Hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã la bằng,huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 58)

Bảng 4.7. Thực trạng hệ thống chính trị của xã La Bằng so với Bộ tiêu chí nông thôn mới năm 2017

TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí

Tiêu chí NTM Thực trạng Đánh giá 18 Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn Đạt Đạt Đạt 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống

chính trị cơ sở theo quy định. Đạt Đạt Đạt 18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu

chuẩn “trong sạch, vững mạnh” Đạt Đạt Đạt 18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của

xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên 100% Đạt Đạt 18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

theo quy định Đạt Đạt Đạt

18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội

Đạt Đạt Đạt

19 An ninh, trật tự xã hội

19.1. Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng

Đạt Đạt Đạt

19.2. Xã đạt chuẩn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội(ma túy, cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm

Nhận xét:

Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội - Xã đạt tiêu chí này khi đáp ứng các yêu cầu sau:

+ 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tại Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

+ Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.

+ Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn "Trong sạch, vững mạnh" theo quy định của Ban tổ chức Trung ương về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên.

+ Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

- Xã hiện có 20 cán bộ, công chức; đội ngũ cán bộ, công chức của địa phương có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác hiện nay.

- Tập thể cán bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể ổn định, nhiều năm liền được các cấp khen thưởng.

- Toàn Đảng bộ có 15 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó: 10 chi bộ xóm và 5 chi bộ cơ quan, với tổng 197 đảng viên. Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu; các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức theo quy định, hoạt động ổn định.

So sánh với yêu cầu của Bộ tiêu chí thì tiêu chí này xã đạt.

Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội

Xã đạt tiêu chí “An ninh trật tự xã hội được giữ vững” khi đạt yêu cầu: - Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài. Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn. Trên 70% số thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự. Hàng năm công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.

- Công tác quốc phòng: Làm tốt công tác tuyên truyền luật nghĩa vụ quân sự, tổ chức khám sơ tuyển và giao quân lên đường làm nghĩa vụ quân sự với nhà nước, thường xuyên tổ chức giao ban, phối hợp với ban an ninh xã tuần tra, canh giữ, bảo vệ an ninh thôn bản trên địa bàn xã.

- Công tác an ninh trật tự: Ban công an xã thường xuyên tổ chức tuần tra, canh gác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, thực hiện tốt công tác khai báo tạm trú tạm vắng, phát động rộng rãi.

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, tham gia giữ gìn an ninh trật tự nhờ đó đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhanh các vụ việc xảy ra.

Tiêu chí này đã đạt so với Bộ tiêu chí nông thôn mới.

Đánh giá chung:

Xã La Bằng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới.

4.2.6. Sự tham gia của người dân vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã La Bằng.

 Nhận thức của người dân trên địa bàn về chương trình nông thôn mới được thể hiện qua kết quả điều tra 60 hộ ở bảng 4.8 như sau:

Bảng 4.8. Hiểu biết của người dân về nông thôn mới và mức độ trao đổi thông tin với cán bộ cấp xã (n=60)

STT Nội dung Đánh giá Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)

1

Hiểu biết về nông thôn mới

Biết 48 80

Có nghe nhưng chưa hiểu rõ 9 15

Chưa biết 3 5

2 Mức độ trao đổi thông tin

Thường xuyên 17 28,3 Không thường xuyên 32 53,4

Không 11 18,3

Nhận xét:

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

Qua điều tra 60 hộ trên địa bàn xã cho thấy, mặc dù công tác tuyên truyền về xây dựng NTM được triển khai rộng khắp toàn bộ địa bàn xã, tuy nhiên kết quả chưa được tốt, dẫn đến nhận thức của người dân về chương trình

xây dựng NTM còn hạn chế, thể hiện ở chỗ khi được điều tra 60 hộ dân trên địa bàn xã thì có 3 hộ chiếm 5 % chưa biết, 9 hộ chiếm 15 % nghe qua nhưng chưa thực sự hiểu rõ vấn đề. Mặc dù đã biết địa phương mình đang thực hiện xây dựng NTM, việc này rất cần có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương với người dân, vì qua đó, sẽ có những nhìn nhận khách quan những ý kiến từ nhiều chiều khác nhau để thúc đẩy xây dựng NTM. Tuy nhiên theo kết quả điều tra trên tổng số 60 hộ dân, thì chỉ có 17 hộ, chiếm 28,3 % là thường xuyên trao đổi thông tin, 32 hộ, chiếm 53,4 % không thường xuyên trao đổi thông tin và có tới 11 hộ, chiếm 18,3 % không trao đổi thông tin. Qua đó, ta thấy người dân xã La Bằng chưa thực sự tích cực trong việc trao đổi thông tin với chính quyền địa phương. Các hộ, các cá nhân thường xuyên trao đổi thông tin chủ yếu là cán bộ xã các thành viên của các đoàn thể và một số người dân tích cực, số còn lại chiếm 18,3 % không trao đổi thông tin, đa số họ là những người mải hoạt động sản xuất, bận bịu với công việc, với cuộc sống gia đình, xã hội, không chú ý đến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình. Do đó, chính quyền và các đoàn thể địa phương hoặc các cá nhân cần triển khai thúc đẩy người dân nên tích cực trao đổi, đóng góp ý kiến của bản thân để việc thực hiện xây dựng NTM được bền vững.

