Xây dựng chiến lược mở rộng hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoài của công ty bất động sản VietLand trên dịa bàn Hà nội
Trang 1TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN THẾ PHÁN Sinh viên thực hiện: HOÀNG ĐÌNH TÙNG
Hà Nội, 04/2009
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 4
1 Tổng quan về chiến lược kinh doanh 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh 6
1.1.3 Tính tất yếu khách quan phải xây dựng chiến lược của doanh nghiệp. 8
1.1.4 Phân loại chiến lược kinh doanh 10
1.2 Quản trị chiến lược 10
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2 Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh 11
1.2.3 Các bước quản trị chiến lược kinh doanh 11
1.3 Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh 12
1.3.1 Phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh bên ngoài: cơ hội, thách thức 12
1.3.3 Nghiên cứu các quan điểm, mong muốn; xác định nhiệm vụ, mục tiêu, giá trị 12
1.3.5 Lựa chọn quyết định các phương án chiến lược tố ưu 13
1.3.6 Chương trình hoá các phương án chiến lược đã lựa chọn; cụ thể hoá thành các chương trình, phương án, dự án và xác định các chính sách kinh doanh 13
2 Hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoài 13
2.1 Khái niệm 13
2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới cho người nước ngoài 14 2.2.1 Các nhân tố trực tiếp 14
2.2.2 Các nhân tố gián tiếp 14
Trang 3CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN VIETLAND 21
2.1 Khái quát về Công ty bất động sản VietLand 21
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty 21
2.1.3 Hướng phát triển của công ty 22
2.2 Phân tích môi trường kinh doanh 23
2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài 23
2.2.1.1.Môi trường vĩ mô: 23
2.2.1.2 Phân tích môi trường vi mô 29
2.2.1.3 Phân tích môi trường nội bộ 37
2.3 Phân tích ma trận SWOT 44
2.3.1 Mục tiêu chiến lược 45
2.3.2 Lựa chọn chiến lược kinh doanh của công ty 45
2.4 Chiến lược kinh doanh của công ty 48
2.4.1 Hệ thống giá trị cốt lõi 49
CHƯƠNG III: CÁC CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG, GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 54
1 Chiến lược sản xuất,dịch vụ 54
1.1 Chiến lược về sản xuất 54
1.2 Chiến lược về dịch vụ 56
2 Chiến lược về vốn 56
3 Chiến lược về nguồn nhân lực 57
4 Chiến lược về nghiên cứu và phát triển 58
5 Chiến lược marketing 59
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của các nước trên thế giới,Việt Namcũng là một thành phần trong xu thế đó.Trong những năm qua nền kinh tếViệt Nam đã và đang có sự tăng trưởng tiến bộ rõ rệt Sự kiện Việt Nam trởthành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đánhdấu một bước ngoặt chuyển mình vô cùng to lớn của nền kinh tế nước nhà.Đây là điều kiện thuận lợi không chỉ đối với các nhà đầu tư trong nước mà cảnhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam Nền kinh tế ngày càng pháttriển cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt,nhu cầu của con người ngày càng phong phú và đa dạng.Các doanh nghiệpmuốn tồn tại thì không những phải tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng vàbên cạnh đó doanh nghiệp cần có chiên lược kinh doanh một hiệu quả nhất để
có thể đương đầu với một thị trường cạnh tranh khốc liệt
Hàng hóa bất động sản là một loại hàng hóa có giá trị lớn,thời gian sửdụng lâu dài,do đó các hoạt động môi giới bất động sản cũng mang những đặctính rất riêng.Hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoài là mộtphân khúc trong hoạt động môi giới bất động sản,hoạt động môi giới này nóphụ thuộc vào rất nhiêu yếu tố như chính trị,tài chính…Hiên nay trên thịtrường tồn tại rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành này,các doanhnghiệp đều có nguồn tài chính hùng mạnh và trình độ cao.Do do việc có mộtchiên lược phù hợp cho công ty bất động sản VietLand cũng là một yêu cầubức thiết trong hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoài Quathời gian nghiên cứu, tìm hiểu về công ty và những lý do trên em chọn đề tài
nghiên cứu của mình là: “Xây dựng chiến lược mở rộng hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoài của công ty bất động sản VietLand trên dịa bàn Hà nội”
Trang 52 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu cao nhất là Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoài của công ty bất động sản VietLand trên dịa bàn Hà Nội; giúp công ty có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ và bền
vững trên thị trường và đạt hiệu quả cao hơn
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu phân tích môi trường kinh doanh vàxây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty bất động sản VietLand … Đềtài không đi vào nghiên cứu việc thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược
- Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian từ năm
2009 - 2015
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở lý luận của Fred R David, D.smith, M.Porter và các cơ sở
lý thuyết về hoạch định chiến lược kinh doanh cho các công ty, lập chiến lượckinh doanh của công ty phù hợp với mục tiêu của Công ty và hợp với xu thếphát triển chung
Để thực hiện việc nghiên cứu đó, chuyên đề sử dụng các phương phápnghiên cứu chung như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cùng các phươngpháp cụ thể như: điều tra, phân tích, tổng hợp, tiếp cận hệ thống, thống kê…
Trang 6- Xây dựng các chiến lược giải pháp để triển khai thành công các chiếnlược kinh doanh đã đề ra.
6. KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về xây dựng chiến lược phát triển hoạt động môi giới cho người nước ngoài của công ty bất động sản VietLand Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty bất động sản VietLand
Chương 3: Các chiến lược chức năng - giải pháp nhằm thực hiện chiến lược mở rộng hoạt động môi giới cho người nước ngoài
Trang 7CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1 Tổng quan về chiến lược kinh doanh
1.1 Chiến lược kinh doanh
1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “ chiến lược” có nguồn gốc từ rất lâu, trước đây thuật ngữ nàylần đầu tiên được sử dụng trong quân sự Nó được hiểu là: nghệ thuật phốihợp các lực lượng quân sự, chính trị , tinh thần , kinh tế được huy động vàochiến tranh nhằm chiến thắng kẻ thù Ngày nay, thuật ngữ này đã được sửdụng trong hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và văn hoá xã hội Đặc biệt
là trong lĩnh vực kinh tế ở cả phạm vi vĩ mô và vi mô Ở phạm vi vĩ mô chúng
ta có thể có các khái niệm như: “ chiến lược phát triển ngành”, “ chiến lượccông nghiệp hoá hướng về xuất khẩu”, ở phạm vi vi mô thuật ngữ chiến lượccũng có sự kết hợp với các khái niệm, phạm trù quản lý doanh nghiệp hìnhthành các thuật ngữ “ chiến lược marketing”, “ chiến lược sản xuất”, “ chiếnlược kinh doanh”…
Sự xuất hiện khái niệm chiến lược kinh doanh không chỉ đơn thuần làvay mượn khái niệm mà bắt nguồn từ sự cần thiết phản ánh thực tiễn kháchquan của quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
Do đó, các cách tiếp cận khác nhau về chiến lược như quan điểm cổ điển,quan điểm tiến hoá, quan điểm theo quá trình… mà các quan niệm về chiếnlược được đưa ra cũng khác nhau, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệmchung, thống nhất về phạm trù này Có thể nêu có một số quan niệm như sau:
- Oxford Dictionary: Chiến lược là nghệ thuật điều khiển công cụ chiếntranh nhằm áp đặt thời điểm và những điều kiện chiến đấu mà người ta gọi làthế thượng phong
Trang 8- Công ty tư vấn Boston Consulting Group: Chiến lược kinh doanh làviệc phân bổ các nguồn lực sẵn có với mục đích là làm thay đổi thế cân bằngcạnh tranh và chuyển lợi thế cạnh tranh về phía doanh nghiệp
- Giáo sư M.Porter (Đại học Harward) cho rằng: Chiến lược kinh doanh
là để đương đầu với cạnh tranh, là sự kết hợp những mục tiêu cần đạt tới vànhững phương tiện mà doanh nghiệp cần tìm để đạt tới mục tiêu đó
- Nhóm tác giả Garry D.Smith, DannyR Armold, Bopby G.Bizrell trongcuốn “ Chiến lược và sách lược kinh doanh” cho rằng “ Chiến lược được định
ra như là kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát dẫn dắt hoặc hướng tổchức đi đến mục tiêu mong muốn Kế hoạch tác nghiệp tổng quát này tạo cơ
sở cho các chính sách (định hướng cho việc thông qua quyết định) và các thủpháp tác nghiệp
- Quan niệm của Alfred Chandle (trường đại học Harward) cho rằng: “Chiến lược kinh doanh bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn củađơn vị kinh doanh, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hoặc tiến trìnhhành động và phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.Nhìn chung các quan điểm về thuật ngữ chiến lược có như thế nào thì haiyếu tố cơ bản của nó vẫn là cạnh tranh và bất ngờ Tạo ra được các yếu tố bấtngờ cho đối phương và sức mạnh trong cạnh tranh là những yếu tố cơ bảnđảm bảo cho thắng lợi Ngày nay những yếu tố này cũng được coi là yếu tố cơbản để chiến thắng trong kinh doanh Do đó, cũng có thể hiểu: Chiến lượckinh doanh là quá trình xác định mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp và
sử dụng tổng hợp các yếu tố kỹ thuật, tổ chức, kinh tế và kinh doanh để chiếnthắng trong cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đề ra
Qua cách nhìn nhận trên ta thấy các quan niệm trên về chiến lược đềubao hàm và phản ánh các vấn đề sau:
+ Mục tiêu của chiến lược
+ Thời gian thực hiện
Trang 9+ Nhân tố môi trường cạnh tranh.
+ Quá trình ra quyết định chiến lược
+ Lợi thế và yếu điểm của doanh nghiệp nói chung và theo từng hoạtđộng nói riêng
Như vậy, Chiến lược là 1 bản phác thảo trong dài hạn về những mục tiêu
mà doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thựchiện các mục tiêu đó
1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh
Việc xây dựng và thông tin về chiến lược là một trong số những hoạtđộng quan trọng nhất của người quản lý cao cấp Một tổ chức không có chiếnlược cũng như con tàu không có bánh lái Thật vậy, hầu hết những thất bạitrong công việc làm ăn đều có thể là do thiếu một chiến lược hoặc chiến lượcsai lầm, hoặc thiếu việc triển khai một chiến lược đúng đắn Nếu không cómột chiến lược thích hợp được thực thi một cách có hiệu quả thì thất bại hầunhư là không tránh khỏi Đặc biệt là khi chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường, để đương đầu với môi trường luôn thay đổi, một tổ chức muốn thànhcông cần phải có khả năng ứng phó với mọi tình huống Điều này đòi hỏi nhàquản trị phải nắm được những xu thế đang thay đổi, hiểu được những điểmmạnh, điểm yếu của công ty và của các đối thủ cạnh tranh, hiểu được nhữngmong muốn của khách hàng và khả năng đáp ứng của công ty, biết cách tiếpcận thị trường, tìm ra những cơ hội và từ đó tạo ra được những bước đi sángtạo cho tổ chức của mình Đó là năng lực cần thiết của những người hoạchđịnh chiến lược
Đôi khi người ta thờ ơ với việc lập kế hoạch chiến lược bởi vì ngườiquản lý không hiểu đầy đủ về:
+ Chiến lược là gì và vì sao chúng lại quan trọng đến vậy
+ Làm thế nào để chiến lược khớp với toàn bộ quá trình lập kế hoạch
Trang 10+ Xây dựng chiến lược như thế nào, làm thế nào để thực thi chiến lượcbằng cách gắn liền chúng với quá trình ra quyết định hiện tại.
Đối với doanh nghiệp Việt Nam, trong một thời gian dài các nhà quản trịthường hiểu được chiến lược theo một cách cứng nhắc Chiến lược đồngnghĩa với việc lập ra kế hoạch cụ thể, đôi khi được xác định một cách quá chitiết và không có tính năng động Một chiến lược kiểu như vậy không thể thíchứng với sự thay đổi liên tục của môi trường trong điều kiện hiện nay
Trong bối cảnh xu thế quốc tế là hội nhập, môi trường kinh doanh sẽđược mở rộng với những nhân tố mới, cơ hội sẽ nhiều hơn và thách thức cũnglớn hơn, cạnh tranh sẽ gay gắt hơn Tình hình này đòi hỏi doanh nghiệp phải
có một cách nhìn xa hơn, năng động hơn về sự phát triển của mình, mà cụ thể
là phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển hữu hiệu là một việc làmhết sức cần thiết và cấp bách, nó cho phép các doanh nghiệp hoàn thiện đượckhả năng cạnh tranh và nâng cao cơ hội thành công trên bình diện quốc gia,khu vực và thế giới
1.1.3 Đặc điểm của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh có những đặc điểm sau:
- Tính toàn cục: Một chiến lược kinh doanh phải mang tính toàn cục nghĩa làmọi vấn đề của chiến lược mang tính toàn diện và có hệ thống Chiến lượcphải phù hợp với sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp và xu thế phát triểncủa xã hội
- Tầm nhìn xa: Nói đến chiến lược là nói đến tầm nhìn của các quản trị gia.Các nhà quản trị phải có tầm nhìn khái quát, phải dựu báo chính xác nhữngthay đổi trong một thời gian nhất định để việc hoạch định có tính khả thi cao
- Tính cạnh tranh: Một chiến lược đưa ra cho doanh nghiệp phải đảm bảo sựtồn tại của no trên thị trường tức là phải có khả năng cạnh tranh cao Như vậy,khi đưa ra chiến lược, nhà quản trị phải tìm một hướng đi đúng cho doanh
Trang 11nghiệp, một chiến lược có sự khác bệt hoá về sản phẩm hay cạnh tranh nhờchi phí thấp.
