độ hôn nhân và gia đình; tác giả Nguyễn Ngọc Điệp có công trình: "Tìm hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các tội đối với người chưa thành niên", Nxb Phụ nữ, Hà Nội; các
Trang 1ĐỀ TÀI
"Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình - một
số khía cạnh pháp lý hình sự
Trang 2KẾT LUẬN 162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môitrường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN) Gia đìnhtốt, thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt
Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình trong công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước ta
đã thiết lập chế độ hôn nhân gia đình mới tiến bộ, thay thế cho chế độ hônnhân gia đình phong kiến, lạc hậu Quyết tâm xây dựng chế độ hôn nhân
và gia đình (HN&GĐ) mới của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện rất
rõ trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và Điều 64, Hiến phápnăm 1992 đã ghi nhận:
Gia đình là tế bào của xã hội Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình.Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợchồng bình đẳng Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành nhữngcông dân tốt Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha
Trang 4mẹ Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử với cáccon.
Để đảm bảo thực hiện đúng đắn, đầy đủ chế độ HN&GĐ mới tiến bộ vàtuân thủ triệt để Hiến pháp, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985, cũng nhưBLHS năm 1999 đều đã quy định cụ thể các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ,góp phần ngăn chặn, hạn chế và từng bước xóa bỏ những tàn tích của chế độHN&GĐ phong kiến, lạc hậu
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng,diễn biến phức tạp; tình trạng suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống,
kể cả trong lĩnh vực HN&GĐ Đáng chú ý, các tội xâm phạm chế độHN&GĐ không có xu hướng gia tăng, nhưng tính chất và mức độ ngàycàng nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong xã hội
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ và hôn nhângia đình cho thấy, mặc dù đây là các tội phạm mà tính chất nguy hiểmcho xã hội không cao, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống giađình; trên thực tế, các tội phạm này xảy ra rất nhiều, song việc xử lýbằng các chế tài hình sự còn rất hạn chế Thực tiễn áp dụng các tội xâmphạm chế độ HN&GĐ cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc, đòi hỏikhoa học luật hình sự phải nghiên cứu, giải quyết để làm sáng tỏ về mặt
lý luận như: khái niệm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, ý nghĩa củaviệc quy định các tội phạm này trong pháp luật hình sự Trong khi đó,
Trang 5xung quanh những vấn đề này, vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau, thậmchí trái ngược nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, "Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và
gia đình - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học", mang
tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễnhiện nay
Trang 6độ hôn nhân và gia đình; tác giả Nguyễn Ngọc Điệp có công trình: "Tìm hiểu các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và các tội đối với người chưa thành niên", Nxb Phụ nữ, Hà Nội; các tác giả Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa có công trình: Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xưa và nay, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000
Các công trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của nhómcác tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, nhưng chưa có công trình nào nghiêncứu một cách toàn diện và có hệ thống về nhóm tội phạm này dưới góc
độ pháp lý hình sự và tội phạm học
3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng,chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, đề xuất những giải pháp mangtính hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống nhóm tộiphạm này
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết cácnhiệm vụ sau:
Trang 7- Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của cáctội xâm phạm chế độ HN&GĐ; phân tích các quy định của pháp luật hình
sự một số nước trên thế giới về loại tội phạm này
- Phân tích và đánh giá tình hình, nguyên nhân và điều kiện các tội xâmphạm chế độ HN&GĐ, thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạmnày; dự báo tình tội phạm này trong những năm tới
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòngchống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ dưới góc độ pháp
lý hình sự và tội phạm học ở Việt Nam, thời gian từ năm 1997 đến năm2004
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác
Trang 8-dựng Nhà nước và pháp luật, những thành tựu của các khoa học: triếthọc, tội phạm học, luật hình sự, tâm lý học, xã hội học
Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án vềcác tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, các báo cáo tổng kết, số liệu thống
kê của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) về các tội xâm phạm chế độHN&GĐ
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: hệ thống,phân tích, tổng hợp, lịch sử, cụ thể, lôgíc, kết hợp với các phương phápkhác như so sánh, điều tra xã hội
5 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý ViệtNam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện,
có hệ thống về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ Có thể xem những nộidung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về các tội xâm phạm chế độHN&GĐ; những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của các tội phạmnày trong pháp luật hình sự hiện hành
Trang 9- Phân tích, đánh giá những quy định về các tội xâm phạm chế độHN&GĐ trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ranhững giá trị hợp lý trong lập pháp hình sự, bổ sung cho những luận cứ
và giải pháp được đề xuất trong luận văn
- Đánh giá đúng thực trạng tình hình các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ ởViệt Nam, phân tích, làm rõ nguyên nhân của thực trạng đó
- Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quảđấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
6 Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quantrọng đối với việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội xâmphạm chế độ HN&GĐ ở nước ta Thông qua kết quả nghiên cứu và cáckiến nghị, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào khotàng lý luận về tội phạm học, luật hình sự, cũng như vào cuộc đấu tranhphòng, chống nhóm tội phạm có tính nhạy cảm cao và phức tạp này
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tácnghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luậthình sự, tội phạm học nói riêng và cho các cán bộ thực tiễn đang côngtác tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát (VKS), Tòa án
Trang 107 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 110 trang Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tàiliệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 9 mục
Trang 11Chương 1 CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1 Giai đoạn từ thời kỳ nhà Lý cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Hôn nhân là một vấn đề hệ trọng đối với con người, gia đình là nền tảngcủa xã hội Vì vậy, ngay từ thời phong kiến, HN&GĐ luôn luôn là lĩnhvực được Nhà nước rất quan tâm điều chỉnh bằng pháp luật
Trong Bộ luật thành văn đầu tiên của Nhà nước ta - Bộ Hình thư, đượcban hành năm 1042 dưới thời Lý Thái Tông, vấn đề HN&GĐ chiếm giữmột vị trí quan trọng và được quy định trong nhiều điều luật Nét đặctrưng chủ yếu của các quy định này là quyền uy tập trung trong tay ngườichồng, mà mọi thành viên có bổn phận phục tùng; người chồng đượcphép bỏ vợ trong trường hợp người vợ phạm một trong các tội "thất xuất",còn người vợ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nếu ruồng bỏ chồng; con cái
Trang 12không làm tròn đạo hiếu sẽ bị trừng phạt Trách nhiệm giáo dục con cáituân theo đạo lý thuộc về cha mẹ, nếu lơ là trách nhiệm thì chính cha mẹcũng bị trừng phạt [28, tr 59].
