ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan đến thực trạng xây dựng NTM tại xã Thanh Long.
- Hộ nông dân tại xã Thanh Long.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại xã Thanh Long, huyện
Thông Nông, tỉnh Cao Bằng.
-Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian thực tập: từ 13/08 đến 23/12 năm 2018
+ Thời gian thu thập số liệu: Nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được lấy từ năm 2015 đến 2017; số liệu điều tra năm 2018
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH tại xã Thanh Long
- Thực trạng xây dựng NTM tại xã Thanh Long
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình xây dựng NTM tại xã Thanh Long
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng NTM của xã Thanh Long trong giai đoạn tới.
Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp điều tra chọn mẫu
Xã Thanh Long có 11 xóm với điều kiện kinh tế, xã hội của các xóm khác nhau Do địa bàn điều tra rộng nên khi phân tích để đưa ra giải pháp cho từng vùng đề tài được thực hiện tại 4/11 xóm (Táp Ná, Bản Đâư, Lũng Vảy , Bản Tẩư) tại xã Thanh Long, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, 4 xóm này đại diện về đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên KT-XH và thực trạng xây dựng NTM chung cho toàn xã Thanh Long.
Số lượng mẫu lựa chọn nghiên cứu được xác định theo công thức
Slovin (1960), độ tin cậy 90%, sai số 10%:
= (1+320×0,1 320 2 ) ≈ 76 (hộ) Trong đó: n là cỡ mẫu e là sai số cho phép
N là tổng thể Mỗi xóm chọn điều tra 19 hộ và tiến hành phỏng vấn 15 cán bộ công chức đang làm việc tại xã.
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập số liệu thông qua các sách báo tài liệu, đề án xây dựng NTM, báo cáo tổng kết đã được công bố của xã để thu thập các tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, KT-XH, cơ sở hạ tầng, văn hóa, môi trường và của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
* Thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Trong quá trình điều tra bảng hỏi để đối chiếu với những thông tin thu thập được trong bảng hỏi Từ đó đưa ra những đánh giá về tình hình xây dựng NTM trên địa bàn xã Thanh Long.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được thực trạng của vấn đề nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác.
- Phương pháp SWOT: Phân tích các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thức hiện nay cho xây dựng hạ tầng KT-XH mà xã Thanh Long đang gặp phải, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của xã.
3.3.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu
- Sau khi thu thập được thông tin thứ cấp tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên và mức độ quan trọng của thông tin Đối với các thông tin số liệu tiến hành lập bảng biểu, phân tích tài liệu theo mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Phiếu điều tra của các hộ và phiếu phỏng vấn cán bộ công chức sau khi hoàn thành sẽ được tổng hợp, xử lý và phân tích thông tin tại phần mềm excel.
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Xã Thanh Long là một xã miền núi, nằm ở phía Nam của huyện Thông Nông Xã có tổng diện tích tự nhiên là 2.149,88 ha và tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Ngộc Động, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng;
- Phía Đông giáp với xã Bình Lãng, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng;
- Phía Tây giáp với xã Yên Sơn, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng;
- Phía Nam giáp với huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng;
Xã có tuyến đường liên xã chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH, giao thương với các xã khác trong và ngoài huyện.
