1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay.

18 172 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 48,43 KB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Người chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở đất nước ta. Bác đã sáng suốt vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam để lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam phát triển và thành công như thực tiễn đã chứng minh. Trong suốt quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, làm việc theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vì những tư tưởng đó luôn là “kim chỉ nam” dẫn lối cách mạng nước ta trong công cuộc xây dựng và đổi mới hiện nay. Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Người đã để lại nhiều di sản quý báu về việc phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đất nước là rất cần thiết. Để phát triển kinh tế đất nước, một trong những vấn đề quan trọng là xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta nhận thấy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc hơn tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh để hiểu rõ hơn và vận dụng đúng đắn quan điểm, tư tưởng của Người vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã được thực tiễn chứng minh là rất đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của đất nước ta. Những tư tưởng của Người cho đến nay vẫn mang tính đúng đắn, nguyên giá trị, để góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về tư tưởng phát triển kinh tế của chủ tịch Hồ Chí Minh, em xin trình bày đề tài: “Tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay”. Do sự hạn hẹp về kiến thức, có thể trong quá trình phân tích còn những thiếu sót, hạn chế nên em rất mong các thầy cô góp ý để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn  

Trang 1

BÀI TẬP LỚN

MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ BÀI: Anh, chị hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ ChíMinh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam? Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản ViệtNam trong việc phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay.

Họ và tên sinh viên: MSSV:

Lớp tín chỉ:Giảng viên:

HÀ NỘI – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1II NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU KINH TẾ TRONGTHỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 2

1.1 Tính tất yếu khách quan phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta 21.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 3CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦNỞ NƯỚC TA HIỆN NAY 72.1 Quan điểm về vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảnh Cộng sản Việt Nam 72.2 Thực tiễn Đảng ta vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế 82.3 Giải pháp phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo tư tưởng Hồ Chí Minhcủa Đảng Cộng sản Việt Nam 11

III KẾT LUẬN 14IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Người chủ trương pháttriển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởđất nước ta Bác đã sáng suốt vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thểViệt Nam để lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa ra đường lối đúng đắn cho cáchmạng Việt Nam phát triển và thành công như thực tiễn đã chứng minh.

Trong suốt quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừngđẩy mạnh nghiên cứu, học tập, làm việc theo tư tưởng của Hồ Chí Minh vì những tưtưởng đó luôn là “kim chỉ nam” dẫn lối cách mạng nước ta trong công cuộc xây dựngvà đổi mới hiện nay Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, Người đã để lại nhiều di sản quý báu về việc phát triển kinh tế, đặc biệt là pháttriển kinh tế nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chính vì vậy, việcnghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đất nước là rất cần thiết.

Để phát triển kinh tế đất nước, một trong những vấn đề quan trọng là xây dựngcơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chúng tanhận thấy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc hơn tư tưởngkinh tế của Hồ Chí Minh để hiểu rõ hơn và vận dụng đúng đắn quan điểm, tư tưởngcủa Người vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước Chính sách kinh tế nhiềuthành phần đã được thực tiễn chứng minh là rất đúng đắn, phù hợp với quy luật pháttriển của đất nước ta Những tư tưởng của Người cho đến nay vẫn mang tính đúng đắn,nguyên giá trị, để góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về tư tưởng phát triểnkinh tế của chủ tịch Hồ Chí Minh, em xin trình bày đề tài: “Tìm hiểu và phân tích quanđiểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam? Sự vận dụng quan điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việcphát triển nền kinh tế nước ta hiện nay” Do sự hạn hẹp về kiến thức, có thể trong quátrình phân tích còn những thiếu sót, hạn chế nên em rất mong các thầy cô góp ý để emcó thể hoàn thiện kiến thức của mình Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

II NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU KINH TẾ TRONGTHỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1.1 Tính tất yếu khách quan phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta

1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ

Kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là tổng thểcác thành phần kinh tế cùng tồn tại trong một môi trường hợp tác và cạnh tranh Mỗithành phần kinh tế tồn tại ở các hình thức tổ chức kinh tế với quy mô và trình độ côngnghệ quyết định Các thành phần kinh tế được thể hiện ở các hình thức tổ chức kinhdoanh đa dạng, đan xen hỗn hợp Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội trước hết chịu sự quy định của quy luật quan hệ sản xuất phùhợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