Trong Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) - Bộ luật chính thống vàquan trọng nhất của triều đại nhà Lê, mười tội ác (thập ác) đã được quyđịnh tại Điều 3, trong đó có tới bốn tội liên quan đến HN&GĐ, đó là cáctội:
4 Ác nghịch, là đánh và mưu giết ông bà, cha mẹ, bác chú, thím, cô,anh, chị em, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng
7 Bất hiếu, là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo,nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui chơi ănmặc như thường; nghe thấy tang ông bà, cha mẹ mà không cử ai (tanglễ); nói dối là ông bà, cha mẹ chết
8 Bất mục, là giết hay đem bán những người trong họ phải để tang 3tháng trở lên, đánh đập hoặc tố cáo chồng, cùng những họ hàng từ tiểucông trở lên
9 Bất nghĩa, là giết quan bản phủ và các quan đương chức tại nhiệm,giết thầy học; nghe thấy tin chồng chết mà không cử ai, lại vui chơi ănmặc như thường, cùng là tái giá [36, tr 36-37]
Trang 13Ngoài ra, trong Quốc triều hình luật còn có hẳn một chương hộ hôn (hônnhân gia đình) gồm 58 điều luật, trong đó có một số điều quy định nhữngtrường hợp bị cấm kết hôn, nếu vi phạm sẽ phải chịu hình phạt, đó là làcác trường hợp: đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy chồnghoặc cưới vợ, khi ông bà, cha mẹ bị giam cầm tù tội mà lấy vợ, lấychồng Ví dụ: Điều 317 quy định: "Người nào đang có tang cha mẹhoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ thì xử tội đồ, người khácbiết mà vẫn cứ kết hôn thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phảichia lìa" [36, tr 122] Bộ luật này còn có một số quy định thể hiện tưtưởng phong kiến coi khinh nghề hát xướng như quy định tại Điều 323:
"Các quan và thuộc lại lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ cả, vợ lẽ,đều xử phạt 70 trượng, biếm ba tư; con cháu các quan viên mà lấy nhữngphụ nữ nói trên, thì xử phạt 60 trượng; về đều phải ly dị" [36, tr 123]
Dưới thời thực dân Pháp xâm lược nước ta, Việt Nam vẫn là một nướcthuộc địa nửa phong kiến, chính quyền thực dân và giai cấp địa chủphong kiến vẫn duy trì chế độ hôn nhân phong kiến đã tồn tại từ nhiềuthế kỷ, thừa nhận sự cưỡng ép kết hôn của cha mẹ đối với con cái, bảo
vệ chế độ nhiều vợ (đa thê), duy trì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và
nữ trong gia đình Điều thứ 128 Luật hình An Nam thi hành ở Bắc Kỳquy định: "Người vợ hay vợ lẽ hiện đương có chồng mà phạm tội thônggian, xét ra quả thực, phải phạt giam từ ba tháng đến hai năm và phạtbạc từ bốn mươi đồng đến bốn trăm đồng, người gian phu bị phạt cũngthế" [55, tr 21] Điều thứ 135 của Bộ luật còn quy định:
Trang 14Người vợ hay vợ lẽ hiện đương có chồng, chưa tuyên cáo sự ly hôn, mà
đi lấy chồng khác, phải phạt giam từ một năm đến năm năm và phạt bạc
từ năm đồng đến hai trăm đồng
Người có vợ chưa tuyên cáo sự tiêu hôn mà đi lấy vợ khác, phải phạtgiam từ ba tháng đến một năm và phạt bạc từ hai đồng đến một trămđồng [55, tr 22]
Bộ luật hình canh cải áp dụng tại Nam Kỳ cũng quy định những tộiphạm và hình phạt thích ứng để bảo vệ chế độ một chồng nhiều vợ Theo
Bộ luật này, bị coi là phạm tội thông gian khi một người đàn bà đã cóchồng rồi mà còn ân tình với một người đàn ông khác, còn đối với đànông có vợ thì hành vi ngoại tình không coi là tội phạm [38, tr 202]
1.1.2 Giai đoạn từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công cho đến trước khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân nontrẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất Nền kinh tế của đấtnước vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, lại bị Pháp, Nhật vơ vét xác xơ, bị chiếntranh và thiên tai tàn phá ở miền Bắc, khoảng 200.000 quân Tưởng GiớiThạch mượn danh nghĩa Đồng Minh vào tước vũ khí quân Nhật, nhưng
dã tâm của chúng là giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyềnnhân dân để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng Ở miền
Trang 15Nam, quân đội Pháp được quân Anh yểm trợ xâm lược chiếm Sài Gòn,rồi sau đó đánh rộng ra các tỉnh ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Trong tình hình đó, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn, đó làdiệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm và "Đảng ta xác địnhgiữ vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu" [18, tr 468] Vì vậy, từ khiCách mạng tháng Tám thành công cho đến năm 1954 là thời điểm kýHiệp định Giơnevơ, Quốc hội ta là Quốc hội kháng chiến, Chính phủ ta làChính phủ kháng chiến, pháp luật ta cũng là pháp luật kháng chiến.Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Nhà nước ta vẫn rất quan tâm xây dựng chế
độ HN&GĐ mới tiến bộ, từng bước xóa bỏ những quy định khắt khe củachế độ thực dân, phong kiến đối với phụ nữ (Sắc lệnh số 97/SL ngày 12-05-1950) Tuy nhiên, do phải tập trung quy định các tội phạm liên quanđến sự an nguy của chính quyền nhân dân như các tội phản bội Tổ quốc,tội gián điệp, tội hối lộ, tham ô , cho nên, trong giai đoạn này, Nhà nước