Nhìn chung xã Thanh Long có vị trí địa lý khá thuận lợi, xã cách trung tâm thị trấn Thông Nông 12km, xã tiếp giáp với nhiều đơn vị hành chính Đây là yếu tố thúc đẩy việc giao lưu buôn bán giữa xã với các đơn vị khác [10]
4.1.1.2 Địa hình Địa hình xã Thanh Long là nơi hội tụ của các hệ thống nếp lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau tương đối phức tạp, địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, bình quân 26-30 o , diện tích núi đồi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng chiếm khoảng 10%. Địa hình phức tạp gây khó khăn cho giao thông đi lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là nguồn nước phục vụ cho công tác sản xuất, mùa khô gây ra hạn hán, mùa mưa hay gây ra ngập úng cục bộ. Đất đồi núi chiếm 90% tổng diện tích đất tự nhiên, có độ cao trung bình từ 500-800m so với mặt nước biển, chủ yếu được hình thành trên cam kết, bột kết, phiến sét, đất Feralit đỏ vàng là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích Đây là nơi xen kẽ đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp nên rất phù hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, đặc biệt là cây Sa Mộc và cây Xoan Hồi, cây Thông. Đất bằng và đất ruộng chiếm 10% diện tích đất tự nhiên, được phân bố dọc theo các con suối, khe, những loại đất này được người dân chủ yếu trồng cây lúa và cây ngô [10]
Thanh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp khoảng 22,8 0 C Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao, tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 - 8, nhiệt độ trung bình khoảng 27,8 0 C, nhiệt độ thấp nhất từ tháng
12 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 16,5 0 C.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1662 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8, vào tháng 11 lượng mưa không đáng kể, hàng năm trên địa bàn xã xuất hiện mưa đá từ 1 đến 3 lần.
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.426,3 giờ Tháng có số giờ nắng cao nhất 189,1 giờ là tháng 8, tháng có số giờ nằng thấp nhất là tháng 1 có 26,3 giờ. Độ ẩm không khí khá cao khoảng 86%, cao nhất vào các tháng 6,7,8,9 từ 85-87%, thấp nhất là 83% vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn xã không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.
Lượng bốc hơi nước: Lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm 854 mm, thấp nhất 65,4 mm vào tháng 2 và cao nhất là 77 mm vào tháng 4.
Chế độ gió trên địa bàn xã xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam, tốc độ gió bình quân từ 1-3m/s, tháng 4 vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình từ 2-3m/s, thời kỳ chuyển từ mùa Hạ sang mùa Đông tốc độ gió yếu nhất trong năm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Xã Thanh Long là một xã miền núi, nằm ở phía Nam của huyện Thông Nông Xã có tổng diện tích tự nhiên là 2.149,88 ha và tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp với xã Ngộc Động, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng;
- Phía Đông giáp với xã Bình Lãng, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng;
- Phía Tây giáp với xã Yên Sơn, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng;
- Phía Nam giáp với huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng;
Xã có tuyến đường liên xã chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH, giao thương với các xã khác trong và ngoài huyện.
Nhìn chung xã Thanh Long có vị trí địa lý khá thuận lợi, xã cách trung tâm thị trấn Thông Nông 12km, xã tiếp giáp với nhiều đơn vị hành chính Đây là yếu tố thúc đẩy việc giao lưu buôn bán giữa xã với các đơn vị khác [10]
4.1.1.2 Địa hình Địa hình xã Thanh Long là nơi hội tụ của các hệ thống nếp lồi dạng cánh cung, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau tương đối phức tạp, địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, bình quân 26-30 o , diện tích núi đồi chiếm khoảng 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng chiếm khoảng 10%. Địa hình phức tạp gây khó khăn cho giao thông đi lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp nhất là nguồn nước phục vụ cho công tác sản xuất, mùa khô gây ra hạn hán, mùa mưa hay gây ra ngập úng cục bộ. Đất đồi núi chiếm 90% tổng diện tích đất tự nhiên, có độ cao trung bình từ 500-800m so với mặt nước biển, chủ yếu được hình thành trên cam kết, bột kết, phiến sét, đất Feralit đỏ vàng là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích Đây là nơi xen kẽ đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp nên rất phù hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, đặc biệt là cây Sa Mộc và cây Xoan Hồi, cây Thông. Đất bằng và đất ruộng chiếm 10% diện tích đất tự nhiên, được phân bố dọc theo các con suối, khe, những loại đất này được người dân chủ yếu trồng cây lúa và cây ngô [10]
Thanh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp khoảng 22,8 0 C Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tương đối cao, tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 - 8, nhiệt độ trung bình khoảng 27,8 0 C, nhiệt độ thấp nhất từ tháng
12 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 16,5 0 C.
