1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội: Một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học

22 1,4K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 590 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sửluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Lịch Sử phát triển, vấn đề lợi ích vật chất luôn là tâm điểm của mọi xung đột trong

Trang 1

Tài liệu lỗi, hỏng, hoặc gửi sai tài liệu

Liên hệ ngay yahoo : kato_kid2204 để đảm bảo quyền lợi của mìnhBạn sẽ nhận lại tài liệu mình sau 2h

BẢN TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MƠN VẬT LÍ 6

Trang 2

Họ và tên tác giả: DƯƠNG THỊ ÁNH HỒNG Đơn vị công tác: Trường trung học cơ sở Thị Trấn

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Môn Vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trườngtrung học cơ sở, cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản, bước đầuhình thành ở học sinh những kỹ năng và thói quen làm việc khoa học.

Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm,quan sát thí nghiệm, giải thích hiện tượng, thảo luận nhóm, sử dụng hình ảnh trực quan,đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh trả lời…là không thể thiếu được trong quá trình học tập bộmôn Do đó việc hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức, hình thành kỹ năng quan sát,hướng dẫn các em suy đoán các hiện tượng vật lí dần hình thành từng bước trong mỗibài học cụ thể Thông qua việc tiến hành thí nghiệm, học sinh tiếp nhận được kiến thứcmột cách dễ dàng, hiểu sâu hơn về các hiện tượng vật lí.

Muốn hoàn thành tốt tiết dạy trên lớp, chúng ta không thể không sử dụng thiết bị dạyhọc làm thí nghiệm chứng minh trên lớp, đặt câu hỏi, sử dụng phiếu học tập…Vậy làmthế nào để học sinh hứng thú học tập môn Vật lí, giải thích được một số hiện tượng vật

lí thường xảy ra trong cuộc sống thường ngày? Chính vì lí do đó tôi chọn đề tài “Đổi

mới phương pháp dạy học môn Vật lí 6”

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

-Học sinh lớp 6 trường THCS Thị Trấn.

-Các dạng bài tập mẫu hướng dẫn học sinh cách thực hiện.

-Thông qua việc thực hiện nội dung đề tài, kiểm tra, so sánh kết quả học tập của họcsinh qua hai đợt: Giữa học kì I và học kì I.

III ĐỀ TÀI ĐƯA RA GIẢI PHÁP MỚI:

-Hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm, độc lập suy nghĩ trả lời các câu hỏi của giáoviên.

-Phát huy tính tích cực, tinh thần tự giác trong học tập của học sinh.

-Giúp học sinh yêu thích môn học, có tinh thần học hỏi ở thầy cô, bạn bè…

IV HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:

Qua sử dụng “Đổi mới phương pháp dạy học” học sinh học tập một cách tích cực hơn,hứng thú tìm tòi nội dung của bài học, từng bước nâng cao chất lượng học tập Một sốhọc sinh trung bình – yếu có sự tiến bộ hơn, giải thích được một số hiện tượng đơn giảndưới sự hướng dẫn của giáo viên.

V PHẠM VI ÁP DỤNG:

Đề tài được áp dụng cho tất cả các học sinh khối 6 của trường Trung học cơ sở ThịTrấn nhưng được triển khai và thực hiện cụ thể hơn ở lớp 6A5

Trang 4

những biến chuyển quan trọng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta đãxác định : "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" Sự nghiệp giáo dục đã góp phần nâng caodân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước Vì vậy trọng tâm của ngành giáo dục là nâng cao chất lượng đàotạo toàn diện, bồi dưỡng thế hệ trẻ có đủ phẩm chất và năng lực xứng đáng là người chủtương lai của đất nước, xây dựng lực lượng lao động và đội ngũ trí thức lớn có kiến thứcvăn hoá, khoa học kỹ thuật … đó là nhiệm vụ và niềm tự hào của nhà nước ta trongcông cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Thành tựu của sự nghiệp giáo dục là niềm tự hàocủa các nhà giáo dục thuộc nhiều bậc học Đặc biệt đối với bậc trung học cơ sở(THCS), vì đối tượng của bậc học này mang tính phức tạp.

