Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mớ
4.3.3. Đánh giá chung
- Với những mặt thuận lợi và hạn chế như trên, trong tương lai, nếu được sự quan tâm đúng mức, quy hoạch phân bổ đất đai hợp lý, khoa học sẽ làm thay đổi diện mạo toàn xã.
- Đồng thời phát huy được những nguồn lực, khai thác tiềm năng đất đai, lao động để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội đi lên, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
- Cần có kế hoạch chuyển đổi các loại đất để khai thác phù hợp với định hướng chung của xã. Bố trí sử dụng các loại đất có hiệu quả, gắn với tạo thêm việc làm cho người lao động.
- Cải tạo và xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật hồn thiện, gắn với sản x́t theo mơ hình mới.
- Để phát huy được thế mạnh của xã về nông, lâm nghiệp cần thiết phải dựa vào khả năng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng cây trồng trên diện tích đất nơng nghiệp. Đồng thời mở thêm những hướng sản xuất mới trên cơ sở diện tích đất hiện có như: Phát triển chăn ni, trồng rừng sản xuất, cây ăn quả, mở rộng diện tích đất canh tác thơng qua cải tạo, đưa đất chưa sử dụng có khả năng sản x́t nơng nghiệp vào khai thác.
- Thường xuyên bám sát chương trình, kế hoạch của cấp trên để vận dụng chương trình công tác và triển khai kế hoạch, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh - tế xã hội, an nhinh, quốc phòng trên địa bàn xã.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc của cấp Ủy Đảng, HĐND, UBND xã trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương.
4.3.4. Giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở xã La Bằng
* Giải pháp về quản lý và sử dụng vốn:
- Quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ nhằm đảm bảo việc đầu tư đúng mục đích, đồng bộ và đạt hiệu quả cao.
- Có biện pháp phối hợp đồng bộ giữa các nguồn vốn, đầu tư có trọng tâm, tránh đầu tư dàn trải để phát huy hiệu quả các nguồn vốn.
- Việc quản lý và sử dụng nguồn các nguồn vốn tuân thủ theo nguyên tắc quản lý tài chính, đảm bảo tính cơng khai dân chủ, có sự kiểm tra, giám sát của
các tổ chức, các cơ quan quản lý chức năng và nhân dân, nhằm chống thất thoát và lãng phí.
- Có cơ chế tạo điều kiện cho các nguồn vốn huy động, đầu tư đúng hướng, hiệu quả, tạo môi trường kinh doanh dịch vụ, sản xuất thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn.
* Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới:
- Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ: Tiến hành mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, nâng cao năng lực cho cán bộ.
- Củng cố nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở để thực hiện có hiệu quả chương trình nơng thôn mới.
* Giải pháp nâng cao vai trò của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và tự giác thực hiện: Thông qua các cuộc họp thôn, công khai trước nhân dân các mục tiêu, nội dung và kinh phí xây dựng nơng thơn mới để người dân hiểu và sẵn sàng tham gia xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền để người dân thấy rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân, huy động sự đóng góp cơng sức và trí tuệ của người dân vào công tác thực hiện xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các chương trình, kế hoạch vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, thi đua xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường công tác khuyến nông, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người dân, khuyến khích người dân áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất: Mở các lớp tập huấn kỹ thuật định kỳ, tuyên truyền đưa các giống cây, con có năng śt cao vào sản x́t. Khuyến khích nhân dân áp dụng khoa học - kỹ thuật tiến bộ để nâng cao năng suất, ổn định kinh tế.
* Các cơ chế chính sách:
- Ban hành một số văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện: Ban hành các nghị quyết để thống nhất chỉ đạo từ xã đến cơ sở, ban hành các cơ chế chính
sách, quyết định cụ thể để khuyến khích đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí nơng thơn mới.
- Có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân góp vốn.
- Có cơ chế điều tiết và phân bổ, rà soát, điều chỉnh cơ cấu đầu tư ngân sách.
- Tăng cường thu chi ngân sách cho từng thôn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Kết luận
Qua thời gian thực tập tại xã La Bằng - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên về đề tài: “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng
nông thôn mới ”.
Rút ra được kết luận như sau:
- Về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội:
Xã La Bằng là một xã có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, điều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển nông lâm nghiệp. Cơ sở hạ tầng xã hội cơ bản tạm đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho nhân dân. Tình hình kinh tế xã hội cơ bản ổn định và ngày càng phát triển. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Quân sự quốc phòng được tăng cường. Hiện nay một số chương trình dự án đang được triển khai trên địa bàn xã, đây là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Các hoạt động văn hóa văn nghệ thơng tin tun truyền, thể dục thể thao, vui chơi giải trí và lễ hội truyền thống ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
- Về tình hình thực hiện các tiêu chí:
+ So với tiêu chí Quốc gia xã đã hồn thành được 19/19 tiêu chí. Tuy nhiên xã vẫn còn khó khăn, đó là: chưa có nhiều mơ hình sản x́t hàng hóa tập chung quy mơ lớn. Một số tiêu chí về cơ sở hạ tầng như giao thơng, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa mới ở mức cơ bản được hồn thành; một số tiêu chí đã hồn thành nhưng kém bền vững như hộ nghèo, thu nhập, môi trường.