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1662 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5,6,7,8, vào tháng 11 lượng mưa không đáng kể, hàng năm trên địa bàn xã xuất hiện mưa đá từ 1 đến 3 lần.
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm 1.426,3 giờ Tháng có số giờ nắng cao nhất 189,1 giờ là tháng 8, tháng có số giờ nằng thấp nhất là tháng 1 có 26,3 giờ. Độ ẩm không khí khá cao khoảng 86%, cao nhất vào các tháng 6,7,8,9 từ 85-87%, thấp nhất là 83% vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn xã không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.
Lượng bốc hơi nước: Lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm 854 mm, thấp nhất 65,4 mm vào tháng 2 và cao nhất là 77 mm vào tháng 4.
Chế độ gió trên địa bàn xã xuất hiện hai hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam, tốc độ gió bình quân từ 1-3m/s, tháng 4 vào giai đoạn chuyển mùa gió thổi cả ngày với vận tốc trung bình từ 2-3m/s, thời kỳ chuyển từ mùa Hạ sang mùa Đông tốc độ gió yếu nhất trong năm.
Bão ít ảnh hưởng đến xã cũng như trên địa bàn huyện, vì xã nằm sâu trong đất liền và được che chắn bởi các dãy núi cao, lượng mưa trong năm không lớn nhưng lại tập trung nên xảy ra tình hình lũ lụt ở một số vùng trên địa bàn xã [10]
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã có 2.149,88 ha; Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 1.966,45 ha (trong đó đất lúa nước 128,96ha, đất trồng cây hàng năm còn lại 817,62ha, đất trồng cây lâu năm 7,56ha, đất lâm nghiệp 852,18ha), đất phi nông nghiệp 70,56ha, đất chưa sử dụng 112,87ha.
Nhìn chung các loại đất của xã khá tốt, hàm lượng các dinh dưỡng thuộc loại chung bình khá thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển Tình hình sử dụng đất được thể hiện trong bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất đai tại xã Thanh Long năm 2017
Tổng diện tích tự nhiên 2.149,88 100,00
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 817,62 41,57
1.3 Đất trồng cây lâu năm 7,56 0,38
2.2 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,13 0,01
2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,04 -
2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 0,77 0,03
2.5 Đất có mục đích công cộng 44,67 2,07
2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,90 0,04
(Nguồn: UBND xã Thanh Long, 2017)
Căn cứ nguồn gốc phát sinh đất đai trên địa bàn xã có 2 nhóm đất chính: + Nhóm đất địa thành do quá trình phong hóa đất tại chỗ tạo thành.
+ Nhóm đất thủy thành do được bồi tụ phù sa của các sông, suối tạo thành.
- Căn cứ vào tính chất của đất có thể phân đất đai của xã thành những nhóm đất chính sau:
+ Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): Có thành phần cơ giới cát pha, tầng dày dưới 50-120 cm.
+ Đất phù sa ngòi suối (Py): Phân bố dọc theo các triền suối, đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, cát pha, tầng dày trên 120 cm chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, đá mẹ và độ che phủ thực vật xung quang, về thành phần hóa học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình, loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp hằng năm.
+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất (Fs): Tầng đất dày trên 120 cm, tơi xốp, tỷ lệ sét cao, thành phần cơ giới thừ thịt trung bình đến thịt nặng Mùn và đạm tổng số vào loại giàu, kali, lân nghèo, cation trao đổi giảm dần theo chiều sâu, đất có phản ứng chua Có thể phát triển các loại cây công nghiệp và cây hoa màu lương thực.
- Nguồn nước mặt: Lưu vực một số suối có nước quanh năm, vào mùa khô lưu lượng nước ít hơn do độ dốc địa hình lớn một số suối chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô hầu như không có Vì vây, khai thác nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt cần phải có sự đầu tư lớn.
Điều kiện kinh tế- xã hội
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2017: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền xã Thanh Long trong những năm qua đã có bước phát triển đúng hướng, áp dụng các thành tựu của KH- KT vào sản xuất Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng.
