1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận thực hiện quy trình ương nuôi cá anh vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản núi cốc, xã tân thái, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

39 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khóa luận thực hiện quy trình ương nuôi cá anh vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản núi cốc, xã tân thái, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 426,61 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I. MỞ ĐẦU (5)
    • 1.1. Đặt vấn đề (5)
    • 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề (6)
      • 1.2.1. Mục tiêu (6)
      • 1.2.2. Yêu cầu (6)
  • PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (7)
    • 2.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề (7)
      • 2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá Anh Vũ (7)
      • 2.1.2. Một số bệnh và phương pháp phòng tránh bệnh trên cá Anh vũ (12)
    • 2.2. Điều kiện cơ sở nơi thực tập (12)
    • 2.3. Hiện trạng phát triển cá Anh vũ (13)
      • 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới (13)
      • 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước (14)
    • 2.4. Hiện trạng phát triển thủy sản tỉnh Thái Nguyên (15)
      • 2.4.1. Diện tích, sản lượng NTTS (15)
      • 2.4.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản (16)
      • 2.4.3. Hiện trạng nuôi cá lồng (17)
      • 2.4.4. Hiện trạng nuôi thủy đặc sản (18)
      • 2.4.5. Hiện trạng sản xuất và cung ứng giống thủy sản (19)
  • PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN (21)
    • 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện (21)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian (21)
    • 3.3. Nội dung thực hiện (21)
    • 3.5. Phương pháp tiến hành (21)
      • 3.5.1. Quy trình ương nuôi cá từ giai đoạn cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống (22)
      • 3.5.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu môi trường (25)
      • 3.5.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu (25)
      • 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu (26)
  • PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (26)
    • 4.1. Biến động môi trường nuôi (26)
    • 4.2. Kết quả theo dõi tăng trưởng cá Anh Vũ (31)
    • 4.3. Kết quả tỉ lệ sống (32)
    • 4.4 Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Anh Vũ (33)
    • 4.5. Bảng tổng hợp tham gia các hoạt động khác ở HTX (33)
  • PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (35)
    • 5.1 Kết luận (35)
    • 5.2. Đề nghị (35)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Đối tượng, phạm vi thực hiện

*Đối tượng nghiên cứu: cá Anh Vũ ( Semilabeo Notabilis)

*Phạm vi: giai đoạn cá hương, cá giống

Địa điểm và thời gian

* Địa điểm: Hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, xóm Gốc Mít, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

* Thời gian: từ ngày 08/11/2018 đến ngày 26/05/2019

Nội dung thực hiện

-Đánh giá hiện trạng hoạt động của HTX

- Tham gia thực hiện qui trình ương nuôi cá Anh vũ giai đoạn cá bột lên cá hương và giai đoạn cá hương lên cá giống

- Xác định tình hình nhiễm bệnh và thực hiện công tác phòng trị bệnh cho cá Anh vũ;

- Tham gia các hoạt động sản xuất khác của HTX.

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi

-Tỉ lệ sống của cá giai đoạn cá hương, cá giống

-Tốc độ sinh trưởng của cá

Phương pháp tiến hành

*Hệ thống bể nuôi: bao gồm 2 bể nuôi cá giống và 2 lò sấy Các bể có thể tích là 10x3x1,7m và được xếp thành 2 hàng dọc đặt liên tiếp và sát cạnh nhau tạo thành một hình chữ nhật sau nhà ghép giống , là nơi thoáng khí, có nhiều ánh sáng và nước được luân chuyển bằng hệ thống ống dẫn nước được bơm từ dưới hồ lên Xung quanh được rắc vôi và dọn vệ sinh sạch sẽ nhằm để khử trùng và ổn định môi trường nước trong bể nuôi.

+Thau nhựa, cốc đựng cám, lưới kéo, vợt, cân, thước đo dùng để đo chiều dài và để đo trọng lượng mỗi đợt bắt kiểm tra cá.

+Thiết bị kiểm tra yếu tố môi trường gồm: Nhiệt kế thủy ngân, máy đo oxy hòa tan, test pH.

+Sổ ghi nhật kí thí nghiệm.

