Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tôn giáo, tín ngưỡng tồn tại đan xen nhau, đáp ứng nhu cầu về đời sống tâm linh và đời sống tinh thần của đông đảo người dân. Là người lãnh đạo và quản lý xã hội, Đảng và Nhà nước Việt Nam, từ phương diện quan điểm, chính sách đã luôn quan tâm đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân và củng cố khối đại đoàn kết tôn giáo, dân tộc. Quan điểm, chính sách đối với tìn ngưỡng, tôn giáo được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát từ thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và trên thế giới; phù hợp với tình hình cách mạng trong từng thời kỳ. Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên nền tảng chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững tình hình tín ngưỡng, tôn giáo của đất nước; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân để xây dựng khối đoàn kết lươnggiáo, đại đoàn kết toàn dân tộc; huy động và hiệu triệu sức mạnh của dân tộc, đại bộ phận tín đồ, chức sắc các tôn giáo, người có tín ngưỡng trên phạm vi cả nước tham gia tích cực vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta không ngừng nâng cao nhận thức về tôn giáo và quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là nền tảng để xây dựng chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào có đạo và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi, vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng có những nội dung mới, vì vậy phải đào sâu nghiên cứu để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo một cách thấu đáo, có hiệu quả vì mục tiêu phát triển một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bài thu hoạch trên đây đề cập đến nội dung: “Quan điểm, chính sách của Đảng đối với tôn giáo, tín ngưỡng”.