1.1.2 Tính tất yếu khách quan phát triển nền kinh tế nhiều thành phần cơ cấu ở nướcta

Thành phần kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế được hình thành trên một hìnhthức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất Sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần làđặc trưng trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và là tất yếu khách quan bởi vì:

Thứ nhất, do đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ lịch sửcó đan xen giữa các yếu tố của xã hội cũ và xã hội mới, nền kinh tế có nhiều loại hìnhsở hữu về tư liệu sản xuất Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mớitồn tại khách quan, có quan hệ tác động qua lại, đan xen, bổ sung cho nhau, tạo nên sựđa dạng các hình thức kinh tế và sản xuất kinh doanh Vì vậy trong thời kỳ quá độ ởnước ta có nhiều thành phần kinh tế.

Nguyên nhân chủ yếu của sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thờikỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là do yêu cầu của quy luật quan hệ sản xuất phải phùhợp với tính chất là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Vì vậy, trong thời kỳquá độ, quá trình xây dựng quan hệ sản xuất Chủ nghĩa xã hội phải dựa trên cơ sở pháttriển lực lượng sản xuất Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, do trình độ lực lượng sản

Trang 5

xuất còn hạn chế và phân bố không đều nên tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữutư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế.

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thờikỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lêninvào tình hình cụ thể đất nước ta và khẳng định rằng: “Con đường cách mạng Việt Namlà tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếndần lên Chủ nghĩa xã hội” Người chỉ rõ về thời kỳ quá độ: “Việt Nam quá độ từ mộtnước nông nghiệp lạc hậu, thuộc địa và phong kiến lên Chủ nghĩa xã hội không kinhqua phát triển tư bản chủ nghĩa Tính chất của nó là cuộc đấu tranh một mất, một còngiữa Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản” Yếu tố trên sẽ quyết định đến con đường,hình thức của quá trình tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

1.2.1 Nền kinh tế nhiều thành phần theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh

Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần theo tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện rõ

trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, nhưng rõ nhất là trong hai tác phẩm là “Thường thứcchính trị” (năm 1953) và “Báo cáo Dự thảo Hiến pháp năm 1959” Theo đó, về cơ cấu

các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Người

cho rằng: “Có nước thì đi lên Chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô, có nước phảikinh qua chế độ dân chủ mới rồi tiến lên Chủ nghĩa xã hội” như các nước Đông Âu,

Trung Quốc, Việt Nam.

Người xác định cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta vàchỉ ra các loại hình kinh tế, các hình thức sở hữu khác biệt, nhưng được cố kết lạithành một chỉnh thể kinh tế - xã hội quá độ trong quá trình vận động Đặc biệt, khi sựtồn tại của các thành phần kinh tế vẫn còn là một tất yếu khách quan và có vai trò nhấtđịnh đối với sự phát triển của nền kinh tế, thì cần phải tiếp tục sử dụng, phát triểnchúng theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, Người nhận định trong chế độ dân

chủ mới, có 5 loại kinh tế khác nhau:

Trang 6

- Kinh tế quốc doanh: thuộc Chủ nghĩa xã hội, vì là của chung nhân dân, phụcvụ lợi ích chung của xã hội Đây là thành phần kinh tế ra đời trong chế độ dân chủmới, đáp ứng yêu cầu của toàn xã hội Theo Người, kinh tế quốc doanh là “nền tảng vàsức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó vànhân dân ta phải ủng hộ nó”.

- Kinh tế hợp tác xã: đây là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động,Nhà nước cần đặc biệt khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển Về tổ chức

- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ: Nhà nước bảo hộ quyền sởhữu về tư liệu sản xuất, ra sức hướng dẫn và giúp họ cải tiến làm ăn, khuyến khích họđi vào con đường hợp tác.

- Tư bản của tư nhân (tư bản công thương): đây là thành phần kinh tế của giaicấp tư sản dân tộc Giai cấp tư sản nước ta mới ra đời, còn non yếu do bị tư sản nướcngoài chèn ép Tuy nhiên, “về mặt sản xuất so với chế độ phong kiến thì chế độ tư bảnlà một tiến bộ to” Họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất, dùng vốn, khoa học kỹ thuật, vìvậy “Chính phủ cần giúp họ phát triển Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinhtế quốc gia, phải phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân”.