3.5.1 Quy trình ương nuôi cá từ giai đoạn cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống

*Chuẩn bị bể nuôi: Đây là một khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá thương phẩm nếu làm tốt khâu này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho cá hoạt động, sinh trưởng tốt, tránh được thất thoát cá ra ngoài trong quá trình nuôi. Điều kiện tự nhiên: khu vực đặt bể nuôi có mặt bằng rộng rãi, khô ráo Xa khu dân cư tập trung, các tiêu chuẩn của nước đạt QCVN 02-22:2015 /BNNPTNT

[9] Các thông số môi trường nuôi được thể hiện ở bảng 2.4 sau đây:

Bảng 3.1: Thông số môi trường nước tại Hồ Núi Cốc

STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

3 Amoni( NH4 + tính theo N) mg/l 40% protein và 11% lipit, lượng thức ăn cho cá ăn bằng 2-3% trọng lượng cá, để cá làm quen với thức ăn mới.

+ Chăm sóc và quản lí cá: Hằng ngày kiểm tra hệ thống lưới quây trong bể có bị tung ra không, tránh trường hợp cá trong quây lưới thoát ra ngoài khó kiểm tra và quan sát Định kì 1 lần/tuần dọn các tạp chất bám ở trong và ngoài lưới, thường xuyên quan sát hoạt động của cá trong lưới vào sáng sớm và chiều tối để có những phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nhằm kịp thời xử lí Đối với cá khi nuôi được 1 tháng, trước khi cho ăn cần vớt bỏ thức ăn dư thừa, cho cá ăn thức ăn mới, sạch sẽ Lưới quây nuôi cá bột bị bẩn, có rêu bám quanh là vấn đề khó tránh khỏi, đặc biệt giai đoạn cá còn nhỏ sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ Sau 1 tháng nuôi bỏ lưới quây cá ra cho cá thích nghi với bể nuôi, mở rộng mật độ cá nuôi ra, đồng thời loại bỏ rêu và các tạp chất bám quanh lưới quây và bể nuôi đảm bảo môi trường nước nuôi sạch sẽ Duy trì mực nước trong bể nuôi ổn định, tránh bị cạn, vớt rêu nổi trên mặt nước đảm bảo mặt nước sạch sẽ tránh rêu nổi cản trở cá ăn Vệ sinh khu vực quanh bể nuôi sạch sẽ, rắc vôi quanh đảm bảo môi trường sạch, phòng tránh các bệnh gây cho cá Những ngày trời âm u, mưa nhiều cần đảm bảo oxy đầy đủ, cần có sục khí đảm bảo oxy cho cá sinh trưởng và phát triển bình thường, căng lưới đen đảm bảo ánh sáng mặt trời ít ảnh hưởng tới bể nuôi vào những ngày nắng nóng kéo dài.

- Giai đoạn từ cá hương lên cá giống:

Mật độ cá thả: 61 con/m 2

Lúc cá tách ra khỏi lưới quây có độ tuổi trên 1 tháng: Thức ăn cho cá giai đoạn này là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có kích cỡ viên 0,6-1mm tùy theo cỡ miệng cá, thức ăn có hàm lượng đạm cao 40% protein và 8-10% lipit Lượng thức ăn cho cá lúc này bằng 3-5% trọng lượng cá, hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng (8h) và chiều tối (17h).

+ Cách thức cho ăn: Thức ăn đưa xuống bể nuôi thành nhiều đợt để tất cả cá đều được ăn, quan sát hoạt thức ăn hàng ngày cho cá ăn có thể điều chỉnh khi điều kiện thời tiết thay đổi, tình trạng cá, môi trường nước trong bể.

