Câu 1 (4 điểm). Bình luận các tiêu chí thành viên của ASEAN được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Hiến chương ASEAN Câu 2 (3 điểm). Phân tích vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN Câu 3: Bài tập (3 điểm) Công ty A của Việt Nam sản xuất sản phẩm xe máy theo công nghệ 100% Nhật Bản với linh kiện xuất xứ nội địa 5% giá FOB thành phẩm. Công ty A nhập khẩu linh kiện của Thái Lan 10% giá trị thành phẩm, nhập khẩu linh kiện của Malaysia 5% giá trị thành phẩm, nhập khẩu linh kiện của Trung Quốc 40% giá trị thành phẩm. Sản phẩm này được xuất chủ yếu sang thị trường Lào và Campuchia. Công ty A muốn được cấp Giấy nhập khẩu xuất xứ ASEAN (mẫu D) để được hưởng ưu đãi thuế quan trong Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Hỏi: Bằng các quy định của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN năm 2009, Anhchị hãy cho biết sản phẩm xe máy của công ty A có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN không? Biết rằng linh kiện nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia đạt RVC ASEAN 15%.
Trang 1Liên hệ Zalo: 0389632001
ĐỀ BÀI Câu 1 (4 điểm).
Bình luận các tiêu chí thành viên của ASEAN được quy định tại Khoản 2 Điều
6 Hiến chương ASEAN
Câu 2 (3 điểm)
Phân tích vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN
Câu 3: Bài tập (3 điểm)
Công ty A của Việt Nam sản xuất sản phẩm xe máy theo công nghệ 100% Nhật Bản với linh kiện xuất xứ nội địa 5% giá FOB thành phẩm Công ty A nhập khẩu linh kiện của Thái Lan 10% giá trị thành phẩm, nhập khẩu linh kiện của Malaysia 5% giá trị thành phẩm, nhập khẩu linh kiện của Trung Quốc 40% giá trị thành phẩm Sản phẩm này được xuất chủ yếu sang thị trường Lào và Campuchia
Công ty A muốn được cấp Giấy nhập khẩu xuất xứ ASEAN (mẫu D) để được hưởng ưu đãi thuế quan trong Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)
Hỏi: Bằng các quy định của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN năm
2009, Anh/chị hãy cho biết sản phẩm xe máy của công ty A có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN không? Biết rằng linh kiện nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia đạt RVC ASEAN 15%
Trang 2Liên hệ Zalo: 0389632001
BÀI LÀM Câu 1:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào 08/08/1967 tại Bangkok, Thái Lan, với sự ký kết Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok) bởi những quốc gia sáng lập ASEAN là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan Sau đó Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia tham gia tạo thành mười nước thành viên ngày nay của ASEAN Các hoạt động của các thành viên trong Hiệp hội phải được thực hiện dựa trên các quy định chung trong thiết chế, đặc biệt là đảm bảo thực hiện theo Hiến chương ASEAN
Nội dung pháp lý được quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Hiến Chương ASEAN nói về điều kiện kết nạp thành viên mới tham gia vào ASEAN Theo đó, việc kết nạp dựa trên các tiêu chí dưới đây
1 Có vị trí nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á
ASEAN là một hiệp hội bao gồm các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nêu tiêu chí được liệt kê đầu tiên cho việc kết nạp có liên quan đến vị trí địa lý, hay cũng
có thể coi là lãnh thổ của quốc gia, vị trí đó phải thuộc vào khu vực địa lý của Đông Nam Á như đã được quy ước chung của thế giới Đây là điều kiện hạn chế các quốc gia không nằm trong khu vực không thể trở thành thành viên của ASEAN Trên thực
tế, Papua New Guinea là một quốc gia ứng viên xin gia nhập nhưng đã không thể trở thành thành viên của ASEAN mà chỉ có thể tham gia với tư cách quan sát viên (từ năm 1976) và chỉ được tham dự các cuộc họp của ASEAN để nắm được tình hình hợp tác, các quan điểm và cách tiếp cận của các nhà nước thành viên ASEAN đối với các vấn
đề trong khu vực
Thông qua điều kiện này, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vừa bảo đảm được tính chất của một tổ chức quốc tế khu vực, vừa góp phần đảm bảo mục tiêu, hoạt động và sự đoàn kết trong nội bộ của tổ chức Nếu không có tiêu chí này, việc cho phép các quốc gia ngoài khu vực Đông Nam Á tham gia vào ASEAN sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề như: quốc gia thành viên đó không hiểu rõ về tính chất, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội trong khu vực dẫn tới việc thúc đẩy, phối hợp cùng phát triển sẽ khó có thể phát huy và đạt được mục tiêu chung của cộng đồng ASEAN
2 Được tất cả các Quốc gia thành viên ASEAN công nhận
