tác giữa nhà Khoa học - Nhà nước - Doanh nghiệp - Nhànông trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo
Với chính sách như vậy, Trung Quốc đã làm bùng nổ về phát triển nôngnghiệp, nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (mỗi thôn cómột sản phẩm)
Thứ ba, bài học “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung
Quốc với tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là: mở cửa giá thu mua, mở
cửa thị trường mua bán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp giántiếp qua lưu thông thành trở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lươngthực Để thực hiện được tiêu chí trên thì chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗtrợ tài chính tam nông với ba mục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nôngnghiệp phát triển và nông dân tăng thu nhập” Định hướng hổ trợ tài chính choTam nông ở Trung Quốc hiện nay là: “Nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thịhóa, nông dân chuyên nghiệp hóa”
Trang 26Trong chính sách tài chính tăng thu nhập cho nông dân, trung Quốc đatăng đầu tư hỗ trợ về giá thu mua giống, hỗ trợ mua lương thực không thấp hơngiá thị trường, mua máy móc thiết bị là vấn đề đi cùng với chính sách xâydựng cơ chế hướng nghiệp Đào tạo kỹ năng làm việc, đặc biệt là lao động trẻ.Hiện nay chính sách Tam nông ở Trung Quốc đã đạt hiệu quả khá tốt, thunhập bình quân của dân cư nông thôn tăng.
Chính sách tam nông ở Trung Quốc cũng gắn với chủ trương hạn chế tới
đa việc lấy đất nông nghiệp Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp ở nước này đượcqui định rất chặc chẽ Chuyển đổi quyền sử dụng đất đai phải đúng với chiếnlược lâu dài của vùng và nằm trong chỉ giới nhất định bảo đảm Trung Quốcluôn có 1,87 tỷ mẫu đất trở lên Mặt khác, những khoản tiền thu được từ pháttriển công nghiệp do lấy đất công nghiệp phải được chuyển về chính quyềnnông thôn, xã để lo cho phát triển đời sống KT-XH của nhân dân
Thứ tư, Trung Quốc thực hiện chính sách nông thôn mới là khuyến
nông và tăng quyền cho nông dân Nội dung cốt lõi của chính sách này là
nông dân được trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nôngnghiệp mà họ đang được hưởng cho nông dân khác hoặc cho doanh nghiệpmiễn là không chuyển đổi mục đích sử dụng Nông dân cũng sẽ được thế chấp,cầm cố quyền sử dụng đất 18 để vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công tynông nghiệp Việc nông dân được phép bán đất đã tạo điều kiện cho sự ra đờicủa các nông trại qui mô lớn với công nghệ canh tác[10]
2.2.1.3 Nhật Bản
Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phongtrào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nôngthôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cảNhật Bản Người khởi xướng phong trào OVOP của thế giới, Tiến sĩ Mo-ri-hi-
kô Hi-ra-mát-su nhấn mạnh ba nguyên tắc chính xây phong trào OVOP, đó là:Địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự lập, nỗ lực sáng tạo; và phát triển
Trang 27nguồn nhân lực Trong đó nhấn mạnh vai trò của chính quyền địa phươngtrong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Câu chuyện từ nhưng kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thươnghiệu đặc sản của Nhật Bản như nấm hương khô, rượu Shochu lúa mcạch,chanh Kabosu cho thấy những bài học sâu sắc đúc kết không chỉ từ thànhcông mà cả sự thất bại Người dân sản xuất rồi tự chế biến, tự đem đi bán màkhông phải qua thương lái Họ được hưởng toàn bộ thành quả chứ không phảichia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian nào Chỉ tính riêng trong 20 năm, kể từ1979-1999, phong trào OVOP của đất nước mặt trời mọc đã tạo ra được 329sản phẩm bình dị và đơn giản như nấm, cam, cá khô, chè, măng tre được sảnxuất với chất lượng và giá bán rất cao
Theo Tiến sĩ Hi-ra-mát-su, gần 30 năm hình thành và phát triển, sựthành công của phong trào OVOP đã lôi cuốn không chỉ các địa phương trênđất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, đáng chú ý là các quốc gia ởchâu Á và châu Phi tìm hiểu và áp dụng Một số quốc gia trong khu vực Đông-Nam Á như Thái Lan, Phi-lip-pin tận dụng được nguồn lực địa phương, pháthuy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống, đã thu đượcnhững thành công nhất định trong phát triển nông thôn đất nước mình nhờ ápdụng kinh nghiệm phong tròa OVOP của Nhật Bản[11]
2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới của một số địa phương ở nước ta.