* Ngành nông-lâm nghiệp là ngành sản xuất hàng đầu quan trọng của xã Trong những năm qua, xã đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, tập trung thâm canh tăng vụ, áp dụng KH-KT vào sản xuất; sử dụng các loại giống mới có chất lượng cao, mở rộng diện tích các cây trồng chính như: Lúa, ngô, mía, thuốc lá Định hướng của xã là đưa những giống có giá trị kinh tế cao vào canh tác để tăng hiệu quả kinh tế Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp được thể hiện trong bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2 Hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt của xã Thanh Long giai đoạn 2015- 2017 Năm
(Nguồn: UBND xã Thanh Long, 2015-2017)
Qua bảng 4.2 cho ta thấy, tình hình sản xuất nông nghiệp của xã tương đối ổn định, nhìn chung sản lượng đều tăng qua các năm, diện tích gieo trồng đỗ tương giảm nhưng năng suất đều tăng qua các năm do người dân áp dụng kỹ thuật chăm sóc Diện tích và năng suất thuốc lá giảm qua các năm do người dân chuyển sang trồng các loại cây rau màu khác có năng suất, tăng thu nhập cho người dân Diện tích lúa tăng do người dân chuyển đổi một phần từ trồng ngô sang trồng lúa và một phần từ các cây trồng hàng năm khác Trong
6 tháng đầu năm 2018 tình hình sản xuất nông nghiệp của xã không có nhiều biến động Diện tích gieo trồng lúa tăng 118,80ha tăng 2,7ha, năng suất và sản lượng lúa tăng do người dân sử dụng giống mới đạt năng suất cao hơn Diện tích gieo trồng thuốc lá giảm do thời tiết khô hanh, rét đậm kéo dài, chất lượng cây giống không đảm bảo nên người dân chuyển đổi sang trồng lúa, và loại cây màu.
Những khó khăn mà người dân gặp phải trong sản xuất nông nghiệp được hiện qua bảng 4.3:
Bảng 4.3 Ý kiến của người dân trong sản xuất nông nghiệp tại xã Thanh Long năm 2018 Ý kiến của người dân Số hộ
Về sản xuất nông nghiệp
- Hệ thống sản xuất nghèo nàn
- Thiếu sự đầu tư cho sản xuất
- Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp
- Thời tiết, sâu bệnh hại
- Chi phí cho hoạt động sản xuất quá cao
- Thiếu giống mới và kỹ thuật
- Thiếu vốn phục vụ sản xuất
- Cơ sở hạ tầng thấp kém
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2018)
Qua quá trình phỏng vấn người dân về tình hình sản xuất của địa phương, phần lớn người dân cho rằng năng suất và chất lượng còn thấp(56,57% ý kiến), tiếp theo là hệ thống sản xuất nghèo nàn (chiếm 42,10%), cuối cùng là thiếu đầu tư cho sản xuất (39,47%) Nguyên nhân chính là do các yếu tố về thời tiết, sâu bệnh, thiếu vốn sản xuất Trong đó người dân cho rằng ảnh hưởng nhiều nhất là do thời tiết, sâu bệnh hại chiếm 50% sau đó là thiếu vốn sản xuất (23,68%), thiếu giống và kỹ thuật là 22,36%.
Theo ông Nông Văn Đức - xóm Lũng Vảy chia sẻ: “Mỗi năm đến khi gieo hạt giống là thời tiết khô hanh, hạt không nảy mầm đều, đến khi đóng bầu thuốc lúc đấy lại rét đậm nên cứ phải che phủ cẩn thận, cứ phải chú ý quan sát liên tục, ra ruộng trồng, chăm sóc cẩn thận nhưng sâu, bệnh hại nhiều nên xử lý ngay không là sâu bệnh phá hết, nhưng chất lượng thuốc sau khi sấy thấp, giá thành lại không cao nên chú cũng ngại đầu tư nhiều”.