ta chưa có quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miềnBắc hoàn toàn được giải phóng, miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ vàbọn tay sai thống trị Từ khi Luật HN&GĐ được ban hành năm 1959, đờisống HN&GĐ đã có những chuyển biến đáng kể Tuy nhiên, những hành
vi vi phạm pháp luật HN&GĐ vẫn xảy ra phổ biến ở mức độ nghiêmtrọng, Trước tình hình đó, TANDTC đã có Thông tư số 332-NCPL ngày04-04-1966 hướng dẫn về xử lý hình sự đối với 8 hành vi vi phạmnghiêm trọng pháp luật HN&GĐ, đó là các hành vi: tảo hôn, cưỡng ép
Trang 16kết hôn, cản trở hôn nhân tự do và tiến bộ, yêu sách của cải trong việccưới hỏi, lấy nhiều vợ - lấy vợ lẽ, thông gian, đánh đập hoặc ngược đãi
vợ, đánh đập hoặc ngược đãi con, ngược đãi bố mẹ Đây là văn bản pháp
lý đầu tiên hướng dẫn xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm nghiêmtrọng pháp luật HN&GĐ kể từ khi Cách mạng tháng Tám thành công.Thông tư số 332-NCPL ngày 04-04-1966 đã đề cập về từng hành vi viphạm như sau:
Thứ nhất, đối với hành vi tảo hôn, Thông tư nêu rõ:
Đối với nạn tảo hôn chủ yếu là giáo dục; cá biệt, nếu có tình tiết nghiêmtrọng như: đã được chính quyền, đoàn thể giải thích, thuyết phục, ngăn cản
mà vẫn cố ý vi phạm; hoặc đã gây ảnh hưởng chính trị xấu thì có thể phạtcảnh cáo hoặc phạt tù treo hay tù giam Đối tượng xử phạt có thể là cha
mẹ của đôi trai gái, người có trách nhiệm nuôi dưỡng (nếu trai hoặc gáichưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự), hoặc cả đôi bên trai gái (nếu họ đãđến tuổi chịu TNHS: 15 tuổi [42, tr 465]
Thứ hai, đối với hành vi cưỡng ép kết hôn, Thông tư nêu rõ:
Đối với hành động cưỡng ép kết hôn, vi phạm quyền tự do kết hôn, chủyếu là giáo dục, cá biệt, nếu có tình tiết nghiêm trọng, có thể phạt cảnhcáo, tù treo hay tù giam
Trang 17Tình tiết nghiêm trọng ở đây là: có kèm theo tảo hôn; đã được chínhquyền, đoàn thể giải thích, thuyết phục, ngăn cản mà vẫn cố ý vi phạm;
có kèm theo đánh đập tàn nhẫn; đã gây ảnh hưởng chính trị xấu; rõ ràng
là nạn nhân vì bị cưỡng ép kết hôn mà sự sát [42, tr 467]
Thứ ba, đối với hành vi cản trở hôn nhân tiến bộ, Thông tư hướng dẫn:
Đối với hành động cản trở hôn nhân tự do, tiến bộ, chủ yếu là giáo dục,
cá biệt nếu có tình tiết nghiêm trọng có thể phạt cảnh cáo, tù treo, hay tùgiam nếu rõ ràng là nạn nhân vì bị cản trở hôn nhân tự do và tiến bộ mà
tự sát, cần phạt tù giam
Tình tiết nghiêm trọng ở đây là: có kèm theo cưỡng ép kết hôn; đã đượcchính quyền, đoàn thể giải thích, thuyết phục, ngăn cản mà vẫn cố ý viphạm; có kèm theo lăng nhục thậm tệ, nhục hình tần nhẫn; đã gây ảnhhưởng chính trị xấu [42, tr 468]
Thứ tư, đối với hành vi yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, tức là sự
đòi hỏi về tiền, vàng, quần áo, gạo, thịt, rượu trong việc cưới hỏi củanhà gái đối với nhà trai với ý nghĩa là điều kiện để được kết hôn, Thông
tư hướng dẫn: "Về mặt hình sự, nếu việc yêu sách của cải trong việccưới hỏi gắn liền với tảo hôn, hoặc cưỡng ép kết hôn, hoặc cản trở hônnhân tự do và tiến bộ thì cần chú ý kết hợp xem xét, đánh giá trongnhững trường hợp phải xử lý nạn tảo hôn, cưỡng ép kết hôn hoặc cản trởhôn nhân tự do và tiến bộ" [42, tr 469]
Trang 18Thứ năm, đối với hành vi lấy nhiều vợ - lấy vợ lẽ, Thông tư hướng dẫn:
Đối với người lấy nhiều vợ, lấy vợ lẽ (từ sau ngày ban hành LuậtHN&GĐ) chủ yếu vẫn là giáo dục, phê bình, để ngăn ngừa và chấm dứt
Cá biệt, nếu có tình tiết nghiêm trọng thì có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc
tù treo hay tù giam về tội "lấy nhiều vợ" (hoặc tội lấy vợ lẽ) Nếu bị cáo
đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc tù treo mà vẫn không chịu cắt đứt với người
vợ lẽ thì phải phạt tù giam
Tình tiết nghiêm trọng ở đây có thể là: đã được giáo dục, giải thích màvẫn cố tình vi phạm; đã được Tòa án tuyên bố cuộc kết hôn là bất hợppháp mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng; hành vi có tính chất lừadối cơ quan, đoàn thể, lừa dối vợ trước hoặc vợ sau; gây ảnh hưởng, táchại xấu, dư luận phản đối [42, tr 470]
Thứ sáu, đối với hành vi thông gian, tức là hành vi quan hệ tình dục bất
chính giữa một bên đang có vợ hoặc có chồng với người khác (dù làngười này đã có hoặc chưa có vợ, có chồng), Thông tư nêu rõ:
Trong tình hình xã hội miền Bắc nước ta hiện nay, không thể coi thônggian là một khuyết điểm về sinh hoạt cá nhân, mà khi có những tình tiếtnghiêm trọng nhất định phải coi thông gian là một tội phạm đã xâmphạm đến quan hệ HN&GĐ được pháp luật bảo vệ, đến thuần phong mỹtục và đến trật tự xã hội
Trang 19Đường lối xử lý cần thiết hiện nay đối với tội thông gian là: biện phápngăn chặn tệ nạn này chủ yếu vẫn giáo dục Các cơ quan, đoàn thể cầntăng cường công tác giáo dục quần chúng về đạo đức, xã hội mới, chốngnhững tư tưởng và nếp sống sa đọa, đồi bại, trụy lạc do xã hội cũ để lại.
