1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay. quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở việt nam hiện nay

37 1,9K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay. quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở việt nam hiện nay

Trang 1

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Chúng ta đang sống những năm đầu tiên của một thiên niên kỉ mới – thiên niên kỉthứ ba Xã hội loài người đã có những bước tiến vô cùng to lớn trên tất cả các lĩnh vực:kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật,…Trong một xã hội như vậy,luôn tồn tại một bộ phận quan trọng không thể thiếu được, bởi nó chính là bộ phận cấuthành nên thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở của một xã hội, đó chính là tôn giáo

Tôn giáo, tưởng chừng như là một vấn đề vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất nóluôn luôn mới mẻ Từ lâu, vấn đề tôn giáo đã là một vấn đề nhạy cảm không chỉđối với Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới Vì thế luôn cần cónhững hiểu biết thấu đáo một cách khách quan khoa học về bản chất cũng như sựthay đổi từng ngày của vấn đề tôn giáo Mang trong mình là bản chất của một hiệntượng xã hội phức tạp, tham gia rất nhiều vào các lĩnh vực của đời sống tinh thần,các tôn giáo lớn thường không chỉ có ảnh hưởng sâu sắc trong phạm vi một quốcgia đơn lẻ mà tầm ảnh hưởng còn mang tính quốc tế

Vấn đề tôn giáo đã từng là công cụ để chủ nghĩa đế quốc lợi dụng phục vụcho âm mưu xâm lược và chống phá cách mạng Việt Nam nói riêng và các nước

Xã hội chủ nghĩa nói chung Các thế lực thù địch sử dụng tôn giáo như một chiêubài trong âm mưu diễn biến hòa bình hòng chống phá sự nghiệp xây dựng Chủnghĩa xã hội ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới

Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức, tín ngưỡng tôn giáo khác nhausong song cùng tồn tại và đang có chiều hướng phát triển trên phạm vi cả nước Vìvậy, trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, để thực hiệnthắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, trước hết, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cầncăn cứ vào tình hình, đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam, từ đó có cái nhìn đúng đắnnhững vấn đề lí luận, thực tiễn về tôn giáo cũng như có những chính sách về tôngiáo một cách phù hợp và linh hoạt trong tình hình hiện nay Xuất phát từ lí do trên

và để phục vụ cho việc học tập môn Các chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học,trong phạm vi nhỏ, hẹp của một tiểu luận, tác giả chỉ tập trung phân tích đề tài:

“ Xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.”

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 2

Xoay quanh vấn đề về tôn giáo, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bàiviết về vấn đề này, điển hình là một số tác phầm và bài viết như sau:

- Chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam là Đoàn kết, hòa hợp, dântộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, http://www.tuyengiao.vn, ngày8/07/2009, cập nhật lúc 11h 07’

- Cái nhìn mới về tôn giáo của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay,Phạm Huy Thông, ngày 16/4/2010

- Tôn giáo và chính sách tôn giáo của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Thứ năm, ngày 28/04/2011, cập nhật lúc 20h 45’

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo và sự vận dụng để giảiquyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiệnnay, Mai Thị Quý – Bùi Thị Hằng, www.dangcongsan@cpv.org.vn, ngày14/11/2011, cập nhật lúc 11h 10’

- Tôn giáo và vấn đề mê tín, Trần Chung Ngọc, http://sachhiem.net, ngày18/4/2012

- Những quan điểm cơ bản về tôn giáo, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ,http://baomoi.com, ngày 13/5/2012

- Tu tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nguyễn Đức Lữ,Nxb Tôn giáo, Tr.73

Và còn rất nhiều tài liệu khác, song các nghiên cứu này chưa thật sự đầy đủ

về xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay Tuy nhiên, đây cũng

là một nguồn tài liệu bổ ích để giúp tác giả thực hiện đề tài này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nhằm mục tiêu làm rõ lý luận về xu hướng phát triển của tôn giáotrong thời đại ngày nay Từ đó, tìm hiểu rõ hơn về quan điểm của Đảng và Nhànước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam

Để đạt được mục tiêu đó, tác giả xác định cần hoàn thành những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống lại lý luận về tôn giáo qua theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin và Tư tưởng của Hồ Chí Minh

- Trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo

- Đánh giá tình hình, đặc điểm tôn giáo ở nước ta, từ đó rút ra ý nghĩa củavấn đề

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

Quá trình làm tiểu luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, trong

5 Kết cấu nội dung

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2chương và 4 tiết

NỘI DUNGChương 1: TÔN GIÁO VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TÔN GIÁO

TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

Trang 4

1.1 Quan điểm mác xít về bản chất tôn giáo

1.1.1 Quan điểm của Mác – Ăngghen

Nếu chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là một trong ba phát minh quantrọng nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin, thì những quan điểm về tôn giáo là mộttrong những biểu hiện rõ nét nhất lập trường duy vật về lịch sử của học thuyếtnày Nó thể hiện thông qua các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về cảbản chất, nguồn gốc lẫn chức năng của tôn giáo Trong khi các nhà duy tâm,thần học cho rằng tôn giáo có nguồn gốc siêu nhiên, thế giới tự nhiên, xã hộiloài người cũng như toàn bộ hoạt động của mỗi cá nhân con người đều chịu sựchi phối, điều khiển của các lực lượng siêu nhiên, thần thánh thì các nhà duyvật, vô thần đã có quan điểm hoàn toàn đối lập L.Phơibắc – nhà triết học duyvật người Đức, đã khẳng định rằng, không phải thần thánh sáng tạo ra con

người mà con người sáng tạo ra thần thánh theo hình mẫu của mình, rằng: “ Thượng đế siêu hình không phải là cái gì khác mà là sự tập hợp, là toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con người nhờ vào sức tưởng tượng… lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay thực thể độc

lập.”[19, 71] Tuy nhiên, Phoiơbắc chưa chỉ ra được bản chất thực sự của tôn

giáo và ở khía cạnh này, ông vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm khi chỉphê phán thứ tôn giáo hiện thời chứ không phê phán tôn giáo nói chung, càngchưa hề đề cập đến sự phê phán những điều kiện hiện thực làm nảy sinh tôngiáo Thậm chí, ông còn cho rằng người ta rất cần một thứ tôn giáo thay thế,

