Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung thường xuyên bị các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị xuyên tạc, phê phán, bóp méo. Họ cho rằng, không có cái gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản,... Chính vì vậy, việc nhận diện và chủ động đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch về nội dung này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ trương lớn của Đảng, là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng hiện nay; đồng thời, còn là nhiệm vụ và trách nhiệm thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên, vì đây là vấn đề không chỉ liên quan đến uy tín và tính chính danh của Đảng, mà còn liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ. Mặt khác, trong thời kỳ hội nhập phát triển kinh tế hiện nay công cuộc cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, chuyên nghiêp lấy nhân dân làm gốc. Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và văn hoá, cải cách hành chính trở thành một trào lưu, là một nhu cầu tự thân, nỗ lực của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, công cuộc cải cách hành chính nhà nước đang là tâm điểm trong các nỗ lực của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới phát triển, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ và văn minh” và là điều kiện căn bản để góp phần đạt được các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Do đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài ‘‘Đánh giá kết quả cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay ” để nghiên cứu cho tiểu luận môn học Kinh tế chính trị.