Trang 3Liên hệ Zalo: 0389632001
Trong nguyên tắc hợp tác của các quốc gia thành viên ASEAN khi phải ra quyết định chung đó là nguyên tắc đồng thuận Nguyên tắc đồng thuận được ghi nhận tại Điều 20 Hiến chương ASEAN năm 2007, theo đó: Nguyên tắc đồng thuận với ý nghĩa
là một thủ tục thông qua quyết định, được coi là “hoạt động nhằm soạn ra một văn bản thông qua thương lượng và thông qua văn bản đó mà không cần biểu quyết” Đồng thuận có nghĩa là không có sự phản đối nào dựa trên sự tự do, tự nguyện
Để đạt được sự đồng thuận, các quốc gia thành viên phải tiến hành thảo luận, thương lượng, đồng thời sử dụng các kỹ thuật nhằm dung hòa giữa các bên Theo nguyên tắc này, một quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các nước thành viên ASEAN nhất trí hay có ý nghĩa là một quyết định của ASEAN chỉ khi được tất cả các quốc gia thành viên nhất trí thông qua Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như các lĩnh vực quan trọng của ASEAN và là nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp hay hoạt động của tổ chức này Thực tế, tính đến năm 2022, Đông Timor là nước duy nhất nằm trong khu vực Đông Nam Á nhưng chưa là thành viên của ASEAN vì vấp phải sự phản đối của một số nước thành viên, trong đó có Indonesia (quốc gia mà Đông Timor tách ra vào năm 2002), tuy nhiên quốc gia này vẫn được ASEAN trao cho quyền năng của quan sát viên (từ năm 2015)
và đang trên con đường nỗ lực trở thành thành viên chính thức của ASEAN
3 Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương
Văn kiện Hiến chương là văn kiện có hiệu lực pháp lý cao nhất của ASEAN và
nó quy định các vấn đề nền tảng trong sự hợp tác và tuân thủ Hiến chương là thể hiện
sự cùng chung một chí hướng, theo kịp tiến trình hợp tác Vì vậy, muốn trở thành thành viên của tổ chức thì các quốc gia ứng viên phải chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương, trong đó bao gồm các nguyên tắc hợp tác, ra quyết định, các cơ cấu
tổ chức hay giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên,…Xét về nguyên tắc này, không chỉ ASEAN đưa ra quy định này mà các tổ chức quốc tế khác như các tổ chức mang tính chất toàn cầu, hoặc các tổ chức quốc tế liên chính phủ ở cấp độ khu vực thì đều đưa ra điều kiện tương tự nhằm duy trì sự ràng buộc và tuân thủ những quy định chung của tổ chức quốc tế đó Do đó, đây cũng là một tiêu chí mang tính gần như bắt buộc trong việc kết nạp thành viên mới của ASEAN
4 Có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ thành viên
Trang 4Liên hệ Zalo: 0389632001
So với ba tiêu chí trước, tiêu chí này thiếu sự cụ thể và không rõ ràng Trong các tiêu chí của Hiến chương và các văn kiện khác của ASEAN cũng không có những quy định cụ thể để xác định về các khả năng thực hiện nghĩa vụ của các thành viên khi gia nhập ASEAN Ngoài ra, đây cũng là điều kiện khiến Đông Timor chưa thể trở thành thành viên của tổ chức này vì thiếu sự công nhận của tất cả các quốc gia thành viên Trong khi đó, ASEAN không có quy định cụ thể để xác định về khả năng thực hiện nghĩa vụ thành viên của một quốc gia như thế nào, do đó sẽ có tình trạng vì một lí
do nào đó có một quốc gia thành viên trong khối phải đối một quốc gia khác gia nhập thì họ viện dẫn ra nhiều lí do để thể hiện sự không công nhận
Điều 2 khoản 6 Hiến chương ASEAN đã quy định cụ thể bốn tiêu chí để gia nhập tổ chức, đây là những tiêu chí yêu cầu nhằm đảm bảo duy trì và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Qua những phân tích trên, có thể thấy có những tiêu chí được quy định rõ ràng và cũng có tiêu chí chưa thật sự rõ ràng Song đây là những tiêu chí mà ASEAN đã đặt ra nhằm mục tiêu chung là phát triển và đưa khu vực Đông Nam Á trở lên lớn mạnh trong khu vực và trên toàn thế giới Chính những tiêu chí này đã giúp cho ASEAN có được sự thống nhất, đoàn kết với nhau, đồng thời việc
mở rộng các nước thành viên cũng giúp cho khu vực Đông Nam Á có thể tạo dựng sức mạnh nội tại riêng cho mình để có thể bước ra thế giới, sánh vai với các tổ chức khác trên thế giới
Câu 2:
Có thể hiểu về hoạt động công nhận lẫn nhau của ASEAN một cách khái quát là khi các nước, các cơ quan tiêu chuẩn hoặc các tổ chức nghề nghiệp (các cơ quan có thẩm quyền) thừa nhận sự tương đồng về tiêu chuẩn kỹ thuật của một nước khác (hoặc các thủ tục đáng giá sự phù hợp), các biện pháp kiểm dịch động thực vật hoặc trong trường hợp của thể nhân thì sẽ áp dụng cho chứng chỉ học thuật hoặc nghề nghiệp của