Thế mạnh chăn nuôi của xã là bò, lợn và gia cầm Có 320 hộ dân, chiếm 100% tổng số hộ toàn xã có hoạt động chăn nuôi, chủ yếu là trâu, bò và lợn Đa số các hộ nông dân đều chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình Các hộ gia đình chăn nuôi chưa chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi theo hình thức hàng hóa mà chủ yếu là tự cung tự cấp, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi còn thấp Thực tiễn đã chứng minh, chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ thường chịu rủi ro rất cao do không được kiểm soát và hỗ trợ cung cấp thông tin về dịch bệnh, giá cả, thiếu kỹ thuật chăn nuôi, thường chỉ dựa vào kinh nghiệm tích lũy và ít được tập huấn, phổ biến các kiến thức, hướng dẫn mới về chăn nuôi Tình hình chăn nuôi của xã được thể hiện qua bảng 4.4 như sau:
Bảng 4.4 Số lượng gia súc, gia cầm của xã Thanh Long giai đoạn 2015-2017
Tổng đàn gia cầm Con 13.456 14.303 15.611
Tỷ lệ gia súc được tiêm % 44,39 90,88 96,47
Tỷ lệ gia cầm được tiêm % 35,06 35,75 45,04
(Nguồn: UBND xã Thanh Long, 2015-2017)
Qua bảng 4.4 cho ta thấy được tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của xã được thể hiện cụ thể như sau:
Tổng đàn trâu tăng lên qua 3 năm từ 345 con năm 2015 lên 377 con năm 2017 tăng 9,27% Tổng đàn bò giảm từ 960 con năm 2015 xuống còn
820 con năm 2017 giảm 17,03% do người dân hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, phần nhiều người dân sử dụng trâu, bò làm sưc kéo Tổng đàn gia cầm tăng 16,01% qua năm từ 13.456 năm 2015 lên 15.611 con năm
2017 Tổng đàn lợn tăng lên 2.233 con năm 2017 do nhu cầu thị trường và giá thành tăng.
Tỷ lệ gia súc được tiêm tăng từ 44,39% năm 2015 lên 96,47% năm
2017 Tỷ lệ gia cầm được tiêm phòng từ năm 2015 đến 2017 tăng từ 35,06% lên 45,04%
Tình hình chăn nuôi của xã trong 6 tháng đầu năm 2018: Tổng số đàn trâu, bò tăng nhưng không nhiều, tổng đàn gia cầm tăng 16.734 con tăng 7% so với năm 2017 Tỷ lệ gia súc, gia cầm được tiêm phòng khá đầy đủ trong xã ít xuất hiện dịch bệnh luôn được cán bộ thú y xã phòng ngừa kịp thời.
Trong năm 2017 công tác bảo vệ rừng được thực hiện tốt, không có vụ cháy rừng lớn nào xảy ra Các xóm thực hiện tốt công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng và được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp để phát triển ngành lâm nghiệp. Diện tích rừng trồng ở xã ngành càng tăng, người dân được tham gia các lớp tập huấn trồng, phát triển và bảo vệ rừng trồng.
* Dân số và nguồn nhân lực
Lao động đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, nhất là đối với xã có trình độ cơ giới hóa còn thấp như xã Thanh Long Tổng dân số toàn xã năm
2017 là 1585 người gồm các dân tộc chính là: Tày, Nùng, Mông, Dao Nguồn nhân lực của xã khá dồi dào, tổng số lao động trông độ tuổi lao động của xã là 975 người chiếm 61,51% tổng số nhân khẩu Lao động có việc làm là 975 người, trong đó có tới 93,94% số lao động hoạt động trong ngành nông- lâm nghiệp, các ngành khác như: thương mại dịch vụ, công nghiệp, xây dựng chiếm 6,06% Tình hình dân số và lao động trong năm 2017 được thể hiện trong bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5 Tình hình dân số và lao động trên địa bàn xã Thanh Long năm 2017
II Tổng số hộ Hộ 320
2 Hộ phi nông ngiệp Hộ 10
1 Lao động trong các ngành
- Lao động nông nghiệp Người 916
- Lao động CN-XD-DV Người 59
2 Số người trong độ tuổi lao động Người 975
(Nguồn: UBND xã Thanh Long, 2017)
Tính đến hết tháng 6 năm 2018, tổng dân số của xã tăng lên 1.632 người, tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 986 người chiếm 65,51% tổng số dân, số lao động hoạt động trong ngành nông- lâm nghiệp là 920 (93,02%), trong thương mại dịch vụ, công nghiệp, xây dựng chiếm 6,98%.