Để đạt được những thành tựu khả quan đòi hỏi các nhà giáo dục phải uốn nắn giáodục học sinh theo phong cách sư phạm Muốn thế chúng ta phải có một phương phápgiảng dạy như thế nào cho hợp lý, phù hợp với từng đối tượng, đặc điểm của từng bộmôn, cụ thể là bộ môn Vật lí nói chung và Vật lí 6 nói riêng.

Người ta nói: "Trăm nghe không bằng một thấy" và "Học đi đôi với hành " Vì thếsử dụng các hình ảnh trực quan, thí nghiệm chứng minh trên lớp, dùng phiếu học tập…là các phương pháp mà giáo viên dạy môn Vật lí thường sử dụng để truyền đạt kiếnthức Vậy, chúng ta cần phải đổi mới hình thức dạy và học như thế nào giúp học sinhlĩnh hội kiến thức nhanh nhất và hiệu quả nhất? Là một giáo viên của bậc Trung học cơsở thì việc tìm hiểu và việc sử dụng sáng tạo đổi mới phương pháp trong giảng dạy bộmôn là rất cần thiết Qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã đúc kết một số kinh nghiệm giúphọc sinh học tập một cách tích cực và sáng tạo hơn Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Đổimới phương pháp dạy học môn Vật lí 6” làm đề tài nghiên cứu.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

-Mục tiêu đề tài hướng tới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tập của học sinh.-Rèn luyện cho học sinh thực hiện thí nghiệm chứng minh trên lớp, sử dụng hìnhảnh trực quan, làm phiếu học tập…trong việc học tập môn Vật lí 6

III ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng nghiên cứu : Đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí 6 - Khách thể : Học sinh khối 6 trường THCS Thị Trấn

IV.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:

-Đổi mới phương pháp trong dạy học môn Vật lí 6 có thể làm cho những em thíchhọc tập môn Vật lí có hứng thú học tập.

-Có thể rèn luyện cho học sinh có được một cách học để tiếp thu bài nhanh nhất.-Đổi mới phương pháp dạy học là dùng hình ảnh để minh họa trong từng bài học cụthể, thí nghiệm chứng minh trên lớp,…

Trang 5

V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :

-Nghiên cứu lý luận về đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí

-Nghiên cứu thực tế việc đổi mới phương pháp trong dạy học Vật lí lớp 6 trườngTHCS Thị Trấn

-Từ thực tế trên đề xuất ý kiến về việc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí.

VI PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

-Nội dung : Tập trung nghiên cứu việc sử dụng đổi mới phương pháp dạy học Vật lílớp 6.

- Địa bàn nghiên cứu : Học sinh khối 6 trường THCS Thị Trấn - Châu Thành - TâyNinh.

B.NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Luật giáo dục năm 2005 (điều 5) quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy

tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho ngườihọc năng lực học tập, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Do

đó, đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác,rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thứcvào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềmvui, hứng thú trong học tập Từ đó học sinh dần hình thành hiểu biết, năng lực và phẩmchất Đó là điều kiện cần thiết cho bản thân học sinh và cho sự phát triển của xã hội.

Đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói chung và môn Vật lý nói riêng ởtrường THCS xuất phát từ các quan niệm sau:

-Mục tiêu của ngành giáo dục, trong đó hoạt động cơ bản là dạy học, là hìnhthành và phát triển nhân cách của học sinh Dạy học không chỉ đơn thuần cung cấp chohọc sinh những tri thức và kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy được, mà phảigóp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo.Học sinh càng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập thì phẩmchất và năng lực của cá nhân càng sớm được hình thành phát triển và hoàn thiện Tínhnăng động, sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại, phảiđược hình thành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

-Trước đây, trong giảng dạy các môn học, người giáo viên chỉ chú trọng truyềnđạt các tri thức khoa học của bộ môn mà coi nhẹ phương pháp học tập và nghiên cứumang tính đặc thù của môn học đó (gọi là phương pháp bộ môn) Ngày nay, cùng với tri

Trang 6

thức khoa học của môn học, giáo viên phải làm cho học sinh nắm vững và sử dụng cácphương pháp bộ môn Điều đó có ý nghĩa to lớn với nhiệm vụ học tập trước mắt và cảtrong tương lai.