- Tính rủi ro: Vì chiến lược mang tính dài hạn nên phải dự báo được nhữngrủi ro có thể xảy ra và có những biện pháp làm sao để sự rủi ro là ít nhất
- Tính chuyên nghiệp và sáng tạo: Phải có sự sáng tạo để tạo nên sự khác biệttrong cạnh tranh
- Tính ổn định tương đối: chiến lược là dài hạn và là dự báo về tương lai và luôn bị
sự tác động của môi trường tuy nhiên phải đảm bảo mức độ ổn định tương đối
1.1.4 Tính tất yếu khách quan phải xây dựng chiến lược của doanh nghiệp.
Trong thời kỳ bao cấp, khái niệm chiến lược kinh doanh của doanh nghiệpkhông được sử dụng bởi vì các doanh nghiệp không có trách nhiệm xây dựngchiến lược Nguyên nhân chủ yếu là trong thời kỳ này các doanh nghiệp hoạtđộng sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh mà cấp trên đưa xuống Chiến lược kinhdoanh trong thời kỳ này thực chất chỉ là một mắt xích kế hoạch hoá nền kinh tếquốc dân do cấp trên đảm nhiệm Tư duy đều tập trung cho rằng nhà nước cótrách nhiệm hàng đầu trong việc xây dựng kế hoạch phát triển toàn bộ nền kinh
tế quốc dân trong tất cả các lĩnh vực: xã hội, sản xuất… Chính phủ quản lý vàvận hạnh toàn bộ quá trình phát triển của đất nước
Trên thực tế, trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp đã không xây dựngchiến lược hoặc làm hạn chế phát huy tính ưu việt của chiến lược do chưathấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải xây dựng chiến lược
Từ 1986 thực hiện đường lối đổi mới đất nước và đặc biệt là đổi mới nềnkinh tế với quan điểm xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phát triểnkinh tế nhiều thành phần chuyển sang hạch toán kinh doanh theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp đã giành được quyền tự chủ trong kinhdoanh, tự phải tìm ra con đường đi riêng cho phù hợp để có thể tồn tại và pháttriển trong cơ chế mới Do đó, chiến lược là không thể thiếu được trong tình
Trang 12hình mới.
Hiện nay, khi chuyển sang kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đa sốcác doanh nghiệp phải đổi mặt với những điều kiện kinh doanh ngày càng khókhăn, phức tạp mang tính biến động và rủi ro cao, song việc làm cho doanhnghiệp thích nghi với sự thay đổi môi trường là hết sức cần thiết, quyết định sựthành công hay thất bại của doanh nghiệp Thực tế những bài học thành cônghay thất bại trong kinh doanh đã chỉ ra có những nhà tỷ phú xuất thân từ hai bàntay trắng nhờ có được chiến lược kinh doanh tối ưu và ngược lại cũng có nhữngnhà tỷ phú, do sai lầm trong đường nối kinh doanh của mình đã trao cơ ngơikinh doanh của mình cho địch thủ trong một thời gian ngắn Sự đóng cửa nhữngCông ty làm ăn thua lỗ và sự phát triển của những doanh nghiệp có hiệu quảtrong sản xuất kinh doanh cao, thực sự phụ thuộc một phần đáng kể vào chiếnlược kinh doanh của doanh nghiệp đó, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường
Sự tăng tốc của các biến đổi môi trường, sự cạnh tranh ngày càng gaygắt cùng với việc ngày càng khan hiếm các nguồn tài nguyên dẫn đến sự giatăng nhu cầu về phía xã hội, từ nội bộ của doanh nghiệp và cá nhân khác đãlàm cho chiến lược ngày càng có một tầm quan trọng lớn với mồt doanhnghiệp
Sự cần thiết khách quan phải xây dựng chiến lược đối với các doanhnghiệp được thể hiện trên một số mặt sau:
* Chiến lược giúp các doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi củamình
* Điều kiện môi trường mà các doanh nghiệp gặp phải luôn biến đổinhanh Những biến đổi nhanh thường tạo ra những cơ hội và nguy cơ bất ngờ.Việc xây dựng của chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp tận dụng tôi
đa các cơ hội và hạn chế ở mức thấp nhất các nguy cơ, từ đó tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp
* Chiến lược sẽ giúp cho doanh nghiệp gắn liền các quyết định đề ra với
Trang 13điều kiện môi trường liên quan, hay nói cách khác là giúp các doanh nghiệp
1.1.5 Phân loại chiến lược kinh doanh
-Các chiến lược cấp doanh nghiệp: Là loại chiến lược do các nhà quản trịcấp cao hoạch định,nó mang tính quyết định đến các định hướng,các mục tiêucủa doanh nghiêp
- Các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh: Là loại chiến lược do các bộ phận,các đơn vị kinh doanh.Nó quyết định năng suất và sản lượng của đơn vị kinh doanh trong một thời kỳ
- Các chiến lược chức năng: Là chiến lược do các đơn vị chức năng,nó quyết đinh năng suất và sản lượng của bộ phận chức năng trong một thời kỳ
1.2 Quản trị chiến lược
1.2.1 Khái niệm
Quản trị chiến lược là tổng hợp các hoạt động hoạch định,tổ chức thựchiện,kiểm tra và điều chỉnh chiến lược diễn ra,lặp đi lặp lại theo hoặc khôngtheo chu kỳ thời gian nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận dụng đượcmọi cơ hội,thời cơ,hạn chế hoặc xóa bỏ được những đe dọa,những cạm bẫy
Trang 14trên con đường thực hiện các mục tiêu của mình.
1.2.2 Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh
Chiến lược đem lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp đó là: + Nó giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của mình trong tương lại đểcác quản trị gia xem xét và quyết định doanh nghiệp nên đi theo hướng nào vàkhi nào thì đạt mục tiêu
+ Nó giúp cho các quản trị gia luôn luôn chủ động trước những thay đổicủa môi trường: giúp cho các quản trị gia thấy rõ cơ hội và nguy cơ xảy ratrong kinh doanh hiện tại để phân tích, đánh giá, dự báo các điều kiện môitrường kinh doanh trong tương lai Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng đượccác cơ hội, đẩy lùi nguy cơ để chiến thắng trong cạnh tranh, giành thắng lợi.+ Nó giúp cho doanh nghiệp khai thác và sử dụng tối đa các tài nguyên,tiềm năng của mình Từ đó phát huy được sức mạnh tối đa của doanh nghiệp
để phát triển đi lên
+ Giúp cho doanh nghiệp phân bổ các nguồn lực của mình vào các lĩnhvực trong từng thời điểm một cách hợp lý
+ Giúp cho doanh nghiệp tăng sự liên kết, gắn bó các nhân viên, quản trịviên trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp Để từ đó tạo ra đượcsức mạnh nội bộ của doanh nghiệp
+ Giúp cho doanh nghiệp tăng số bán, tăng năng suất lao động và tănghiệu quả quản trị, tránh được các rủi ro, tăng khả năng phòng ngừa và ngănchặn các vấn đề khó khăn xảy ra đối với doanh nghiệp
+Giúp cho doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại chiến lược một cách hợp
lý khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong
1.2.3 Các bước quản trị chiến lược kinh doanh
_Hoạch định chiến lược: Hoạch định chiến lược là quá trình doanhnghiệp dung các công cụ của mình để dự báo và phân tích môi trường bênngoài doanh nghiệp lẫn môi trường bên trong doanh nghiệp,để rồi từ đó căn
Trang 15cứ vào các mục tiêu,nhiệm vụ của doanh nghiệp để có thể lựa trọn các cơ hộicũng như các chiến lược phù hợp với doanh nghiệp