- Tư bản nhà nước: là thành phần kinh tế do Nhà nước và nhà tư bản cùng gópvốn để kinh doanh, Nhà nước lãnh đạo Tư bản của tư nhân là tư bản chủ nghĩa còn tưbản của Nhà nước là xã hội chủ nghĩa.

Trong suốt thời kỳ quá độ, 5 thành phần kinh tế trên luôn tồn tại khách quan vớinhau Vì vậy, cần phải sử dụng chúng một cách triệt để nhằm phát triển nền sản xuấtxã hội mà không sợ khuynh hướng phát triển tự phát theo chủ nghĩa tư bản của cácthành phần kinh tế không phải xã hội chủ nghĩa.

1.2.2 Nguyên tắc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo quan điểm của NgườiĐảng và Nhà nước ta đã khái quát chính sách phát triển đất nước theo thư tưởngHồ Chí Minh, đó là: “Công tư đều lợi – Chủ thợ đều lợi – Công nông giúp nhau – Lưuthông trong ngoài” Theo Người: “Bốn chính sách ấy là mấu chốt để phát triển kinh tếcủa nước ta” Dưới đây là tư tưởng sáng suốt về bốn nguyên tắc trên:

Trang 7

Thứ nhất, nguyên tắc công tư đều lợi: “Kinh tế quốc doanh chính là công Nó lànền tảng và sức lãnh đạo của nền kinh tế dân chủ mới Tư là những nhà tư bản dân tộcvà kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ Đó cũng là lực lượng cần thiết chocuộc xây dựng kinh tế nhà nước Cho nên, Chính phủ cần giúp họ phát triển Nhưng họphải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa sốnhân dân.”

Thứ hai, nguyên tắc chủ thợ đều lợi: “Nhà tư bản không khỏi bóc lột nhưngChính phủ bảo vệ quyền lợi của công nhân, ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay.Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, thợ cũng không yêu cầu quá mức, để cho chủ được số lợihợp lý Chủ và thợ đều tự giác, tự động, tăng gia sản xuất lơi cả đôi bên.”

Thứ ba, nguyên tắc công nông giúp nhau Người nêu rõ cần có sự kết hợp chặtchẽ của hai nền nông nghiệp và công nghiệp để tăng hiệu quả lao động, tăng năng suấtbởi vì công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng khác để cung cấp chonông dân, nông dân ra sức tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực và các thứ nguyênliệu cho công nhân

Cuối cùng, nguyên tắc lưu thông trong ngoài Người chỉ ra đất nước cần phảiphát triển thị trường trong nước cũng như đẩy mạnhh hợp tác quốc tế, đẩy mạnhthương mại, kinh doanh buôn bán với nước ngoài

Khi Hồ chủ tịch nêu quan điểm “công tư đều lợi”, “chủ thợ đều lợi” trong thờikỳ quá độ và khi nhấn mạnh vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh, Người vẫnkhẳng định rằng, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể “là lực lượng cầnthiết cho xây dựng kinh tế nhà nước”.

1.2.3 Chính sách để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo quan điểm củaNgười

Mục tiêu xuyên suốt của đất nước ta là xóa bỏ các hình thức không xã hội chủnghĩa, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tếthuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.

Để đi đến mục tiêu này, chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra phương châm sau:

Trang 8

Thứ nhất, với kinh tế quốc doanh: phải phát triển để tạo ra nền tảng vật chất chochủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo Xã hội chủ nghĩa Kinh tế quốc doanh sẽ đápứng nhu cầu to lớn và quan trọng của đất nước, trong quá khứ là của cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược Giữ vai trò chủ đạo, nó là một công cụ có sức mạnhvật chất mang tính quyết định để Nhà nước điều tiết vầ hướng dẫn nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần phát triển theo hướng Xã hội chủ nghĩa Cụ thể hiện nay, kinh tếquốc doanh ngày càng thể hiện được rõ vai trò điều tiết nền kinh tế của đất nước, ngoàira cũng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác ở Việt Nam có cơ hội phát triểnvà môi trường cạnh tranh từng bước được trong sạch, lành mạnh hơn.