Trong một số ít trường hợp cần thiết, có thể dùng biện pháp tư pháp đểlàm chỗ dựa cho công tác giáo dục nói trên Những trường hợp cần thiết
đó là:
- Thông gian với vợ bộ đội, vợ cán bộ và vợ những người vì nhiệm vụcông tác mà phải thoát ly gia đình, tại những địa phương xảy ra nhiều vụthông gian, làm ảnh hưởng đến tinh thần công tác của người chồng
- Thông gian có tính chất nghiêm trọng như: thông gian một cách trắngtrợn hoặc kéo dài; do thông gian mà phá hoại hạnh phúc của nhiều giađình; bất chấp sự giáo dục của cơ quan, đoàn thể hoặc sự phản đối củagia đình người chồng, của người vợ, của kẻ ngoại tình và bị quần chúngcông phẫn đòi hỏi phải trừng phạt
- Do thông gian mà dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như gây ra ánmạng, tham ô lớn, đào ngũ, đào nhiệm hoặc những hành động phạmpháp nghiêm trọng khác [42, tr 471]
Thứ bảy, đối với hành vi đánh đập hoặc ngược đãi vợ, tức là những hành
động của người chồng không đối xử bình đẳng, dân chủ với người vợ,
Trang 20xâm hại đến sức khỏe, nhân cách, quyền tự do của người vợ, Thông tưhướng dẫn:
Biện pháp chủ yếu vẫn là giáo dục thường xuyên quan điểm bình đẳng
và dân chủ trong quan hệ vợ chồng nhưng cần xử lý về hình sự để hỗ trợcho công tác giáo dục trong một số trường hợp cần thiết như:
- Đối với những hành động đánh đập nghiêm trọng như làm chết người,gây thương tích nặng hoặc thương tật lâu ngày, dẫn đến tự sát, do bọncan phạm bản chất hung bạo, đánh đập một cách hung ác hoặc dùng thủđoạn thâm độc gây ra, cần phải nghiêm trị tùy tình tiết cụ thể
- Đối với những hành động ngược đãi chưa gây tác hại nghiêm trọng củanhững người chậm tiến thì chủ yếu là giáo dục, hoặc cảnh cáo Trườnghợp có tác hại nhất định và có bị quần chúng căm phẫn, có thể xử phạtcảnh cáo hoặc án treo hay tù giam khi thấy thật cần thiết [42, tr 473]
Thứ tám, đối với hành vi đánh đập, ngược đãi con, ngược đãi bố mẹ,
Thông tư hướng dẫn:
Tập quán lâu đời của nhân dân ta, luật pháp của Nhà nước chúng ta đòihỏi con cái phải "kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ" Tuy nhiên,thỉnh thoảng còn xảy ra trường hợp con cái ngược đãi, hắt hủi, khôngnuôi dưỡng bố mẹ già yếu; đôi khi thái độ đối xử vô đạo đức của con cái
đã làm cho bố mẹ tự sát Trong những trường hợp nghiêm trọng trên, cần
Trang 21đưa ra xét xử điển hình một vài vụ để giáo dục chung, đồng thời bắt concái phải nuôi dưỡng bố mẹ già yếu [42, tr 474].
Nghiên cứu những quy định trên cho thấy, Thông tư số 332-NCPL ngày04-04-1966 của TANDTC đã quán triệt tốt phương châm, đường lốichung đối với việc xử lý về hình sự các hành vi vi phạm nghiêm trọngpháp luật HN&GĐ là: kiên trì giáo dục, thuyết phục tuân thủ pháp luật làchủ yếu, kết hợp biện pháp trừng trị đối với những trường hợp vi phạmnghiêm trọng pháp luật HN&GĐ
1.1.3 Giai đoạn từ khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời cho đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1999
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IV, V của Đảng,nhân dân ta đã giành được những thành tựu quan trọng trên một số lĩnhvực, cải biến được một phần cơ cấu của nền kinh tế - xã hội, tạo ranhững cơ sở đầu tiên cho sự phát triển mới
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta đã gặp phải nhiều khókhăn và khuyết điểm như chủ quan duy ý chí, duy trì quá lâu mô hìnhkinh tế quan liêu, bao cấp nên không thực hiện được mục tiêu đã đề ra là
ổn định một cách cơ bản tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật hình sự đơn hành không thểhiện được toàn diện, đầy đủ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta
Vì vậy, việc ban hành BLHS là vấn đề có tính tất yếu khách quan và cấp
Trang 22thiết, có ý nghĩa góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựngchủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Đáp ứng yêu cầu
đó, ngày 27-6-1985, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa XHCNViệt Nam khóa VII, đã thông qua BLHS, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1986 (sau đây gọi tắt là BLHS 1985)
BLHS 1985 đã kế thừa và phát triển những thành tựu của luật hình sựViệt Nam, nhất là từ Cách mạng tháng Tám, tổng kết kinh nghiệm đấutranh phòng, chống tội phạm trong thời gian trước năm 1985 và dự báođược tình hình tội phạm trong thời gian tới
Trong Bộ luật này, đã chính thức ghi nhận về mặt pháp lý các tội phạmxâm phạm chế độ hôn nhân gia đình nhằm vào những biểu hiện nghiêmtrọng nhất của các tàn tích của chế độ hôn nhân nhân gia đình phongkiến, lạc hậu như: cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ,
vi phạm chế độ một vợ một chồng, tổ chức tảo hôn, loạn luân, ngược đãinghiêm trọng hoặc hành hạ cha mẹ, vợ chồng, con cái Với quan niệmrằng, gia đình là thiết chế xã hội có trách nhiệm đầu tiên trong việc bảo
vệ quyền lợi của con cái, nhất là con chưa thành niên và việc đó quan hệmật thiết với việc bảo đảm hạnh phúc gia đình, nhà làm luật đã quy địnhcác tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và các tội phạm đối vớingười chưa thành niên vào Chương V của BLHS 1985, từ Điều 143 đếnĐiều 149 và Điều 150 quy định hình phạt bổ sung
Trang 23BLHS 1985 đã quy định tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tựnguyện, tiến bộ (Điều 143), tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều144), tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn (Điều 145), tội loạn luân (Điều146), tội ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ cha mẹ, vợ chồng, concái (Điều 147) Tư tưởng chỉ đạo trong việc xây dựng các quy định vềcác tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong Bộ luật là: kiên trì giáo dục vàthuyết phục tuân thủ pháp luật, kết hợp biện pháp giáo dục với biện pháptrừng trị đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng Căn cứ vàokhách thể bị xâm phạm, có thể chia các tội phạm này thành hai nhómtrong đó nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân bao gồm: tội cưỡng
ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, tội vi phạm chế độmột vợ, một chồng, tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn, tội loạn luân vànhóm các tội xâm phạm chế độ gia đình bao gồm: tội ngược đãi nghiêmtrọng hoặc hành hạ cha mẹ, vợ chồng, con cái
Việc BLHS 1985 quy định các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đánh dấu
sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta
Nghiên cứu những quy định về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trongBLHS 1985, cho thấy đặc điểm chung của các tội phạm thuộc nhóm tộinày như sau:
Thứ nhất, các hành vi khách quan cấu thành các tội xâm phạm chế độ
HN&GĐ thường phải có các tình tiết nghiêm trọng như dùng các thủ đoạn
Trang 24thô bạo, xảo quyệt như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sáchbằng của cải.