_Thực hiện chiến lược: Là quá trình doanh nghiệp sử dụng các nguồnlực của doanh nghiệp như nguồn lực lao động,nguồn lực tài chính một cáchhiệu quả nhất để giải quyết các công việc trong ngắn hạn cũng như trong dàihạn của doanh nghiệp
_Điều chỉnh chiến lược: Đây là khâu cuối cùng của quản trị chiếnlược,đây là công đoạn các nhà chiến lược xem lại quá trình quản trị chiếnlược để đánh giá lại chiến lược cũng như điều chỉnh lại các chiến lược để phùhợp với các mục tiêu sắp tới của doanh nghiệp
1.3 Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh
1.3.1 Phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh bên ngoài: cơ hội, thách thức
Quá trình phân tích dự báo môi trường là phân thích và dự báo các yếu
tố môi trường có quan hệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trongthời kỳ chiến lược và qua đó đánh giá mức tác động của các yếu tô môitrường bên ngoài tác động như thế nào đến doanh nghiệp cũng như chiến lượccủa doanh nghiệp
1.3.2 Phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh bên trong: điểm mạnh, điểm yếu
Đây là quá trình khi các nhà quản trị tập trung vào phân tích các yếu tốcủa doanh nghiệp như tình hình tài chính,hệ thống Marketing,nghiên cứu vàphát triển và việc tổ chức nhân sự trong công ty.Để từ đó có một cái nhìn tổngquát về hoạt động của doanh nghiệp
1.3.3 Nghiên cứu các quan điểm, mong muốn; xác định nhiệm vụ, mục tiêu, giá trị
Giai đoạn này yêu cầu các nhà quản trị phải xem xet lại chính các địnhhướng ban đầu của doanh nghiệp vì điều này nó gắn bó với mục đích tồn tại
Trang 16của doanh nghiệp,do đó nếu các chiến lược không phù hợp với các mục đíchhoặc định hướng của doanh nghiệp thì có nguy cơ bị loại khỏi các chiến lượccủa doanh nghiệp
1.3.4 Xây dựng các phương án chiến lược
Từ việc nghiên cứu môi trường bên ngoài,môi trường bên trong củadoanh nghiệp và các mục tiêu,định hướng của doanh nghiệp thì lúc nào cácnhà quản trị có thể xây dưng rất nhiều phương án chiến lược để có thể đạtđược các mục đích của doanh nghiệp
1.3.5 Lựa chọn quyết định các phương án chiến lược tố ưu
Từ những chiến lược của mình thì doanh nghiệp sẽ phải trọn ra chiếnlược phù hợp với yêu cầu cũng như nguồn lực của doanh nghiệp một cáchphù hợp nhất
1.3.6 Chương trình hoá các phương án chiến lược đã lựa chọn; cụ thể hoá thành các chương trình, phương án, dự án và xác định các chính sách kinh doanh
Khi đã có chiến lược phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp thì nhàquản trị cần phải cụ thể hóa ra xem các mục tiêu của chiến lược là gì,cácnguồn lực để thực hiện chiến lược cũng như các bước để thực hiện chiếnlược,từ đó có những chính sách cụ thể hóa để thực hiện chiến lược đó
2.Chiến lược phát triển hoạt động môi giới cho người nước ngoài 2.1 Hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoài
2.1.1 Khái niệm
Môi giới là lớp trung gian, là chủ thể của một cá nhân, một tổ chức, mộthãng…làm trung gian cho hai hoặc nhiều chủ thể khác nhau để tạo quan hệtrong kinh doanh
Theo cách khác, môi giới là hoạt động của người thứ ba với mục đích tạo
sự cảm thông, thấu hiểu trong việc giải quyết các vấn đề hay công việc có liênquan giữa các bên với nhau
Thông qua các cách định nghĩa trên thì hoạt động môi giới cho ngườinước ngoài là hoạt động môi giới nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các
Trang 17khách hàng không cùng lãnh thổ quốc gia để thỏa mãn những nhu cầu của họ
2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động môi giới cho người nước ngoài
_ Việc phân loại các khách hàng
Công ty môi giới cho người nước ngoài cần phải xác định xem liệukhách hàng nào sẽ tìm đến với công ty, lượng khách hàng này cần có sự phânloại về các đặc điểm như văn hóa, thói quen, tài chính…để từ đó công ty cónhững chiến lược phát triển hoạt động môi giới một cách có hiệu quả đểdoanh nghiệp có sự phát triển một cách tốt nhất
2.2.2 Các nhân tố gián tiếp
_Ảnh hưởng từ cầu BĐS
Chu kỳ phát triển kinh tế tác động đến sự phát triển của thị trường bấtđộng sản và vì thế làm thay đổi lớn trong cung cầu về bất động sản Sự thayđổi về cầu bất động sản cho người nước ngoài thuê liên quan đến sự thay đổicủa kinh tế một quốc gia cũng như các thành phần kinh tế khác trong thịtrường quốc gia đó có tạo ra những cơ hội cho người nước ngoài tham gia vàohoạt động tại quốc gia đó Vấn đề này cũng lại phụ thuộc ở một mức độ lớnvào tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, mức độ đô thị hoá, mức độ tập trung dân số
… Ngoài ra, nó cũng phụ thuộc vào tình hình phát triển của nền kinh tế thế
Trang 18giới, nó tác động như thế nào mà sẽ có cơ hội gì trong tương lai đối với mộtquốc gia sẽ được bỏ vốn đầu tư…Đó là yếu tố gián tiếp tác động đến chiếnlược phát triển hoạt động môi giới cho người nước ngoài.
_ Ảnh hưởng từ cung BĐS
Cung của thị trường bất động sản liên quan đến tốc độ tăng trưởng vàsuy thoái của từng loại bất động sản khác nhau Sự tăng về số lượng bất độngsản, những dao động về bất động sản thông qua giá trị của bất động sản trênthị trường cũng như chi phí xây dựng và ngược lại Nói chung, cung về bấtđộng sản cũng phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của nên kinh tế
Cung bất động sản cho người nước ngoài thuê còn phụ thuộc vào sựbùng phát trong xây dựng Cung bất động sản cũng xuất phát từ việc giảiphóng mặt bằng, quy hoạch lại đô thị Yếu tố này làm cho trong giai đoạnchuyển đổi cơ cấu kinh tế có lượng cung về bất động sản lớn hơn giai đoạnnền kinh tế trưởng thành và ổn định
Cũng như cầu, cung bất động sản cho ngươi nước ngoài thuê còn phụthuộc một phần vào chính sách xã hội của Nhà nước Do đó đòi hỏi doanhnghiệp cần xác đinh rõ ràng nguồn cung vào các thời điểm rồi từ đó có nhữngchiến lược phù hợp với nhu cầu của khách hàng để đáp ưng nhu cầu củakhách hàng một cách tốt nhất
_ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Triển vọng mang tính chiến lược cho sự phát triển của nghề môi giới bấtđộng sản chính là sự thay đổi cơ cấu phát triển ngành trong nền kinh tế quốcdân Kết quả của nó là sự thay đổi cơ cấu cung và cầu bất động sản Hai mảngyếu tố lớn có ảnh hưởng đến sự thay đổi này là cơ cấu kinh tế trong nước vàquốc tế
Sự thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cũng liên quan đến những thay đổi
cơ cấu phân bổ dân số theo vùng Điều này thể hiện rõ trên thị trường đất đai,nhà ở Nguyên nhân của vấn đề này là do sự gia tăng dân số tự nhiên và ở
Trang 19mức độ thấp hơn là do thu nhập khá của một tầng lớp mới tham gia thị trườnglao động Cơ cấu phân bổ dân số cũng bị thay đổi theo vùng do sự dịchchuyển dân số từ nông thôn vào thành thị và do quá trình đô thị hóa Theo dõinhững diễn biến này cùng với việc phân tích, dự đoán sẽ cung cấp cho cácnhà cung cấp dịch vụ nói chung những kinh nghiệm và những chỉ dẫn quýbáu về mức độ và hướng thay đổi của cầu bất động sản.