-Việc đổi mới phương pháp dạy học phải góp phần thực hiện sự phân hóa trongdạy học Năng lực của học sinh trong một lớp học không hoàn toàn giống nhau, việcphân hóa tiến tới cá nhân hóa trong dạy học là xu hướng tất yếu để đảm bảo sự pháttriển tối ưu cho mỗi học sinh.

-Mỗi môn học có các đặc trưng riêng, Vật lí học là môn koa học thực nghiệm.Đổi mới phương pháp phải xuất phát từ đặc trưng này của bộ môn.

Tóm lại, dạy học không chỉ là “dạy chữ” mà phải qua dạy chữ mà “dạy người” Tấtnhiên, hình thành và phát triển nhân cách không chỉ có nhà trường Trong nhà trườngcũng không chỉ có hoạt động dạy học, tuy nhiên dạy học là hoạt động chủ yếu.

II CƠ SỞ THỰC TIỄN:

-Trong những năm thực hiện cải cách giáo dục chúng ta có nhiều cố gắng đổi mớivà đa dạng hóa cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đổi mới nội dung giáo dục trong nhàtrường Tuy nhiên, về phương pháp giáo dục và dạy học thì chưa có sự quan tâm đầy đủ,phương pháp dạy học chưa được đổi mới tương xứng.

-Những năm gần đây, do nhiều tác động khách quan, phương pháp và chất lượngdạy học đã có sự phân hóa và đã có không ít giáo viên giỏi, học sinh giỏi Ở những giáoviên này phương pháp dạy học có nhiều cải tiến theo hướng hiên đại Về cơ bản giảngdạy bộ môn Vật lí ở trường THCS hiện nay, trình độ chung của học sinh còn thấp, họcsinh chưa biết vận dụng linh hoạt các kiến thức đã được học vào cuộc sống hoặc chỉ vậndụng kiến thức một cách đơn giản, máy móc…

III NỘI DUNG VẤN ĐỀ:

1 Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Vật lí 6:

Trong quá trình giảng dạy, cùng với việc sử dụng đổi mới phương pháp dạy họctrong trường THCS, bộ môn Vật lí nói chung và Vật lí 6 nói riêng phải thực hiện kếthợp một số giải pháp sau đây:

1.1/ Dạy học hợp tác theo nhóm:

Dạy học hợp tác theo nhóm là một thuật ngữ để chỉ cách dạy học trong đó học sinhtrong lớp được tổ chức thành các nhóm một cách thích hợp, được giao nhiệm vụ vàđược khuyến khích thảo luận, hướng dẫn hợp tác làm việc với nhau giữa các thành viênđể cùng đạt được kết quả chung là hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm.

Hoạt động dạy học hợp tác theo nhóm thường bao gồm các bước:

Bước 1: Làm chung cho cả lớp

Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức; tổ chức nhóm, giao nhiệm vụcho từng nhóm và hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.

Bước 2: Hoạt động nhóm

Từng nhóm làm việc riêng trong không khí thi đua với các nhóm khác Thành viêntrong mỗi nhóm trao đổi ý kiến , phân công nhóm sau đó từng thành viên làm việc theo

Trang 7

sự phân công đó và có thể bàn bạc, trao đổi với nhau khi cần thiết Giáo viên giám sátsự hoạt động của nhóm và của từng cá nhân học sinh.