Thứ hai, đối tượng được bảo vệ chủ yếu là người cao tuổi, phụ nữ và
con cái mà quyền lợi của họ bị các hành vi ảnh hưởng của tàn dư tưtưởng phong kiến trọng nam, khinh nữ và gia trưởng xâm phạm
Thứ ba, mức hình phạt được quy định đối với các tội này không cao:
mức hình phạt tối đa đối với hầu hết các tội phạm này là ba năm tù, duynhất tội loạn luân có mức hình phạt cao nhất là năm năm tù Như vậy,theo quy định tại khoản 2 Điều 8 BLHS 1985, nhóm các tội xâm phạmchế độ HN&GĐ đều được coi là những tội phạm ít nghiêm trọng
1.1.4 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1999 cho đến nay
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổimới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thành tựuquan trọng trên nhiều lĩnh vực Đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội của đất nước đã có nhiều khởi sắc, được nhân dân ta và bạn bè quốc
tế đánh giá cao
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ chế, bên cạnh những mặt tíchcực, mặt trái nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đềtiêu cực, trong đó tình hình tội phạm diễn biến phức tạp Trong tình hình
đó, BLHS 1985, dù đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần, nhưng còn nhiều
Trang 25điểm bất cập cần phải được sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện, nhằmđáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nhất là trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc sửa đổi toàn diệnBLHS 1985 là một đòi hỏi khách quan của hoạt động lập pháp hình sự
Để phục vụ được yêu cầu đề ra, ngày 21-12-1999, Quốc hội nước Cộnghòa XHCN Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 6, đã thông qua BLHS (sauđây gọi tắt là BLHS 1999), thay thế cho BLHS 1985 BLHS 1999 có hiệulực thi hành từ ngày 1-7-2000
Về các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, BLHS 1999 có những điểm mới
cơ bản như sau:
Thứ nhất, Chương XV của BLHS 1999 quy định về các tội xâm phạm
chế độ hôn nhân gia đình được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sungChương V của BLHS 1985 quy định các tội xâm phạm chế độ hôn nhângia đình và các tội phạm đối với người chưa thành niên Điểm mới đầutiên dễ nhận thấy là BLHS 1999, đã có điều chỉnh phạm vi của chươngnày theo hướng thu hẹp lại chỉ còn các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ còncác tội phạm đối với người chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em được điềuchuyển sang các chương thích hợp khác
Như vậy, Chương XV của BLHS 1999 quy định các tội xâm phạm chế
độ hôn nhân gia đình chỉ còn lại gồm 7 điều (từ Điều 146 đến Điều 152)
Trang 26Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội
phạm, BLHS mới đã bổ sung thêm hai tội danh mới, đó là tội đăng kýkết hôn trái pháp luật (Điều 149) và tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụcấp dưỡng (Điều 152)
Trong chương này có một tội duy nhất vẫn được giữ nguyên như quyđịnh của BLHS 1985 Đó là tội loạn luân (Điều 150)
Thứ ba, BLHS 1999 đã bổ sung, sửa đổi cấu thành tội phạm (CTTP) của
một số tội phạm theo hướng hạn chế bớt khả năng xử lý hình sự đối vớicác tội này Trong lĩnh vực này, chủ yếu là áp dụng các biện pháp giáodục, thuyết phục và hành chính để giải quyết Chỉ xử lý hình sự trongnhững trường hợp thật cần thiết khi các biện pháp giáo dục, phòng ngừa,hành chính tỏ ra không có hiệu quả
Thứ tư, về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
được quy định tại Điều 146
Về cơ bản, tội này vẫn được giữ nguyên cấu trúc và hình phạt như quyđịnh tại Điều 143 BLHS 1985, nhưng có hai điểm mới là:
- Được bổ sung thêm một dấu hiệu định tội là "đã xử phạt hành chính vềhành vi này mà còn vi phạm" nhằm thu hẹp phạm vi xử lý về hình sự đốivới tội phạm này Điều đó cũng phù hợp với thực tiễn đấu tranh chốngloại tội phạm này
Trang 27- Mức tối đa của hình phạt cải tạo không giam giữ đối với tội này tăng từ 1năm theo quy định trước đây lên 3 năm theo quy định tại Điều 146 BLHS1999.