_ Về sự thay đổi cơ cấu kinh tế quốc tế
Sự thay đổi này cũng tác động đến thị trường bất động sản Việt Namthông qua quá trình toàn cầu hóa cũng như các hiệp định thương mại quốc tế.Qua đó, nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng nhạy cảm, tham gia tích cực hơnvào vòng quay của nên kinh tế thế giới Chính điều đó vừa tạo ra nhưng thuậnlợi cho hoạt động môi giới cho người nước ngoài Nhưng bên cạnh đó cũngtăng thêm đối thủ cạnh tranh vì sự chuyển dịch trong nền kinh tế sẽ tạo ranhững cơ hội lớn để các doanh nghiệp nước ngoài đổ bộ vào Viêt Nam Việctạo ra nhiều cơ hội cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược mở rộngmôi giới bất động sản một cách phù hợp để có thế nắm bắt cơ hội phát triển
đó của thị trường
2.2.Chiến lược hoạt động phát triển hoạt động môi giới cho người nướcngoài
2.2.1.Xác định mục tiêu chiến lược
2.2.1.1 Tầm quan trọng của mục tiêu chiến lược
“Mục tiêu chiến lược là những đích mong muốn đạt tới của doanhnghiệp Nó là sự cụ thể hoá mục đích của doanh nghiệp về hướng, quy mô, cơcấu và tiến trình triển khai theo thời gian” ( 3 – 67 ) Mọi hoạt động của doanhnghiệp đều hướng về mục tiêu Các mục tiêu được xác định một cách rõ ràng
và cụ thể là điều quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành công Ngược lại,nếu mục tiêu được xác định quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cho doanh nghiệpchủ quan hoặc bi quan, do đó ảnh hưởng không tốt tới tinh thần làm việc của
Trang 20người lao động Như vậy, việc xác định mục tiêu là hết sức quan trọng đối vớimỗi doanh nghiệp, cụ thể là với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môigiới bất động sản cho người nước ngoài:
Các mục tiêu giúp cho các cổ đông góp vốn hình dung được doanhnghiệp của họ trong tương lai và thấy được hiệu quả của đồng vốn mà họ bỏra
Là một trong những căn cứ để các nhà đầu tư xem xét có nên tiếptục hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản cho người nước ngoài haykhông Đồng thời cung cấp cho nhà quản trị cơ sở để đưa ra các quyết địnhphù hợp
Các mục tiêu là cơ sở cho việc thiết kế các công việc, tổ chức cáchoạt động và quản lý các hoạt động môi giới bất động sản cho người nướcngoài
Các mục tiêu còn được sử dụng để ấn định mức độ thành đạt ở tất cảmọi cấp Đây là những tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của các cá nhân, các bộphận
Tóm lại, mục tiêu sẽ định hướng và phát triển tinh thần làm việc củadoanh nghiệp, không có mục tiêu doanh nghiệp sẽ không có định hướng, khó
có thể đạt được thành công trong kinh doanh
2.2.1.2 Các nội dung xác định mục tiêu
Để xác định được mục tiêu hợp lý, doanh nghiệp phải căn cứ vào chứcnăng, nhiệm vụ của doanh nghiệp mình Đặc biệt phải xem xét điểm mạnh,điểm yếu, cũng như cơ hội, nguy cơ mà doanh nghiệp đã thấy được qua quátrình phân tích Doanh nghiệp thường theo đuổi nhiều mục tiêu, trong đónhững mục tiêu chính thường là:
Trang 21 Lợi nhuận: Mục đích của việc kinh doanh là kiếm được lợi
nhuận cao nhất và đó được coi là mục tiêu cơ bản nhất, nó như điều kiệnkhông thể thiếu để đạt tới các mục tiêu khác
Sự tăng trưởng: Được coi là mục tiêu phản ánh một cách tổng
hợp, toàn diện hoạt động của doanh nghiệp Sự tăng trưởng của doanh nghiệpthể hiện ở những khía cạnh sau:
o Phát huy được những mặt mạnh và cơ hội trong hoạt động môi giớibất động sản cũng như hạn chế những mặt yếu kém sẵn sàng đối phó vớinhững thách thức của môi trường
o Ưu thế của ban lãnh đạo được phát huy một cách tối ưu cũng là mộtyếu tố thể hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp
o Hoạch định rõ chiến lược doanh nghiệp, xác định đúng nhu cầucủa thị trường và tập trung nguồn lực cho việc đáp ứng nhu cầu đó…
Thoả mãn nhu cầu của khách hàng: khách hàng là yếu tố ảnh
hưởng mạnh nhất tới lợi nhuận của doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng tới sựthành công của doanh nghiệp nên đây là mục tiêu chủ yếu Vì vậy, thườngxuyên lắng nghe ý kiến của khách hàng để thoả mãn nhu cầu của họ là biệnpháp tốt nhất để có được những ý kiến mới nhằm cải tiến và phát triển sảnphẩm
2.3.Tầm nhìn,giá trị và triết lý kinh doanh
Tầm nhìn: Trong hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoàithì doanh nghiệp phải vạch ra tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiêp để cónhững định hướng cho tương lai,ví dụ như:”doanh nghiệp sẽ trở thành công tydẫn đầu trong hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoài tại ViệtNam
Giá trị: Với hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoài hayvới các ngành hoạt động dịch vụ khác thì giá trị của doanh nghiệp cũng là một
Trang 22nền tảng cho doanh nghiệp để tạo uy tín cho khách hàng
Triết lý kinh doanh: Trên thực tế các công ty lớn ngày nay đều có xuấtphát điểm từ những công ty nhỏ,thậm chí là rất nhỏ.Điều biến họ có thể pháttriển một cách mạnh mẽ như vậy là do họ tuân thủ các chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp,đặc biệt với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môigiới bất động sản cho người nước ngoài thì việc tuân thủ theo triết lý kinhdoanh là yếu tố quan trọng với sự phát triển thịnh vượng của doanh nghiệptrong hiện tại và trong tương lai
2.4 Xây dựng các phương án chiến lược phát triển hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoài
Trước khi xây dựng các phương án chiến lược cần phải xác định phạm
vi kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở chức năng mục tiêu của người tiêudùng và phân đoạn thị trường một cách tương ứng Tiếp đó, là xác định cáclực lượng tác động trong phạm vi đó và thể hiện rõ những mối quan hệ giữachúng Để nhận biết các yếu tố tác động trong môi trường kinh doanh và chọn
ra những cơ hội phát triển hoạt động môi giới bất động sản cho người nướcngoài thì khi lựa chọn giữa các phương án kinh doanh ta cần chú ý một sốđiểm cơ bản sau:
Phân tích toàn bộ lợi ích mà người khách hàng khi sử dụng hoạtđông môi giới có được trong phạm vi hoạt động môi giới bất động sản chongười nước ngoài
Phân tích những nhân tố thành công cơ bản của doanh nghiệp vàmối quan hệ giữa các nhân tố đó với các cơ hội phát triển hoạt động môi giới
2.5 Lựa chọn phương án chiến lược phát triển hoạt động môi giới bất động sản cho người nước ngoài