họ Trong ASEAN, Hiệp định khung của ASEAN về dịch vụ (AFAS) là cơ sở pháp lý tiền đề cho hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN Từ
cơ sở đó, các thành viên ASEAN tiến hành đàm phán và xây dựng các thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRA) trong từng lĩnh vực dịch vụ cụ thể Các hoạt động về công nhận lẫn nhau này được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và thỏa thuận Các nước thành viên tự tìm đến nhau, thỏa thuận về quy định công nhận lẫn nhau sẽ được
Trang 5Liên hệ Zalo: 0389632001
áp dụng giữa họ, nếu không thấy phù hợp tại quy định này thì các nước có thể tự đề xuất chỉnh sửa lại cho phù hợp
Như vậy, vai trò của các MRA là đưa ra một biện pháp nhằm giảm chi phí thâm nhập vào trong thị trường dịch vụ nước ngoài bằng cách giúp các nhà cung cấp dịch vụ thoát khỏi gánh nặng của việc giám sát, kiểm tra ở thị trường trở thành mục tiêu cung cấp dịch vụ (thông qua việc đáp ứng được các yêu cầu đào tạo bổ sung) đồng thời có thể tạo thuận lợi cho các biện pháp mà trong đó họ có thể đưa ra các bằng chứng xác nhận rằng họ đã hoàn thành các điều kiện đó và từ đó có thể được cấp phép về trình độ chuyên môn trong thị trường của nước sẽ thực hiện cung cấp dịch vụ
Ngoài ra các hoạt động về công nhận lẫn nhau trong ASEAN còng là một cách
để cắt giảm chi phí giao dịch và đưa ra một biện pháp gián tiếp cần thiết để vận hành các cam kết mở cửa thị trường, vốn thường xuyên được lập ra trong bối cảnh của đề xuất về một sự hội nhập kinh tế sâu rộng hơn hoặc hướng tới sự tự do hóa thương mại mạnh mẽ hơn
Bên cạnh đó, hoạt động này còn có vai trò nâng cao hiệu quả khả năng cạnh tranh, tính đa dạng, khả năng sản xuất và cung cấp dịch vụ trong và ngoài khu vực ASEAN, xóa bỏ các giới hạn về thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN và mở rộng phạm vi tự do hóa vượt ra khỏi phạm vi các nước ASEAN (theo GATS đã quy định) với mục đích công nhận một khu vực thương mại dịch vụ tự do
Với việc quy định lẫn nhau đã tạo ra cơ sở pháp lý nền tảng cho việc thực hiện
tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN, thúc đẩy các nước kí kết nhằm công nhận chứng chỉ của các nhà cung cấp dịch vụ, xóa bỏ các rào cản thương mại dịch vụ của ASEAN Nó tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn nước ngoài tiếp cận và thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ tại thị trường của một quốc gia khác MRA thúc đẩy sự lưu thông của các chuyên gia nước ngoài bằng cách giảm các thủ tục phức tạp trong việc xin giấy phép để cung cấp dịch vụ ở nước khác Với việc công nhận lẫn nhau, các yêu cầu về chứng chỉ, bằng cấp được tạo điều kiện hơn và các nhà cung cấp tại cá quốc gia khác có thể thuận tiện tiếp cận thị trường dễ dàng hơn Qua
đó, không chỉ tạo điều kiện để các quốc gia có thể tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ tốt hơn, phong phú hơn từ các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, đa dạng hóa ngành dịch
vụ trong nước mà còn nâng cao tính cạnh tranh, thúc đẩy ngành dịch vụ chung phát
Trang 6Liên hệ Zalo: 0389632001
triển Do đó, công nhận cũng có thể được coi là phương thức để thực hiện tự do thương mại dịch vụ trong ASEAN Thông qua hoạt động công nhận lẫn nhau sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các quốc gia thành viên, từ đó tiến tới thành lập khu vực dịch vụ ASEAN
Câu 3: Từ dữ liệu đề bài, ta có bảng tổng hợp sau:
linh kiện
Hàm lượng RVC ASEAN
Giá FO B
Ghi chú
Trung
Lưu ý: Linh kiện nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia đạt RVC ASEAN 15% nên những linh kiện này không được xem là có xuất xứ ASEAN
Theo Điều 29 Hiệp định thương mại hóa ASEAN, Công thức tính hàm lượng giá trị khu vực và theo Thông tư 22/2016/TT-BCT Việt Nam áp dụng phương pháp tính gián tiếp theo công thức:
RVC = x 100%
Xe máy có mã HS (Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa) thuộc nhóm
8711 Nhóm này xin C/O form D sẽ theo tiêu chí RVC 40%
Ta có: RVC = 100% - 40% - 10% - 5% = 45% (>40%)
Như vậy, xe máy của công ty A có được cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN
Trang 7Liên hệ Zalo: 0389632001
Danh mục tài liệu tham khảo:
1 Khoa Pháp luật quốc tế (2001), tập bài giảng “Pháp luật công đồng ASEAN”, Đại
học Luật Hà Nội
2 ASEAN (2008), “Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á”.
3 ASEAN (2009), “Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN”.
4 Bộ Công thương (2016), Thông tư 22/2016/TT-BCT về thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mịa hàng hóa ASEAN