Thứ hai, với kinh tế hợp tác xã: cần phải đặc biệt khuyếnh khích, giúp đỡ vàhướng dẫn để nó phát triển Về tổ chức hợp tác xã, Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyêntắc dần dần, từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, gò ép và hìnhthức Kinh tế hợp tác xã sẽ đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệTổ quốc Bên cạnh đó, nó cũng giữ vai trò nền tảng đối với nền kinh tế non trẻ củanước ta Hiện nay, thành phần kinh tế này đang được cải thiện cả về cách thức lẫnphương thức hoạt động để có thể phù hợp với cơ chế thị trường cũng như gia tăng sảnxuất Đồng thời, kinh tế hợp tác xã cũng được liên doanh với nhiều thành phần kinh tếkhác, tạo nên sự phát triển đồng đều, hài hòa và bền vững.

Thứ ba, đối với người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ khác: Nhà nướccần tạo được việc làm cho người lao động với lượng vốn rất ít và bảo hộ quyền sở hữuvề tư liệu sản xuất của họ, ra sức hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn,khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện Bên cạnh đó,có thể kết hợp kinh tế cá thể với hợp tác xã để tận dụng được các nguồn vốn trong xãhội, tạo công ăn việc làm, giải quyết được các nhu cầu việc làm, huy động các nguồnlực nhàn rỗi trong nhân dân.

Thứ tư, đối với kinh tế tư bản công thương: vì đây là thành phần kinh tế nắmtiềm năng rất lớn về vốn, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý nên cóvai trò lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhậpquốc dân và nâng cao đời sống Kinh tế tư bản công thương góp phần đẩy nhanh hiệnđại hóa – công nghiệp hóa của đất nước thông qua việc nâng cao tỉ lệ tích lũy và đầu

Trang 9

tư, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế, tăng sức cạnh tranh bà tạođộng lực thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ để hội nhập kinh tế quốc tế Nhà nướckhông xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ; mà ra sứchướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạchkinh tế của Nhà nước Đồng thời Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ họ cải tạo theoChủ nghĩa xã hội bằng hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cảo tạo.

Cuối cùng, đối với thành phần kinh tế tư bản Nhà nước: Nhà nước cần hùn vốnvới tư nhân để kinh doanh, và do Nhà nước lãnh đạo Đây là nấc thang, bước trunggian để một nước đang phát triển như chúng ta bước lên Chủ nghĩa xã hội Văn kiện

Đại hội X (năm 2006) nhất quán: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượngvật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trườngvà điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển” Kinh tế nhà nước đóng

vai trò hàng đầu trong việc khắc phục, hạn chế những bất cập của cơ chế thị trường vàlà “công cụ” để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân cùngvới sự phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH CỦA ĐẢNG CỘNGSẢN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN ỞNƯỚC TA HIỆN NAY

2.1 Quan điểm về vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nềnkinh tế nhiều thành phần của Đảnh Cộng sản Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và pháttriển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta trong từng giaiđoạn cách mạng nhằm đảm bảo kháng chiến thắng lợi và kiến thiết đất nước thànhcông Ngày nay, điều kiện trong nước và thế giới đã có những biến đổi sâu sắc nhưngtư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về kinh tế của Hồ Chí Minh nói riêng

vẫn có ý nghĩa lớn lao Trong giai đoạn đất nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện

đại hóa đất nước gắn với phát triển nền kinh tế tri thức, hội nhập vào nền kinh tế thếgiới thì việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế là hết sức cần thiết.

Trang 10

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã tạo ra cơ cấu kinh tế mới, sự phâncông lao động mới, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong khi chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế tạo ra năng suất lao động cao, cải thiện căn bản đời sống vật chẩt vàvăn hóa toàn xã hội.

Những thành tựu quan trọng về kinh tế đạt được trong công cuộc đổi mới đấtnước đã chứng tỏ nhận thức và tổ chức thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần là hoàntoàn đúng đắn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Phát triển kinh tế cần đi trướcmột bước và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thờikỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

Phát triển kinh tế là tiền đề, cơ sở cho sự phát triển văn hóa nhằm xóa bỏ nghèonàn và lạc hậu Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất bảo đảm tiến bộ và công bằngxã hội Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là động lực cho tăng cường kinh tế, ổnđịnh Theo đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 đến năm 2020,Đảng ta đã xác định 5 quan điểm lớn sau:

- Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêucầu xuyên suốt trong Chiến lược.

- Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nướcViệt Nam Xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể,nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.

- Phát triển lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao;đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hộichủ nghĩa.

- Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhậpquốc tế ngày càng sâu rộng.

Ngày đăng: 27/05/2022, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w