Bước 3:Thảo luận, tổng kết trước cả lớp

Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, giáo viên tổ chức cho học sinh ở các nhóm khácnhận xét, đánh giá và giáo viên xác nhận lại khi cần thiết Giáo viên tổng kết, chốt lạinhững điểm quan trọng sau khi các nhóm đã báo cáo xong Cuối cùng giáo viên độngviên, khen ngợi các nhóm cũng như các cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, phê phánnhững cá nhân và nhóm chưa hoạt động tích cực.

Trong quá trình thực hiện dạy học hợp tác theo nhóm, giáo viên cần làm các côngviệc sau:

*Tổ chức nhóm: +Quy mô nhóm:

Mỗi nhóm nên có từ 3 đến 6 học sinh Nhóm 3 đến 4 học sinh là nhóm nhỏ, thíchhợp với các hoạt động giải bài tập rèn luyện kĩ năng hay thực hành trong lớp Với nhómnhỏ, các em thảo luận, đề ra được quyết định nhanh hơn, giáo viên quản lí các thànhviên trong nhóm dễ dàng hơn, nhưng việc bao quát các nhóm phức tạp hơn, việc theodõi hoạt động và thời gian để các nhóm trình bày kết quả phải nhiều hơn vì có nhiềunhóm hơn.

Nhóm từ 5 đến 6 học sinh là nhóm lớn, chủ yếu thích hợp với những công cụ lớn,phức tạp như thực hành thí nghiệm Các nhóm lớn dễ tạo cho học sinh cảm giác vui, hồhởi và niềm tin vào sự thành công Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các thành viên trongnhóm là phức tạp hơn, khó đạt được sự đồng thuận hơn Giáo viên khó khăn hơn trongviệc quản lí các thành viên trong nhóm lớn nhưng dễ dàng bao quát chung các nhómhơn và thời gian để các nhóm trình bày kết quả cũng ít hơn.

+Phân công nhiệm vụ trong nhóm:

Trong các nhóm thường có các thành phần: Trưởng nhóm, thư kí nhóm, báo cáo viênvà các thành viên còn lại Trưởng nhóm chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều khiển nhóm, thưkí có trách nhiệm ghi chép lại các kết quả công việc của nhóm Các thành viên còn lạitrong nhóm có trách nhiệm tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm theo sự phâncông của nhóm trưởng.

Sự phân công nhiệm vụ trong nhóm cần linh hoạt, không phải luôn cần có đầy đủ cácthành phần như trên Tuy nhiên một nhóm nhất thiết nên có trưởng nhóm để triển khaihoạt động của nhóm Các thành phần trong một nhóm cũng cần thực hiện luân phiên,các em trong nhóm lần lượt trao đổi với nhau thực hiện các vai trò đó để đều có cơ hộirèn luyện về mọi mặt như nhau.

*Các kiểu chia nhóm:

Chia nhóm theo trình độ học sinh Khi đó, học sinh trong lớp được chia vào cácnhóm thường theo một số kiểu sau: Nhóm nhiều trình độ (trong nhóm có cả học sinhgiỏi, khá, trung bình, yếu); nhóm cùng trình độ (các em học sinh trong một nhóm có khảnăng học tập tương đối như nhau) Với nhóm nhiều trình độ các em học yếu có cơ hộihọc hỏi các em học khá, giỏi Ngoài những cách chia nói trên, vẫn có thể có những cáchchia nhóm dựa trên sự tương đồng với dụng cụ thực hành thí nghiệm, đảm bảo đầy đủcác dụng cụ cho các nhóm thực hành có hiệu quả.

Trang 8

*Giao nhiệm vụ cho nhóm:

Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm thực hiện Sau khi giao nhiệm vụ chocác nhóm, giáo viên cần kiểm tra xem từng nhóm, từng học sinh đã hiểu được nhiệm vụcủa mình chưa Có thể thực hiện đều này bằng cách hỏi một vài nhóm trưởng cũng nhưmột vài em khác, yêu cầu các em đứng lên nói rõ nhiệm vụ của mình Giáo viên cũngcần quy định rõ thời gian yêu cầu phải hoàn thành hoạt động nhóm, thường với mọi hoạtđộng, thời gian từ 5 đến 7 phút.