 Mức độ nhận thức về sự cần thiết của việc xây dựng nông thôn mới

trên 60 hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.9 như sau:

Bảng 4.9. Nhận thức của người dân về sự cần thiết của việc xây dựng nông thôn mới (n = 60)

Chỉ Tiêu Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%)

Rất cần thiết 35 58,3

Cần thiết 21 35

Không cần thiết 4 6,7

Nhận xét:

Qua bảng trên, ta thấy, trên tổng số 60 hộ điều tra, có 35 hộ, chiếm 58,3 % rằng việc xây dựng NTM là rất cần thiết và 21 hộ, chiếm 35 % cho rằng đó là cần thiết. Còn lại 4 hộ, chiếm 6,7 % cho rằng không cần thiết. Ta có thể kết luận được phần lớn nhận thức đúng về sự cần thiết của việc XD NTM, họ cho rằng, đẩy mạnh XD NTM là quan trọng, điều đó làm thay đổi bộ mặt NT, phát triển KT NT. Rất ít hộ cho rằng không cần thiết vì họ cho rằng nếu không có đủ điều kiện thì cứ để NT phát triển một cách bình thường tự nhiên, theo quy luật, không cần thiết phải thay đổi theo bộ tiêu chí NTM. Chính quyền xã cần tuyên truyền các hoạt động mà địa phương khác đã làm được, và những gì họ đã đạt được, diện mạo nông thôn và nền kinh tế đã thay đổi như thế nào, cuộc sống của người dân họ đã được cải thiện ra sao để 100% người dân địa phương mình thấy được sự cần thiết cửa việc XD NTM.

 Mức độ tự nguyện tham gia của người dân khi thực hiện xây dựng

nông thôn mới được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.10. Mức độ tự nguyện tham gia của người dân khi thực hiện xây dựng nông thôn mới (n = 60)

STT Chỉ tiêu Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%)

1 Hoàn toàn tự nguyện 42 70

2 Tham gia cũng được,

không tham gia cũng được 11 18,3

3 Bắt buộc tham gia 7 11,7

Nhận xét:

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

Qua bảng trên, ta thấy có sự chênh lệch khá nhiều giữa mức độ tự nguyện tham gia của người dân khi thực hiện XD NTM. Có 42 hộ, chiếm 70 % hoàn toàn tự nguyện, 11 hộ, chiếm 18,3 % tham gia cũng được, không tham

gia cũng được và có tới 7 hộ chiếm 11,7 % bắt buộc tham gia. Từ đó cho thấy, ý thức tham gia của người dân chưa cao, còn có tới 11,7 % số hộ vì lý do bắt buộc nên mới tham gia. Do đó, chính quyền, các đoàn thể cũng như người dân nên trao đổi và làm thay đổi nhìn nhận về tầm quan trọng của việc tham gia xây dựng nông thôn mới để 100% hộ dân tự nguyện tham gia xây dựng NTM.

 Mức độ người dân tham gia góp ý kiến vào các hoạt động xây dựng

nông thôn mới được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.11. Mức độ người dân tham gia góp ý kiến vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới (n= 60)

STT Nội dung Số lượng

(hộ)

Cơ cấu (%)

1

Mức độ người dân tham gia đóng góp ý

kiến Tổng số hộ điều tra 60 100 Số hộ tham gia đóng góp ý kiến 46 76,7 2 Các hoạt động người dân tham gia đóng

góp ý kiến

Đánh giá thực trạng

của xóm 34 56,7

Thảo luận xây dựng

quy hoạch 14 23,3

Lựa chọn nội dung,

hạng mục ưu tiên 38 63

Triển khai các công

trình 6 10

Nhận xét:

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

Qua bảng, ta thấy được người dân xã La Bằng đã tích cực trong việc tham gia đóng góp ý kiến trong việc XD NTM. Cụ thể, có 46 hộ chiếm 76,7 % tham gia đóng góp ý kiến của mình trong các cuộc họp về NTM. Tất cả các hoạt động như đánh giá thực trạng của xóm, thảo luận xây dựng quy hoạch và

lựa chọn hạng mục ưu tiên đều có sự đóng góp về ý kiến của người dân. Vì thế, việc đưa ra nhiều hoạt động hơn nữa và thúc đẩy sự góp ý của người dân nên được chính quyền và các đoàn thể quan tâm hơn nữa.