2.2.2.1 Xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hải Dương
Nhằm đánh giá về việc thực hiện Chỉ thị số 05/BCA-V28 ngày30/3/2011, kế hoạch số 194/KH-BCA-V28 ngày 11/11/2010 của Bộ Công anvề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giaiđoạn 2010 - 2020, sáng ngày 3/11/2014, đoàn công tác Trung ương đã tham dựHội nghị sơ kết 3 năm thực hiện tiêu chí 19 tại huyện Kim Thành, Hải Dương.Thượng tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công
an cùng đại diện các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Công an đã tham dự Hội
Trang 28nghị Cùng dự còn có ông Tăng Minh Lộc, Chánh văn phòng điều phối Banchỉ đạo Trung ương về Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thônmới.
Đây là hội nghị sơ kết đầu tiên của cả nước về việc thực hiện Chỉ thị số
05 của Bộ Công an Hội nghị đã sơ kết những thành công và những tồn tạitrong việc thực hiện tiêu chí 19 từ cấp thôn, xã, huyện đến cấp tỉnh Phát biểuchỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bùi Văn Nam nhấn mạnh: Lực lượng Công anphải chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chínhquyền lãnh đạo, chỉ đạo các nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng, Quốchội, Chính phủ, Bộ Công an về đảm bảo an ninh trật tự xây dựng nông thônmới Bên cạnh đó, phải thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyềnđường lối, chủ trương, chính sách Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao ýthức cảnh giác cho mọi tầng lớp nhân dân
Cần tập trung đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả những vấn đề phức tạpnổi lên về an ninh, trật tự tại các địa bàn khu vực nông thôn, vận động nhândân tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, quản lý cảm hóa giáo dụcngười lầm lỗi tại địa bàn dân cư, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thôngtrên địa bàn nông thôn
Thứ trưởng Bùi Văn Nam cũng yêu cầu, củng cố, xây dựng Công an xã,lực lượng An ninh thôn, xóm vững mạnh làm nòng cốt trong phong trào toàndân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở khu vực nông thôn; tiếp tục thực hiện đề án bốtrí sỹ quan, hạ sỹ quan Công an nhân dân đảm nhiệm các chức danh Công an
xã ở các xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, nâng cao chất lượng côngtác đào tạo, huấn luyện Công an xã, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tựnông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng Công an xã và lực lượng anninh cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao[19]
2.2.2.2 Xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai
Gia Lai dẫn đầu về công tác xây dựng nông thôn mới ở vùng TâyNguyên Với 5 xã cán đích về mục tiêu xây dựng nông thôn mới, 3 xã đạt từ 15
- 18 tiêu chí, 32 xã đạt 10 - 14 tiêu chí và 116 xã đạt 5 - 9 tiêu chí, Gia Lai trở
Trang 29thành địa phương dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về công tác xây dựng nôngthôn mới.
Toàn tỉnh phấn đấu nâng thêm 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuốinăm 2015
Để đạt được mục tiêu này, việc chủ động lồng ghép các nguồn vốn, huyđộng nguồn lực đóng góp từ xã hội kết hợp với sức dân được xem là giải pháphàng đầu mà tỉnh Gia Lai đã và đang thực hiện có hiệu quả Nhiều địa phươngxuất hiện cách làm hay trong triển khai xây dựng nông thôn mới như: vận độngngười dân hiến đất, góp ngày công làm đường giao thông, kênh mương, thủylợi Theo đó, toàn tỉnh làm mới được gần 200 km đường trục xã, cải tạo 690
km đường giao thông nông thôn; nâng cấp và xây mới 17 công trình thủy lợi,
12 trường học, xây dựng 6 nhà văn hóa xã và 54 nhà văn hóa, khu thể thaothôn, làng
Nhiều mô hình sản xuất hay hiệu quả được nhân rộng góp phần nângcao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân
Sau 3 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, hạ tầng kinh tế xã hội các địaphương trong tỉnh có bước chuyển mình mạnh mẽ tạo bộ mặt nông thôn mới.Lĩnh vực y tế, giáo dục, quốc phòng-an ninh được đầu tư củng cố góp phầnlàm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cộng đồng Toàn tỉnh có 67/185 xã đạtchuẩn nông thôn mới về tiêu chí y tế, 66/185 xã đạt chuẩn nông thôn mới vềgiáo dục, 99,53% số thôn, buôn, làng có điện và 80% hộ dân được sử dụngnước hợp vệ sinh Tỷ lệ hộ nghèo hiện đã giảm từ 23,75% năm 2011 xuốngcòn 16,95% Nhiều xã không còn hộ nghèo như: xã Diên Phú và xã An Phúcủa thành phố Pleiku[18]
2.2.2.3 Xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang
Ông Nguyễn Văn Doanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Chánh Văn phòng Văn phòng điều phối Ban chỉ đạo Chương trình
Trang 30mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang cho biết, năm 2015tỉnh phấn đấu có thêm khoảng 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xãtoàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới lên 34 xã
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh dự kiến huy động tổng nguồn kinh phíkhoảng 3.370 tỷ đồng cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới trên địa bàn năm 2015 Tỉnh Bắc Giang tiếp tục chỉ đạocác xã căn cứ điều kiện thực tế của địa phương tiến hành rà soát, điều chỉnhquy hoạch, đề án nông thôn mới (đối với các xã đã hoàn thành đề án) cho phùhợp; khẩn trương hoàn thành đề án nông thôn mới đối với các xã chưa lập,nhất là các xã đặc biệt khó khăn Tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chương trình
"Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nôngthôn mới" giai đoạn 2011 -2015, ưu tiên tập trung vào các cây trồng, vật nuôitheo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh để phát triển sản xuất,nâng cao thu nhập cho người dân ở các xã xây dựng nông thôn mới Tỉnh tậptrung huy động các nguồn lực cho xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất làphát triển đường giao thông nông thôn ở các xã nông thôn mới Bên cạnh đó,Bắc Giang ưu tiên thực hiện kết hợp giữa chỉ đạo điểm và đẩy mạnh triển khaitrên diện rộng nhằm tăng số xã đạt chuẩn nông thôn mới hàng năm, tăng sốtiêu chí đạt chuẩn của xã Cùng với kiện toàn, nâng cao năng lực Ban chỉ đạoxây dựng nông thôn mới các cấp và bộ máy giúp việc, tỉnh tăng cường côngtác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nhất là trình tự thủ tục thanh toánvốn) và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình ở các xã Ngoài ra, BắcGiang cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và thi đua xây dựngnông thôn mới; tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ xây dựng nông thôn mới
ở các cấp về một số nội dung như: công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch;quản lý, lập dự án đầu tư xây dựng cơ bản; xây dựng đề án nông thôn mới;phát triển sản xuất
Tuy nhiên, trong triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, BắcGiang còn đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ như
Trang 31nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế của trung ương hỗ trợ trực tiếp còn thấp,giảm dần qua các năm và chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu phân bổ vốn hàng nămnên khó khăn cho các địa phương trong tỉnh trong việc nhân rộng các mô hìnhphát triển sản xuất, đào tạo tập huấn, tuyên truyền Bên cạnh đó, nguồn kinhphí hỗ trợ của trung ương cho lập quy hoạch ở các xã còn thấp so với thực tếnên hầu hết các xã xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang đều đang nợ các đơn
vị tư vấn (hiện tổng số nợ khoảng 2,52 tỷ đồng), dẫn đến các xã gặp khó khăntrong việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch
Trang 32Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới, cácchủ thể tham gia quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các hộ dân, cán
bộ các cấp, các tổ chức đoàn thể thuộc xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh TháiNguyên và các hoạt động xây dựng nông thôn mới đã và đang tiến hành trênđịa bàn xã
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
a Phạm vi không gian
Địa bàn xã La Bằng- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên
b Phạm vi thời gian
Bắt đầu từ ngày 13 tháng 08 năm 2018 đến hết ngày 25 tháng 11 năm 2018
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã
La Bằng
- Đánh giá Thực trạng xây dựng mô hình Nông thôn mới so với bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới tại xã La Bằng
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của xã khi xây dựng mô hình NTM
- Đề xuất những giải pháp phát triển chương trình xây dựng Nông thôn mới trong các giai đoạn tiếp theo
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu
Thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nông thônmới tại UBND xã, số liệu từ các báo cáo tổng kết, đề án xây dựng nông thônmới, quy hoạch nông thôn mới tại các phòng chuyên môn thuộc UBND xã
Trang 33- Tham khảo, nghiên cứu, thu thập thông tin từ các tài liệu, khóa luận củacác anh, chị khóa trước, và trên mạng internet để tiến hành viết khóa luận.