*Giáo viên quản lí hoạt động nhóm:

Trong khi các nhóm hoạt động, giáo viên cần bao quát, chỉ đạo học sinh theo các chúý sau:

-Quan sát tất cả các nhóm, phát hiện và hỗ trợ các nhóm có khó khăn thông quacác câu hỏi dẫn dắt, các hướng dẫn thích hợp.

-Phát hiện các nhóm làm việc chưa tích cực, mất trật tự…để nhắc nhở, uốn nắn.Các nhóm tích cực khuyến khích, động viên kịp thời Dù là khuyến khích hay nhắc nhởhọc sinh, cử chỉ của giáo viên phải thể hiện thái độ thân mật, hợp tác, tạo niềm tin chohọc sinh.

*Tổ chức hoạt động thảo luận, tổng kết trước toàn lớp:

Khi các nhóm đã hoàn thành hoạt động, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện lêntrình bày trước toàn lớp và nêu rõ quy định về cách trình bày như đứng tại chỗ hay lênbảng, chỉ diễn đạt bằng lời nói hay kết hợp với viết bảng…Sau khi giáo viên yêu cầumột vài nhóm lên trình bày, các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung Sự nhận xét, bổsung lẫn nhau giữa các nhóm là rất quan trọng, nó thể hiện sự tương tác giữa các nhómvà sự gắn kết của cả lớp trong mục tiêu chung của nhiệm vụ học tập Sau khi mỗi nhómđã trình bày và có sự nhận xét, bổ sung của các học sinh ngoài nhóm, giáo viên đưa ra ýkiến của mình, thể thức hóa kết quả của mỗi nhóm trước cả lớp.

Cuối cùng, sau khi các nhóm được chỉ định đều đã trình bày xong, giáo viên tổngkết, chốt lại những điểm quan trọng trong kết quả của tất cả các nhóm và nhận xét, độngviên, khen ngợi các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ, phê phán những khiếm khuyết đãmắc phải của một số nhóm hay cá nhân trong quá trình thực hiện hoạt động nhóm

1.2/ Sử dụng phương pháp trực quan trong tiết học:

Phương pháp trực quan hay nói chính xác hơn là nhóm các phương pháp sử dụng cácvật thực, mô hình, tranh vẽ… để minh họa cho các bài học nhằm cụ thể hóa cái nhìntrừu tượng trong đối tượng và hiện tượng giúp học sinh khắc phục khó khăn ban đầu,tiếp thu và vận dụng được các kiến thức một cách hiệu quả, nhanh chóng.

Phương pháp trực quan thường được sử dụng trong việc dạy và học môn Vật lí Nhấtlà đối với bậc trung học cơ sở, giáo viên cần sử dụng các vật thật, mô hình hay tranh vẽđể minh hoạ cho các bài học thêm sinh động

Ví dụ 1: Khi dạy bài 5 “ Khối lượng – đo khối lượng” trong chương trình Vật lí 6, để

giúp học sinh hiểu thêm một số dụng cụ dùng để đo khối lượng thường dùng trong đờisống, giáo viên cần dùng một số tranh vẽ sau:

Trang 9

Cân y tế Cân tạ Cân đòn Cân đồng hồ

Ví dụ 2: Bài 13: “Máy cơ đơn giản” khi dạy bài học này, giáo viên cần đưa một số

tranh ảnh minh họa cho học sinh thấy được một số máy cơ đơn giản thường dùng là mặtphẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc.

1.3/ Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là cách thầy tổ chức tạo ra một tình huốnghấp dẫn gợi sự tìm hiểu của học sinh, gợi ra những vướng mắc mà học sinh chưa giảiđáp ngay được, nhưng có liên hệ với tri thức đã biết, khiến họ thấy có triển vọng tự giảiđáp được nếu tích cực suy nghĩ.

Trong dạy học và giải quyết vấn đề, thầy giáo tạo ra những tình huống gợi vấn đề,điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để

Trang 10

giải quyết vấn đề, thông qua đó mà kiến tạo tri thức mới, rèn luyện kĩ năng và đạt đượcnhững mục tiêu học tập khác.