Do vậy cần có thêm các giải pháp phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp,tăng thu nhập cho người dân
Thực trạng về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
4.3.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch (tiêu chí 1)
Tiêu chí đầu tiên xây dựng NTM là quy hoạch và phát triển quy hoạch nông thôn Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch của xã được thể hiện qua bảng 4.6:
Bảng 4.6 Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch năm 2017 STT tiêu chí
Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Quy định của bộ tiêu chí Quốc gia
Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Đạt Đạt Đạt
2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội-môi trường theo chuẩn mới Đạt Đạt Đạt
3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp Đạt Đạt Đạt
(Nguồn: UBND xã Thanh Long, 2017)
Qua bảng 4.6 cho thấy tiêu chí Quy hoạch đạt theo Quy định của bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM Xã đã lập và được phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM theo quy định bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
- Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KT- XH- Môi trường
- Quy hoạch phát triển khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc.
* Đối chiếu với tiêu chí nông thôn mới: Đạt
4.3.2 Hạ tầng kinh tế - xã hội
Trong bộ tiêu chí Quốc gia NTM, hạ tầng KT-XH là một tiêu chí quan trọng đối với xã Thanh Long Xây dựng hạ tầng KT- XH đồng bộ, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống của dân cư nông thôn là nhiệm vụ rất khó khăn Kết quả xây dựng hạ tầng KT- XH của xã Thanh Long được thể hiện cụ thể trong bảng 4.7 như sau:
Bảng 4.7 Thực trạng hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Thanh
Quy định của Bộ tiêu tiêu chí Quốc gia
2.1 Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm Đạt tỷ lệ về số km tuyến đường nhựa hóa hoặc bê tông hóa từ 80% trở lên
2.2 Đường trục thôn, bản và Đạt tỷ lệ về số km tuyến đường cứng hóa từ 60% 45%
Quy định của Bộ tiêu tiêu chí Quốc gia
Hiện trạng Đánh giá đường liên thôn, bản ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm trở lên đạt
2.3 Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa Đạt tỷ lệ về số km tuyến đường cứng hóa từ 50% trở lên
2.4 Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm
Theo chế độ phụ cấp khu vực quy định tại
11/2005/TTLT-BNV- BLĐTBXH-BTC- UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ Nội vụ- Bộ Lao động, Thương binh và xã hội-Bộ Tài chính- Ủy ban dân tộc, quy định tỷ lệ km tuyến đường cứng hóa như sau:
- Đối với các xã có phụ cấp khu vực 0,3: Đạt tỷ lệ từ 20% trở lên.
- Đối với các xã có phụ cấp khu vực từ 0,4-0,7:
Quy định của Bộ tiêu tiêu chí Quốc gia
Không xét chỉ tiêu này.
3.1 Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên
Có tối thiểu 80% diện tích đất nông nghiệp (đất trồng lúa nước) được tưới và tiêu nước chủ động.
3.2 Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ Đạt Đạt Đạt
4.1 Hệ thống điện đạt chuẩn Đạt 93% Chưa đạt 4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn
Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ
Quy định của Bộ tiêu tiêu chí Quốc gia
Hiện trạng Đánh giá sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia
Cơ sở vật chất văn hóa
6.1 Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã
- Diện tích đất quy hoạch nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng: Từ 300m 2 trở lên đối với miền núi; từ 200m 2 trở lên đối với vùng núi cao và các xã đặc biệt khó khăn.
- Quy mô xây dựng nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng: Đảm bảo đủ chỗ ngồi tối thiểu 150 chỗ đối với miền núi; tối thiểu 100 chỗ đối với vùng núi cao và các xã đặc biệt khó khăn.