- Nghiên cứu các văn bản pháp lý về việc xây dựng nông thôn mới để tìmhiểu thông tin về việc xây dựng NTM
Thu thập số liệu sơ cấp:
- Phương pháp PRA: Đề tài sử dụng một số công cụ trong PRA để tiếnhành nghiên cứu Cụ thể là công cụ quan sát trực tiếp, công cụ phỏng vấn.+ Quan sát trực tiếp: Quan sát tình hình thực tế của địa phương để thuthập những thông tin về thực trạng xây dựng nông thôn mới để từ đó đánh giáđược thực trạng và đưa ra được những giải pháp phù hợp
+ Phỏng vấn các hộ dân bằng phiếu điều tra đã được lập sẵn, từ đó thốngnhất các số liệu đã thu thập được để thu thập các thông tin chung của các hộ,các thông tin liên quan đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nôngthôn mới
+ Chọn mẫu điều tra: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên;
Mẫu điều tra gồm 60 mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên trên 10 Khu dân cưđể khảo sát mức độ tham gia của người dân về chương trình Nông thôn mớiđang được triển khai tại xã La Bằng
3.3.2 Phương pháp tổng hợp thông tin, phân tích và đánh giá
- Từ các số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tiến hànhtổng hợp, phân tích số liệu sử dụng bảng tính Excel
- Từ các số liệu đã tổng hợp, phân tích và so sánh để đánh giá đúngđược thực trạng nông thôn mới của xã
3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.1 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế
- Mức độ tăng trưởng kinh tế của xã
- Tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất các ngành
- Cơ cấu kinh tế theo ngành: nông nghiệp - phi nông nghiệp
- Cơ cấu ngành nông nghiệp: trồng trọt - chăn nuôi
- Cơ cấu ngành phi nông nghiệp: TTCN & Xây dựng, thương mại - dịch
Trang 34vụ và ngành khác.
- Một số chỉ tiêu bình quân:
+ Lương thực bình quân/người
Tổng giá trị sản xuất/hộ
Tổng giá trị sản xuất/lao động
Tổng giá trị sản xuất/diện tích đất nông nghiệp
- Các chỉ tiêu về số lượng các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tại thôn, xã nhằm phát triển kinh tế xã
3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng
Số lượng cơ sở hạ tầng, kết cấu, chiều dài, chiều rộng, diện tích của cáccông trình trên địa bàn xã
3.4.3 Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội
Tỷ lệ tăng, giảm hộ giàu và hộ nghèo
Một số chỉ tiêu bình quân:
Bình quân nhân khẩu/hộ
Bình quân Lao động/hộ
Bình quân khẩu nông nghiệp/hộ
Bình quân khẩu phi nông nghiệp/hộ
- Điều kiện chăm sóc sức khỏe
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế
3.4.5 Chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo vệ môi trường
Đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường: tỷ lệ hộ dùng nước sạch, tỷ lệđường thôn xóm được bê tông hóa, không lầy lội vào mùa mưa, các hoạt độnggây ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường sống…
Trang 35Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lí
La Bằng là xã nằm ở phía Tây huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 10km.+ Phía Đông giáp xã Bản Ngoại
+ Phía Tây giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
+ Phía Nam giáp xã Hoàng Nông
+ Phía Bắc giáp xã Phú xuyên
4.1.1.2 Khí hậu, thời tiết
Xã La Bằng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô;
- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều
- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô
- Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 22,9 C
- Lượng mưa phân bố không đều có chênh lệch lớn giưa mùa khô và mùa mưa, về mùa mưa cường độ mưa lớn chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm
4.1.1.3 Địa hình địa chất
Là xã miền núi nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo, với địa hình chủ yếu là đồi núi
4.1.1.4 Thủy văn
Do điều kiện địa hình đồi núi dốc, mùa mưa lượng nước lớn và tập trung,
hệ thống sông suối tương đối nhiều, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượngnước thay đổi theo từng mùa Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ lụt, sạt lởtại vùng ven và thượng nguồi sông suối Tuy nhiên đây cũng là hệ thống tướitiêu cho La Bằng và các xã lân cận
Trang 364.1.1.5 Tài nguyên, khoáng sản
Tài nguyên đất
2.6 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 2,97 0,13 2.7 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,62 0,07
2.11 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ 2,98 0,13 2.12 Đất sông, ngòi, rạch, kênh, suối 36,26 1,62
(Nguồn: UBND xã La Bằng, năm 2017)
Trang 37- Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đòi hỏi việc quy hoạch
sử dụng đất của xã phải có sự phân bố đất đai một cách hợp lí hơn, đáp ứngnhu cầu cho tất cả các ngành, các lĩnh vực, và bảo vệ môi trường
- Các nguồn tài nguyên khác
Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt gồm có hệ thống Suối La Bằng và các ao hồ, đập nằmrải rác trong xã, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân
- Nguồn nước ngầm tuy chưa được khảo sát cụ thể, nhưng qua thực tế sửdụng của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 4 - 15 m, chất lượngnước tốt
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản khoảng 10 ha, nằm rải rác cácxóm; khu đầu nguồn suối La Bằng dưới chân núi Tam Đảo có tiềm năng nuôi
cá nước lạnh
Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích rừng toàn xã hiện nay là 1.509,09 ha, trong đó diện tíchrừng đặc dụng thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo quản lý là 1.428 ha, còn lại là80,47 ha rừng sản xuất nằm rải rác tại các xóm Diện tích rừng đặc dụng do