Thứ năm, về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng được quy định tại
Điều 147 BLHS 1999
Điều luật này được bổ sung, sửa đổi theo hướng bổ sung thêm chủ thểcủa tội phạm và thêm các dấu hiệu định tội Cụ thể như sau:
- Theo quy định của BLHS 1985, thì chỉ người nào đang có vợ, có chồng
mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác mới phải chịuTNHS về tội này Trên thực tế, không ít trường hợp người chưa có vợ,chưa có chồng lại kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người màmình biết rõ là đang có vợ, có chồng Đây cũng là hành vi nguy hiểmxâm phạm chế độ một vợ, một chồng, phá hoại hạnh phúc gia đình củangười khác mà chưa bị pháp luật trừng trị
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nói trên, BLHS 1999 quy định xử lý vềhình sự cả trường hợp người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặcchung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng,
có vợ
- Bổ sung thêm hai dấu hiệu định tội mới nhằm hạn chế khả năng xử lý
về hình sự đối với tội này Đó là:
Trang 28- Gây hậu quả nghiêm trọng;
sự
Về hình phạt: mức cải tạo không giam giữ được tăng từ 1 năm lên 2 năm
Thứ bảy, về tội đăng ký kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 149
BLHS 1999
Đây là một tội phạm mới được bổ sung vào BLHS 1999 để ngăn ngừa vàtrừng trị những hành vi của người có trách nhiệm trong việc đăng ký kếthôn đã biết rõ là người xin đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫnđăng ký cho người đó Tinh thần chung là chỉ xử lý về hình sự khi đã ápdụng các biện pháp hành chính, kỷ luật mà người vi phạm vẫn khôngchịu sửa chữa lỗi lầm của mình, tiếp tục vi phạm
Trang 29Thứ tám, về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con
cháu, người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 151BLHS 1999
Tội phạm này cơ bản vẫn được giữ như quy định trước đây, nhưng cómột số điểm bổ sung Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn thấy rằng trong
xã hội ta còn xảy ra những trường hợp hành hạ, ngược đãi không chỉgiữa cha mẹ, vợ chồng, con cái mà cả giữa những người thân thích kháctrong gia đình như giữa cháu với ông bà, giữa cháu với cô, chú, bác, cậu,
dì, thậm chí hành hạ, ngược đãi ngay cả với người đã từng có công nuôidưỡng mình khôn lớn Đây là những hành vi vi phạm nghiêm trọng phápluật, xúc phạm thô bạo đến đạo đức xã hội, đến thuần phong mỹ tục vàtruyền thống đạo lý gia đình Việt Nam Tuy nhiên, pháp luật hình sự mớichỉ trừng trị hành vi của những người là cha mẹ, vợ chồng, con cái Cònhành vi của những người khác trong gia đình như đã nêu trên thì có thể
bị xử lý theo quy định tại Điều 111 BLHS 1985 về tội hành hạ ngườikhác Đây là điều không hợp lý, vì cũng là một loại hành vi phạm tội(hành hạ, ngược đãi) do cùng một loại chủ thể thực hiện (những ngườithân thích trong gia đình) xâm phạm cùng một loại đối tượng (nhữngngười thân thích khác trong gia đình) nhưng lại bị xử lý ở các điều luậtkhác nhau Vì thế, BLHS 1999 đã có những sửa đổi, bổ sung phù hợpnhư sau:
Trang 30- Bổ sung thêm đối tượng bị ngược đãi, hành hạ là: ông bà, cháu vàngười có công nuôi dưỡng người phạm tội nhằm mở rộng phạm vi đốitượng phải áp dụng theo quy định của điều luật này.
- Bổ sung thêm dấu hiệu định tội là: gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã
bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm nhằm thu hẹp việc
xử lý về hình sự đối với hành vi này
- Về hình phạt: mức cải tạo không giam giữ được tăng từ 1 năm lên 3 năm
Thứ chín, về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được quy
định tại Điều 152 BLHS 1999
Đây là một tội phạm mới được bổ sung vào BLHS 1999 nhằm trừng trịnhững người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo pháp luật mà cố tình khôngthực hiện nghĩa vụ đó mặc dù mình có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa
vụ đó, đã bị xử lý hành chính hoặc gây hậu quả làm cho người được cấpdưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc nhữnghậu quả nghiêm trọng khác
1.2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.2.1 Khái niệm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Trang 31Để có thể làm sáng tỏ khái niệm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐtrước hết cần làm sáng tỏ khái niệm HN&GĐ.
Hôn nhân và gia đình - đó là những hiện tượng xã hội luôn được các nhàtriết học, đạo đức học, xã hội học, luật học, sử học quan tâm nghiên cứu.Hôn nhân là cơ sở của gia đình, gia đình là tế bào của xã hội mà trong đókết hợp hài hòa, chặt chẽ lợi ích của mỗi công dân, Nhà nước và xã hội
C.Mác và Ph Ăngghen đã chứng minh một cách khoa học rằng, HN&GĐ lànhững phạm trù phát triển theo lịch sử, rằng giữa chế độ kinh tế - xã hội
và tổ chức gia đình có mối liên quan trực tiếp, chặt chẽ
Hôn nhân là hiện tượng xã hội - là sự liên kết giữa người đàn ông vàngười phụ nữ Sự liên kết đó phát sinh và hình thành do việc kết hôn vàđược biểu hiện ở một quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân, đó là quan
hệ vợ chồng Đây là quan hệ giữa hai người khác giới tính, bản chất và ýnghĩa của nó thể hiện trong việc sinh đẻ, nuôi nấng và giáo dục con cái,đáp ứng lẫn nhau những nhu cầu tinh thần và vật chất trong đời sốnghàng ngày Có thể nói, sản xuất ra cuộc sống chính bản thân mình là nhờlao động, còn sản xuất ra giống nòi là nhờ sinh đẻ, nói cách khác, tồn tạihai mối quan hệ: mối quan hệ tự nhiên và mối quan hệ xã hội Quan hệhôn nhân là quan hệ xã hội được xác định bởi các quan hệ sản xuất đangthống trị, vì vậy, tính chất của nó có thể thay đổi, phụ thuộc vào quan hệsản xuất đang thống trị đó
Trang 32Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, giai cấp thống trị đều điềuchỉnh các quan hệ hôn nhân bằng pháp luật cho phù hợp với ý chí,nguyện vọng của mình, phục vụ lợi ích của giai cấp mình Xã hội chiếmhữu nô lệ, có chế độ hôn nhân chiếm hữu nô lệ; xã hội phong kiến cóchế độ hôn nhân phong kiến; xã hội tư bản có chế độ hôn nhân tư sản,còn xã hội XHCN có chế độ hôn nhân XHCN Trong những xã hội bóclột, những người thuộc giai cấp bị bóc lột thường khó có thể có quan hệhôn nhân với những người thuộc giai cấp thống trị.