+ Năm 2017 xã La Bằng là một trong 10 xã điểm được tỉnh Thái Nguyên chọn để tiến hành xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.
+ Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tiếp tục giữ vững 19 tiêu chí theo quy chuẩn quốc gia và trở thành một trong ba xã “Nông thơn mới tiên tiến” của tỉnh. Để hồn thành mục tiêu đó cần: Xây dựng những chương trình, dự án cụ thể như: Nâng cao chất lượng, giữ vững thương hiệu tập thể “Chè La Bằng”, tận dụng tiềm năng của khu vực thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch làng nghề chè truyền thống, nuôi cá nước lạnh và trồng cây dược liệu...
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân nắm rõ và tự giác tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác khuyến nông, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người dân, khuyến khích người dân áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ. Củng cố nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, vai trò chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở. Ban hành các cơ chế chính sách, quyết định cụ thể để khuyến khích đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí nơng thơn mới. Quản lý và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
5.2. Kiến nghị
a. Đối với cấp xã.
- Cấp Đảng ủy cần ban hành nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ xã để thống nhất lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
- Hội đồng nhân dân cần nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách để khuyến khích các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí nơng thơn mới.
- UBND tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của cơ sở để đẩy nhanh tiến trình.
- UBMT và các đoàn thể quần chúng tích cực kêu gọi và xây dựng các chương trình, kế hoạch vận động nhân dân tham gia hưởng ứng, thi đua xây dựng nông thôn mới.
- Thu hút vốn và cân nhắc các hạng mục ưu tiên để tiếp tục hồn thiện mơ hình nơng thơn mới.
- Đào tạo cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới.
b. Đối với người dân
- Chú trọng đầu tư, tích cực sản xuất nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến, đưa ra đề xuất vào đề án xây dựng mô hình nông thôn mới để cho việc triển khai thực hiện được khách quan và thuận lợi hơn.
- Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, đồng thời chủ dộng chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp với điều kiện.
- Mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất để có thể tạo thêm việc làm, ổn định kinh tế và nâng cao thu nhập.
- Hạn chế ỷ lại vào các cơ chế, chính sách của Nhà nước. Nên tự giác chỉnh trang, xây dựng, nâng cấp nhà ở, cải tạo các công trình, mạnh dạn đưa các giống cây, con mới có năng suất cao vào sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:
1. Ban chấp hành TW, Nghị quyết 26/NQ-TW của Ban chấp hành TW Đảng
lần thứ 7 khóa X về Nơng nghiệp, Nơng Dân, Nơng thơn.
2. Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng huân chương hạng ba của xã La Bằng năm 2017.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT-
BNNPTNT ngày 21/8/2009 “ về việc hướng dẫn thực thự hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM”.
4. Mai Thanh Cúc - Quyền Đình Hà - Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyễn Trọng Đắc (2005). Giáo trình phát triển nơng thơn, Nxb Nơng nghiệp Hà Nội. 5. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009
của thủ tướng chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
6.Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
7. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 – 2020.
8. UBND xã La Bằng (năm 2017), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia XDNTM năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
9. UBND xã La Bằng (năm 2017), Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng năm 2017; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2018 của xã La Bằng.
Tài liệu truy cập Internet:
10. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Trung Quốc.
http://hoaphu.danang.gov.vn/index.php/vi/nong-thon-moi/Mo-hinh- moi/Kinhnghiem-xay-dung-nong-thon-moi-o-Thai-Lan-va-Trung-Quoc- bai-hoc-doivoi-Viet-Nam-hien-nay-4/
11. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Nhật Bản.
https://baohatinh.vn/kinh-te/kinh-nghiem-xay-dung-nong-thon-moi-o-mot-so- nuoc-chau-a/77757.htm
12.Nghị quyết 26/NQ-TW của Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 7 khóa X về Nơng nghiệp, Nơng Dân, Nông thôn.
http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet/Nghi-quyet-26-NQ-TW- nongnghiep-nong-dan-nong-thon-vb69455t13.aspx
13. Phong trào đổi mới nông thôn của Hàn Quốc. http://www.nongthonmoi.gov.vn
14.Quyết định số 342/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-342-QD-TTg-nam-2013-suadoi- tieu-chi-cua-Bo-tieu-chi-quoc-gia-vb172698.aspx
15.Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.
http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-491-QD-TTg-Bo-tieu-chi- quocgia-nong-thon-moi-vb87345.aspx
16.Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_i d=1& mode=detail&document_id=95073
17. Xây dựng nông thôn mới lý luận và thực tiễn. http://www.tapchicongsan.org.vn
18. Xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai.
https://www.mard.gov.vn/Pages/error.aspx?requestUrl=https://www.mar d.gov.vn/Pages/news_detail.aspx
19. Xây dựng nông thôn mới ở Hải Dương. http://www.nongthonmoi.gov.vn/