Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã la bằng,huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Đối tượng nghiên cứu là tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới, các chủ thể tham gia quá trình xây dựng nông thôn mới bao gồm các hộ dân, cán bộ các cấp, các tổ chức đoàn thể thuộc xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên và các hoạt động xây dựng nông thôn mới đã và đang tiến hành trên địa bàn xã.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

a. Phạm vi không gian

Địa bàn xã La Bằng- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên.

b. Phạm vi thời gian

Bắt đầu từ ngày 13 tháng 08 năm 2018 đến hết ngày 25 tháng 11 năm 2018

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã La Bằng.

- Đánh giá Thực trạng xây dựng mô hình Nông thôn mới so với bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới tại xã La Bằng.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của xã khi xây dựng mô hình NTM. - Đề xuất những giải pháp phát triển chương trình xây dựng Nông thôn mới trong các giai đoạn tiếp theo.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu

Thu thập số liệu thứ cấp:

- Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nông thôn mới tại UBND xã, số liệu từ các báo cáo tổng kết, đề án xây dựng nông thôn mới, quy hoạch nông thôn mới tại các phòng chuyên môn thuộc UBND xã.

- Tham khảo, nghiên cứu, thu thập thông tin từ các tài liệu, khóa luận của các anh, chị khóa trước, và trên mạng internet để tiến hành viết khóa luận.

- Nghiên cứu các văn bản pháp lý về việc xây dựng nông thôn mới để tìm hiểu thông tin về việc xây dựng NTM.

Thu thập số liệu sơ cấp:

- Phương pháp PRA: Đề tài sử dụng một số công cụ trong PRA để tiến hành nghiên cứu. Cụ thể là công cụ quan sát trực tiếp, công cụ phỏng vấn. + Quan sát trực tiếp: Quan sát tình hình thực tế của địa phương để thu thập những thông tin về thực trạng xây dựng nông thôn mới để từ đó đánh giá được thực trạng và đưa ra được những giải pháp phù hợp.

+ Phỏng vấn các hộ dân bằng phiếu điều tra đã được lập sẵn, từ đó thống nhất các số liệu đã thu thập được để thu thập các thông tin chung của các hộ, các thông tin liên quan đến sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

+ Chọn mẫu điều tra: Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên;

Mẫu điều tra gồm 60 mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên trên 10 Khu dân cư để khảo sát mức độ tham gia của người dân về chương trình Nông thôn mới đang được triển khai tại xã La Bằng.

3.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin, phân tích và đánh giá

- Từ các số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu sử dụng bảng tính Excel.

- Từ các số liệu đã tổng hợp, phân tích và so sánh để đánh giá đúng được thực trạng nông thôn mới của xã.

3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế

- Mức độ tăng trưởng kinh tế của xã

- Tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất các ngành

- Cơ cấu kinh tế theo ngành: nông nghiệp - phi nông nghiệp. - Cơ cấu ngành nông nghiệp: trồng trọt - chăn nuôi.

vụ và ngành khác.

- Một số chỉ tiêu bình quân: + Lương thực bình quân/người  Tổng giá trị sản xuất/hộ

 Tổng giá trị sản xuất/lao động

 Tổng giá trị sản xuất/diện tích đất nông nghiệp

- Các chỉ tiêu về số lượng các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tại thôn, xã nhằm phát triển kinh tế xã.

3.4.2. Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng

Số lượng cơ sở hạ tầng, kết cấu, chiều dài, chiều rộng, diện tích của các công trình trên địa bàn xã.

3.4.3. Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội

 Tỷ lệ tăng, giảm hộ giàu và hộ nghèo.  Một số chỉ tiêu bình quân:

 Bình quân nhân khẩu/hộ

 Bình quân Lao động/hộ

 Bình quân khẩu nông nghiệp/hộ

 Bình quân khẩu phi nông nghiệp/hộ

 Tỷ lệ sinh…

 Mật độ dân số (người/km2)

 Mức độ cải thiện về đời sống và điều kiện sinh hoạt: thu nhập bình quân đầu người

3.4.4. Chỉ tiêu về phát triển con người

- Trình độ dân trí.

- Điều kiện chăm sóc sức khỏe

- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

3.4.5. Chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo vệ môi trường

Đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh môi trường: tỷ lệ hộ dùng nước sạch, tỷ lệ đường thôn xóm được bê tông hóa, không lầy lội vào mùa mưa, các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường sống…

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lí

La Bằng là xã nằm ở phía Tây huyện Đại Từ cách trung tâm huyện 10km. + Phía Đông giáp xã Bản Ngoại

+ Phía Tây giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang + Phía Nam giáp xã Hoàng Nông

+ Phía Bắc giáp xã Phú xuyên

4.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Xã La Bằng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô;

- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. - Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô.

- Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 22,9 C

- Lượng mưa phân bố không đều có chênh lệch lớn giưa mùa khô và mùa mưa, về mùa mưa cường độ mưa lớn chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm.

4.1.1.3. Địa hình địa chất

Là xã miền núi nằm dưới chân dãy núi Tam Đảo, với địa hình chủ yếu là đồi núi.

4.1.1.4. Thủy văn

Do điều kiện địa hình đồi núi dốc, mùa mưa lượng nước lớn và tập trung, hệ thống sông suối tương đối nhiều, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ lụt, sạt lở tại vùng ven và thượng nguồi sông suối. Tuy nhiên đây cũng là hệ thống tưới tiêu cho La Bằng và các xã lân cận.

4.1.1.5. Tài nguyên, khoáng sản

 Tài nguyên đất

Bảng 4.1. Bảng hiện trạng sử dụng đất xã La Bằng năm 2017 STT Chỉ Tiêu Diện Tích (ha) Cơ Cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 2.231,69 100,00 1 Đất nông nghiệp 2.042,46 91,52 1.1 Đất trồng lúa 158,78 7,11

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 21,79 0,97

1.3 Đất trồng cây lâu năm 331,39 14,85

1.4 Đất rừng sản xuất 80,47 3,60

1.5 Đất rừng phòng hộ 0 0

1.6 Đất rừng đặc dụng 1.428,62 64,01

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 21,40 0,96

1.8 Đất làm muối 0 0

1.9 Đất nông nghiệp khác 0 0

2 Đất phi nông nghiệp 185,21 8,30

2.1 Đất ở tại nông thôn 87,88 3,94

2.2 Đất ở tại thành thị 0 0

2.3 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,29 0,01

2.4 Đất quốc phòng 0,09 0,004

2.5 Đất an ninh 0 0

2.6 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 2,97 0,13 2.7 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,62 0,07

2.8 Đất có mục đích công cộng 52,23 2,34

2.9 Đất cơ sở tôn giáo 0,86 0,04

2.10 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,04 0,002

2.11 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ 2,98 0,13 2.12 Đất sông, ngòi, rạch, kênh, suối 36,26 1,62

2.13 Đất có mặt nước chuyên dùng 0 0

2.14 Đất phi nông nghiệp khác 0 0

3 Đất chưa sử dụng 4,03 0,18

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3,84 0,17

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0,19 0,01

3.3 Núi đá không có cây 0 0

Nhận xét chung:

- Đất đai xã La Bằng khá phong phú, đa dạng về chủng loại, thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao.

- Diện tích rừng khá lớn, là điều kiện tốt để giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất quý giá.

- Đến nay, hầu hết diện tích đất của xã cơ bản đã sử dụng vào các mục đích khác nhau, chỉ còn 4,03 ha đất chưa sử dụng.

- Đất đai hiện tại của xã có thể đem lại năng suất, sản lượng cây trồng cao, song trong quá trình canh tác, cần áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây, con phù hợp để đạt năng suất, hiệu quả cao, đồng thời duy trì độ phì cho đất, đảm bảo mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.

- Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, đòi hỏi việc quy hoạch sử dụng đất của xã phải có sự phân bố đất đai một cách hợp lí hơn, đáp ứng nhu cầu cho tất cả các ngành, các lĩnh vực, và bảo vệ môi trường

- Các nguồn tài nguyên khác  Tài nguyên nước:

- Nguồn nước mặt gồm có hệ thống Suối La Bằng và các ao hồ, đập nằm rải rác trong xã, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm tuy chưa được khảo sát cụ thể, nhưng qua thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 4 - 15 m, chất lượng nước tốt.

- Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản khoảng 10 ha, nằm rải rác các xóm; khu đầu nguồn suối La Bằng dưới chân núi Tam Đảo có tiềm năng nuôi cá nước lạnh.

 Tài nguyên rừng:

Tổng diện tích rừng toàn xã hiện nay là 1.509,09 ha, trong đó diện tích rừng đặc dụng thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo quản lý là 1.428 ha, còn lại là 80,47 ha rừng sản xuất nằm rải rác tại các xóm. Diện tích rừng đặc dụng do

vườn Quốc gia Tam đảo quản lý, diện tích rừng sản xuất đã giao cho các hộ dân quản lý, sử dụng để phát triển kinh tế hộ.

 Tài nguyên, khoáng sản: Trên địa bàn Xã La Bằng có một mỏ quặng

thiếc nằm trong vườn Quốc gia Tam Đảo quản lý. Có nguồn tài nguyên khoáng sản đá, cát, sỏi cấp phối cung cấp cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như phục vụ cho xây dựng của nhân dân địa phương.

 Tài nguyên nhân văn: Trên đại bàn xã có 8 dân tộc anh em cùng sinh

sống trong đó dân tộc kinh chiếm 45%, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Tày, Nùng, Dao, Sán dìu, Ngái...; mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng, điều đó đã tạo ra các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị văn hóa đó cần được duy trì, tôn vinh và phát triển.

4.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội

Các chỉ tiêu kinh tế chính:

 Tổng thu ngân sách toàn xã năm 2017 là 5.811.542.431 đồng .

 Thu nhập bình quân: 39 triệu đồng/người/ năm.

 Tỉ lệ hộ nghèo: 3,68% (38 hộ/1032 hộ). (năm 2017).

 Bình quân lương thực đầu người đạt 541 kg/người/năm.

4.1.2.1. Điều kiện về kinh tế

 Ngành sản xuất nông nghiệp của xã vẫn là ngành sản xuất chính, đã

phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển KT – XH.

 Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: gồm các nghành như vận tải, chế biến cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng...với số lượng và quy mô ngày càng tăng, góp phần giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn xã.

4.1.2.2. Điều kiện về xã hội

a, Dân số:

Bảng 4.2. Bảng hiện trạng dân số năm 2017 STT Tên xóm,thôn Dân số Số hộ Số nhân khẩu Toàn xã 1032 4111 1 Xóm La Nạc 121 478 2 Xóm Lau Sau 115 463 3 Xóm La Bằng 98 395 4 Xóm Đồng Tiến 109 427 5 Xóm La Cút 110 434 6 Xóm Rừng Vần 97 384 7 Xóm Kẹm 84 334 8 Xóm Tiến Thành 75 305 9 Xóm Đồng Đình 118 466 10 Xóm Non Bẹo 105 425

(Nguồn: UBND xã La Bằng, năm 2017)

 Nhận xét: Qua bảng cho thấy dân cư xã La Bằng được phân bố khá

đồng đều trên 10 xóm, điều này thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và nhận thức chung của người dân.

b, Lao động

Xã La Bằng là xã lao động thuần nông, do đó lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn. Dân số trong độ tuổi lao động 2811/4111 người, chiếm 68,3%.

Trong đó:

- Lao động nông nghiệp: 2389 người, chiếm 85%.

- Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 188 người, chiếm 6,7% - Lao động phi nông nghiệp: 234 người, chiếm 8,3%.

4.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng ở xã La Bằng.

Về các công trình công cộng a) Cơ quan hành chính sự nghiệp

Trụ sở UBND: Diện tích đất 2.932 m2, thuộc xóm Đồng Tiến diện tích xây dựng

565 m2. Trụ sở được xây mới 2 tầng; có 18 phòng chức năng; có hội trường 250 chỗ ngồi, có đầy đủ các trang thiết bị âm thanh ánh sáng. Các công trình phụ trợ khác: 01nhà để xe, 02 khu vệ sinh và 06 bồn hoa.

b) Giáo dục và Đào tạo

Lĩnh vực giáo dục đào tạo đã có những bước chuyển biến tích cực, phát triển cả về quy mô và chất lượng ở các cấp học. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp đạt cao, đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.

 Trường Mầm non:

- Số phòng học đã có: 5 đạt chuẩn.

- Số phòng chức năng đã có 4, số còn thiếu 0.

- Số diện tích sân chơi, bãi tập đã có 2986 m2, số còn thiếu 700 m2. - Cơ sở vật chất còn thiếu khác: nhà công vụ cho giáo viên .

- Trường đạt chuẩn Quốc gia MĐ2.  Trường Tiểu học:

- Số phòng học đã có 10, số phòng chưa đạt chuẩn 0 . - Số phòng chức năng đã có 7, số còn thiếu 0 .

- Số diện tích sân chơi, bãi tập đã có 2100 m2, số còn thiếu 0 m2. - Cơ sở vật chất còn thiếu khác: nhà công vụ cho giáo viên. - Trường đạt chuẩn Quốc gia MĐ2 năm 2009.

 Trường THCS:

- Số phòng học đã có 8, số phòng chưa đạt chuẩn 0 phòng. - Số phòng chức năng đã có 15 phòng, số còn thiếu 0.

- Số diện tích sân chơi, bãi tập đã có 2000 m2, số còn thiếu 0 m2. - Cơ sở vật chất còn thiếu khác: nhà tập đa năng.

Nhìn chung, các trường học của xã La Bằng cơ bản đã đảm bảo cho công tác học tập và giảng dạy. Tuy nhiên, trang thiết bị và cơ sở vật chất vẫn cần tiếp tục được nâng cấp và cần được quan tâm xây dựng.

c) Văn hóa, thể dục, thể thao

 Thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở

khu dân cư, xã đã tổ chức tốt các ngày lễ hội ở địa phương. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao cấp xã. Phối kết hợp cùng các ban ngành, đoàn thể vận động nhân dân thực hiện tốt phòng trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư đảm bảo cập nhật thông tin kịp thời đến toàn dân. Tập trung tuyên truyền phục vụ chính trị và tinh thần cho nhân dân trong xã. Các hoạt động văn hóa thông tin phục vụ đời sống sinh hoạt, tinh thần của nhân dân được cải thiện. Hiện nay, trên địa bàn xã, đa số các gia đình đều có ti vi và điện thoại, thông tin liên lạc được thông suốt. xã đã có 01 trạm truyền thanh lắp đặt tại nhà văn hóa xã và 17 cụm

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã la bằng,huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w