 Mức độ người dân tham gia lao động xây dựng công trình nông thôn

được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.12. Sự tham gia của người dân vào các công trình nông thôn (n=60)

STT Họat động Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%)

1 Xây dựng đường giao thông 49 81,7

2 Cải tạo, xây mới kênh mương 24 40

3 Xây dựng nhà văn hóa 52 86,7

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

- Nhận xét:

Qua bảng, ta thấy được người dân xã La Bằng luôn tích cực trong việc tham gia các hoạt động XD NTM, họ luôn muốn tham gia để góp phần công sức của mình vào việc làm thay đổi diện mạo của địa phương. Số hộ tham gia khá cao, có nhiều hộ tham gia cả 2, 3 hoạt động, có 49 hộ, chiếm 81,7 % tham gia xây dựng đường giao thông, xây dựng Nhà văn hóa có 52 hộ. Nhưng bên cạnh đó con khá nhiều hộ không tham gia hoạt động nào, bởi họ trông chờ, ỷ lại vào chính quyền. Chính quyền và các đoàn thể địa phương cần thúc đẩy và quản lý sát sao các hoạt động XD NTM làm sao cho tỷ lệ hộ dân tham gia đồng đều.

4.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở xã La Bằng

4.3.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm của các cấp Ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh, huyện đã đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

- Xã La Bằng có vị trí tương đối thuận lợi, có hệ thống đường liên xã, liên xóm thông suốt, có điều kiện giao lưu hàng hóa, phát triển KT - XH. Điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp, đa dạng về vật nuôi, cây trồng, cho năng suất sản lượng cao. Là xã có quỹ đất phù hợp cho phát triển lúa nước, các loại rau xanh,… có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là phát triển sản xuất cây chè.

- Cơ sở hạ tầng xã hội cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho người dân. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

- Trồng trọt và chăn nuôi đều có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện tại, đã bước đầu chú ý đến sản xuất lương thực, chăn nuôi và trồng trọt theo hướng hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành nghề trong sản xuất đang có hướng trên đà phát triển.

- Nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Hiện nay, một số chương trình, dự án đang được đầu tư triển khai trên địa bàn xã, đây là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

- Đội ngũ cán bộ được đào tạo nâng cao chuyên môn.

4.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên, khi tiến hành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã La Bằng vẫn tồn tại một số khó khăn sau:

- Địa hình miền núi phức tạp, mưa lớn, tập trung theo mùa thường gây ra hiện tượng lũ lụt cục bộ, xói mòn, rửa trôi đất: Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu nằm trên các khu vực núi cao, ảnh hưởng lớn đến việc khai thác các quỹ đất này vào sử dụng cho các mục đích quy hoạch. Vì vậy cũng gặp phải nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Nguồn lực địa phương có hạn: Xây dựng nông thôn mới cần nhiều kinh phí trong khi nguồn lực của địa phương là có hạn, người dân xã chủ yếu là hoạt

động sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp, nên mức độ huy động sự đóng góp của người dân còn hạn chế.

- Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn dân, phải huy động cả công sức và trí tuệ của nhân dân để quy hoạch hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân… Do đó, trình độ dân trí còn hạn chế là một khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới.

- Năng lực đội ngũ cán bộ còn hạn chế: Trình độ cán bộ cơ sở chưa đồng đều về năng lực chuyên môn. Trong khi việc thực hiện xây dựng nông thôn mới đòi hỏi cán bộ phải có năng lực trong quản lý và chỉ đạo, nắm vững nghiệp vụ… Do vậy, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế là một khó khăn lớn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

- Nhận thức và sự tham gia của người dân đối với chương trình xây dựng nông thôn mới còn hạn chế: Thực tế cho thấy, để thực hiện các hoạt động phát triển từ mô hình nông thôn mới, ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ, còn cần có sự đóng góp cả về sông sức và trí tuệ của nhân dân. Người dân là người trực tiếp được hưởng lợi từ các công trình, tuy nhiên, mức độ nhận thức cũng như sự tham gia của người dân ở địa phương còn yếu kém.

- Mặc dù đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới, xã vẫn còn khó

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã la bằng,huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w