đó là “tôn giáo tình yêu” để xóa bỏ đi những áp bức, bất công trong xã hội

Kế thừa và vượt lên trên quan điểm của Phoiơbắc và các nhà duy vật trước

đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã đứng vững trên lập trường duy vậtlịch sử để lý giải vấn đề bản chất của tôn giáo Theo đó, ý thức xã hội là sự phảnánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết đinh Mặc dù có tính độc lập tương đốinhưng mọi hiện tượng trong đời sống tinh thần, xét đến cùng đều có nguồn từ đờisống vật chất

Tôn giáo là một hiện tượng tinh thần của xã hội và vì vậy, nó là một trongnhững hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch

sử nhất định Nhưng khác với những hình thái ý thức xã hội khác, sự phản ánh củatôn giáo đối với hiện thực là sự phản ánh đặc thù, đó là sự phản ánh “lộn ngược”,

“hoang đường” thế giới khách quan Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, “Tôn giáo là

Trang 5

những sự rút hết toàn bộ nội dung của con người và thế giới tự nhiên, là sự chuyển nội dung đó sang cho bóng ma Thượng đế ở bên kia thế giới, thượng đế này, sau

đó, do lòng nhân từ, trả lại về cho con người và giới tự nhiên một chút ân huệ của

mình”.[3, 815]

Tôn giáo là sản phẩm của con người, với những điều kiện lịch sử tự nhiên vàlịch sử xã hội nhất định Do đó, xét về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hộiphản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội Trong tác phẩm

“Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, C.Mác viết: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức,

là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những

trật tự không có tinh thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.”[3, 570].

Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉmuốn khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnhđến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách là một thứ thuốc giảm đau đượcdùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế Thực vậy, người ta dùng thuốc giảm đaukhi người ta bị đau đơn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng đó còn có nhu cầudùng nó Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôngiáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, dù đó chỉ là những hạnhphúc ảo tưởng, chỉ là sự “đền bù hư ảo”

Do vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánhhoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nókhông phải là không có những yếu tố tích cực Tôn giáo chỉ là những “bông hoagiả” tô điểm cho một cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích Nhưng nếu như không

có những “bông hoa giả” ấy thì cuộc sống của con người chỉ còn lại xiềng xích màthôi Và nếu như không có “thứ thuốc giảm đau” ấy thì con người sẽ phải vật vãđau đớn với đầy rẫy áp bức, bất công và bạo lực

Trong khi các nhà duy vật vô thần chỉ biết phê phán bản chất của tôn giáo thìC.Mác lại không phê phán tôn giáo mà phê phán chính cái hiện thực làm nảy sinh tôngiáo, tức là phê phán sự áp bức, bất công, bạo lực… trong xã hội đã đẩy những conngười phải tìm đến với tôn giáo và ru ngủ mình trong tôn giáo C.Mác đã nhận thấyrất rõ quan hệ nhân – quả trong vấn đề này Vì tôn giáo là một hiện tượng tinh thần cónguyên nhân từ trong đời sống hiện thực nên muốn xóa bỏ tôn giáo, không có cách

Trang 6

nào khác là phải xóa bỏ cái hiện thực đã làm nó nảy sinh Theo C.Mác, vấn đề khôngphải là vứt những “bông hoa giả” đi mà là xóa bỏ đi bản thân cái xiềng xích đượctrang điểm bởi những bông hoa giả đó để con người có thể “giơ tay hái những bônghoa thật” cho mình, tức là tìm kiếm được hạnh phúc thực sự ngay trong thế giới hiệnthực Từ đó, C.Mác đã khẳng định rằng, muốn xóa bỏ tôn giáo và giải phóng conngười khỏi sự nô dịch của tôn giáo thì trước hết phải đấu trang giải phóng con ngườikhỏi những thế lực của trần thế, xóa bỏ chế độ áp bức bất công, nâng cao trình độnhận thức cho người dân và xây dựng một xã hội mới không còn tình trạng người bóclột người, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng thừa nhận tôn giáo còn tồn tại lâu dài, tôntrọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân Sự khác nhaugiữa chủ nghĩa hiện thực và “thiên đường” mà các tôn giáo thường hướng tới là ởchỗ trong quan niệm tôn giáo, “thiên đường” không phải là hiện thực xã hội mà là

ở thế giới bên kia, trên “thượng giới”(tức là cái hư ảo) Còn người cộng sản chủtrương và hướng con người vào xã hội văn minh, hạnh phúc ngay ở thế giới hiện

thực, do mọi người xây dựng và vì mọi người V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Đối với chúng

ta, sự thống nhất của cuộc đấu tranh thực sự cách mạng đó của giai cấp bị áp bức

để sáng tạo nên một cảnh cực lạc trên trái đất, là quan trọng hơn sự thống nhất ý

kiến của những người vô sản về cảnh cực lạc trên thiên đường.”[18, 174]