Mối doanh nghiệp khác nhau có những căn cứ để lựa chọn chiến lượckhác nhau ở từng thời điểm khác nhau Tuy nhiên, chúng ta cần phải đưa ra
Trang 23những tiêu chuẩn chung nhất cho tất cả các doanh nghiệp khi so sánh cácphương án chiến lược, những tiêu chuẩn này phải bao gồm cả hai nhóm: sốlượng và chất lượng
Tiêu chuẩn về mặt số lượng: chiến lược phát triển thường gắnvới các chỉ tiêu số lượng như: số lượng thương vụ thành công, phần thịtrường, tổng doanh thu và lợi nhuận…các chỉ tiêu này thường dễ xác định
Tiêu chuẩn về mặt chất lượng: chiến lược được lựa chọn phảiđảm bảo về mặt chất lượng phục vụ cho khách hàng Tuy nhiên việc xác địnhtiêu chuẩn định lượng này không phải dễ dàng Phần lớn hai tiêu chuẩn sauđây được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là: thế lực doanh nghiệp trên thịtrường, độ an toàn trong kinh doanh và sự thích ứng của chiến lược phát triểnhoạt động môi giới với thị trường
Trang 24CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN
VIETLAND
2.1 Khái quát về Công ty bất động sản VietLand
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần bất động sản Vietland được thành lập theo Quyết địnhsố: 0103000476 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày20/08/2001 với chức năng: Đầu tư, khai thác, tư vấn, cho thuê, môi giới vàtiếp thị, và thẩm định giá bất động sản
Từ lúc thành lập với 03 nhân viên chính thức và 10 CTV tại Văn phòng
82 Nguyễn Hồng, sau gần 5 năm hoạt động, hiện nay Công ty Cổ phầnVietland đã có một mạng lưới môi giới trong lĩnh vực bất động sản
Gắn liền với quá trình phát triển của Công ty Cổ phần bất động sảnVietland là những sự kiện và đường lối kinh doanh mang tính đột phá, tiênphong trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Công ty tập trung mạnh vào lĩnh vực môi giới các bất động sản chongười nước ngoài, ngoài ra công ty còn tham gia vào các hoạt động kinhdoanh bất động sản khác như đầu tư, tư vấn, thẩm định…
Hiện nay, khách hàng biết đến Công ty Cổ phần bất động sản Vietlandnhư là một nhà môi giới, đầu tư - khai thác bất động sản chuyên nghiệp, vớimột số lượng khách hàng lớn và ổn định, một tập thể các chuyên gia có trình
độ học vấn cao và luôn giữ uy tín với khách hàng
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty
Trang 25a Ngành nghề kinh doanh
- Môi giới bất động sản
- Đầu tư bất động sản
- Tư vấn bất động sản
- Quảng cáo thương mại
- Tổ chức sự kiện như hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, tổ chức lễ hội
- Tư vấn, thiết kế, sản xuất, mua bán lắp đặt hàng trang trí nội thất, ngoạithất (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình)
b Triết lý kinh doanh
Không ngừng hoàn thiện và phát triển vì công ty mới thành lập với sốlượng vốn nhỏ với nguồn nhân lực hiện có , cho nên mọi thành viên trongcông ty luôn nỗ lực phấn đấu, trau dồi kinh nghiệm trong kinh doanh, khôngngừng mở rộng các mối quan hệ để tìm kiếm đối tác cũng như bạn hàng tincậy nhằm tạo điều kiện về vốn cũng như để hoàn thiện và phát triển công tyngày càng lớn mạnh để đủ sức cạnh tranh trên thị trường
2.1.3 Hướng phát triển của công ty
Vì là một công ty nhỏ mới được thành lập vào năm 2003 nên để pháttriển ổn định họ đã tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực mà họ coi là thếmạnh Họ đã đề ra các mục tiêu:
+ Trong giai đoạn đầu nhằm để đưa công ty đi vào ổn định họ cố gắngtạo ra nhiều mối quan hệ với khách hàng nhằm tạo uy tín với khách hàng.Mục tiêu chủ yếu là xây dựng tên tuổi của công ty, làm cho khách hàng biếtđến công ty Trong giai đoạn này công ty vẫn tập trung vào lĩnh vực chủ yếu
là môI giới bất động sản và các dịch vụ liên quan đến bất động sản
+ Trong giai đoạn 2 từ năm thứ 6 trở đi thì công ty có xu hướng mở rộng
và phát triển công ty theo hướng mở rộng cao, ngành nghề kinh doanh pháttriển các ngành nghề có liên quan đến bất động sản và các dịch vụ có liênquan, đồng thời mở thêm một ngành nghề mới và cũng đang có xu hướng
Trang 26phát triển mạnh ở Việt Nam, hiện nay đó là tổ chức sự kiện như tổ chức hộinghị, hội chợ triển lãm, thương mại, tổ chức các lễ hội với quy mô vừa vànhỏ Từ những bước phát triển đó của công ty sẽ đưa công ty lên một tầm caomới có tính chuyên nghiệp hơn.
Qua những mục tiêu trên, cho thấy công ty cổ phần Vietland đã xác định
rõ mục tiêu của mình, trong giai đoạn đầu thì công ty chủ yếu dựa vào cácmối quan hệ có sẵn cũng như mở rộng thêm các mối quan hệ khác - đó là mộtcông việc khá hợp lý Đó chính là điều kiện thuận lợi và vô cùng quan trọng
để giúp cho công ty có thể cạnh tranh trên thị trường cũng như tạo được niềmtin với khách hàng Đồng thời mở rộng được khách hàng mục tiêu, giúp công
ty phát triển một cách ổn định
2.2 Phân tích môi trường kinh doanh
2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài
2.2.1.1.Môi trường vĩ mô:
Môi trường kinh tế:
+ Sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và trong nước:
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường do đó mọi sự biến đổicủa nền kinh tế thế giới đều có tác động đến nền kinh tế Việt Nam và ngượclại những yếu tố biến đổi trong nền kinh tế của Việt Nam cũng có thể mộtphần nào đó tác động đến nền kinh tế thế giới.Đối với lĩnh vực môi giới bấtđộng sản cho người nước ngoài ở Việt Nam vừa qua ta đã thấy rõ,với nhữngcon số ấn tượng về tốc độ tăng trưởng của Việt Nam và những điều kiện lợithế nội tại của nền kinh tế Việt Nam đã tạo nên một sự hấp dẫn lớn đối với thịtrường Việt Nam,việc hoàng loat các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước
mở công ty,văn phòng đại diện là một biểu hiện cho thấy một lượng nhu cầulớn về đầu tư cung nhu nhu cầu lớn đối với hàng hóa BĐS cho người nướcngoài.Nhưng gần đây với những biến đổi xấu của nền kinh tế thế giới tác
Trang 27động đến nền kinh tế toàn cầu làm giảm một lượng lớn nhu cầu đầu tư trongtoàn nền kinh tế thế giới và có thể thấy nó cũng tác động xấu đến lĩnh vựcmôi giới bất động sản cho người nước ngoài.Nhưng đó là các tác động trongngắn hạn là như vậy nhung trong dài hạn thì môi trường kinh tế Việt Nam vẫntồn tại những nhân tố tích cực,những nhân tố vẫn tạo một sự hấp dẫn nhưnhân công giá rẻ và tình hình chính trị ổn định.Do đó muốn tồn tại và pháttriển vững mạnh trong nền kinh tế đòi hỏi doanh nghiệp cần có một chiếnlược dài hạn và có thể lường tính những biến động của nền kinh tế,mà chỉ số
về tăng trưởng của nền kinh tế và của thế giới lẫn quốc gia tế là hai yếu tố cầnxem xét đến trong lĩnh vực môi giới bất động sản cho người nước ngoài +Thu nhập: Dựa vào nhưng báo cáo ta thấy rằng mức thi nhập binh quânđầu người trên GDP của thế giới là 6000 USD còn mức thu nhập bình quânđầu người của Việt Nam là 1000 USD,đây là sự chênh lệch rất lớn và cũng làlợi thế để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường lao động giá rẻcủa Việt Nam Tuy rằng trong nhưng năm vừa qua thì thu nhập bình quân đầungười Việt Nam tăng lên một cách đáng kể nhưng vẫn còn rất lâu nữa thìchúng ta mới đuổi kịp mức thu nhập bình quân đầu người của thế giới Do đóđây vẫn là lợi thế trong dài hạn của thị trường Việt Nam Trong thời gian vừaqua để minh chứng cho lợi thế đó thì ta thấy trong khi thị trường bất động sảnnói chung trên địa bàn Hà Nội khá ảm đạm thì thị trường bất động sản chongười nước ngoài thuê hoạt động một cách khá tích cực Do đó mức thu nhậpcủa người Việt Nam tăng lên thì cũng là yếu tố thúc đẩy thị trường bất độngsản tại Việt Nam phát triển nhưng mức trênh lệch thu nhập của người ViệtNam với người nước ngoài lại nói lên mức độ hấp dẫn của thị trường bất độngsản cho người nước ngoài thuê tại Việt Nam, vì vây thông qua các công cụđiều tra của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải xác định kỹ lưỡng yếu tốnày để có thể hình thành nên các chiến lược phù hợp với doanh nghiệp vàtương lai phát triển của thị trường
Trang 28+Lạm phát: Trong bất kỳ nền kinh tế nào để khuyến khích tăngtrưởng thì nhà nước luôn điều chỉnh một tỷ lệ lạm phát nhất định, nhưng nếu
tỷ lệ lạm phát tăng cao thì có thể dẫn đến có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh
tế, nếu lạm phát quá cao có khi làm đổ vỡ nền kinh tế Vào đầu năm 2008, dogiá dầu leo thang nên không nhưng chỉ mỗi Việt Nam mà các nền kinh tế trênthế giới đều chịu một trận bão lạm phát khủng khiếp Nó làm suy giảm cácnền kinh tế, làm giảm các hoạt động đầu tư và do đó hoạt động đầu tư sangcác quốc gia khác trở nên thu hẹp hơn, việc lạm phát còn liên quan đến giáthành các công trình xây dựng, yếu tố này có thể ảnh hưởng đến các tính toánlẫn các thước đo kinh tế trong bất kỳ một dự án nào Do đó cần có một chiếnlược sản xuất kinh doanh cụ thể để có thể ứng phó với yếu tố lạm phát trongthị trường
+Lãi suất, tiết kiệm và đầu tư: Lãi xuất chính là chi phí tiền vay, việcđiều chỉnh lãi suất tác động lớn đến đầu tư lẫn tiêu dùng của nền kinh tế Mứclãi suất ở đây còn có thể hiểu là mức lãi suất của thị trường Nếu mức lãi suấtcủa các nước khác quá cao không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài thì dòngvốn lập tức đổ vào các nước khác có mức sinh lời cao hơn, do đó thông quacác chỉ số về lãi suất các nhà hoạch định kinh tế có thể tác động đến hoạtđộng đầu tư của người nước ngoài và nó có tác động đến hoạt động môi giớicho người nước ngoài
+Xu hướng của tỷ giá hối đoái: Việc tỷ giá hối đoái tăng hay giảm cóảnh hưởng trực tiếp đến xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia, tỷ giá hối đoái tănglàm xuất khẩu giảm và ngược lại Tỷ giá nó ảnh hưởng trực tiếp đến tăngtrưởng của thị trường và giá cả các mặt hàng trên thị trường, đặc biệt các cácnhà đầu tư nước ngoài luôn chú ý đến tỷ số này để có thể tinh toán các chỉ sốkinh tế sao cho phù hợp với mục đich yêu cầu của họ Do đó nó tác động đếnnhu cầu bất động sản của người nước ngoài, các hành vi mua hoặc thuê bấtđộng sản có thể giảm khi tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại Do đó doanh
Trang 29nghiệp cần phải lựa chọn chiến lược một cách phù hợp với chỉ số giá trị này.+ Tiền lương và thu nhập dân cư : Tiền lương và thu nhập dân cư là cácchỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh toán của nhu cầu trong xã hội Đây chính
là một lợi thế của Việt Nam, lợi thế tiền lương nhân công thấp giúp cho chiphí hàng hóa Việt Nam trở nên có khả năng canh tranh trên thị trường, do yếu
tố trên những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã nhận một lượng lớn đầu
tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ cũng như vào du lịch
Từ đó tạo nên một nhu cầu lớn trong hoạt động môi giới bất động sản chongười nước ngoài Qua số liệu này doanh nghiệp hoạch định có thể hình thànhcác chiến lược để tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường và xu hướng của thịtrường cho thuê bất động sản đối với người nước ngoài
Môi trường chính trị, pháp luật:
Các chính sách pháp luật hiện tại và xu hướng trong tương lai: Việt Namđược coi là một trong những nơi có tình hình chính trị ổn định nhất, đây cũngđược xem là một ưu thế hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nướcngoài trong khi có những bất ổn chính trị tại nhiều nới trên thế giới Sau khigia nhập WTO và hiệp định bình thường hóa quan hệ với Mỹ năm 2007 thìmôi trường chính trị Việt Nam càng ngày càng được cải thiện và có uy tíntrên thế giới, nó góp phần duy trì sự ổn định cho nền chính trị Viêt Nam Đây
là một trong những yếu tố góp phần tăng lượng cầu cho bất động sản đối vớingười nước ngoài
Hệ thống pháp luật của Viêt Nam tuy còn nhiều những vướng mắc cũngnhư thiếu sót nhưng hệ thống đang ngày càng hoàn thiện và cải tiến Nhất làvào cuối năm 2009 thì sẽ có những sửa đổi mới trong luật kinh doanh bấtđộng sản có thể tạo ra những thuận lợi cho kinh doanh bất động sản và cácdịch vụ của nó như môi giới bất động sản
Sự hoàn thiện về luật đầu tư cho người nước ngoài càng ngày càng hoànthiện tư đó thúc đẩy hoạt động đầu tư của người nước ngoài vào Việt Nam,và
Trang 30bên cạnh đó có những điều luật tạo điều kiện cho người nước ngoài định cưtại Việt Nam đã được thực hiện.Ngoài ra các điều luật về Việt kiều và ngườinước ngoài có nguồn gốc Việt Nam ngày càng hoàn thiện và tạo điều kiện cho
họ định cư và phát triển tại Việt Nam
Trong xã hội vẫn còn rất nhiều yếu tố tiêu cực tác động xấu đến xã hộilẫn thị trường nói chung cũng như thị trường bất động sản nói riêng, nhữngvấn đề đó như tham nhung, quan liêu…những vấn đề vẫn là nhưng căn bệnhthâm căn cố đế trong xã hội Do đó khi nhưng vấn đề nan giải của xã hội chưađược giải quyết thì với mỗi bước đi trong hoạt động môi giới, doanh nghiệpcần phải dự đoán các bước đi phù hợp
Việc điều chỉnh nền kinh tế của nhà nước có khi chưa hiệu quả như vừaqua việc điều chỉnh lãi suất lên quá cao trong một thời gian dài làm rât nhiềudoanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến phá sản nhưng nhà nước luôn tìm cáchhoàn thiện cơ chế quản lý và giúp đỡ nền kinh tế phát triển một cách vữngchắc Do đó cần phải hoạch định chiến lược phù hợp với yêu cầu chính trịtrong nước thế giới, phù hợp với khuôn khổ pháp lụât và điều chỉnh của nhànước Điều đó giúp cho doanh nghiệp có thể ứng phó dễ dàng với những biến
cố của thị trường bất động sản và có thể chủ động trong hoạt động môi giớicủa doanh nghiệp
Môi trường xã hội văn hóa
+ Dân số: Việt Nam có dân số 86.1 triệu người, tốc độ tăng dân số là 1%,dân số Việt Nam là dân số trẻ Đây là một lượng lao động lớn trong tương laicung cấp cho nguồn lực đầu vào của nền kinh tế trong dài hạn Đây là lựclượng lao động giá rẻ lớn của nền kinh tế, cũng đồng nghĩa với việc thấy rằng
sẽ có một lượng nhu cầu lớn nhà đầu tư nước ngoài đầu tư lớn vào thị trườngViệt Nam Do đó các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản cũng như các hoạtđộng kinh doanh bất động sản như môi giới cho người nước ngoài cần phảinghiên cứu lực lượng lao động của Viêt Nam và cơ cấu lao động của nó để có
Trang 31thể xác định được đầu tư của nước ngoài lẫn trong nước để có thể xây dưngcác dự án phu hợp với xu thế của thị trường lẫn thị trường lao động Việc xemxét các khách hàng nước ngoài sẽ đến Việt Nam để đầu tư vào hoạt động gìđòi hỏi doanh nghiệp có sách lược cụ thể để có thể đáp ứng được nhu cầu vàtăng khả năm cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Văn hóa: Đây là một pham trù phức tạp, nó ảnh hưởng tới những quanniệm về kiến trúc, giá trị, thị hiếu, tiêu dùng bất động sản Do đó trong hoạtđộng môi giới cho người nước ngoài đòi hỏi doanh nghiệp cần có nhưng nhàmôi giới am hiểu những kiến thức xã hội để từ đó có thể giúp cho doanhnghiệp định hướng cho hướng phát triển của doanh nghiệp phù hợp với yêucầu và thị hiếu của không những người trong nước và người nước ngoài.+ Thị hiếu, phong cách lối sống và đạo đức xã hội: Các yếu tố trên tácđộng trực tiếp vào nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cũng như nhà môigiới cần khoanh vùng và phân loại khách hàng để sao cho các nhu cầu ănkhớp vào nhau trong thị hiếu thẩm mỹ vì những yếu tố trên tác động rất lớnđến nhu cầu của người nước ngoài và cung như người cho thuê tại Việt Nam
Môi trường khoa học công nghệ:
Công nghệ là một trong những yếu tố tăng trưởng trong ngắn hạn cũngnhư dài hạn của một nền kinh tế, nếu một quốc gia có một nền công nghệ tốtthì nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển rất nhanh và ngược lại với những nướclạc hậu về công nghệ thì cần một quá trình lâu dài đuổi kịp công nghệ thế giới
và nó làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Quả thật Việt Nam vẫn làđất nước nông nghiêp với nền công nghệ phát triển ở mức tương đối thấp,sứchấp dẫn trong nền công nghiệp của Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào lực lượnglao động trong các ngành công nghiệp với mức chi phí thấp và sử dụng mộtlực lượng lớn lao động Do nắm được xu hướng đó nên các nhà đầu tư nướcngoài nhắm vào thị trường Việt Nam với lực lượng lao động với chi phí tiền
Trang 32lương thấp và sử dụng nhiều lao động Ngoài ra công nghệ là một trongnhững yếu tố lớn tác động đến đến lĩnh vực kinh doanh BĐS Nó tác độngđến chi phí kiểu dáng, kiến trúc của BĐS, yếu tố đó có thể tác động đến cầucủa thị trường Do đó trong ngắn hạn thì chung ta đành chấp nhận lợi thế vớichi phí thấp Đối với Việt Nam trình độ công nghệ còn thấp, khả năng ápdụng khoa học công nghệ còn hạn chế thì trong tương lai việc áp dụng khoahọc công nghệ trong tương lai đòi hỏi một chiến lược lâu dài để có thể ứngdụng và phát huy hiệu quả nhất của công nghệ hiện tại và những công nghệnhập của thế giới Đối với lĩnh vực môi giới cho người nước ngoài thì yếu tốthông tin vẫn là yếu tố cực kỳ quan trọng do đó doanh nghiệp cần phải cónhững giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật như: tin học, các phần mền quảnlý…để luôn cập nhậ được thông tin nhanh chóng, tạo một sức cạnh tranhtrong lĩnh vực môi giới bất động sản cho người nước ngoài.
2.2.1.2 Phân tích môi trường vi mô
Môi trường vĩ mô tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công
ty, có 5 yếu tố cơ bản được thể hiện qua mô hình 5 lực lượng cạnh tranh củanhà kinh tế học Michael Porter
mô hình 5 lực lượng của Michael Porter
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Sản phẩm thay thế
Các công ty trong ngành
Trang 33 Khách hàng:
Trong môi trường vi mô khách hàng là một lực lượng tác động lớn đếndoanh nghiệp Bằng các công cụ của mình doanh nghiệp phải tìm ra nhu cầucủa khách hàng là gì và liệu chúng ta có đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng hay không Đối với hoạt động môi giới bất động sản cho người nướcngoài thì khách hàng ở đây chính là những người nước ngoài có nhu cầu vềbất động sản tại Việt Nam Quả thật khách hàng ở mỗi quốc gia họ đều cónhững phong tục tập quán rất khác nhau, chính điều đó ảnh hưởng đến nhucầu thị hiếu đối với bất động sản tại Việt Nam.Ví dụ ta chia khách hàng theonhững quốc gia thì ta có thể có những so sánh như sau Tuy rằng tất cả kháchhàng đều yêu cầu các tiên nghi tối thiểu nhưng đối với khách hàng đến từ cácnước khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau Như khách hàng từ NhậtBản hoặc từ Hàn Quốc thì họ thường có con mắt thẩm mỹ về không gian bêntrong, màu sắc mang tính ấm cúng hơn và ngoài ra còn rất nhiều chi tiết mangtính chất của người phương đông vào trong căn hộ của họ đang thuê, còn đốivới các văn phòng làm việc, hoặc mặt bằng để mở công ty thì họ luôn chú ýđến các yếu tố về các điều kiện cơ bản và môi trường xung quanh nơi làmviệc Đối với khách hàng đến từ Ấn Độ thì với khách hàng này, ngoài các yêucầu tối thiểu thì thường họ có it nhu cầu hơn, do đó thường điểm quan tâm lớnđối với khách hàng này chính là họ thường yêu cầu các căn họ có giá thấp và