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề thường có những đặc điểm sau đây:

-Học sinh được đặt vào tình huống gợi vấn đề chứ không phải là được thông báotri thức dưới dạng có sẵn.

Học sinh hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động tri thứcvà khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phải là nghe thầygiảng một cách thụ động.

-Mục tiêu dạy học không chỉ là làm cho học sinh lĩnh hội kết quả của quá trìnhphát hiện và giải quyết vấn đề, mà còn ở chỗ làm cho học sinh phát triển khả năng tiếnhành khám phá và lĩnh hội tri thức mới.

Trong dạy học và phát hiện vấn đề là việc điều khiển học sinh tự thực hiện hoặc hòanhập vào quá trình nghiên cứu vấn đề, quá trình này có thể chia làm các bước sau:

Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề

-Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề thường do thầy tạo ra Học sinh cóthể liên tưởng, dự đoán, suy nghĩ, tìm tòi tình huống gợi vấn đề.

-Giải thích và chính xác hóa tình huống khi cần thiết để hiểu đúng vấn đề được đặtra.

-Phát hiện vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó.

Bước 2:Tìm giải pháp

-Học sinh tìm một cách giải quyết vấn đề, cần làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biếtvà cái phải tìm Trong Vật lí thường liên tưởng tới những khái niệm, đặc điểm hoặc tínhchất thích hợp.

-Tổ chức thu thập dữ liệu, học sinh tiến hành suy luận tìm ra hướng giải quyết vầnđề một cách hiệu quả.

Bước 3: Trình bày giải pháp

Khi giải quyết được vấn đề đặt ra, học sinh trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấnđề cho tới giải pháp Nếu vấn đề là một đề bài cho sẵn thì có thể không cần phát biểu lạivấn đề Trong khi trình bày, học sinh phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, logic.

Ví dụ: Biết 10dm3 có khối lượng 15kga) Tính thể tích của 1 tấn cát.

b) Tính trọng lượng của một đóng cát 3m3

Hoạt động của giáo viên và học sinh Thực hiện lời giải Giáo viên đặt một số câu hỏi dẫn dắt học

sinh làm bài tập theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề

Giáo viên hướng dẫn câu a của bài toánEm hãy cho biết đề bài đã cho những đại lượng nào?

+HS: Đề bài cho biết khối lượng và thể tích của cát.

-GV: Bài toán yêu cầu tính những đại lượng

Trang 11

+HS: Khối lượng riêng được xác định theo công thức D =m

-GV: Sau khi tính được khối lượng riêng của cát, các em tính thể tích của cát dựa vào công thức biến đổi V=m

Dvới m = 1tấn = 1000kg

Giáo viên hướng dẫn câu b của bài toán-GV: Em hãy cho biết công thức tính trọng lượng của cát?

+HS: Công thức tính trọng lượng là P = 10m

-GV: Muốn tính được trọng lượng của một đóng cát có thể tích 3m3, trước hết ta phải tínhđược khối lượng của cát Vậy khối lượng của cát được tính theo công thức nào?

+HS: Khối lượng của cát được tính theo công thức m = D.V

-GV: Sau khi các em tính được khối lượng của cát, ta áp dụng lại công thức P=10m sẽ tính được trọng lượng của cát.

Bước 3: Trình bày giải pháp

Bằng các gợi ý và hướng dẫn của giáo viên, học sinh trình bày bài toán một cách chi tiết, cụ thể.

-GV theo dõi, uốn nắn, sữa sai kịp thời.

Cho biết

V = 10dm3 = 0,01m3

m = 15kg

V = ? Khi m = 1tấn = 1000kgP = ? Khi V = 3m3

Khối lượng riêng của cát là

Khối lượng của 3m3 cát là:

m = D.V = 1500.3 = 4500 (kg)

Ngày đăng: 26/11/2012, 17:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w