Với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là sự phản ánh một cáchbiến dạng, sai lệch, hư ảo về giới tự nhiên và con người, các quan hệ xã hội Chínhcon người đã khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản chấtcủa mình để rồi, từ đó con người có chỗ dựa, được che chở, an ủi – dù đó chỉ là

chỗ dựa “hư ảo” Chỉ ra bản chất sâu xa của hiện tượng đó, Ph.Ăngghen đã viết: “ Con người vẫn chưa hiểu rằng họ đã nghiêng mình trước bản chất của chính mình

và đã thần thánh hóa nó như một bản chất xa lạ nào đó”[3, 815] Chủ nghĩa Mác –

Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cáchhoang đường, hư ảo hiện thực khách quan Qua hình thức phản ánh của tôn giáo,những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và đều trở thành thần bí Lột tả bản chất

của tôn giáo, trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph Ăngghen đã viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – và đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản

Trang 7

ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu

trần thế.”[4, 437]

Từ những phân tích trên có thể tóm tắt rằng, quan niệm về bản chất tôn giáotrong chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ giới hạn ở chỗ khẳng định hiện tượng nàyphản ánh một cách hư ảo hiện thực khách quan; mà sự phản ánh đó còn bắt nguồn

từ những điều kiện hiện thực, do nhu cầu cần phải khắc phục những giới hạn hiệnthực mà năng lực thực tiễn của con người trong những điều kiện lịch sử - cụ thểnào đó chưa đạt tới Điều đó cắt nghĩa tính chất vừa thực, vừa hư của tôn giáo vàquy định tính phức tạp của nó trong đời sống xã hội và nhận thức của con người

1.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh

Vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin về tôn giáo và giải quyết tốt vấn đề tôn giáo trong điều kiện cụ thể của ViệtNam, chủ tich Hồ Chí Minh đã nêu nhiều quan điểm thể hiện thái độ, cách giảiquyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam

Đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, tinh thần tôn trọng, bảo đảm quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, thể hiện thái độ trân trọng những giá trị vănhóa, đạo đức của các tôn giáo là những nội dung căn bản của tư tưởng Hồ ChíMinh về tôn giáo

Hồ Chí Minh cho rằng: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết.Không ai chiên thắng được lực lượng đó” Đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kếtdân tộc và tôn giáo là yếu tố cơ bản đưa tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam Tưtưởng ấy nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh Với tinhthần đoàn kết lương giáo, hòa hợp dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp đượcđông đảo chức sắc, tín đồ các tôn giáo hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cứu nước,kiến quốc, từ đó xóa dần những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và âm mưuchia rẽ tôn giáo của các thế lực thù địch Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết lươnggiáo là đoàn kết lâu dài và toàn diện, là vấn đề chiến lược lâu dài chứ không phải

một thủ đoạn chính trị nhất thời Người khẳng định: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi, mà còn đoàn kết lâu dài Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức,

có sức, có lòng phục sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta phải đoàn kết với

họ.”[7, 438] Thái độ chân tình, cởi mở, bao dung và luôn thấu hiểu nỗi trăn trở,

Trang 8

suy tư của đồng bào nơi Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng các tín

đồ tôn giáo

Vậy, muốn đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc thì phải làm thế nào, đó làđiều Hồ Chí Minh rất quan tâm Người luôn nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ cảnước phải quan tâm, chăm sóc cho cuộc sống vật chất và tinh thần của đồng bào

các tôn giáo Người căn dặn: “các cấp ủy phải thật quan tâm đến phần đời và phần đạo của đồng bào Công giáo”, làm thế nào để “sản xuất ngày càng phát

triển, phần xác ta ấm no thì phần hồn cũng được yên vui.”[8, 285] Muốn đoàn kết

những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải đặt lợi ích dân tộc, lợi íchtoàn dân lên trên hết, phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, khắcphục những mặc cảm, định kiến, đồng thời đấu tranh chống phần tử phản động lợidụng tín ngưỡng, tôn giáo Muốn đoàn kết phải chú ý kế thừa giá trị nhân bản củatôn giáo, có thái độ trân trọng những sáng lập các tôn giáo, tranh thủ giáo sĩ, quantâm đến giáo dân; độ lượng, vị tha đối với những người lầm lỗi; đấu tranh kiênquyết đối với bọn phản động tôn giáo

Tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện nhất quán cả trong lý luận

và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành nguyên tắc nền tảng xuyênsuốt trong chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta Năm 1945, chỉsau một ngày đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình, trong phiên họp

đầu tiên của Chính phủ (3-9-1945), Hồ Chí Minh đã phát biểu “…Tôi đề nghị

Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do, Lương giáo đoàn kết.”[14, 123] Về vấn

đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Hồ Chí Minh viết: “ Mọi công dân Việt Nam có

quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.”[9, 593] Mọi

công dân có hay không có tín ngưỡng, tôn giáo đều được bình đẳng trên mọi lĩnhvực Tôn trọng tự do, tín ngưỡng nhưng kiên quyết chống lại những kẻ lợi dụng

tôn giáo để đi ngược lại lợi ích của nhân dân Người đã nhấn mạnh: “Bảo vệ tự do tín ngưỡng, nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo để phản Chúa,

phản nước.”[Báo nhân dân, ngày 16-20/10/1953] Thực hiện tự do tín ngưỡng, tín

ngưỡng nhưng phải bài trừ mê tín dị đoan Theo Hồ Chí Minh, mê tín dị đoan là tệnạn đồng bóng, bói toán, cầu trời, cầu đoản, rước sách quá linh đình, cúng bái xa

xỉ, tốn kém và tin vào những điều nhảm nhí Việc bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan phải

đi đôi với việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng thuần phong mỹ tục,việc đấu tranh nhằm khắc phục tệ nạn mê tín dị đoan phải tế nhị, tránh thô bạo

Trang 9

Dù với tư cách là chủ tịch Đảng, người đứng đầu Chính phủ, hay với tư cách

là một công dân, Hồ Chí Minh luôn thể hiện là một con người mẫu mực trong việctôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân Hồ Chí Minh làngười mác xít chân chính theo quan điểm duy vật nhưng không ai tìm được dù làmột biểu hiện rất nhỏ của sự bài xích, chế giễu với một tôn giáo nào bất kỳ Ngượclại, Hồ Chí Minh đã tiếp cận tôn giáo, coi nó như một di sản văn hóa của loàingười, và tìm thấy ở đấy những mặt tích cực nhất định, những nhân tố hợp lý để kếthừa, tiếp thu những giá trị nhân bản, nhân văn của tôn giáo Người coi tôn giáo làmột yếu tố cấu thành và là di sản văn hóa của nhân loại Có được sự nhìn nhận ấyphải là con người đã trải qua một quá trình trải nghiệm trong thực tiễn cách mạng

và sự am hiểu các tôn giáo một cách tường tận, để khái quát, chắt lọc những giá trịtinh túy của nó nhằm tiếp thu, kế thừa

Trước hết, Hồ Chí Minh trân trọng những tư tưởng xóa bỏ các áp bức, bấtcông, tư tưởng hòa bình của các tôn giáo Người cho rằng, lý tưởng Cộng sản vàcác tôn giáo đều muốn xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột và bất công Người viết:

“Thích ca và Giê-su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng tự do và thế giới đại đồng.” Còn bản thân Người suốt đời “chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được tự do,

đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”[6, 261].

Người cũng cho rằng, Chủ nghĩa xã hội cũng như các tôn giáo đều mongmọi người được sống trong hòa bình, hữu nghị và lòng nhân ái Tinh thần bìnhđẳng, yêu thương đồng loại của các tôn giáo, nhất là của Phật giáo, Công giáođược Hồ Chí Minh đánh giá cao Mối quan hệ chặt chẽ giữ dân tộc và tôn giáo mộtcách giản dị, dễ hiểu, độc đáo nhưng cũng rất sâu sắc khi được Người nói tới: kínhChúa gắn liền với yêu nước, phụng sự Thiên chúa và phụng sự Tổ quốc, nước cóvinh thì đạo mới sáng, nước có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do Theo quanniệm của Người, đối với người có tôn giáo thì đức tin tôn giáo với lòng yêu nướckhông hề mâu thuẫn Mọi người dân Việt Nam đều có thể vừa là một người dânyêu nước, đồng thời cũng vẫn là một tín đồ chân chính

Và hơn thế, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người thấy rõ và trân trọng nhữnggiá trị văn hóa đạo đức và tinh thần của các tôn giáo Vì ở đó có những giá trị đọađức nhân bản, có vai trò to lớn trong việc hoàn thiện con người Do đó, mọi ngườiphải tiếp thu những yếu tố tích cực về văn hóa và đạo đức trong các tôn giáo

Trang 10

Người viết: những người Việt Nam ta hãy tự hoàn thiện mình về mặt tinh thầnbằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì đọc các tácphẩm của Lênin Chúa Giê-su dạy đạo đức là bác ái, Phật Thích ca dạy: đạo đức là

từ bi, Khổng Tử dạy đạo đức là nhân nghĩa Đó là những điểm mà chúng ta cầnhọc tập và noi theo

Quan điểm nhất quán của Người trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở ViệtNam là phải thật sự coi trọng quyền tự do tín ngưỡng, không tín ngưỡng của nhândân, đồng thời phải kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụngvấn đề tôn giáo để kích động quần chúng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, cản trởcông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt vấn đề tôn giáo như nhu cầu tinh thần gắnliền với nhu cầu vật chất của đồng bào có đạo Người thường xuyên nhấn mạnhviệc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng có tôn giáo, coi đó là điều kiện

để xấy dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” cho quần chúng tín đồ: “Phải ra sức củng cố hợp tác xã, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho xã viên Đồng thời đảm bảo tín ngưỡng tự do Nhưng hoạt động tôn giáo không được cản trở sản xuất của

nhân dân, không được trái với chính sách và pháp luật của Nhà nước.”[HCM, Bài

nói chuyện tại Đại Hội Đảng bộ Hà Nội], [10, 273].

Theo quan điểm của Người, đối với công tác tôn giáo, Đảng và Nhà nướcphải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ trọng tâm là công tác vận động quần chúng,thường xuyên củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ bằng việc đưacuộc sống ấm no, hạnh phúc đến toàn thể nhân dân

1.2.Xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay

1.2.1.Đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay

Thời đại là một khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phânbiệt những nấc thang phát triển của xã hội loài người

Sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đã mở đầu mộtthời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm

vi toàn thế giới

Thời đại ngày nay đang diễn ra với 4 đặc điểm cơ bản sau đây:

Đấu tranh giai cấp và dân tộc đang diễn ra gay gắt trên phạm vi toàn thế giới

Trang 11

Cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản diễn raquyết liệt trên thế giới Chủ nghĩa xã hội vẫn là đối trọng chính của chủ nghĩa tưbản Do vậy, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa xụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, cácnước tư bản chủ nghĩa tìm mọi cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên cả lý luận và thực

tế Giai cấp tư sản tìm nhiều biện pháp để chia rẽ, phá hoại phong trào công nhân,bằng cách giành đặc quyền, đặc lợi cho đội ngũ công nhân có trình độ cao: “côngnhân cổ cồn, công nhân áo trắng”

Nguy cơ chiến tranh thế giới đã bị đẩy lùi, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáoxảy ra gay go, quyết liệt và diễn biến phức tạo trên thế giới Chạy đua vũ trang,chủ nghĩa khủng bố đang gây ra hậu quả rất lớn làm tổn thất vầ cả người và củacho nhiều dân tộc

Cách mạng khoa học và công nghệ đang gây ra những thay đổi to lớn trên thế giới.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo ra điều kiện nhanh chóng phát triển lựclượng sản xuất trên thế giới Trung bình từ 10 – 15 năm của cải nhân loại tăng lên gấpđôi, do vậy, nhìn chung mức sống của con người không ngừng được nâng cao

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang tạo ra những thay đổi trong nhiềuquan niệm của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị, văn hóa,… đòi hỏi chúng taphải nghiên cứu, nắm vững và thích ứng

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra xu hướng toàn cầu hóatrong nhiều lĩnh vực của đời sống Sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia đangngày gia tăng; khoảng cách sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước ngày càng lớn

Những vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của các quốc gia.

Hiện nay, cộng đồng quốc tế đang đứng trước những vấn đề có tính toàn cầu,đòi hỏi các quốc gia, các tổ chức quốc tế phải cũng nhau giải quyết, không phân biệtchế độ xã hội, biên giới như: khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu vànước nghèo càng gia tăng; sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cư; tình trạngkhan hiếm nguồn nhân lực, cạn kiệt tài nguyên, môi trường sinh thái bị hủy hoại;xung đột tôn giáo, sắc tộc gia tăng; khí hậu trái đất diễn biến ngày càng xấu, thay đổithất thường kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các bệnh dịch lớn, các tội phạmxuyên quốc gia có chiều hướng phát triển Tất cả những điều đó đòi hỏi phải có sựhợp tác, liên kết giữa các quốc gia để cùng nhau giải quyết

Trang 12

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang là khu vực phát triển năng động, khả năng phát triển với tốc độ cao, đồng thời cũng đang tiềm ẩn một số nhân tố có nguy cơ gây mất ổn định.

Khu vực này có khả năng phát triển với tốc độ cao, vì tài nguyên của khuvực chưa bị khai thác nhiều, giá lao động rẻ tạo điều kiện cho các nước trong khuvực thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài; thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới giúp chocác nước mở rộng giao lưu quốc tế, tranh thủ công nghiệp hiện đại

Song, trong khu vực luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như nhữngchanh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyêngiữu các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở từng nước…

Tóm lại, tình hình thế giới hiện nay đang đan xen những yếu tố phức tạp,phát triển và suy thoái, hơp tác và đấu tranh, ổn định và mất ổn định Tuy rằng,hiện nay sự vận động của thế giới đang diễn ra phức tạp như vậy, nhưng chúng tacần phải thấy được những xu thế chủ yếu, trên cơ sở đó mà đề ra những đường lốichính sách đúng nhằm tranh thủ những thuận lợi, vượt qua những thử thách đểnhanh chóng đưa đất nước phát triển lâu bền

1.2.2.Các xu thế phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay

Nghiên cứu tôn giáo trên thế giới hiện nay, người ta không chỉ chú ý đến sựtăng nhanh số lượng tín đồ, sự mở rộng địa bàn hoạt động và phạm vi ảnh hưởngcủa tôn giáo mà còn chú ý tới các xu hướng mới của tôn giáo Thực tế là dưới tácđộng của toàn cầu hóa, của sự phát triển khoa học kỹ thuật, giữa các tôn giáo vàtrong nội bộ từng tôn giáo đã xuất hiện những biểu hiện mới, những xu hướng mới

Có thể nêu lên một số xu hướng sau:

1.2.2.1.Xu thế toàn cầu hóa tôn giáo

Toàn cầu hóa là sự mơ tưởng của của tất cả những tôn giáo dù là những tôn

giáo thế giới có bề dày lịch sử lâu đời hay chỉ là những hiện tượng tôn giáo mới ra

đời gần đây Ý nghĩa toàn cầu hóa trong lĩnh vực tôn giáo thật ra không phải là mới

mẻ, bởi lẽ, bất kỳ tôn giáo nào cũng có sứ mạng đưa giáo lý của mình đến quảngđại quần chúng sanh, giúp con người đạt trạng thái quân bình và hướng xã hộinhân loại tới chân thiện mỹ “Phổ thông giáo lý Đại Đạo cần được truyền bá sâurộng đến mọi người để giúp người giác ngộ tìm một lối đi, một hướng tiến nhưđèn cần cho đêm tối, thuốc cần cho bệnh nhân; có thuốc mà không chữa, thì có đèn

có thuốc cũng chẳng lợi cho ai Phải hòa mình vào thế tục mới độ được người đời.”

Trang 13

Thời đại toàn cầu hóa hiện nay, “bệnh nhân” rất nhiều, “bệnh lý” cũng đadạng, từ sa sút đạo đức, lối sống, cho đến các vấn đề sắc tộc, môi trường, …Cái

“thuốc”, cái “đèn” đó chính là giáo lý; đem cái giáo lý đến với mọi người là tráchnhiệm của tôn giáo

Một ý nghĩa khác của tôn giáo với toàn cầu hóa là nhu cầu giao lưu liên kếtgiữa chính các tôn giáo với nhau, nhu cầu đó đã và đang thể hiện rất rõ trong hoàncảnh xã hội nhân loại ngày nay Trách nhiệm đem giáo lý cứu độ toàn nhân loại là

sứ mạng rất lớn lao và quan trọng; phải có sự liên kết, không phải trên phương diệnhình thức tổ chức mà là tinh thần giáo lý

Thực tế đã chứng minh rằng sự tồn tại và phát triển của tôn giáo phụ thuộcvào sự bành trướng của một thế lực chính trị có trong tay một tiềm lực kinh tế nhấtđịnh Trong thời đại ngày nay, vấn đề toàn cầu hóa tôn giáo chủ yếu phụ thuộc vàochính sách bá quyền của một số cường quốc, muốn gắn vấn đề nhân quyền với tự

do tôn giáo cho từng quốc gia, dân tộc, tộc người để tìm cách can thiệp vào cácnước không chịu đi theo con đường mà các cường quốc đã vạch ra cho họ Tínhtoàn cầu hóa dẫn đến sự có mặt của hầu hết các tôn giáo lớn nhỏ trong một quốcgia Từng tôn giáo đều muốn và cố gắng có mặt trên khắp toàn cầu