- Diện tích đất quy hoạch khu thể thao: Từ 1.200m 2 trở lên đối với miền núi; từ 500m 2 trở lên đối với vùng núi cao và các xã đặc biệt khó khăn (chưa tính diện tích sân vận động).
Quy định của Bộ tiêu tiêu chí Quốc gia
6.2 Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định2 Đạt Chưa đạt
6.3 Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng
Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa
- Xã có chợ trong quy hoạch của tỉnh phải xây dựng đạt chuẩn theo quy định.
- Xã không có chợ trong quy hoạch, hoặc có chợ trong quy hoạch nhưng nhu cầu chưa cần phải xây dựng chợ thì phải có ít nhất 01 cơ sở bán lẻ khác (siêu thị mini; cửa hàng tiện lợi; cửa hàng kinh doanh tổng hợp).
- Đối với các xã gần chợ trung tâm huyện hoặc
Quy định của Bộ tiêu tiêu chí Quốc gia
Hiện trạng Đánh giá gần chợ trung tâm cụm xã không có nhu cầu xây dựng chợ, chưa có nhu cầu xây dựng các điểm bán lẻ khác (siêu thị mini; cửa hàng tiện lợi; cửa hàng kinh doanh tổng hợp) thì không xem xét tiêu chí này.
Thông tin và truyền thông
8.1 Xã có điểm phục vụ bưu chính
Có ít nhất 01 điểm phục vụ bưu chính tại xã đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tại địa phương. Đạt Đạt
8.2 Xã có dịch vụ viễn thông, internet
- Tất cả các xóm trên địa bàn xã có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại (cố định hoặc di động) và dịch vụ truy nhập internet (băng rộng cố định hoặc di động)
- Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện tại mục thì trên địa bàn xã phải có ít nhất 01 điểm phục vụ dịch vụ viễn thông công cộng (dịch vụ điện thoại,
Quy định của Bộ tiêu tiêu chí Quốc gia
Hiện trạng Đánh giá dịch vụ truy cập internet) đạt tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
8.3 Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các xóm
Có đài Truyền thanh trên địa bàn xã và có ít nhất 2/3 số xóm trong xã có hệ thống loa hoạt động.
8.4 Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành
- Tỷ lệ máy tính/số CBCC xã đạt tối thiểu 0,3; có kết nối internet băng rộng đến trụ sở UBND xã.
- UBND xã có ít nhất 01 phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành.
9.1 Nhà tạm, dột nát Không Không Không
9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định
(Nguồn: UBND xã Thanh Long, 2017)
Bảng 4.7 ta thấy được tình hình phát triển của nhóm hạ tầng KT-XH:
Trong những năm qua hệ thống giao thông trên địa bàn xã đã được quan tâm đầu tư khá đồng bộ Các tuyến đường của xã luôn được duy tu bảo dưỡng và nâng cấp hàng năm, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đóng góp xây dựng giao thông nông thôn với phương châm “Nhà nước và dân cùng làm” đã phát huy hiệu quả tốt, vừa huy động vốn hàng năm tu sửa các tuyến đường nhánh, đường liên xóm đã được nhân dân đồng tình ủng hộ thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong xây dựng NTM tại xã
- Thanh Long là xã vùng cao núi đá có tài nguyên rừng dồi dào, cùng với các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây trồng cho phép phát triển một nền nông nghiệp đa dạng các sản phẩm với các cây trồng ưu thế như cây lúa, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, thuốc lá ) phát triển rừng và chăn nuôi.
- Lồng ghép được các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn như nguồn vốn chương trình 135, 30a/CP vào thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.
- Chương trình xây dựng NTM được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Đội ngũ cán bộ cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện xây dựng NTM.
- Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn được giữ vững.
- Ngân sách còn hạn chế nên việc thực hiện các tiêu chí còn chậm so với kế hoạch.
- Giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống rải rác, hệ thống đường gia thôn liên xóm mặt đường còn hẹp do dân cư sống rải rác không tập trung, tỷ lệ họ nghèo còn cao nên kinh phí đóng góp để mua vật tư, vật liệu để thi công khó khăn.
- Đa phần ngươi dân chưa quan tâm đến vệ sinh môi trường, hơn nữa từ xưa đến nay chuồng trại luôn để dưới gầm sàn nhà, một số hộ dân không có mặt bằng để chuyển chuồng trại ra xa nhà ở.
- Cơ cấu kinh tế nông thôn chủ yếu vẫn là nông nghiệp, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ đa số là sản xuất hộ gia đình Điều này gây khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hóa, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, sự liên kết với các doanh nghiệp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, đây là khó khăn lớn trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ kịp thời của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.
- Có đủ hành lang pháp lý để huy động, lồng ghép nguồn lực của chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn nông thôn và sự đóng góp hưởng ứng tham gia tích cực của người dân.
- Việc huy động nguồn lực từ Nhà nước và doanh nghiệp, nhân dân còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó tâm lý trông chờ, thụ động của một số bộ phận người dân ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện cuộc vận động.
- Cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ ít phát triển, chưa có các cơ sở công nghiệp quy mô vừa, dịch vụ chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ Thu nhập của người dân vẫn chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp.
Giải pháp phát triển xây dựng NTM của xã Thanh Long trong giai đoạn tới 70 1 Giải pháp về vốn
Huy động vốn trong xây dựng NTM cần đa dạng và từ nhiều nguồn khác nhau như từ Nhà nước, các doanh nghiệp, người dân tự nguyện đóng góp để xây dựng NTM.
4.5.2 Giải pháp phát triển kinh tế và các tổ chức sản xuất
- Giải pháp để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa:
+ Quy hoạch sản xuất thành vùng tập trung để có điều kiện tập trung đầu tư hạ tầng và chuyển giao tiến bộ KH-KT vào sản xuất.
+ Khuyến khích nông dân thành lập các tổ hợp tác, các nhóm cùng sở thích để trao đổi thông tin và hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
+ Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi.
- Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
+ Đào tạo nghề cho lao động trẻ, xin vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề.
+ Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các lao động trẻ qua đào tạo nghề tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để đầu tư phát triển.
- Giải pháp phát triển thương mại, dịch vụ:
+ Xây dựng chợ để phục vụ tốt nhất các yêu cầu của các hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ.
+ Hỗ trợ phát triển các tổ chức dịch vụ nông nghiệp để đảm nhiệm cung ứng tốt nhất các dịc vụ đầu vào, đầu ra cho nông dân.
- Giải pháp về hình thành các tổ chức sản xuất:
+ Cần có chính sách hỗ trợ cụ thể để lợn đen Táp Ná trở thành sản phẩm sạch đưa ra thị trường tiêu thụ; cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, các hộ đặc biệt khó khăn trong xã; hỗ trợ kịp thời các cây giống như: ngô, lạc cho bà con nhân dân thuộc hộ nghèo của xã; cần thành lập hợp tác xã để các dự án trồng nghệ và cây chanh leo, nuôi lợn đen có thương hiệu tập thể, từ đó nhân rộng mô hình
+ Tăng cường hợp tác liên kết, liên doanh giữa các hình thức tổ chức sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh.
4.5.3 Giải pháp về giáo dục- đào tạo
- Giải pháp đẩy mạnh giáo dục và đào tạo:
+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về đạo đức lối sống Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư trưởng cho cán bộ và nhân dân trong xã.
+ Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động trẻ.
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng và các cơ quan chuyên môn để tổ chức tố các lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân.
+ Tiếp tục nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên đạt chuẩn
+ Có chính sách khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đến trường, nâng cao và duy trì tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề).
- Giải pháp về bảo vệ môi trường nông thôn:
+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt quy chế cộng đồng về giữ gìn vệ sinh trong thôn, xóm và nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
+ Vận động các hộ dân xây dựng 3 công trình vệ sinh (nhà tắm, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi) hợp vệ sinh, đưa gia súc ra khỏi gầm sàn nhà.