+ Chăm sóc và quản lí cá: Hàng ngày kiểu tra mặt nước nuôi, loại bỏ thức ăn dư thừa, tạp chất, rêu bám quanh bể Định kì 1 lần/tuần vệ sinh bề mặt bể, cọ rửa thay mới nước, hàng ngày trước khi cho cá ăn vớt thức ăn dư thừa, tạp chất đảm bảo cá được ăn thức ăn mới Duy trì mực nước ổn định để theo dõi tình hình cá, thường xuyên quan sát trạng thái hoạt động của cá trong bể để có những biện pháp xử lí kịp thời Định kì 7- 10 ngày dọn dẹp khu vực quanh bể nuôi, rắc vôi bột quanh bể nuôi đề phòng các bệnh gây cho cá, làm sạch môi trường xung quanh Định kì 1 tuần/lần dùng vitamin C trộn vào thức ăn công nghiệp với liều lượng 2-3 g/kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.Những ngày trời âm u, mưa nhiều cần có sục khí đảm bảo oxy cho cá sinh trưởng và phát triển bình thường Còn những ngày nắng nóng kéo dài căng lưới đen chống ánh sáng mặt trời trực tiếp rọi vào bể nuôi.

3.5.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu môi trường

*Xác định nhiệt độ nước bằng nhiệt kế bách phân: Cho nhiệt kế vào một chai nước và buộc một sợi dây dài khoảng 0,5m vào chai, sau đó thả xuống khu vực bể nuôi và đặt tại 3 điểm của bể nuôi Sau 20 phút kéo lên rồi xem nhanh nhiệt độ của nhiệt kế và tính giá trị trung bình.

Thời gian đo vào lúc 7h30 sáng và 5h chiều mỗi ngày.

*Xác định pH bằng bộ kiểm tra nhanh pH: dùng lọ thủy tinh đong lấy 5ml nước trong bể nuôi sau đó nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lắc đều và tiến hành so sánh màu thay đổi trong lọ với màu trên bảng hộp so màu, trùng với màu nào thì đọc chỉ số pH trên bảng so màu.

*Xác định hàm lượng Oxy hòa tan bằng máy đo cầm tay: thả một đầu dây của máy đo xuống nước rồi đọc chỉ số oxy trên máy Ngày đo 2 lần vào buổi sáng từ 5h - 6h và 14 -15h.

Cân mẫu cá: Sử dụng lưới đánh cá để lấy mẫu cá, sử dụng chậu đã đong 1kg nước để lên cân đồng hồ.

Dùng vợt đánh mẫu cá thả vào trong chậu đã chuẩn bị xem khối lượng cá trong chậu sau đó đếm số lượng cá có trong trong chậu.

3.5.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu

Tỷ lệ sống của cá: Từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến lúc kết thúc thí nghiệm

Tính tỷ lệ sống (TLS)

Tỉ lệ sống (%)Số lương cá khi kết thúc thí nghiệm

Số lượng cá khi bắt đầu thí nghiệm x100

Giá trị tăng trưởng trung bình:

Trong đó : X: là giá trị trung bình n: là số lần kiểm tra

X i :là giá trị lần kiểm tra thứ i

Hệ số thức ăn (FCR)

FCR Khối lượng thức ăn tiêu tốn (g) Khối lượng cá tăng trọng (g)

Tốc độ tăng trưởng bình quân ADG (gam/con/ngày)

ADG : Tốc độ sinh trưởng trung bình ngày (gam/con/ngày)

W1 : Khối lượng cá trung bình lần kiểm tra trước (gam/con)

W 2 : Khối lượng cá trung bình lần kiểm tra sau (gam/con) t 2 : Là thời điểm đang kiểm tra t 1 : Là thời điểm của lần kiểm tra trước đó

3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được phân tích thống kê dựa trên phần mềm Microsoft Excel

2010 Các giá trị chủ yếu được tính toán là giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Biến động môi trường nuôi

Các yếu tố môi trường là yếu tố có vai trò quan trọng Việc xác định một số yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH cho phép đánh giá sự đồng nhất về điều kiện thí nghiệm giữa các nghiệm thức và sự phù hợp của các yếu tố này với sinh trưởng, phát triển của cá Anh vũ Trong quá trình theo dõi nuôi cá Anh vũ trong bể nuôi Chúng tôi đã thu mẫu môi trường kiểm tra các thông số môi trường tại khu vực nuôi Kết quả kiểm tra được thể hiện ở bảng 4.1 sau đây:

Bảng 4.1: Kết quả theo dõi môi trường nước trong khu vực nuôi:

DO(mg/l) pH Nhiệt độ (ºC)

- Biến động của nhiệt độ nước Đối với động vật sống nói chung thì nhiệt độ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự sống Tuy nhiên đối với thủy sản nói chung và cá Anh Vũ nói riêng thì yếu tố này còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn Động vật thủy sản thuộc nhóm biến nhiệt, nhiệt độ môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ của cá Ở thời điểm nhiệt độ môi trường xuống thấp (mùa đông) nhiệt độ thân nhiệt cá cũng giảm, làm toàn bộ quá trình trao đổi chất của cá giảm xuống, có thể dừng hẳn khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp Ngược lại khi nhiệt độ môi trường tăng lên thì quá trình trao đổi chất tăng lên Tuy nhiên đối với mỗi loài thủy sản đều có ngưỡng nhiệt độ hoạt động của mình.

Trong quá trình thực hiện thí nghiệm từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019, nhiệt độ nước dao động ở khoảng 19 - 26 o C Nhiệt độ trung bình nước tại khu vực bể nuôi có xu hướng giảm dần vào cuối tháng 12 đầu tháng 1 do chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh phía Bắc Kết quả theo dõi nhiệt độ cũng cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa các bể nuôi do các bể nuôi được bố trí trong cùng 1 khu vực nuôi Nhiệt độ nước trong khoảng từ 19°C - 21°C nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá Anh vũ.

Trong tự nhiên, chúng phân bố ở những thượng lưu sông, cá Anh vũ chỉ sống sâu trong các hang đá vì chúng ưa nhiệt độ lạnh Khoảng nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng và phát triển của cá Anh Vũ từ 5 - 22°C , cá Anh Vũ là loài có sức chịu đựng kém về nhiệt độ cao, khi nước trong môi trường nuôi nóng quá giới hạn chịu đựng thì cá nổi lên mặt nước và chết Nhiệt độ phù hợp cho sinh sản và phát triển của trứng nằm trong khoảng từ 15°C đến 22°C.

Nhiệt độ nước có sự biến động theo các tháng: nhiệt độ trung bình cao nhất

>25 0 C vào tháng 5 và nhiệt độ trung bình thấp nhất là 15 0 C vào các ngày trong tháng 1 Tháng 2 nhiệt độ lại tăng lên do chịu ảnh hưởng của áp thấp nóng phía Tây kéo dài nên nền nhiệt độ tăng cao và giảm dần vào các tháng 3 và 4 do chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh phía Bắc tăng cường Tới đầu tháng 5 khi bước vào mùa hè nền nhiệt lại quay lại với nhiệt độ trung bình nước các ngày tăng cao Do địa điểm đặt bể nuôi đều có mức nước sâu >= 1,3m nên khi nhiệt độ không khí tăng hay giảm ảnh hưởng ít nhiều đến sinh trưởng của cá Anh Vũ.

Biến động nhiệt độ nước được thể hiện qua hình 4.1

Hình 4.1: Biến động nhiệt độ nước của bể nuôi theo tháng

- Biến động pH trong nước

Kết quả theo dõi pH trong các lồng cho thấy pH dao động trong khoảng 6,0

- 7,5 Kết quả theo dõi giá trị pH cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các bể nuôi do được bố trí trong cùng 1 khu vực nuôi. pH của nước trong khoảng 6,0 – 7,5 nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của cá Anh Vũ Giá trị pH của nước trong khoảng 6,0 – 7,5 nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá Anh Vũ Giá trị pH nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cá nuôi: độ pH quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cá, pH thấp hơn 4 hay cao hơn 11 có thể gây chết cho cá ( Nguyễn Đức Hội, 2004 [5]).

Biến động giá trị pH nước được thể hiện qua hình 4.2

Hình 4.2: Biến động giá trị pH nước của bể nuôi theo tháng

- Biến động của oxy hòa tan

Hàm lượng oxy hòa tan trung bình trong quá trình nuôi dao động trong khoảng 5,0 - 7,35 mg/l, nằm trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Anh Vũ Độ oxy hòa tan phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loài cá ≥ 4mg/l (QCVN 02-22:2015/BNNPTNT) Oxy hòa tan cao trong bể nuôi cũng là lý do mà có thể nuôi Anh vũ trong bể nuôi mật độ (67 con/m²) cao hơn nuôi cá giống trong lồng nuôi (20 - 45con/m²) Giúp tận dụng tối đa thức ăn ở các tầng nước cũng như tránh lãng phí thức ăn.

Các tháng 11, tháng 2, tháng 5 nhiệt độ nước tăng, quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ xảy ra với cường độ mạnh, trong khi đó độ hoà tan của oxy vào nước lại giảm xuống Vì vậy độ thiếu hụt oxy cao hơn so với các tháng 12, 1, 3 và 4 Tuy nhiên, giá trị DO tại các tháng này vẫn đáp ứng được yêu cầu về DO cho cá Anh Vũ.

Biến động hàm lượng oxy hòa tan được thể hiện qua hình 4.3 Độ pH 7,4

Hình 4.3: Biến động hàm lượng oxy hòa tan của bể nuôi theo tháng

Qua biểu đồ trên ta thấy được rằng chỉ số DO các tháng có nhiệt độ nước cao > 24 0 C thì thấp hơn chỉ số DO của các tháng có nhiệt độ < 24 0 C Cụ thể, các tháng có nhiệt độ cao > 24 0 C là tháng 11, tháng 2 và tháng 5 chỉ số DO trong khoảng từ 5,0 - 7,35 mg/l Còn các tháng có nhiệt dộ thấp dưới 24 0 C ( tháng 12,

1, 3, 4) chỉ số DO trong khoảng 6,85 - 7,35 mg/l Điều này là do ở các tháng có nhiệt độ nước cao tảo, vi sinh vật và các thực vật thủy sinh khác trong nước phát triển mạnh hơn so với các tháng có nhiệt độ nước thấp, vì thề mà hàm lượng oxy hòa tan trong nước các tháng có nhiệt độ cao sẽ thấp hơn so với các tháng có nhiệt độ thấp hơn vì được tảo, vi sinh vật và các thực vật thủy sinh khác trong nước sử dụng.

Kết quả theo dõi tăng trưởng cá Anh Vũ

Sau 180 ngày nuôi, cá Anh Vũ từ khối lượng trung bình 0,01g/con đạt khối lượng trung bình đến tháng thứ 6 là 3,3 - 3,4 g/con, sinh trưởng tương đối của cá là 3,25 - 3,3g/con.

Tốc độ tăng trưởng trung bình của cá Anh Vũ theo ngày trong quá trình nuôi là 0,018g/con/ngày Kết quả theo dõi sinh trưởng của Anh vũ tại bể nuôi được thể hiện ở bảng 4.2 sau đây:

Bảng 4.2: Kết quả theo dõi tăng trưởng của Anh Vũ tại bể nuôi theo các tháng

Cỡ cá thả đầu tháng [(g/con) ± (0,005)]

Khối lượng trung bình của cá theo các tháng

Bảng kết quả trên được ghi lại khi thu mẫu lần cuối vào ngày 26 tháng 5 năm

2019 Từ kết quả theo dõi cho thấy tốc độ sinh trưởng của cá trong bể nuôi chưa ổn định, cá lớn nhất đạt 3,37 g/con sau 6 tháng nuôi, cá nhỏ nhất đạt khoảng 2,95 g/con Kết quả này cho thấy khối lượng cá chưa đồng đều trong bể nuôi Tốc độ sinh trưởng trung bình của cá trong thời gian theo dõi đạt từ 0,007 – 0,018 g/con/ngày Tăng trưởng trung bình của cá Anh Vũ được nuôi trong bể nuôi của hợp tác xã (0,0172 g/con/ngày) cao hơn tăng trưởng trung bình của cá Anh Vũ (g/con/ngày) sinh sống tại môi trường nuôi tự nhiên.

Sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng giữa bể nuôi được cho là liên quan đến công tác chăm sóc, quản lý, số lượng cá tạp cạnh tranh thức ăn.

Kết quả tỉ lệ sống

Kết quả theo dõi từ ngày 08/11/2018 - 26/05/2019 sau khoảng 180 ngày nuôi, tỷ lệ sống của cá Anh Vũ đạt trung bình 72,7% Tỷ lệ sống của cá Anh Vũ qua các tháng được thể hiện qua bảng 4.3

Bảng 4.3: Kết quả theo dõi tỉ lệ sống của Anh Vũ:

Bể nuôi Số cá thả (con) Số cá khi thu hoạch (con) Tỉ lệ sống (%)

Tỉ lệ sống tại bể nuôi cao vậy là do nguồn nước tại hồ là nguồn nước sạch, diện tích mặt nước rộng nên ít biến động về các yếu tố môi trường như DO, NH3/NH4, pH, nhiệt độ hơn so với trong ao nuôi Một vài cá thể chết do quá trình vận chuyển và kéo cá đo mẫu gây xước xát trên da, cơ hội cho một số loại vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Tỷ lệ sống trung bình của cá Anh Vũ nuôi được 6 tháng ở bể nuôi của hợp tác xã (72,7%) cao hơn so với cá sinh sống ở ngoài môi trường tự nhiên Nhưng vì cá Anh vũ nuôi ở bể nuôi mới được 6 tháng và chưa đạt khối lượng thương phẩm nên chưa thể đánh giá chính xác được.

Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Anh Vũ

Hệ số chuyển đổi thức ăn là thông số quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn và dinh dưỡng của các dòng cá khác nhau.

Bảng 4.4: Kết quả theo dõi và tính toán FCR của bể nuôi cá Anh Vũ

Số cá thả từ lúc theo dõi

Số cá còn sống sau 180 ngày (con)

Trọng lượng cá đo từ lúc theo dõi (g/con)

Trọng lượng cá thu trung bình (g/con)

Tổng khối lượng cá thu (kg)

Tổng lượng thức ăn đã cho (kg)

Theo tính toán thực tế, từ ngày 08/11/2018 đến ngày 26/05/2019, bể nuôi đã sử dụng hết 155kg thức ăn công nghiệp Hệ số chuyển đổi thức ăn của bể nuôi là 3,18 Tuy nhiên, vì mật độ cá nuôi trong bể nuôi dày hơn ở lồng nuôi nên tiêu tốn thức ăn sẽ thấp và do ở giai đoạn nhỏ sinh trưởng của cá nhanh hơn ở giai đoạn sau và cá nuôi ở bể nuôi mới được 6 tháng từ giai đoạn cá giống nên cũng không thể khẳng định được chắc chắn điều này.

Bảng tổng hợp tham gia các hoạt động khác ở HTX

Hằng ngày ngoài thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, ở hợp tác xã còn tham gia các công tác khác như nuôi các loại cá thịt khác, theo dõi, kiểm tra, phòng và trị bệnh cho cá, và làm các công việc khác tại hợp tác xã:

- Nuôi các loại cá khác như cá rô phi, cá trắm đen, cá bỗng, cá lăng chấm, cá chiên và trai cấy ngọc.

- Làm các công việc khác tại HTX như quan sát, kiểm tra, vệ sinh trai cấy ngọc, dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực bể nuôi và nhà cấy giống.

Bảng 4.5: Tổng hợp các hoạt động khác tại HTX

Số lượng (lồng nuôi/dây treo)

1 Chăn cá Rô Phi 1 Hàng ngày cho cá ăn 2 lần/ngày,

Hàng ngày cho cá ăn 2 lần/ngày (sáng 7h, chiều 17h) Định kì 2 tuần/lần kéo cá kiểm tra, trộn thuốc vào thức ăn cho cá

Hàng ngày cho cá ăn 2 lần/ngày (sáng 7h, chiều 17h) Định kì 3 ngày/lần cắt cỏ cho cá ăn, 3 tuần/lần kéo cá kiểm tra.

4 Chăn cá Chiên và cá Lăng Chấm 1 2 ngày/lần cho cá ăn các loại thịt cá khác băm nhỏ, 3 tuần/lần kéo cá kiểm tra

Hằng ngày kiểm tra trai, loại bỏ những trai nguyên liệu chết, vệ sinh, cọ rửa bên ngoài vỏ trai, thay nước bể trai nguyên liệu Nội dung công việc

Phát cỏ, vệ sinh quanh nhà cấy ghép giống và bể nuôi cá giống, vớt rác quanh lồng nuôi. Định kì 15 ngày/lần phát cỏ, dọn vệ sinh quanh nhà cấy ghép giống, rắc vôi bột và dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực bể nuôi cá giống Hằng ngày trước khi chăn cá dưới lồng nuôi, vớt rác quanh khu vực lồng nuôi cá trên mặt hồ.

Ngày đăng: 04/12/2022, 20:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Cá Anh vũ (Semilabeo Obscurus Lin, 1881) - Khóa luận thực hiện quy trình ương nuôi cá anh vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản núi cốc, xã tân thái, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Hình 2.1. Cá Anh vũ (Semilabeo Obscurus Lin, 1881) (Trang 7)
* Đặc điểm hình thái - Khóa luận thực hiện quy trình ương nuôi cá anh vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản núi cốc, xã tân thái, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
c điểm hình thái (Trang 8)
Bảng 2.2: Hiện trạng diện tích NTTS tỉnh Thái Nguyên theo các huyện, thị - Khóa luận thực hiện quy trình ương nuôi cá anh vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản núi cốc, xã tân thái, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2 Hiện trạng diện tích NTTS tỉnh Thái Nguyên theo các huyện, thị (Trang 16)
Bảng 2.3: Hiện trạng sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Thái Nguyên - Khóa luận thực hiện quy trình ương nuôi cá anh vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản núi cốc, xã tân thái, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng 2.3 Hiện trạng sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Thái Nguyên (Trang 17)
Bảng 3.1: Thông số môi trường nước tại Hồ Núi Cốc - Khóa luận thực hiện quy trình ương nuôi cá anh vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản núi cốc, xã tân thái, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng 3.1 Thông số môi trường nước tại Hồ Núi Cốc (Trang 22)
Bảng 4.1: Kết quả theo dõi môi trường nước trong khu vực nuôi: - Khóa luận thực hiện quy trình ương nuôi cá anh vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản núi cốc, xã tân thái, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng 4.1 Kết quả theo dõi môi trường nước trong khu vực nuôi: (Trang 27)
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ nước của bể nuôi theo tháng - Biến động pH trong nước - Khóa luận thực hiện quy trình ương nuôi cá anh vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản núi cốc, xã tân thái, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Hình 4.1 Biến động nhiệt độ nước của bể nuôi theo tháng - Biến động pH trong nước (Trang 29)
Hình 4.2: Biến động giá trị pH nước của bể nuôi theo tháng - Biến động của oxy hòa tan - Khóa luận thực hiện quy trình ương nuôi cá anh vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản núi cốc, xã tân thái, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Hình 4.2 Biến động giá trị pH nước của bể nuôi theo tháng - Biến động của oxy hòa tan (Trang 30)
Hình 4.3: Biến động hàm lượng oxy hòa tan của bể nuôi theo tháng - Khóa luận thực hiện quy trình ương nuôi cá anh vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản núi cốc, xã tân thái, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Hình 4.3 Biến động hàm lượng oxy hòa tan của bể nuôi theo tháng (Trang 31)
Bảng kết quả trên được ghi lại khi thu mẫu lần cuối vào ngày 26 tháng 5 năm 2019. Từ kết quả theo dõi cho thấy tốc độ sinh trưởng của cá trong bể nuôi chưa  ổn định, cá lớn nhất đạt 3,37 g/con sau 6 tháng nuôi, cá nhỏ nhất đạt khoảng  2,95 g/con - Khóa luận thực hiện quy trình ương nuôi cá anh vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản núi cốc, xã tân thái, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên
Bảng k ết quả trên được ghi lại khi thu mẫu lần cuối vào ngày 26 tháng 5 năm 2019. Từ kết quả theo dõi cho thấy tốc độ sinh trưởng của cá trong bể nuôi chưa ổn định, cá lớn nhất đạt 3,37 g/con sau 6 tháng nuôi, cá nhỏ nhất đạt khoảng 2,95 g/con (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w