Hơn lúc nào hết, tôn giáo cần thể hiện vai trò quan trọng trong đời sốngnhân loại Từ muôn đời, đối tượng của tôn giáo luôn là cộng đồng nhân loại vàmục đích chính là xã hội thanh bình, tâm linh con người thăng hoa

1.2.2.2.Xu thế đa dạng hóa tôn giáo

Từ xu thế toàn cầu hóa tôn giáo dẫn đến xu thế đa dạng hóa trong tôn giáo.Điều này phản ánh được nguyên tắc của thời đại: thống nhất trong đa dạng

Ngày nay, dân trí được nâng cao, không gian xã hội của cá nhân đã vượt rakhỏi biên giới quốc gia, của khu vực Con người không chỉ tiếp cận với các tôngiáo truyền thống mà còn với các tôn giáo khác Sự tiếp cận ấy không hề thụ động

mà còn có sự phê phán, tiếp thu Từ đó dẫn đến sự phân hóa tín đồ các tôn giáothành 3 loại: khô đạo, nhạt đạo, đậm đạo và nảy sinh hiện tượng song hành tôngiáo trong một con người Nghĩa là một cá nhân cùng một lúc theo nhiều tôn giáokhác nhau, ngay cả ở những nước vốn có truyền thống độc thần Trong điều kiện

đó từng tôn giáo cũng có sự phân rẽ các giáo phái, thậm chí có giáo lý xa lạ vớigiáo lý ban đầu Nội bộ các tôn giáo bị phân chia thành 3 bộ phận: bộ phận toànthống, bộ phận bảo thủ cực đoan, bộ phận ôn hòa

Trang 14

Hiện nay, sự đa dạng hóa của tôn giáo cũng thể hiện ở sự đa dạng phân hóathành những nhóm nhỏ mà có học giả viết, trong xã hội hiện nay tôn giáo có xuhướng ngày càng trở thành một chuyện riêng tư, cá thể hóa, được trải nghiệm dướihình thức ngần ẩm Thánh thần, tiên, Phật,… được thay đổi hình dạng cho phù hợpvới tâm lý, tập quán và sở thích của từng người, của mỗi cộng đồng và khu vựcnhất định.

1.2.2.3.Xu thế khoan dung, hòa hợp, liên tôn

Nếu như trong lịch sử đã từng xảy ra hiện tượng một số tôn giáo lớn quaylưng, đối đầu nhau, thậm chí gây nên những cuộc “thánh chiến” đẫm máu, thì ngàynay có nhiều tôn giáo biết tôn trọng, nhìn nhận giá trị của các tôn giáo khác Cáctôn giáo tỏ ra cố gắng tìm kiếm tiếng nói chung, những điểm tương đồng, thừanhận và tôn trọng những sự khác biệt về nhận thức, tư tưởng và loại bỏ dần sự nghi

kỵ, miệt thị, xúc phạm lẫn nhau

Trước thềm thế kỷ XXI có một sự kiện được các nhà bình luận coi như mộtbước ngoặt lịch sử trong hệ thống tôn giáo quốc tế, đó là Hội nghị thế giới của cácgiáo hội và các tôn giáo lớn tổ chức tại Vaticăng từ ngày 25 đến 28 tháng 10 năm

1999 Hội nghị gồm 230 đại biểu của các tôn giáo lớn như: Công giáo, Chínhthống giáo, Tin lành, Hồi giáo, đạo Sikh và một số tôn giáo địa phương Hội nghị

đã tuyên bố: “ Sự cộng tác giữa các tôn giáo khác nhau phải được dựa trên việc khước từ tuyệt đối chủ nghĩa quá khích, cực đoan và thù địch chống cự

nhau.”[Công giáo và dân tộc, số Canh thìn, 2000]

1.2.2.4.Xu thế thế tục hóa tôn giáo

Đó là xu thế thích nghi của giáo hội các tôn giáo với những thay đổi của thếgiới hiện đại Xu hướng thế tục hóa tôn giáo làm cho nhiều điều huyễn hoặc ngaytrong kinh thánh cũng bị nghi ngờ, cách giải thích thiếu khoa học khó được chấpnhận; những nghi lễ rườm rà, phiền toái bị phê phán; giáo luật quá nghiêm ngặt,khắt khe bị bác bỏ Những dấu ấn của xã hội hiện đại ngày càng in đậm trong tôngiáo Tất cả những điều đó làm cho tính thiêng, màu sắc của tôn giáo giảm dần vàtôn giáo trở nên gần gũi, thiết thực, hữu ích hơn đối với cuộc sống

Đặc biệt là xu thế thế tục hóa tôn giáo được biểu hiện bằng những hành vinhập thế của các tôn giáo Giáo hội nhiều tôn giáo trên thế giới đang nỗ lực thamgia các hoạt động xã hội như là phản đối phân biệt chủng tộc, giàu nghèo, phản đối

Trang 15

bóc lột, chiến tranh; hoạt động từ thiện, giáo dục, ý tế, kế hoạch dân số, bảo vệ môitrường… nhằm giúp ích cho con người, cho cuộc đồi ngay trong thế giới thực tại.

Nhiều tôn giáo ngày nay không chỉ chuyên chăm lo về mặt đạo đức, tinhthần mà còn trực tiếp can dự vào hoạt động kinh tế Đạo Tin lành coi lao động làtrách nhiệm hàng ngày, là nghĩa vụ trước Chúa Giáo hội Tin lành tuyên truyền tiếtkiệm, không say rượu… Đối với đạo Tin lành, lười lao động, không chịu kiếmtiền, dẫn đến cảnh bần cùng, lang thang, ăn xin,… là “có tội”, là không thực hiện

“lời răn của Chúa”

Xu thế thế tục hóa tôn giáo còn biểu hiện ở vai trò của tôn giáo vị giảm sút, đặcbiệt là ở các nước công nghiệp, nhất là ở các cư dân thành thị và tầng lớp thanh niên

Họ cho rằng cuộc sống bản thân được quyết định chủ yếu là tự thân, ít phụ thuộc vàkhông phụ thuộc vào thần linh Mặt khác, xu thế này cũng có mặt trái, thể hiện rất rõvào việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ chức tôn giáo nhằm bảo

vệ trực tiếp hay gián tiếp quyền lợi của các thế lực chính trị phản động

1.2.2.5.Xu thế dân tộc hóa tôn giáo

Tôn giáo và dân tộc có mối liên hệ gần gũi với nhau Chính là thông qua dântộc mà tôn giáo được phổ cập hóa và thấm sâu vào các giá trị, các sinh hoạt vănhóa của dân tộc Ngược lại chính tôn giáo đã thiêng liêng hóa các giá trị dân tộc vàlàm cho nó có thêm sức sống lâu dài và ảnh hưởng rộng lớn Biểu hiện của xu thếnày là hướng trở về với tôn giáo truyền thống phổ biến ở các nước đang phát triển,lan rộng sang cả châu Âu Các tôn giáo dân tộc không có tính phổ quát nhưng lạigắn chặt và bền vững với từng dân tộc Hiện nay, bên cạnh những tác động nhưkhơi dậy những yếu tố truyền thống cũ kỹ, lạc hậu, sa vào mê tín dị đoan, có hiệntượng các tôn giáo bên ngoài chứa đựng trong đó nhiều yếu tố phi nhân tính, phảnnhân đạo được truyền bá một cách nhanh chóng sang các quốc gia khác với nhữngcách thức khác nhau Vì vậy, tôn giáo dân tộc hay tôn giáo truyền thông được coi

là một thứ vũ khí để bảo vệ bản sắc dân tộc trước sự uy hiếp của các tôn giáo thếgiới, thường được các thế lực chính trị sử dụng như một phương tiện để đồng hóavăn hóa, đồng thời là chỗ dựa để các tôn giáo ngoại sinh được dân tộc hóa

Đó cũng chính là nguyên nhân ngày nay, để chống lại nguy cơ bị đồng hóavăn hóa, nhiều quốc gia dân tộc tìm cách khôi phục lại các tín ngưỡng tôn giáotruyền thống, làm cho tôn giáo trở về cội nguồn dân tộc

1.2.2.6.Xu thế duy trì và gia tăng quan hệ chính trị - tôn giáo

Trang 16

Từ khi xã hội xuất hiện giai cấp, chính trị và tôn giáo có mối quan hệ mậtthiết với nhau Nhưng ở mỗi thời kỳ lịch sử xác định, mối quan hệ này cũng khácnhau Ở thời kỳ Trung cổ tôn giáo chi phối chính trị Thời kỳ Cận đại, ở nhiều nơichính trị có tính độc lập Nhiều quốc gia đã luật hóa quan hệ này theo hướng táchhoạt động tôn giáo ra khỏi chính trị, tách nhà thờ ra khỏi trường học, mà điển hìnhnhất là “ luật phân ly” của Cộng hòa Pháp năm 1905.

Mặc dù thế, trong điều kiện xã hội còn tồn tại những giai cấp khác nhau,chính trị vẫn có những quan hệ nhất định đối với tôn giáo Bằng chứng là, chínhphủ ở nhiều nước tư bản đã tìm cách hỗ trợ cho các hoạt động tôn giáo phù hợp vớilợi ích của họ Trong trường hợp họ đã lợi dụng tôn giáo như là một trong nhữngcông cụ trong cuộc đấu tranh giai cấp Ví dụ điển hình là các thế lực đế quốccường quyền hiếu chiến lợi dụng tôn giáo nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình” với

ý đồ xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô vàđông âu sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, các thế lực đế quốc cường quyền hiếuchiến đã lợi dụng tôn giáo như một công cụ để chống các nước xã hội chủ nghĩa

Như vậy, gia tăng quan hệ chính trị - tôn giáo, tái chính trị hóa vấn đề tôngiáo mà kẻ chủ động là các thế lực đế quốc cường quyền hiếu chiến được hậuthuẫn bởi các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia,…là một xu thế đáng lưu ý hiện nay

Tuy thế, về phía các giáo hội tôn giáo – với tư cách người đại diện cho đứctin của nhiều triệu tín đồ và có trong tay những cơ sở vật chất khổng lồ - cũng luônbiểu hiện thái độ chính kiến riêng

Giáo hội Công giáo có lúc có mặt ủng hộ Mỹ, nhưng có lúc, có mặt khôngđồng tình với Mỹ và có ý muốn cải thiện diện mạo của mình trong con mắt củanhững người có lương tri Việc giáo hoàng La Ma phê phán Mỹ trong cuộc chiếntranh Mỹ - Irac vừa qua chính tỏ điều đó và giáo hội Công giáo muốn cải thiệnquan hệ với giáo hội Hồi giáo

Tôn giáo chắc chắn sẽ còn tồn tại lâu dài trong nhiều thế kỷ và vấn đề tôngiáo sẽ còn là vấn đề nổi cộm trong tiến trình phát triển của nhân loại Bởi vì, ởmột phương diện nào đó, những giá trị nhân bản – những giá trị tượng trưng chocái thiện trong tôn giáo – đã và sẽ tiếp tục được loài người gìn giữ, chân trọng trênmọi nấc thang từ thấp đến cao trên hành trình không ngưng nghỉ đi tới văn minh,tiến bộ Những giá trị đích thực của tôn giáo đã “ hóa thân” và nền văn hóa củamỗi quốc gia, dân tộc cũng như đã đóng góp vào nền văn minh nhân loại sẽ trường

Trang 17

tồn Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội ở xã cơ sở hiện thực nhất, nó là sựphản ánh hiện thực mang nhiều tính hoang đường, ảo tưởng hơn tất cả mọi hìnhthái ý thức xã hội khác Do đó, sự thay đổi trong ý thức tôn giáo thường chậmnhiều sự thay đổi hiện thực Ở một phương diện khác, trong xã hội có phân chiagiai cấp, tôn giáo luôn gắn liền với chính trị, không tách rời khỏi cuộc đấu tranhchính trị giữa các lực lượng cách mạng, tiến bộ vì mục tiêu bảo vệ con người, bảo

vệ những giá trị tốt đẹp của con người, và xây dựng nên một xã hội tốt đẹp,… Vớicác lực lượng bảo thủ, phản động đi ngược lại mục tiêu, xu hướng đó Trong khicác lực lượng cách mạng, tiến bộ bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của tôngiáo thì các lực lượng bảo thủ, phản động,… lại tìm mọi cách duy trì và lợi dụngmặt hạn chế, lạc hậu của tôn giáo Do đó, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tôn giáogiữa thiện và ác, tốt và xấu, nhân bản và phi nhân bản, sẽ còn diễn ra lâu dài,…

Chương 2

Ý NGHĨA CỦA VIỆC NHẬN THỨC VẤN ĐỀ NÀY TRONG VIỆC GIẢI

QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Tình hình, đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam

2.1.1.Tình hình tôn giáo ở nước ta

Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Với vị tríđịa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có 3 mặt giáp biển, nằm giữa hai lục địa vớihai nền văn minh lớn đó là Trung Quốc và Ấn Độ nên Việt Nam rất thuận lợi trongmối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nới rất dễ cho việc thâm nhậpcác luồng văn hóa, tôn giáo trên thế giới

Việt Nam có thể coi là bảo tàng về tôn giáo, tín ngưỡng của thế giới Ở đây,

có đủ từ các tín ngưỡng truyền thống như đồng, cốt, xem bài, xóc thẻ đến các tôngiáo hiện đại Nguồn gốc của những tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng: có tôn giáongoại nhập như: Công giáo, Hồi giáo, Tin lành, Phật giáo, Baha’i, Đạo Minh sư…;

có tôn giáo nội sinh như: Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Tứ ân hiếu nghĩa, Bửu sơn

Trang 18

kỳ hương, Minh lý Tam tông miếu, Tịnh độ cư sĩ Phật hội những tôn giáo này đều

có hệ thông giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội Có tôn giáo đã phát triển

và hoạt động ổn định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìmkiếm đường hướng mới cho phù hợp

Theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo Chính phủ năm 2011, nước ta có hơn

25 triệu tín đồ (chiếm hơn ¼ dân số), trong đó, có 6 tôn giáo lớn cụ thể:

Phật giáo: khoảng 10 triệu người

Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công

nguyên, là tôn giáo tiến bộ, không duytâm, chủ trương bình đẳng con người, giảithoát con người khỏi khổ đau thông quaviệc con người phải tu học, nâng cao nhậnthức về chính mình và thế giới, dần dứt bỏtiến tới đoạn tuyệt tham lam, ngu dốt, sânhận để thực hiện cuộc sống trong sự ônhoà, đoàn kết, tương trợ nhau để cùng đạttới hạnh phúc, an lạc Triết lý đó của Phậtgiáo tương đồng với tư tưởng của nhân loại tiến bộ là hoà bình, hữu nghị, hợp tác,cùng phát triển, bởi vậy vào ngày 15/12/1999, Đại Hội Đồng Liên hợp quốc (LHQ)

đã Nghị quyết lấy ngày Tam hợp Đức Phật - Ngày sinh, ngày thành đạo, ngày mấtcủa Đức Phật, nhằm ngày trăng tròn tháng Vesak, là ngày văn hoá tôn giáo thế giới

để đề cao tư tưởng tiến bộ của Phật giáo (còn gọi là Đại lễ Vesak)

Phật giáo tới Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ II sau Công nguyên Hiện nayPhật giáo ở Việt nam có trên 10 triệu tín đồ, gần 17 ngàn ngôi chùa, 45 ngàn nhà

sư Phật giáo được đánh giá là tôn giáo yêu nước đồng hành cùng dân tộc Phậtgiáo có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung đôngnhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, ĐàNẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm

Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, CầnThơ

Công giáo: khoảng hơn

6,1 triệu người

có nguồn gốc từ Ki-tô giáo

ra đời ở phía đông đế quốc

Ngày đăng: 29/05/2016, 11:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14.Những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự Thật
21.Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, Thường vụ Quốc hội số 21/2004/PL- UBTVQH11 (ngày 18/6/2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo
1. Ban tôn giáo Chính phủ, http://btgcp.gov.vn 2. Báo nhân dân, số ra ngày 16 – 20/10/1953 Link
3. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác
4. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác
5. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Khác
6. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Khác
7. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Khác
8. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Khác
9. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Khác
10.Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996 Khác
11.Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 Khác
12.Một số chuyên đề về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, 2007 Khác
13.Những đặc điểm lớn của thế giới đương đại, GS. Nguyễn Đức Bình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007 Khác
18.V.I.Lênin, toàn tập, tập 12, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva, 1979 Khác
19.V.I.Lênin, toàn tâp, tập 29, Nxb Tiến Bộ, M, 1981 Khác
20.Viện nghiên cứu tôn giáo: Về công tác tôn giáo – Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w