Dưới chế độ XHCN, hôn nhân thực sự mang tính chất bình đẳng, tựnguyện, tiến bộ, đó không phải là hợp đồng, mà là sự liên kết bền vữnggiữa người đàn ông và người phụ nữ, trên cơ sở yêu thương, quý trọnglẫn nhau, bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của đôi bên,cũng như thỏa mãn nhu cầu sinh đẻ và giáo dục con cái [56, tr 12 -16]
Từ sự phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm hôn nhân như sau: hônnhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người phụ nữ trên cơ
sở nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện theo quy định của pháp luật nhằmchung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc
Khái niệm gia đình rộng hơn khái niệm hôn nhân Nếu như hôn nhân là
sự liên kết giữa một người đàn ông và một người phụ nữ, thì gia đình là
sự liên kết của nhiều người có quan hệ với nhau do hôn nhân, huyếtthống hoặc nuôi dưỡng Gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh vàphát triển cùng với sự phát triển của xã hội Các điều kiện kinh tế - xã
Trang 33hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định là nhân tố quyết định tínhchất và kết cấu của gia đình Do vậy, gia đình là hình ảnh thu hẹp của xãhội, là tế bào của xã hội Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, gia đìnhmang tính chất và kết cấu phù hợp với hình thái đó Gia đình XHCNkhác về chất so với các kiểu gia đình của các chế độ xã hội trước đó.Dưới chế độ XHCN, quan hệ bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình,phản ánh mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội
Như vậy gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân,huyết thống, nuôi dưỡng, trong đó mọi người cùng quan tâm giúp đỡ lẫnnhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới
sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội
Vấn đề tiếp theo cần làm sáng tỏ là khái niệm các tội xâm phạm chế độHN&GĐ
Các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ cũng là một loại tội phạm, vì vậy nóphải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm, mà theo TSKH LêCảm, phải thể hiện ba bình diện với năm đặc điểm (dấu hiệu) của nó là:a) bình diện khách quan: tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b)bình diện pháp lý: tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c) bình diệnchủ quan: tội phạm là hành vi do người có năng lực TNHS và đủ tuổichịu TNHS thực hiện một cách có lỗi [30, tr 105]
Trang 34Trong khoa học pháp lý hình sự, các nhà hình sự học đã đưa ra kháiniệm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ.
Các tác giả của Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm),
Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội cho rằng:
Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là những hành vi nguyhiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có nănglực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định thực hiện bằng lỗi
cố ý gây thiệt hại cho các quan hệ hôn nhân và gia đình mới, tiến bộ xãhội chủ nghĩa Sự gây thiệt hại này thể hiện đầy đủ nhất bản chất nguyhiểm cho xã hội của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình [31,
tr 295]
Các tác giả của Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại họcLuật cho rằng, "các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là nhữnghành vi vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của chế độ hônnhân và gia đình Việt Nam" [57, tr 405]
Trên cơ sở các quan điểm được trình bày ở trên, tôi xin đưa ra khái niệm
các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ như sau như sau: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam XHCN.
Trang 35Hôn nhân và gia đình là một nhóm quan hệ xã hội chịu sự điều chỉnh củarất nhiều ngành luật Luật HN&GĐ quy định về chế độ HN&GĐ, tráchnhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc củng cố chế độHN&GĐ Việt Nam Luật dân sự cũng điều chỉnh lĩnh vực HN&GĐthông qua việc điều chỉnh quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ,chồng và các thành viên khác trong gia đình như giám hộ, đại diện, nuôicon nuôi, thừa kế, tài sản, quyền sở hữu Luật hình sự không quy địnhquyền và nghĩa vụ nhân thân hay tài sản giữa vợ, chồng và các thànhviên khác trong gia đình mà chỉ bảo vệ quan hệ nhân thân và quan hệ tàisản giữa các thành viên trong gia đình thông qua việc quy định một loạtcác hành vi bị coi là tội phạm và hình phạt tương xứng với tính chất vàmức độ nguy hiểm của hành vi đó như: tội vi phạm chế độ một vợ mộtchồng, tội cưỡng ép kết hôn, tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấpdưỡng
Trong BLHS 1999, các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ được quy định tạichương XV Phần các tội phạm (từ Điều 146 đến Điều 152) bao gồm cáctội cụ thể sau: tội cưỡng ép kết hôn (Điều 146); tội cản trở hôn nhân tựnguyện tiến bộ (Điều 146); tội vi phạm chế độ một vợ một chồng (Điều147); tội tổ chức tảo hôn (Điều 148); tội tảo hôn (Điều 148); tội đăng kýkết hôn trái pháp luật (Điều 149); tội loạn luân (Điều 150); tội ngược đãiông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình(Điều 151); tội hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người cócông nuôi dưỡng mình (Điều 151); tội từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều152); tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 152)
Trang 36Vì mỗi tội phạm bao giờ cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố: mặt kháchquan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể Cho nên, để hiểu và nhận thứcmột cách sâu sắc nội dung khái niệm các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ,cần làm rõ bốn yếu tố của CTTP nói trên.
Trước hết, việc nghiên cứu khách thể của các tội xâm phạm chế độHN&GĐ là một trong những vấn đề trọng tâm khi tìm hiểu khái niệmcác tội xâm phạm chế độ HN&GĐ, bởi nó là các quan hệ xã hội đượcluật hình sự bảo vệ, bị các hành vi phạm tội xâm hại
Khách thể của các tội phạm này chính là những nguyên tắc cơ bản thiếtlập chế độ HN&GĐ mới, tiến bộ XHCN Theo Luật HN&GĐ Việt Nam,các nguyên tắc này là: hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ, một chồng,
vợ chồng bình đẳng; hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dântộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôngiáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng vàpháp luật bảo vệ; vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và
kế hoạch hóa gia đình; cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân
có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ tôn kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡngcha mẹ; cháu có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, các thành viêntrong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau Mọi hành
vi xâm phạm những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở, nền tảng cho chế độhôn nhân gia đình XHCN - khách thể của tội phạm đều có thể bị xử lýhình sự, sau khi đã áp dụng các chế tài hành chính nhưng không có hiệuquả
Trang 37Nếu như khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ bị các tội phạm xâm hại gây nên những thiệt hại nhất định, thìviệc gây nên những thiệt hại đó bao giờ cũng được thực hiện bởi hành vi
cụ thể tác động vào đối tượng bị tác động làm thay đổi trạng thái bìnhthường của quan hệ xã hội đó Sự tác động đó có thể được thực hiệnbằng hành động hoặc không hành động, bằng các công cụ, phương tiệnkhác nhau để gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Đó chính là mặtkhách quan của tội phạm Hành vi khách quan của các tội xâm phạm chế
độ HN&GĐ có khác nhau về hình thức thể hiện, nhưng đều có tính chấtgây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại trực tiếp cho các quan hệHN&GĐ mới tiến bộ XHCN Những hình thức thể hiện của hành vikhách quan có thể là:
- Hành vi cưỡng ép kết hôn
- Hành vi cản trở kết hôn
- Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác (mặc
dù đang có vợ có chồng hoặc chưa có vợ, có chồng nhưng biết rõ người
mà mình kết hôn hoặc sống chung đang có vợ, có chồng)
Các hành vi khách quan này, nhìn chung được thực hiện bằng hình thứchành động Các tội phạm này có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạnkhác nhau, nhưng nó chỉ là dấu hiệu bắt buộc nếu được quy định cụ thểtrong từng CTTP
Trang 38Trong số các tội này, có ba điều luật quy định hậu quả hoặc đã bị
xử phạt hành chính là dấu hiệu cơ bản thuộc về mặt khách quan(Điều147, Điều 151 và Điều 152); đối với các tội còn lại, nhà làm luậtquy định xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật là dấu hiệu bắt buộc bêncạnh các dấu hiệu khác được mô tả trong luật Dấu hiệu đã bị xử phạthành chính về hành vi này mà còn vi phạm được hiểu là trước đó đã cólần vi phạm, đã bị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng một trong cáchình thức xử phạt hành chính như cảnh cáo, phạt tiền nhưng chưa hếtthời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính mà lại có vi phạm chínhhành vi đó hoặc thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trongđiều luật tương ứng đó Cần lưu ý rằng, việc xử phạt hành chính chỉ cóhiệu lực trong thời hạn một năm, do vậy nếu hành vi vi phạm xảy ra sauthời hạn một năm kể từ ngày bị xử phạt, thì không được coi là một trongnhững dấu hiệu để truy cứu TNHS
Tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi những con người cụ thể, bởi
vì chỉ có con người cụ thể mới có thể thực hiện được hành vi nguy hiểmcho xã hội được quy định trong luật hình sự, mới thể hiện được yếu tốlỗi, chịu trách nhiệm cá nhân, cũng như có thể gánh chịu các biện pháptrừng trị, giáo dục, cải tạo mà Nhà nước quy định Chủ thể của các tộixâm phạm chế độ HN&GĐ phải là những con người cụ thể đã đạt đếnmột độ tuổi nhất định và có năng lực TNHS
Ngoài ra, có những tội phạm đòi hỏi chủ thể, ngoài những dấu hiệu củachủ thể thường, phải có thêm những dấu hiệu đặc biệt khác Điều đó có
Trang 39nghĩa, nếu thiếu các dấu hiệu đặc biệt đó thì không thể trở thành chủ thểcủa những tội phạm cụ thể đó Ví dụ, chủ thể của các tội: tội loạn luân,hay tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,người có công nuôi dưỡng mình phải là chủ thể đặc biệt.
Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến bên trong phản ánh trạng tháitâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả dohành vi đó gây ra Những dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạmbao gồm dấu hiệu lỗi, dấu hiệu động cơ, dấu hiệu mục đích Tất cả cáctội xâm phạm chế độ HN&GĐ đều được thực hiện với lỗi cố ý trựctiếp Điều đó có nghĩa, những chủ thể của các tội phạm này khi thựchiện hành vi xâm phạm những quan hệ HN&GĐ XHCN đều nhận thức
rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quảcủa hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra
Nhìn chung, tất cả các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ đều không có cấuthành giảm nhẹ và chỉ duy nhất tội xâm phạm chế độ một vợ một chồng
có cấu thành tăng nặng Ngoài hình phạt chính được áp dụng đối với loạitội này thì đa phần là không có hình phạt bổ sung (trừ tội đăng ký kếthôn trái pháp luật) Một điểm đặc trưng của nhóm tội này là mức hìnhphạt được quy định không cao với các chế tài lựa chọn mà cụ thể là mứchình phạt tối đa ở hầu hết các tội chỉ đến ba năm tù (chỉ có tội loạn luân
có mức hình phạt tù có thời hạn tối đa là năm năm)
Trang 401.2.2 Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
Nhóm các tội phạm được quy định tại chương XV BLHS xâm phạm vàohai quan hệ xã hội khác nhau đó là HN&GĐ Tuy nhiên, hai nhóm quan
hệ xã hội này lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: hôn nhân là cơ sởcủa gia đình còn gia đình hạnh phúc giữ cho hôn nhân bền vững Chonên, các nhà làm luật đã quy định các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ vàomột chương Vì vậy, căn cứ vào khách thể trực tiếp bị xâm phạm có thểchia các tội phạm này thành hai nhóm: nhóm các tội xâm phạm chế độhôn nhân và nhóm các tội xâm phạm chế độ gia đình
Nhóm các tội xâm phạm chế độ hôn nhân
1- Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ (Điều
Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm này chính là nguyên
tắc hôn nhân tự nguyện - một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật