1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

87 1.7K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

Trang 1

MỞ ĐẦUTính cấp thiết của đề tài

Hoạt động cho vay là một trong các hoạt động truyền thống và chủ yếu của cácNgân hàng thương mại Trên thực tế, đối với hầu hết các Ngân hàng thương mạiViệt Nam hiện nay cơ cấu tài sản chủ yếu là các khoản vay Chính vì vậy, chấtlượng của các khoản vay đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của cácNgân hàng thương mại Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay trở thành yêu cầucấp thiết trong tình hình thị trường tài chính đầy biến động khi Việt Nam gia nhậpWTO, nhất là khi những yếu tố và nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động chovay ngày càng đa dạng và phức tạp Do những nguyên nhân trên, tác giả đã lựa

chọn đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mạicổ phần kỹ thương Việt Nam”

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

o Đối tượng nghiên cứu là hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổphần kỹ thương Việt Nam

o Phạm vi nghiên cứu là quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàngthương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam năm 2005,2006, 2007 và nhữngtháng đầu năm 2008.

Trang 2

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt luận văn là phương pháp duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp định lượng như phântích kinh tế, thống kê và một số phương pháp khác.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn bao gồm những nội dung chính sau:

o Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động cho vay và quảntrị rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại.

o Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàngthương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam.

o Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tạiNgân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam.

Tác giả xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS.TS Đinh Thị DiênHồng- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã giúp đỡ hoàn thành luận văn này.

Trang 3

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI ROTRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1. Rủi ro trong hoạt động cho vay

1.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động cho vay1.1.1.1 Rủi ro và rủi ro trong kinh doanh

Theo cách nghĩ truyền thống: Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc

các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thểxảy ra cho con người Có thể nói với quan điểm này, rủi ro là những điều khôngmay mắn, không tốt, bất ngờ xảy ra gây thiệt hại, tổn thất.

Theo trường phái trung hoà: Rủi ro là giá trị và kết quả của hiện thời chưa biết

đến Rủi ro là sự bất trắc, bất ngờ xảy ra gây thiệt hại, mất mát, nguy hiểm và cóthể lường được Trong lĩnh vực kinh doanh, rủi ro được hiểu là khả năng giảmsút về tài sản hay sự giảm sút lợi nhuận thực tế với lợi nhuận dự kiến, hoặc lànhững bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Mộtcách khác, rủi ro trong kinh doanh là khả năng xảy ra các biến cố không lườngtrước, khi xảy ra sẽ làm cho kết quả thực tế khác xa kết quả mong muốn, dự kiến.Do đó, chấp nhận có rủi ro trong kinh doanh và từ đó tìm ra giải pháp hạn chế rủiro là yêu cầu đòi hỏi chính đáng của mỗi doanh nghiệp

Đối với các NHTM, rủi ro là những biến cố không mong đợi có thể xảy ra gây

mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập trong quá trình hoạt động Các NHTM cầnđánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ranhững cơ hội đạt được lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận Các NHTMsẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà các NHTM gánh chịu là hợp lý và kiểm soátđược, đồng thời nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính củaNHTM.

Trang 4

Thành phần của rủi ro: Rủi ro bao gồm các thành phần sau

Mối nguy hiểm: là các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng các khả năng rủi ro,

gồm Nguy hiểm vốn có: chất hóa học, chất phóng xạ, cơ học, nănglượng Nguy hiểm do con người: ý thức cá nhân, sai lầm của con người, tácđộng của môi trường.

 Nguồn gây ra rủi ro: có 07 nguồn chính là

- Rủi ro kinh tế vĩ mô như: Suy thoái kinh tế - sức mua của cánhân giảm dẫn đến doanh thu của doanh nghiệp bị giảm; Thâm hụt ngânsách chính phủ cao hơn GDP; Lạm phát; Mất khả năng thanh toán củaChính phủ do tỷ lệ nợ ngắn hạn cao hơn mức dự trữ ngoại tệ; Dự trữngoại tệ thấp hơn kim ngạch nhập khẩu; Nợ nước ngoài cao hơn GDP.- Rủi ro chính trị: Chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính

sách về thuế, hạn ngạch và các giới hạn thương mại khác; Chính sách tàichính, lưu thông tiền tệ, kiểm soát ngoại hối, lãi suất; Chính sách laođộng và tuyển dụng lao động; Chính sách môi trường, sức khỏe; Quốchữu hóa và sung công

- Rủi ro pháp lý: các rủi ro liên quan đến pháp lý, kiện tụng làmhao tổn sức người và tài sản như Vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư;Tranh chấp hàng hóa, nhãn hiệu và thương hiệu; Bồi thường khiếu nại đốivới khách hàng; Thay đổi luật pháp liên quan đến kinh doanh như: quyđịnh về nhãn hiệu hàng hóa, môi trường và lao động

- Rủi ro xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi củacon người; Cấu trúc xã hội thay đổi; Trình độ dân trí

- Rủi ro hoạt động (vi mô): Tuyển dụng và sa thải lao động dẫnđến những rủi ro pháp lý Thải chất độc hại trong quá trình sản xuất gâyô nhiễm môi trường, làm tổn hại sức khỏe cộng đồng.

- Rủi ro do ý thức con người: Nhận thức của mỗi người vềnguồn rủi ro khác nhau và có thể không thấy được rủi ro; Sự bất cẩn của

Trang 5

con người dẫn đến những rủi ro về hỏa hoạn hay tai nạn gây chết người;Phương pháp xử lý rủi ro chưa thấu đáo, bài bản

- Rủi ro do môi trường tự nhiên như: thiên tai, động đất, bão, lụt

 Nguy cơ rủi ro gây ra:

- Rủi ro tài sản: là khả năng tổn thất về tài sản vật chất, tài sảntài chính hay tài sản vô hình (thanh danh, uy tín, quyền tác giả ).

- Rủi ro trách nhiệm pháp lý: là những tổn thất có thể xảy ra cóliên quan đến vấn đề pháp lý (tranh chấp, kiện tụng).

- Rủi ro nguồn nhân lực: là những khả năng tổn thất liên quanđến tính mạng con người của một tổ chức, trong đó có thể kể đến kháchhàng, nhà cung cấp, chủ nợ, cổ đông và người lao động.

1.1.1.2 Rủi ro trong hoạt động cho vay

Có nhiều quan niệm về rủi ro trong hoạt động cho vay (RRTCV) mà chúng ta cóthể dẫn ra là:

 Rủi ro trong hoạt động cho vay theo định nghĩa của Uỷ ban Basel: “Rủi rotrong hoạt động cho vay là khả năng mà khách hàng vay hoặc bên đối táckhông thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thoảthuận”; cũng theo Uỷ ban này, một định nghĩa khác có thể nêu ra là “Rủi rothất thoát đối với một ngân hàng là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợpđồng”, trong đó sự vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọngnào đối với nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả gốc và/hoặc lãi”.

 Theo quyết định 493/QĐ-NHNN, của Thống đốc NHNN, tại khoản 1, điều 2đề cập khái niệm “Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng của TCTDlà khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức cho vaydo khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụcủa mình theo cam kết”

 Theo Timothy W.Koch tác giả quyển sách Quản trị ngân hàng do nhà xuấtbản Dryden – Đại học tổng hợp Nam Carolina xuất bản năm 1995: Một khi

Trang 6

ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn - cónghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận Rủi rotín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuấtphát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn

 Theo Thomas P.Fitch tác giả Từ điển thuật ngữ Ngân hàng do nhà xuất bảnBarron ấn hành năm 1997: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vaykhông thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trongnghĩa vụ trả nợ Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong nhữngrủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng

 Theo Hennie van Greuning - Sonja B rajovic Bratanovic – chuyên viênnghiên cứu chính sách tài chính – Ngân hàng thế giới :Rủi ro tín dụng đượcđịnh nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hoàntrả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng Đây là thuộctính vốn có của hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trìhoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ Điều này gây ra sự cốđối với dòng chu chuyển tiền tệ, và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoảncủa ngân hàng.

Có thể có nhiều cách khác nhau để định nghiã về rủi ro trong hoạt động cho vay,

song các quan niệm về rủi ro trong hoạt động cho vay đều hội tụ với nhau về

bản chất đó là: Rủi ro trong hoạt động cho vay là khả năng (xác xuất) xảy ranhững thiệt hại về kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng vay vốnthanh toán nợ không đúng hạn hoặc không hoàn trả được nợ vay (gồm gốcvà/hoặc lãi).

RRTCV gắn liền với chính hoạt động cho vay của NHTM Nguồn thu nhập từhoạt động cho vay của NHTM phụ thuộc vào tình hình sử dụng vốn vay củangười vay Rủi ro mà người đi vay tham gia cũng chính là rủi ro mà NHTM phảigánh chịu Vì vậy, có thể nói, chất lượng khoản vay sẽ quyết định hiệu quả củahoạt động cho vay và hiệu quả kinh doanh của NHTM Rủi ro trong hoạt động

Trang 7

cho vay có thể gây tổn thất về tài chính cho NHTM đó là làm giảm thu nhậpròng và giảm giá trị thị trường của vốn; trong trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫntới thua lỗ, nếu ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản ngân hàng Tuy nhiên,đứng trên góc độ quản lý, RRTCV là điều không thể tránh khỏi, luôn tồn tạisong hành cùng hoạt động kinh doanh và chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứkhông thể loại trừ.

1.1.2 Phân biệt rủi ro và tổn thất

Cần phải có sự phân biệt giữa hai thuật ngữ được đề cập trong các khái niệm vềRủi ro trong hoạt động cho vay đó là rủi ro và tổn thất Rủi ro trong hoạt độngcho vay là khả năng khách hàng không trả được nợ, vì vậy cần nhận thức rõ khảnăng này có thể xảy ra hoặc không xảy ra Khi rủi ro trong hoạt động cho vayxảy ra, khách hàng thực sự không trả được nợ đúng hạn, ngân hàng không thuhồi được nợ thì được hiểu là tổn thất Trên thực tế, sẽ rất dễ bị nhầm lẫn và hiểuđồng nhất giữa giá trị tổn thất với khái niệm rủi ro trong hoạt động cho vay Sựnhầm lẫn này sẽ tác động bất lợi đến quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay,trong đó ảnh hưởng lớn nhất đến tính chủ động trong các biện pháp quản lý rủiro Đơn cử, xuất phát từ quan niệm chỉ khi khoản vay phát sinh quá hạn mới córủi ro và việc trích lập quĩ dự phòng rủi ro dựa trên cơ sở những khoản nợ quáhạn, chứ không đánh giá trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động cho vay trêncơ sở mức độ xác xuất xảy ra nợ quá hạn, sẽ dẫn đến tình trạng:

Thứ nhất, những khoản cho vay mà theo xác xuất thực sự có rủi ro sẽ không

được trích lập;

Thứ hai, làm mất tính chủ động trong quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay,

mức độ đáp ứng của nguồn bù đắp rủi ro sẽ rất hạn chế, trong những trường hợpcó cú sốc thì ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc chống đỡ rủi ro;

Thứ ba, nó làm cho ngân hàng không thể hiểu và đánh giá đúng mức độ rủi ro

của mình, mặc dù trên thực tế có những ngân hàng có nợ quá hạn rất thấp, nhưng

Trang 8

danh mục cho vay lại rủi ro rất lớn vì tập trung quá nhiều dư nợ vào nhóm kháchhàng hay ngành rủi ro phá sản cao.

Đây chính là luận cứ xây dựng chính sách phân loại nợ, chủ động trích lập qũidự phòng và sử dụng quĩ này trong quá trình quản trị RRTCV.

1.1.3 Phân loại rủi ro trong hoạt động cho vay

Có nhiều cách phân loại RRTCV, việc phân loại rủi ro trong hoạt động cho vaytuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, phân tích Đối với hệ thống NHTM thì việcphân loại RRTCV có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thiết lập chính sách,qui trình, thủ tục và cả mô hình tổ chức quản trị và điều hành nhằm bảo đảmnhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt trách nhiệm rõ ràng giữacác bộ phận, giữa các khâu trong toàn bộ quá trình tác nghiệp thẩm định, cấp chovay giám sát thu hồi nợ và xử lý khoản nợ nếu nó có dấu hiệu không bìnhthường Thực tế cho thấy sự phân chia trách nhiệm càng rõ ràng, càng cụ thể, sẽgiúp cho quá trình quản rị RRTCV có hiệu quả.

1.1.3.1 Phân loại RRTCV theo đối tượng sử dụng vốn vay:

a Rủi ro khách hàng cá thể:

Là rủi ro xảy ra khi cho các khách hàng là cá nhân vay vốn Thông thường sốlượng khách hàng sẽ rất nhiều, tuy nhiên mức độ rủi ro của từng khoản vay đơnlẻ sẽ thấp, mức độ ảnh hưởng của việc mất khả năng thanh toán của từng khoảnvay là nhỏ; loại hình giao dịch, cơ cấu giao dịch dễ quản lý.

b Rủi ro khách hàng công ty, tổ chức kinh tế:

Đây là rủi ro khi cho khách hàng là công ty, tổ chức kinh tế vay vốn Tùy theoqui mô của công ty, tổ chức kinh tế là lớn hay nhỏ thì mức độ ảnh hưởng của rủiro các khoản vay vào đối tượng này sẽ được đánh giá ở mức vừa hay lớn, tácđộng của nó đến khả năng thanh toán khoản nợ là vừa hay cao.

c Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý:

Trang 9

Những ngân hàng hoạt động phạm vi toàn cầu có sự phân chia theo lãnh thổ quốcgia, nếu trong phạm vi một quốc gia phân chia RRTCV tập trung theo khu vựcđịa lý, ví dụ như mức độ rủi ro khu vực Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam.

1.1.3.2 Phân loại RRTCV theo giai đoạn phát sinh :

a.Rủi ro trong thẩm định: Là rủi ro mà TCTD đánh giá sai khách hàng Do

hiện tượng thiếu thông tin dẫn đến “thông tin không cân xứng” làm cho TCTDthường chấp nhận cho các khách hàng có khả năng trả nợ tồi vay vốn dẫn đếnrủi ro không thu hồi được vốn sau khi cho vay Hơn nữa, do thiếu thông tin vàtin tưởng vào tài sản đảm bảo, bảo lãnh, bảo hiểm từ phía khách hàng dẫn đếnđánh giá sai giá trị các khoản thế chấp, bảo lãnh bảo hiểm gây ra rủi ro khôngthu hồi được nợ khi khách hàng không trả được nợ.

b.Rủi ro khi cho vay : Là rủi ro mà khi giải ngân vốn sai mục đích làm cho

khoản vay không phát huy hiệu quả Rủi ro này có thể phát sinh trong quá trìnhđưa ra quyết định cho vay khi thiếu thông tin hoặc có sự thoái hoá đạo đức củacán bộ cho vay để cho khách hàng cố ý sử dụng vốn sai mục đích ngay từ đầulàm cho cơ cấu khoản vay và mục đích vay không tương thích dẫn đến rủi rokhông trả được nợ của người vay.

c Rủi ro trong quản lý, thu hồi nợ: Là rủi ro phát sinh do quá trình giám sát thu

hồi nợ không theo dõi được dòng tiền của khách hàng để khách hàng sử dụngvốn quay vòng vào việc khác không thu được nợ đúng kỳ hạn, hoặc không thuđược nợ.

1.1.4. Chỉ tiêu cơ bản đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay

Để đo lường rủi ro trong hoạt động cho vay của một TCTD, người ta thườngdùng hệ thống các chỉ số : xác xuất bị rủi ro, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệnợ lãi treo và tỷ lệ miễn giảm lãi vay

a Xác suất bị rủi ro = Số món bị rủi ro trong kỳ/Tổng số món cho vay trong kỳ(hoặc bằng giá trị các món bị rủi ro trong kỳ/tổng giá trị các món cho vay trongkỳ).

Trang 10

b Tỷ lệ nợ quá hạn = Giá trị các khoản nợ quá hạn trong kỳ/Tổng dư nợ bìnhquân trong kỳ.

c Tỷ lệ nợ xấu = Giá trị các khoản nợ xấu trong kỳ/Tổng dư nợ bình quân trongkỳ.

d.Tỷ lệ lãi treo = Lãi treo phát sinh/Tổng thu nhập từ cho vay.e Tỷ lệ miễn giảm lãi = Lãi miễn giảm/Tổng thu nhập từ cho vay.

Nhìn vào các chỉ số này có thể thấy mức độ rủi ro trong danh mục khoản vay củamột TCTD hoặc của cả một hệ thống tài chính Vì vậy, Chính phủ các nướcthường quy định cụ thể về mức độ rủi ro chấp nhận được của một TCTD thôngqua việc khống chế giá trị các chỉ tiêu đo lường rủi ro này Để đạt được mục tiêuduy trì các chỉ số đo lường rủi ro theo đúng quy định Chính phủ, các TCTD phảithiết lập một hệ thống đo lường rủi ro của riêng họ theo quan điểm quản trị rủi rohiện đại.

1.1.5. Các nguyên nhân rủi ro trong hoạt động cho vay

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến RRTCV, chúng ta có thể phân chia ở nhữngnhóm nguyên nhân chủ yếu sau:

1.1.5.1. Những nguyên nhân bất khả kháng

Những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến khách hàng vay vốn làm cho họbị suy giảm hoặc mất khả năng thanh toán cho ngân hàng, như: Thiên tai, chiếntranh, hoặc những thay đổi về chính sách vĩ mô (chính sách xuất nhập khẩu, thuếquan ) nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng và ngân hàng

1.1.5.2. Nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay

Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kémtrong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ỳ là nguyên nhân gâyra rủi ro trong hoạt động cho vay Nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳvọng thu được lợi nhuận cao, để đạt được mục đích của mình họ sẵn sàng tìmmọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng, như cung cấp thông tin sai sự thật, mua

Trang 11

chuộc Nhiều khách hàng vay vốn không tính toán kỹ lưỡng, thích mở rộng đầutư, hoặc không có khả năng tính toán kỹ những bất trắc có thể xảy ra, không cókhả năng thích ứng và khắc phục những khó khăn trong kinh doanh Trường hợpcòn lại là khách hàng vay vốn kinh doanh có lãi nhưng vẫn không trả nợ đúnghạn, họ chây ỳ với hy vọng có thể được xoá nợ, quỵt nợ, sử dụng vốn vay cànglâu càng tốt.

1.1.5.3. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

Ngoài những nguyên nhân thuộc về chủ quan của phía đối tác (khách hàng),những nguyên nhân chủ quan thuộc về ngân hàng được Uỷ ban Basel (2000) đãthống kê cho thấy, rủi ro trong hoạt động cho vay thường xảy ra ở 2 lĩnh vực chủyếu: ( i ) mức độ tập trung, ( ii ) các vấn đề về quy trình cấp cho vay.

a Mức độ tập trung có thể coi là nguyên nhân quan trọng nhất trong vấn đề Rủi rotrong hoạt động cho vay.

Rủi ro tập trung cho vay tồn tại khi mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay củamột nội dung trong danh mục cho vay trở nên tương đối lớn so với mức vốn hoặctài sản của Ngân hàng Rủi ro tập trung cho vay có thể được phân thành 2 loại:Rủi ro tập trung cho vay thông thường và rủi ro tập trung cho vay do các yếu tốrủi ro chung hay có liên hệ với nhau Rủi ro tập trung cho vay thông thường xảyra khi cho vay được tập trung quá nhiều vào một khách hàng, nhóm khách hàng,hoặc ngành/lĩnh vực, chẳng hạn lĩnh vực bất động sản Trong khi đó, rủi ro tậptrung cho vay do sự liên hệ qua lại của các yếu tố rủi ro lại liên quan nhiều đếncác yếu tố đặc thù, mà chỉ có thể phát hiện thông qua phân tích Ví dụ cho loạirủi ro này là cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu á năm 1997 Trong cuộc khủnghoảng này, sự liên hệ rủi ro thị trường và Rủi ro trong hoạt động cho vay, cũngnhư giữa rủi ro này với rủi ro thanh khoản, đã tạo ra các khoản lỗ/mất vốn rộngkhắp (hiệu ứng domino).

b Các vấn đề trong quy trình cấp cho vay cũng là một nguyên nhân gây ra rủi rotrong hoạt động cho vay, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định vàtheo dõi cho vay

Trang 12

Rất nhiều Ngân hàng thấy rằng rất khó thực hiện một quá trình đánh giá cho vaykỹ càng bởi áp lực cạnh tranh trong Ngân hàng ngày càng tăng Do áp lực nàymà nhiều Ngân hàng có xu hướng dựa vào một số chỉ tiêu đơn giản để cấp chovay Bên cạnh đó, việc không có hệ thống kiểm định và đánh giá các kỹ thuật chovay mới cũng đã gây ra nhiều rủi ro Chính vì thế, một trong những nguyên tắctheo thông lệ tốt nhất của lĩnh vực Ngân hàng là phải áp dụng một số bước bắtbuộc đối với các sản phẩm cho vay mới

Các nguyên nhân khác liên quan đến qui trình cho vay gồm: Thiếu đánh giá lạichất lượng cho vay; Không theo dõi, giám sát thường xuyên khách hàng hoặc tàisản bảo đảm; Áp dụng lãi suất không dựa trên rủi ro; Không tính đến chu kỳ kinhdoanh của nền kinh tế, chu kỳ sống của sản phẩm hàng hoá, nhất là đối với cácNgân hàng có mức độ tập trung cao vào lĩnh vực bất động sản Đây là sự yếukém trong quản lý danh mục cho vay; Không dự kiến phương án trong trườnghợp xấu nhất, làm cho Ngân hàng không có sự chuẩn bị kỹ càng để đối phó vớirủi ro

1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay

1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay

1.2.1.1. Quản trị rủi ro nói chung trong kinh doanh của NHTM

Quản trị rủi ro là quá trình ngăn ngừa tiềm năng xuất hiện một kết quả khôngmong đợi của các biến cố sẽ xảy ra trong tương lai Hay nói cách khác, quản trịrủi ro là quá trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ những nguy cơ rủi rovề tài sản và thu nhập từ các hoạt động xản xuất - kinh doanh - dịch vụ của mộttổ chức Quản trị rủi ro không có nghĩa là né tránh rủi ro mà là đối diện với rủi

ro để lựa chọn rủi ro nào sẽ lưu giữ và rủi ro nào phải chuyển giao Mục tiêu của

quản trị rủi ro là : tối thiểu hóa hậu quả của tổn thất, loại trừ tổn thất từ các rủi robất ngờ, tối thiểu hóa tổn thất có thể xuất hiện

Quản trị rủi ro của NHTM có thể hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có hướngđích của các nhà quản trị ngân hàng lên các đối tượng quản trị và khách thể kinh

Trang 13

doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanhtừ đó nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt được các mục tiêu tăngtrưởng trong ngắn hạn và dài hạn của mỗi NHTM.

Nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng: Đối vớicác NHTM quản trị kinh doanh cũng chính là quản trị rủi ro, hay nói cách khácquản trị rủi ro chính là trung tâm của hoạt động quản trị và điều hành của mỗiNHTM Hiểu một cách đơn giản thì quản trị rủi ro chính là quá trình các NHTMáp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị kinh doanh củacác NHTM ở các quốc gia phát triển vào hoạt động kinh doanh của mình để giámsát phòng ngừa hạn chế giảm thấp rủi ro trong hoạt động cho vay, đầu tư và hoạtđộng kinh doanh khác để giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng, đồng thời khôngngừng nâng cao sức cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trên thương trường.Từ những vấn đề ở trên, chúng ta cũng có thể thấy nếu nói quản trị rủi ro chính làtrung tâm quản trị và điều hành của NHTM, trong khi rủi ro trong hoạt động chovay là rủi ro thường gây thiệt hại lớn nhất cho NHTM, dễ dẫn đến rủi ro phá sảnmột NHTM, thì cũng có thể nói quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là trungtâm của mọi hoạt động quản trị rủi ro.

1.2.1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay

Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là quá trình xây dựng và thực thi cácchiến lược, chính sách quản lý và kinh doanh cho vay nhằm tối đa hoá lợi nhuậntrong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận Kiểm soát rủi ro trong hoạt động chovay ở mức có thể chấp nhận là việc NHTM tăng cường các biện pháp phòngngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh cho vay, nhằmtăng doanh thu cho vay, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, nhằm đạt được hiệu quảtrong kinh doanh cho vay cả trong ngắn hạn và dài hạn Kiểm soát quản trị rủi rotrong hoạt động cho vay là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi rotổng thể và được coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của ngân hàng trongdài hạn.

Trang 14

Tóm lại, có thể đề cập khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay ở cácgóc độ khác nhau, nhưng bản chất là giống nhau và đứng trên góc độ của quản trịhọc, chúng ta có thể diễn giải khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay làquá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện vàgiám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp cho vay, nhằm tối đa hoá lợi nhuận củangân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận.

1.2.1.3. Các bước cơ bản của quá trình quản trị

Trên thực tế, quá trình quản trị rủi ro có 4 khâu: xác định; đo lường; quản lý vàkiểm soát Điều quan trọng quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vaymuốn đạt hiệu quả thì phải bảo đảm rằng các công đoạn như phát hiện kịp thời,xác định được rủi ro đang tồn tại, phân tích và định lượng nó để từ đó có công cụcũng như biện pháp ứng phó Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay hiệu quảkhông có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ratrong mức độ dự đoán trước và ngân hàng đã chuẩn bị đủ nguồn lực để bù đắpcác rủi ro có thể xảy ra đó.

a Xác định/phát hiện RRTCV

Đây là việc nhận biết được các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động cho vay Sựphát triển của công nghệ, thị trường và xu hướng toàn cầu hoá làm cho số lượngrủi ro ngày càng gia tăng, và khả năng xảy ra rủi ro sẽ thường xuyên hơn Vì vậymột hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả phải là hệ thống có khả năng nhận biếthết các rủi ro hiện hữu trong cho vay Ngân hàng nắm được tình hình rủi ro củadanh mục cho vay và ngân hàng xác định rõ nguyên nhân RRTCV

b Tìm hiểu, đo lường, phân tích

Đây là các bước tiếp theo sau khi đã phát hiện được nguy cơ rủi ro Trên thực tếcác bước này khá gần gũi với nhau và thường được gộp chung lại trong quá trìnhthực hiện tác nghiệp Mục đích của các bước này là giúp cho toàn bộ bộ máyquản trị rủi ro hiểu chính xác và nhất quán nguy cơ rủi ro đã xác định, phân tíchrõ nguyên nhân và quan trọng nhất là lượng hoá mức độ rủi ro có thể xảy ra đốivới ngân hàng

Trang 15

c Theo dõi:

Sau khi đã xác định, phân tích và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro cầnphải được theo dõi thường xuyên Mục đích của khâu này giúp cho bộ máy quảntrị rủi ro nắm được tình trạng rủi ro của ngân hàng diễn biến theo thời gian nhưthế nào.

d Quản lý, báo cáo, kiểm soát rủi ro:

Đây là những khâu thể hiện rõ nhất tính chiến lược, cũng như tư tưởng của ngânhàng về rủi ro trong hoạt động cho vay Trước hết ngân hàng cần xây dựng đượchệ thống các công cụ quản lý hạn chế rủi ro như hạn mức rủi ro, mức uỷ quyền,các tiêu chuẩn cấp tín dụbng, xếp hạng cho vay….Bên cạnh đó là chính sáchchuẩn bị nguồn lực để bù đắp cho rủi ro kỳ vọng.

Kiểm soát RRTCV là việc giám sát một cách độc lập RRTCV và quản lý rủi rođó, quá trình kiểm soát RRTCV phải bảo đảm đánh giá một cách độc lập nhằmtuân thủ các mục tiêu và chỉ thị cho vay của ban lãnh đạo ngân hàng.

1.2.2. Sự cần thiết phải thực hiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay1.2.2.1. Quản trị rủi ro trong cho vay bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền

vững của NHTM

Quá trình xây dựng khung lý thuyết cho quản trị hoạt động của NHTM đa phầnđược đúc kết từ thực tiễn hoạt động của NHTM, vì vậy trong lịch sử hoạt độngngân hàng, thì rủi ro trong hoạt động cho vay là loại rủi ro được đề cập sớm nhấtvà cũng là nhiều nhất Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động ngân hàngvới vai trò của một trung gian tài chính, huy động vốn để cho vay Hoạt động chovay là chức năng chính của NHTM với việc trao quyền sử dụng vốn cho ngườikhác sử dụng và nhận được lời cam kết sẽ hoàn trả đủ gốc và lãi sau một thờigian nhất định Như vậy, bản thân khi khoản tiền vay xuất ra khỏi ngân hàng đãtiềm ẩn rủi ro không có khả năng thu hồi, một khi kinh doanh của khách hàngvay vốn gặp rủi ro thì ngay lập tức khoản vốn cho vay của NHTM cũng bị ảnhhưởng Vì vậy, giống như bảo hiểm, hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt

Trang 16

động kinh doanh rủi ro Hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính của ngânhàng, nó chiếm tới trên 1/2 đến 2/3 bảng cân đối và mang lại thu nhập chính chosự tồn tại và phát triển của ngân hàng, nhưng đi liền bên cạnh là RRTCV cũngmang lại hậu quả thiệt hại thu nhập, thậm chí có thể phá sản một NHTM, và ởmức cao có thể gây khủng hoảng cả hệ thống tài chính ngân hàng Vấn đề là đểchấp nhận một mức rủi ro và đạt được lợi nhuận tối đa NHTM cần phải tổ chứcquản trị tốt RRTCV Hay nói cách khác quản trị RRTCV chính là chốt hết sứcquan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng

1.2.2.2. Mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay ngày càng gia tăng

Tính cấp thiết của quản trị RRTCV không chỉ xuất phát từ tính chất phức tạp vànguy cơ rất lớn của RRTCV mà còn do xu hướng kinh doanh của ngân hàngngày nay càng trở nên rủi ro hơn Một số nguyên nhân chủ yếu làm cho rủi rotrong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng gia tăng:

Thứ nhất, do quá trình tự do hoá, nới lỏng qui định trong hoạt động ngân hàng

trên phạm vi toàn thế giới Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hoá,tự do hoá kinh tế, đề cao cạnh tranh đã trở thành phổ biến Khi gia tăng cạnhtranh cũng đồng nghĩa với rủi ro và phá sản gia tăng

Thứ hai, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng theo xu hướng đa năng

phức tạp, với công nghệ ngày càng phát triển, cùng với xu hướng hội nhập cạnhtranh gay gắt vừa tăng thêm mức độ rủi ro và nguy cơ rủi ro mới Trong lĩnh vựccho vay các sản phẩm cho vay có bước phát triển mạnh mẽ, vượt xa so với sảnphẩm cho vay truyền thống Các sản phẩm cho vay dựa trên cơ sở của sự pháttriển công nghệ như thẻ cho vay, cho vay cá thể…luôn chứa dựng rủi ro mới Vớisự đa dạng phức tạp của sản phẩm cho vay cũng như RRTCV càng đòi hỏi quảntrị RRTCV phải được chú trọng nâng cấp tương xứng.

Thứ ba, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình

chuyển đổi như Việt Nam, thì môi trường kinh tế không ổn định, hệ thống phápluật đang xây dựng, mức độ minh bạch của thông tin thấp, thì hoạt động ngân

Trang 17

hàng càng trở nên rủi ro hơn, vì vậy việc bắt tay ngay từ đầu thực hiện tốt côngtác quản trị RRTCV là một công việc tối quan trọng

1.2.3. Công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay

Trên thực tế, công tác quản trị RRTCV của ngân hàng được thể hiện cụ thể quachính sách quản trị RRTCV và bộ máy thực hiện các biện pháp quản trị RRTCVtại Ngân hàng

1.2.3.1 Chính sách quản trị RRTCV:

Ba nhóm chính sách cơ bản liên quan đến quản trị RRTCV là: Các chính sáchnhằm giới hạn hoặc giảm thiểu RRTCV; các chính sách liên quan đến phân loạinợ; và chính sách liên quan đến trích lập dự phòng rủi ro (hay tổn thất) để bù đắpcho các rủi ro dự kiến.

a Xây dựng các giới hạn cho vay nhằm giảm RRTCV

Chính sách này được xây dựng đề cập vào ba giới hạn cơ bản đó là: Giới hạn dưnợ cho vay khách hàng lớn; Giới hạn dư nợ cho vay nhóm khách hàng có liênquan; Giới hạn dư nợ theo ngành, lĩnh vực hay khu vực địa lý.

 Giới hạn cho vay một khách hàng lớn:

Luật pháp các nước đều đưa ra qui định rõ về giới hạn này nhằm ngăn chặn cácNHTM tập trung quá lớn vào một khách hàng Giới hạn này được thiết lập trêncơ sở vốn của ngân hàng, thông thường mức dư nợ cho vay vào một khách hàngkhông quá 10 –25% vốn của NHTM Thực tế ở các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển, NHTM thường thiết lập mức thấp hơn so qui định của phápluật.

 Giới hạn cho vay nhóm khách hàng có liên quan:

Theo thông lệ chung thì giới hạn cho vay vào nhóm khách hàng có liên quankhông vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng và 60% nếu tính cả số dư bảo lãnh;hoặc ở mức khống chế chặt đối với nhóm khách hàng có liên quan đều do hộiđồng quản trị xem xét, quyết định.

 Giới hạn cho vay theo ngành hoặc lĩnh vực:

Trang 18

Chính sách này nhằm khống chế dư nợ tối đa cho vay vào một ngành kinh doanhhay lĩnh vực, thậm chí theo khu vực địa lý (vùng, quốc gia) Chính sách nhằmngăn chặn tổn thất cho vay do hàng loạt khách hàng gặp khó khăn với cùng mộtlý do, ví dụ lĩnh vực kinh doanh bất động sản với rủi ro lớn khi thị trường đóngbăng, có thể dẫn tới loạt khách hàng vay vốn kinh doanh trong lĩnh vực này phásản, không trả được nợ ngân hàng

b Chính sách phân loại nợ

Chính sách phân loại nợ là chính sách mà các NHTM đưa ra các tiêu chí xếphạng các khoản dư nợ hiện tại theo tiêu chuẩn cụ thể vào các nhóm nợ để từ đóthực hiện trích lập dự phòng rủi ro bù đắp rủi ro trong hoạt động cho vay theo tỷlệ tương ứng cho mỗi nhóm nợ, nhằm chủ động bù đắp tổn thất cho vay khi córủi ro xảy ra Đây là chính sách cốt lõi của công tác quản trị rủi ro trong hoạtđộng cho vay Về nguyên tắc phân loại phải được tiến hành ngay khi cấp cho vayvà thông thường được đánh giá lại vài lần trong năm

c Trích lập dự phòng RRTCV

Việc trích lập dự phòng bù đắp rủi ro là nhằm giúp ngân hàng chủ động đối phóvới các tổn thất dự kiến Phân loại nợ là cơ sở cho chính sách trích lập dự phòngrủi ro, bên cạnh đó các yếu tố như kinh nghiệm thu hồi nợ vay trong quá khứ,mức tăng trưởng cho vay, sự thay đổi của các điều kiện kinh tế cũng cần đượccập nhật trong khi xây dựng chính sách trích lập dự phòng tổn thất cho vay

1.2.3.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức thực hiện đánh giá RRTCV:

Bộ máy tổ chức thực hiện đánh giá RRTCV phải được thực hiện theo hướngphân tách rõ rệt giữa các chức năng tiếp xúc khách hàng, thẩm định, ra quyếtđịnh và theo dõi kiểm soát khoản vay Trong đó vai trò của hệ thống kiểm soátnội bộ và quản lý tín dụng là rất quan trong trong việc nhận diện, kiểm soát vàphòng ngừa khắc phục rủi ro.

1.2.4. Phương pháp đánh giá hoạt động quản trị RRTCV

Nếu như quản trị RRTCV đóng vai trò sống còn đối với ngân hàng, thì việc đánhgiá được hiệu quả trong hoạt động quản trị RRTCV của một ngân hàng còn là

Trang 19

vấn đề quan trọng hơn Ngân hàng không chỉ nhận thức vai trò của quản trịRRTCV, mà còn phải biết cách xây dựng một hệ thống quản trị RRTCV đáp ứngđược các mục tiêu đề ra.

Basel (2000) chú trọng đến quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay và đã đưa ra17 nguyên tắc cho hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay ngân hànggồm: (i) xây dựng và thường xuyên đánh giá chiến lược quản lý rủi ro trong hoạtđộng cho vay; (ii) xây dựng chính sách và quản lý rủi ro ở tất cả các sản phẩm vàhoạt động; (iii)xác định và quản lý rủi ro ở tất cả sản phẩm và hoạt động; (iv) xâydựng một hệ thống tiêu chuẩn cấp cho vay rõ ràng; (v) xây dựng các hạn mứcchung và cho các cấp; (vi) thủ tục phê duyệt cho vay rõ ràng; (vii) việc mở rộngcho vay phải nằm trong tầm kiểm soát; (viii) phải có cơ chế quản lý thườngxuyên danh mục rủi ro; (ix) có hệ thống quản lý các khoản cho vay cụ thể; (x)xây dựng hệ thống xếp loại rủi ro nội bộ; (xi) có hệ thống thông tin thích hợp vàhiệu quả; (xii) có hệ thống quản lý chất lượng danh mục dư nợ; (xiii) đánh giáđược các xu hướng của nền kinh tế; (xiv) có hệ thống đánh giá chất lượng quảnlý Rủi ro trong hoạt động cho vay một cách độc lập; (xv) duy trì mức độ rủi ro ởmức phù hợp với tiêu chuẩn nội bộ; (xvi) có hệ thống cảnh báo sớm và thực hiệncác biện pháp trong tình trạng có thể xảy ra rủi ro trong hoạt động cho vay; (xvii)phải có hệ thống kiểm soát hoạt động hiệu quả.

Mặc dù số lượng, trọng tâm sử dụng các chỉ tiêu có khác nhau, tùy thuộc vàomục đích, mức độ phát triển của ngân hàng được đánh giá; nhưng phương phápđánh giá cơ bản dựa vào 4 trụ cột: 3 trụ cột liên quan đến các yếu tố thuộc chủquan của ngân hàng (xây dựng môi trường quản trị rủi ro trong hoạt động chovay; thực hành quy trình cấp cho vay lành mạnh, duy trì hoạt động theo dõi, đolường rủi ro) và một trụ cột liên quan đến vai trò của cơ quan giám sát và/hoặc cơquan kiểm toán bên ngoài

Trang 20

1.2.4.1. Môi trường quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay

Môi trường được hiểu là quan điểm, văn hoá, chiến luợc cũng như nguyên tắcứng xử về rủi ro trong hoạt động cho vay mà một ngân hàng xây dựng và ápdụng trong toàn hệ thống của mình Các yếu tố này tạo một môi trường để mọibộ phận, cán bộ ngân hàng triển khai hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt độngcho vay một cách cụ thể Một môi trường được coi là hợp lý khi đảm bảo đượccác yếu tố sau:

Xây dựng được chiến lược rõ ràng về rủi ro trong hoạt động cho vay và chiếnlược này được đánh giá lại một cách thường xuyên, ít nhất là 1 năm 1 lần.Xác định và phân định rõ trách nhiệm, trong đó Hội đồng Quản trị nhận thức

được rõ trách nhiệm cuối cùng và vai trò phê duyệt chiến lược, chính sáchrủi ro trong hoạt động cho vay, Ban điều hành/quản lý chịu trách nhiệmtriển khai.

1.2.4.2. Chính sách cho vay và quy trình:

Đây là việc thiết lập các giới hạn, tiêu thức, điều kiện rõ ràng và việc tuân thủchặt chẽ các giới hạn, tiêu thức đó trong cấp cho vay Một ngân hàng được coi làhoạt động trong quy trình lành mạnh khi xây dựng các yếu tố:

Thiết lập các tiêu chí cụ thể cho cấp cho vay, từ việc cấp cho vay lần đầu đếnviệc gia hạn nợ, mở rộng nhằm đảm bảo mọi khoản cho vay đều đượcgiám sát, quản lý chặt chẽ, đặc biệt là đối với khách hàng có quan hệ vớingân hàng.

Xây dựng các giới hạn rủi ro cho từng khách hàng, nhóm khách hàng liênquan, cả đối với các giao dịch nội bảng cũng như ngoại bảng; giới hạntheo cấp thẩm quyền.

1.2.4.3. Kiểm soát, theo dõi đo lường

Đây là các biện pháp giám sát, quản lý cho vay Cần đạt được các yếu tố:

Trang 21

Có hệ thống thông tin, dữ liệu cho phép theo dõi thường xuyên, chính xác vàđầy đủ mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay, cả nội bảng và ngoại bảng;cập nhật thông tin về xu hướng thị trường, phát triển kinh tế.

Xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ.

Có hệ thống kiểm soát nội bộ để giám sát quá trình quản trị rủi ro trong hoạtđộng cho vay.

Có kế hoạch hành động trong các trường hợp khẩn cấp, nghiêm trọng về rủiro trong hoạt động cho vay.

Vai trò của cơ quan giám sát/kiểm toán bên ngoài Ba trụ cột trên là rất quantrọng và là điều kiện tiên quyết, song chưa đủ để đảm bảo cho ngân hàng có đượcmột cơ chế quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay hiệu quả Cơ quan giámsát/kiểm toán bên ngoài đóng vai trò khách quan đánh giá và buộc các ngân hàngphải thiết lập được các trụ cột này Để đảm bảo hiệu quả, cơ quan giám sát/kiểmtoán bên ngoài cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Đặt ra các yêu cầu buộc các ngân hàng phải xây dựng và áp dụng một hệthống quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay hiệu quả; các cơ quan nàycũng phải có bộ phận đánh giá định kỳ hoạt động của hệ thống này.

Thiết lập các giới hạn rủi ro đối với một khách hàng, nhóm khách hàng chocác Ngân hàng; cũng như các báo cáo bắt buộc để theo dõi tình hình.

Trang 22

Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương

mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàngthương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nướcđang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng Trụ sởchính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội Năm 1998trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank 15 Đào Duy Từ, Hà Nội vànăm 2008, trụ sở chính đặt tại 72 Bà Triệu, Hà Nội

Sứ mệnh:Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng ở Việt nam, cung

cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dâncư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn khách hàng, tạo giá trị gia tăngcho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và đóng góp vào sự phát triển củacộng đồng

Tầm nhìn 2010:Techcombank phấn đấu thuộc nhóm ngân hàng đô thị hàng đầu về

độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả.

Các cột mốc lịch sử:

1995 - Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng

1999 - Tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng.

2002 - Tăng vốn điều lệ lên 104,435 tỷ đồng.2003 - Tăng vốn điều lệ lên 180 tỷ đồng

2004 - Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng

2006 - Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng.

Trang 23

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Techcombank

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

2.1.2.Hoạt động cho vay tại Techcombank

Bảng 2.2: Chi tiết dư nợ của Techcombank giai đoạn 2005-2007

Đơn vị: Tỷ VND

1 Tổng dư nợ 5,383 8,813 18,700 2 Tổng tài sản 10,666 17,326 39,542 3 Dư nợ tín dụng cá nhân 1,561 2,820 7,480 4 Dư nợ tín dụng doanh nghiệp 3,822 5,993 11,220

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

a Hoạt động cho vay của Techcombank năm 2005:

Năm 2005, hoạt động cho vay đạt mức tăng trưởng khá Tổng dư nợ cho vay đạt5.383 tỷ đồng tăng 55% so với năm 2004 Tỷ lệ nợ loại 3-5 chiếm khoảng 3,53%tổng dư nợ, chất lượng cho vay của Techcombank được duy trì và kiểm soát chặtchẽ, lượng dự phòng rủi ro cho vay cũng được kiểm soát thường xuyên đảm bảoan toàn cho hoạt động của Ngân hàng Năm 2005, tổng dư nợ cho vay từ khu vực

Trang 24

khách hàng cá nhân đạt 1.561 tỷ đồng tăng 66% so với năm 2004 và chiếm 29%trên tổng dư nợ Để có thể tăng nhanh dư nợ bán lẻ Techcombank đã nghiên cứucải tiến quy trình cho vay các gói sản phẩm hiện có như Nhà mới, Ô tô xịn…đồng thời phát triển thêm các sản phẩm cho vay cá nhân mới Dư nợ cho vay tạikhu vực khách hàng doanh nghiệp tăng 51% (3.819 tỷ đồng năm 2005 so với2.525 tỷ đồng năm 2004) Đối tượng cho vay chủ yếu vẫn tập trung tại khốidoanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm 59% tổng dư nợ Năm 2005 cũng ghinhận những nỗ lực đáng kể của Techcombank trong việc cải tiến các quy trìnhcấp cho vay cho các khách hàng doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cácngành kinh tế cũng được tiến hành thường xuyên theo định kỳ nhằm phát hiện vàtận dụng xu hướng tăng trưởng và các ngành nghề tiềm năng, phục vụ hoạt độnghiệu quả của Ngân hàng.

b Hoạt động cho vay của Techcombank năm 2006:

Năm 2006, hoạt động cho vay vẫn theo đà tăng trưởng tốt Tổng dư nợ cho vayđạt 8.813 tỷ đồng bằng 163% so với năm 2005 Tỷ lệ nợ loại 3-5 là 3,11% giảm0,42% so với năm 2005 Các biện pháp quản trị RRTCV đang dần được hoànthiện, tỷ lệ trích dự phòng rủi ro được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định trongnghị định 493/NĐ- CP về trích lập dự phòng rủi ro Năm 2006, dư nợ cho vaybán lẻ của Ngân hàng tiếp tục có sự tăng trưởng đáng kể Tổng dư nợ cho vay đốivới khách hàng dân cư đạt 2.817 tỷ đồng, tăng 80,5% so với năm 2005 Các sảnphẩm bán lẻ có dư nợ lớn là Nhà mới 37,9% tổng dư nợ kinh doanh bán lẻ, Ô tôxịn, Cho vay hộ kinh doanh cá thể và các hình thức cho vay tiêu dùng khác Cácsản phẩm này đều được phát triển trên một nên công nghệ hiện đại, phù hợp vớiphong cách sống năng động và hiện đại của khách hàng Sự ra mắt của 02 sảnphẩm cho vay thấu chi tài khoản F@st Advanced F1 và F@st Advanced F2 chophép chủ tài khoản có thể chi vượt quá số dư một khoản tiền nhất định trong thờigian tối đa là 12 tháng đã đáp ứng được nhu cầu của rất nhiều khách hàng cánhân cần sử dụng vốn trong một khoảng thời gian ngắn để bù đắp thiếu hụt tạmthời trong chi tiêu Hệ thống tính lãi vay tự động và báo số dư tài khoản sau mỗi

Trang 25

giao dịch được thực hiện trên điện thoại cho phép khách hàng tự động kiểm travà điều chỉnh mức trả nợ hợp lý của mình Cũng trong năm 2006, lần đầu tiênTechcombank liên kết với Bảo Việt nhân thọ cho ra đời sản phẩm bảo hiểm chovay Bancassurance cho những khoản vay theo gói sản phẩm Nhà mới và Ô tôxịn Sản phẩm này bảo vệ quyền lợi của cả khách hàng và Ngân hàng đem đến sựan tâm cho các khách hàng đến vay vốn tại Techcombank Năm 2006, số lượngkhách hàng là tổ chức kinh tế tăng 31,6% - từ 1.575 khách hàng trong năm 2006lên 2.073 năm 2006 khách hàng, trong đó khách hàng vừa và nhỏ (SME) vẫn tiếptục là nhóm khách hàng quan trọng Tổng số dư nợ hàng doanh nghiệp năm 2006đạt 5.993 tỷ đồng tăng 57% so với năm 2005 và chiếm 68% tổng dư nợ cho vaycủa Ngân hàng Trong năm 2006 Techcombank triển khai nhiều sản phẩm mớiphục vụ phân nhóm khách hàng doanh nghiệp như Sản phẩm kho vận trọn góitrên cơ sở liên kết với các công ty kho vận Vinafco, Vinalink, Germandept…vàcác sản phẩm thanh toán quốc tế của các khách hàng doanh nghiệp Cơ cấu tổchức cho vay doanh nghiệp chuyển đổi theo hướng hỗ trợ hoạt động bán, tiếnhành thẩm định tập trung tại Hội sở với bộ phận cho vay của chi nhánh hoạt độngdưới sự điều hành của khối khách hàng doanh nghiệp

c Hoạt động cho vay của Techcombank năm 2007:

Năm 2007 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động cho vay củaTechcombank Tổng dư nợ đạt 18.703 tỷ đồng tăng 11.148 tỷ đồng so với năm2006 Tỷ lệ nợ loại 3-5 giảm từ 3,11% xuống còn 1,38% trong năm 2007 Với hệthống công nghệ hiện tại của Techcombank việc phân loại tuổi nợ được tự độnghóa hoàn toàn Một số khoản nợ quá hạn lâu năm vẫn để trong báo cáo nhằmtăng cường ý thức trách nhiệm của các cán bộ trong việc thu hồi những khoản nợnày cũng như kiểm soát tốt hơn tỷ lệ thu hồi nợ xấu Năm 2007 dư nợ cho vaybán lẻ đạt 7.480 tỷ đồng, chiếm 40% tổng dư nợ cho vay trong đó dư nợ cho vaymua nhà đạt 4.199 tỷ đồng tăng 400% so với năm 2006 và dư nợ cho vay tiêudùng tín chấp đạt 1.506 tỷ đồng, tăng 111% so với năm 2006 Tháng 9/2007,Techcombank đã xây dựng thành công mô hình quản lý tập trung khối dịch vụ tàichính và ngân hàng cá nhân cùng với sự tư vấn và điều hành của các chuyên gia

Trang 26

Ngân hàng HSBC Mô hình hướng các phòng giao dịch vào việc tập trung tối đabán hàng và dịch vụ khách hàng và chịu sự điều hành tập trung của các bộ phậnQuản trị rủi ro, Phê duyệt cho vay, Phát triển sản phẩm, Thu hồi nợ… Đồng thời,trung tâm cho vay mua nhà của Techcombank cũng được hình thành để chủ độngcho vay mua nhà và liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tư dự án nhằm tăng doanhsố cho vay mua nhà của Techcombank Năm 2007 cũng là năm của các sản phẩm“tiêu dùng tín chấp” cho vay trên cơ sở đánh giá khách hàng, quản lý rủi ro vàthu nợ tập trung theo mô hình của các ngân hàng bán lẻ hàng đầu thế giới Lầnđầu tiên Techcombank thử nghiệm mô hình booth cho vay lưu động tại các siêuthị và các điểm bán lẻ hàng hóa với đòn bẩy là sản phẩm linh hoạt và phê duyệtnhanh đã bước đầu đạt được sự quan tâm sử dụng của nhiều khách hàng Hoạtđộng liên kết với các siêu thị, nhà cung cấp, nhà phân phối để cho vay các sảnphẩm tiêu dùng của Techcombank cũng được đẩy mạnh Các hoạt động liên kếtvới các tổ chức cho vay khác như các showroom ô tô, các công ty du học cũngđang được tập trung đẩy mạnh và phát triển tốt Năm 2007, số lượng khách hàngvà tổ chức kinh tế tăng hơn 150% – từ 9.285 khách hàng năm 2006 lên 14.848khách hàng trong đó khách hàng vừa và nhỏ (SME) vẫn tiếp tục là nhóm kháchhàng quan trọng chiếm gần 80% tổng số khách hàng doanh nghiệp củaTechcombank Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 204% so vớicùng kỳ năm 2006, đạt 12.478 tỷ đồng chiếm hơn 60% tổng dư nợ của Ngânhàng Năm 2007 đánh dấu sự thay đổi cơ cấu hoạt động sâu sắc với việcTechcombank thành lập Khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp hoạt động theohướng phân công chuyên môn hóa cung cấp dịch vụ cho các khách hàng doanhnghiệp, tập trung hóa một số công đoạn trong quá trình phục vụ khách hàngnhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường khả năng phục vụ một số lượnglớn khách hàng Hoạt động cho vay thanh toán quốc tế cũng là một thế mạnh lớncủa Techcombank trong năm 2007, được Moody’s xếp hạng và với uy tín khôngngừng gia tăng trong quá trình thực hiện thanh toán với các đối tác nước ngoài,ngày càng có nhiều Công ty nước ngòai chấp nhận LC mở tại Techcombank.Hoạt động cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu cũng đang được phát triển

Trang 27

mạnh Techcombank đang dần vươn lên là Ngân hàng thanh toán tốt nhất ViệtNam

d Hoạt động cho vay của Techcombank 06 tháng đầu năm 2008:

Trong 06 tháng đầu năm 2008, trong điều kiện kinh tế và tình hình thị trường tàichính tiền tệ có những diễn biến phức tạp, Techcombank đã hoàn thành 40% kếhoạch dư nợ đề ra cho năm 2008, cụ thể: Tổng dư nợ đạt 11.220 tỷ đồng ( bằng60% năm 2007 và tăng 30% so với cùng kỳ năm 2007), tỷ lệ nợ 3-5 duy trì ởmức 1.35% Các loại hình cho vay chủ đạo đem lại lợi nhuận cho Techcombanklà cho vay “tiêu dùng tín chấp” và thấu chi có tài sản F1, đối với doanh nghiệp làcác sản phẩm cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ M.SME Phần lớn lợi nhuận thuđược là từ việc phát triển cho vay quý I/2008, sang quý II mục tiêu của banTổng giám đốc Techcombank là “củng cố khả năng chống khủng hoảng củaNgân hàng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo sự phát triển bên vững vàtận dụng những cơ hội kinh doanh mới phát sinh nhằm củng cố sức mạnh và antoàn cũng như nâng cao sức cạnh tranh của Techcombank trên thị trường”.

e Nhận xét:

 Về cơ cấu cho vay :

Tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ có xu hướng tăngvà tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp có xu hướng giảm.

0%5%10%15%20%25%30%35%40%45%

Trang 28

Cơ cấu cho vay đối với các ngành kinh tế biến đổi theo hướng tập trung hóa vàocác ngành có hệ số lợi nhuận cao và tiềm năng phát triển tốt, hoàn thiện chínhsách phân tích dự báo phát triển ngành, hướng đến thay đổi nhanh chóng cơcấu cho vay theo từng thời kỳ.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Năm 2005, dư nợ đối với các ngành thương mại, sản xuất chế biến chiếm tỷtrọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo ngành trong lĩnh vực cho vay doanhnghiệp, tiếp đến là các lĩnh vực nông lâm nghiệp, xây dựng và vận tải truyềnthông Gần 50% dư nợ cho vay còn lại phân bố rải rác đối với nhiều ngành kinhdoanh còn lại Điều này phản ánh đúng thực tế tỷ trọng cho vay theo ngành củaTechcombank năm 2005 chủ yếu tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏtrong ngành thương mại và chế biến, việc cho vay những ngành khác tương đốidàn trải và thăm dò vì chưa có định hướng nghiên cứu ngành và số liệu lịch sửđầy đủ để đưa ra những chỉ đạo tập trung với các ngành có lợi thế.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Biểu 2.2: Cơ cấu cho vay đối với các ngành kinh tế năm 2005

Nông lâm nghiệpThương mại, xuất khẩu, chế biến

Nông lâm nghiệpThương mại, sản xuất, chế biến

Xây dựngBất động sảnKhác

Trang 29

Năm 2006, hoạt động cho vay đã trở nên tập trung hơn vào một số ngành mũinhọn, thể hiện ở việc các ngành nghề khác chỉ còn chiếm 13% tỷ trọng dư nợ chovay doanh nghiệp ( trong khi con số này năm 2005 là 43% - gần gấp 3 lần năm2006) Đặc biệt, trong giai đoạn này, ngành thương mại, sản xuất, chế biến vốnđang dẫn đầu trong tỷ trong cho vay theo ngành đã nhường chỗ cho ngành xâydựng ( ngành xây dựng chiếm 40% tổng dư nợ trong khi ngành thương mại, sảnxuất chế biến giảm từ 43% năm 2005 xuống còn 31% năm 2006) Có thể thấy,năm 2006, là năm mà giá cả của mặt hàng thép ( mặt hàng kinh doanh chủ yếucủa các doanh nghiệp do Techcombank tài trợ) có sự điều chỉnh giá liên tục, gâynhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc dự báo thị trường dẫn đến việcnhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, Ngân hàng buộc phải hạn chế cấp cho vayhoặc cấp cho vay có điều kiện cho khu vực kinh doanh này Đồng thời, năm 2006là năm bùng nổ về xây dựng cơ bản và xây dựng các khu chung cư dành chongười có thu nhập thấp cũng như chung cư cao cấp, nhiều dự án được thực hiệnvới nguồn vốn hỗ trợ ODA và nguồn vốn rót từ Ngân sách nhà nước khả năngthu hồi vốn đảm bảo nên Techcombank chú trọng cho vay và thu nợ đối với cácdự án này Mặt khác, nhu cầu nhà ở trong năm 2006 cũng tăng cao làm xuất hiệnmột bộ phận doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh bất động sản – đứng ra mua bánnhiều khu biệt thự phân lô bán nền và hàng loạt căn hộ chung cư của các dự án.Hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏcho Ngân hàng, tuy nhiên bên cạnh đó cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro đòi hỏiphải được nhìn nhận một cách thấu đáo để có thể che chắn cũng như xử lý kịpthời khi rủi ro xảy ra.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Biểu 2.4: Cơ cấu cho vay đối với các ngành kinh tế năm 2007

Thương mại, sản xuất, chế biến

Xây dựngBất động sản

Khác

Trang 30

Năm 2007 đánh dấu sự trở lại của các doanh nghiệp thuộc khối ngành thươngmại, sản xuất và chế biến với tỷ trọng 44% trên tổng dư nợ khối doanh nghiệptrong khi ngành xây dựng thu hẹp tỷ trọng dư nợ từ 40% năm 2006 xuống còn28% trong năm 2007, cho vay kinh doanh bất động sản vẫn có xu hướng tăng từ8% năm 2006 lên 12% năm 2007 Như vậy, có thể thấy, Techcombank đang dầnchuyển từ cho vay đa dạng, dàn trải thành cho vay tập trung thể hiện ở việc hìnhthành hàng loạt các gói sản phẩm hỗ trợ cho từng nhóm khách hàng như hỗ trợxuất khẩu, hỗ trợ nhập khẩu, hỗ trợ kho vận trọn gói, tài trợ dự án trung hạn…Việc tập trung hóa này giúp cho quá trình quản trị rủi ro đối với các nhóm ngànhtập trung được chuyên biệt, rủi ro được nhận định rõ nét thông qua thực tế hoạtđộng của từng ngành và các công cụ đo lường rủi ro cũng có cơ sở để kiểmchứng, điều chỉnh giúp Techcombank đưa ra được những chính sách quản trị rủiro hợp lý Thực tế cho thấy, việc cơ cấu danh mục khoản vay theo ngành nhưhiện nay của Techcombank có thể thay đổi một cách tương đối linh hoạt và đápứng được các mục tiêu cho vay được đặt ra, đem lại lợi nhuận trực tiếp và giảmthiểu rủi ro trong họat động cho vay của Ngân hàng.

Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp qua các năm cho thấy cho vaydoanh nghiệp SME vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay doanhnghiệp, trong khi dư nợ cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai (FDI)và doanh nghiệp nhà nước cũng có xu hướng tăng.

Biểu 2.5: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp năm 2005

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Đơn vị: Tỷ đồng

-5001,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500Doanh nghiệp SME

Doanh nghiệp FDIDoanh nghiệp nhà nướcKhác

tỷ VND

Trang 31

Năm 2005, tỷ trọng dư nợ cho vay các doanh nghiệp SME chiếm 84% tổng dư nợ chovay doanh nghiệp ( 3.220,83 tỷ đồng), tiếp đó là các doanh nghiệp Nhà nước chiếm10% (393,23 tỷ đồng); dư nợ đối với các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp khác.

Biểu 2.6: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp năm 2006

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Đơn vị: Tỷ đồng

tỷ VND

Năm 2006, tỷ trọng dư nợ cho vay các doanh nghiệp SME chiếm 38% tổng dưnợ cho vay doanh nghiệp ( 860,76 tỷ đồng), tiếp đó là các doanh nghiệp Nhànước chiếm 35% (784,64 tỷ đồng); dư nợ đối với các doanh nghiệp FDI chiếm14% còn lại là các doanh nghiệp khác.

Biểu 2.7: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp năm 2007

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Đơn vị: Tỷ đồng

-2,0004,0006,0008,00010,000 12,000Doanh nghiệp SME

Doanh nghiệp FDIDoanh nghiệp nhà nướcKhác

tỷ VND

Năm 2007, tỷ trọng dư nợ cho vay các doanh nghiệp SME chiếm 80% tổng dưnợ cho vay doanh nghiệp ( 9.982,4 triệu đồng), tiếp đó là các doanh nghiệp Nhànước chiếm 10% (1248,04 triệu đồng); dư nợ đối với các doanh nghiệp FDIchiếm 7% còn lại là các doanh nghiệp khác.

Trang 32

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Như vậy, so sánh dư nợ đối với từng loại hình doanh nghiệp qua các năm chothấy dư nợ cho vay khối doanh nghiệp FDI và khối doanh nghiệp Nhà nước tăngqua các năm trong khi dư nợ cho vay tại khối doanh nghiệp SME giảm trong năm2006 sau đó tăng cao trong năm 2007 Điều này cho thấy các doanh nghiệp SMElà đối tượng rất nhạy cảm với những biến động vĩ mô trên thị trường, quyết địnhsử dụng đòn bẩy tài chính của họ cũng thay đổi rất nhanh đồng thời tính bềnvững trong hoạt động của các doanh nghiệp SME tại Việt Nam chưa cao Điềunày đòi hỏi phải có những công cụ đo lường lợi nhuận cũng như rủi ro từ việccho vay khối doanh nghiệp SME nhằm đưa ra dự báo và chính sách phù hợptrong quản trị rủi ro đối với khối doanh nghiệp này tại Techcombank.

Diễn biến nợ quá hạn qua các năm:

Trong thời gian 3.5 năm, từ năm 2005-tháng 06/2008 nợ quá hạn và nợ xấu củaTechcombank luôn được kiểm soát ở mức thấp và có xu hướng giảm dần qua cácnăm và luôn thấp hơn mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt năm2007 và 06 tháng đầu năm 2008 đánh dấu nỗ lực xử lý nợ xấu của Techcombankvới mức giảm nợ xấu hơn 50% so với năm 2006.

Cụ thể, năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 6.26% nhưng năm 2006 tỷ lệ này còn5.03% (giảm 1.23%) và năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn 4.14% (giảm 0.98% so với

-Doanh nghiệpSME

Doanh nghiệpFDI

Doanh nghiệpnhà nước

Biểu 2.8: Tổng hợp dự nợ đối với từng loại doanh nghiệp theo từng năm (Đơn vị: Tỷ đồng)

200520062007

Trang 33

năm 2006) Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank năm 2005 là 3.53% đến năm 2006chỉ còn 3.11% (giảm 0.42%) và đến năm 2007 còn 1.38% (giảm 1.73% so vớinăm 2006) và 06 tháng đầu năm 2006 tỷ lệ này là 1.35% Tỷ lệ nợ xấu phát sinhtrong giai đoạn này chủ yếu là dư nợ xấu tồn tại từ giai đoạn trước của các doanhnghiệp sản xuất, thương mại và dư nợ cá nhân kinh doanh bất động sản do thịtrường đóng băng năm 2005 Tỷ lệ lãi treo cuối năm 2005 tương đối cao (chiếm5.21%) đã được xử lý triệt để xuống dưới 2% trong năm 2007.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Trong tỷ trọng nợ quá hạn thì nợ quá hạn của khối doanh nghiệp luôn cao hơnkhối tư nhân ( chiếm khoảng 60% tổng nợ quá hạn) Đây là điều tất yếu vì cáckhoản vay khối doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn so với khối thể nhân, tốcđộ luân chuyển vốn tại khối doanh nghiệp cũng nhanh hơn nên khi không kiểmsoát được dòng tiền về doanh nghiệp dễ gây ra các khoản nợ quá hạn giá trị lớnhơn các khoản vay khối cá nhân ( vốn có giá trị nhỏ và có một lịch trả nợ từngphần nhất định) Tuy nhiên, tỷ lệ này trong năm 2006 được kéo thấp xuống gần50% do xu hướng tăng các khoản vay bán lẻ mua nhà đất và ô tô kinh doanh gâyra một số rủi ro chưa được kiểm soát Đến năm 2007, khi thị trường nhà đất ấmlên đã làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn đáng kể của khối cá nhân.

1.38% 1.26%

0%1%2%3%4%5%6%7%

Trang 34

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Trong khối doanh nghiệp, tỷ trọng nợ quá hạn biến động nhạy cảm với sự biếnđộng của kinh tế vĩ mô Trong năm 2005, do thị trường thép nhập khẩu và ô tô cũnhập khẩu có nhiều biến động, kéo theo một loạt các doanh nghiệp thương mạixuất nhập khẩu bị ảnh hưởng, đọng vốn và thậm chí thua lỗ trong nhiều thươngvụ làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp kinh doanh thép, ô tô cũ chiếmđến 39% tổng nợ quá hạn Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất phát đạt trướckia liên tục mở rộng quy mô, nhưng với kinh nghiệm yếu kém trong quản lý xâydựng cơ bản và đầu tư trung hạn, các doanh nghiệp này đã dùng vốn lưu động đểđầu tư tài sản cố định dẫn đến mất cân bằng vốn và làm ăn thua lỗ Điều nàycũng làm tổng nợ quá hạn của các doanh nghiệp sản xuất chiếm tới 35% tổng nợquá hạn.

Năm 2006 đánh dấu sự ấm dần lên của thị trường thép nhập khẩu, kéo theo đó,chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp thu hút thêm vốn của các nhà đầu tư đãgiúp các doanh nghiệp nhập khẩu thép giảm được sức ép về dòng vốn do đó nợquá hạn đối với các doanh nghiệp này đã giảm đáng kể xuống còn 29% tổng nợquá hạn trong khi, việc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn của các công ty sảnxuất đã tiếp tục gây ra các khoản lỗ khổng lồ do việc đọng vốn và ngừng trệ sảnxuất Tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp sản xuất chiếm tới 59% tổng nợ quáhạn.

Biểu 2.10 : Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo khối doanh nghiệp và thể nhân giai đoạn 2005-2007

Doanh nghiệpThể nhân

Trang 35

Năm 2007, sự sôi động của thị trường vật liệu xây dựng và thị trường khác khinền kinh tế đạt mức tăng trưởng GDP 8.5% đã tác động tích cực đến khả năngthu nợ từ các doanh nghiệp thương mại và sản xuất kiến tỷ trọng nợ quá hạn củacác doanh nghiệp này giảm từ 29% và 59% trong năm 2006 xuống còn 19% và40% trong năm 2007 Trong khi đó, việc tài trợ cho các doanh nghiệp xây dựngkhi thị trường nhà chung cư đang tăng trưởng tốt vẫn làm phát sinh một bộ phậnnợ quá hạn từ các doanh nghiệp này do tốc độ quay vòng vốn của các doanhnghiệp xây dựng thường chậm, dòng tiền về không như dự định khi vay vốn tạiNgân hàng.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Đối với khối tư nhân, tỷ trọng nợ quá hạn biến động qua các năm có quy luật hơnvà thể hiện rõ mức độ rủi ro của từng loại hình cho vay Theo đó, chiếm tỷ trọngrủi ro cao nhất là các khoản vay kinh doanh bất động sản, tiếp đến là các khoảncho vay kinh doanh hộ cá thể rồi đến các khoản vay kinh doanh vận tại Cho vaytiêu dùng có mức độ rủi ro thấp nhất Cụ thể, năm 2005, tỷ trọng nợ xấu do kinhdoanh bất động sản chiếm trên 40% tổng nợ quá hạn thể nhân con số này luôntrên 20% ngay cả khi thị trường bất động sản khởi sắc trong năm 2007 Cho vaykinh doanh hộ cá thể đòi hỏi phải theo dõi sát sao dòng tiền của các hộ kinhdoanh, với đặc điểm kinh doanh nhỏ, khả năng quản lý chưa cao, hoạt động này

Biểu 2.11:Tỷ trọng nợ quá hạn theo mục đích đối vớikhối thể nhân giai đoạn 2005-2007

Kinh doanh hộ cá thể

Kinh doanh bất động sản

Kinh doanh vận tải

Mua nhà - ô tô để sử dụng

Trang 36

cũng có nhiều rủi ro dẫn đến phát sinh nợ quá hạn với tỷ lệ trên 30% trong cả 03năm khảo sát.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Tình hình trích lập dự phòng rủi ro:

Ngay khi Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro chovay trong hoạt động ngân hàng của tổ chức cho vay, Techcombank đã tiến hànhnghiêm cứu và trích lập dự phòng rủi ro đúng theo hướng dẫn Tuy nhiên, việcthực hiện phân loại khoản vay hoàn toàn khác so với quy định phân loại khoảnvay trước đây nên các số liệu trích lập dự phòng và phân loại nợ chuẩn xác đượccông bố từ năm 2006 Năm2007, Techcombank thực hiện đầy đủ theo quyết địnhsố 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro chovay trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức cho vay ban hành kèm theoQuyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

Kết quả trích lập dự phòng như hình 1.17, trong đó tỷ lệ trích dự phòng chungcho các khoản cam kết phát hành năm 2006 là 59 tỷ đồng và năm 2007 là 28 tỷđồng, chỉ bằng 50% so với năm 2006 Tỷ lệ trích dự phòng cho các khoản phảithu khó đòi năm 2006 là 19 tỷ đồng trong khi năm 2007 là 3 tỷ đồng Sở dĩ cáckhoản dự phòng trích cho năm 2007 giảm là do tỷ lệ nợ xấu (loại 3-5) năm 2007giảm thấp hơn trước và chủ yếu là các khoản vay có tài sản đảm bảo.

Biểu 2.12: Tỷ trọng nợ quá hạn trong khối doanh nghiệpgiai đoạn 2005-2007

Thương mạiXây dựngSản xuất

Trang 37

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Trong cơ cấu trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi của khối doanhnghiệp năm 2006 số tiền trích lập dự phòng rủi ro của các doanh nghiệp ngànhsản xuất chiếm gần 50% tổng tiền trích lập dự phòng, trong khi năm 2007 số tiềntrích lập dự phòng cho các doanh nghiệp ngành xây dựng là lớn nhất 872 triệuđồng chiếm 40% tổng tiền trích lập dự phòng của khối.

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Trong cơ cấu trích lập dự phòng của khối tư nhân, tỷ lệ trích lập dự phòng caonhất là từ các khoản vay của hộ kinh doanh cá thể ( năm 2006 số tiền trích lập dựphòng là 1.338 triệu đồng và năm 2007 là 331 triệu đồng) tiếp đó là cho vay kinhdoanh bất động sản và cho vay kinh doanh vận tải Đa số các khoản vay thể nhânđều có tài sản đảm bảo nên tỷ lệ trích lập dự phòng thường thấp hơn so với cáckhoản vay của khối doanh nghiệp.

Biểu 2.13:Tình hình trích dự phòng rủi ro giai đoạn 2007 (Đơn vị: Tỷ đồng)

2006-Dự phòng chung cho cácKhoản cam kết phát hànhDự phòng các khoản phải thu khó đòi

Biểu 2.14 :Tỷ trọng dự phòng các khoản phải thu khó đòi

khối doanh nghiệp giai đoạn 2006 - 2007 (Đơn vị :Tỷ đồng)

Thương mạiXây dựngSản xuất

Trang 38

(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2005,2006,2007)

Việc duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn và nợ thấp trong giai đoạn 2005-2007 bên cạnhnỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống Techcombank còn dothuận lợi của nền kinh tế vĩ mô trong năm 2006-2007 Thực chất, hệ thống quảntrị rủi ro trong hoạt động cho vay của Techcombank mới bước đầu được triểnkhai thực hiện và vẫn còn nhiều vấn đề cần phải cải tiến để có thể đảm bảo chấtlượng tín dụng trong điều kiện thị trường nhiều thử thách trong giai đoạn hộinhập kinh tế thế giới sắp tới của Việt Nam.

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Techcombank2.2.1 Chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại

a Nguyên tắc chung trong hoạt động quản trị RRTCV:

Techcombank lựa chọn khách hàng mục tiêu có tiềm năng mang lại không chỉthu nhập lãi suất mà mà còn thu nhập dịch vụ và mong muốn duy trì mối quan hệlâu dài với Ngân hàng phù hợp với chiến lược phát triển Teccombank trong từngthời kỳ và được Ban điều hành quy định chi tiết trong phạm vi cho phép của phápluật hiện hành.

Tùy thuộc vào nguồn lực và khả năng nhưng phù hợp với định hướng chiến lượcphát triển của Ngân hàng, Techcombank thực hiện việc cung cấp cho vay cho các

Biểu 2.15 : Tỷ trọng trích lập dự phòng phải thu khó đòi khối thể nhân giai đoạn 2006-2007 (Đơn vị: Tỷ đồng)

Kinh doanh hộ cá thểKinh doanh bất động sảnKinh doanh vận tải

Mua nhà – ô tô để sử dụng

Trang 39

mục đích vay vốn hợp pháp tại các khu vực thị trường nằm trong phạm vị hoạtđộng của Ngân hàng.

Thông qua các hoạt động tại Hội sở và tại các Chi nhánh của mình,Techcombank thực hiện việc cho vay bằng VND, ngoại tệ, cho vay nhận nợ bằngvàng và cung cấp các dịch vụ tài chính khác.

Quy trình xét duyệt khoản vay của Techcombank phải trên nguyên tắc hoạt độngđộc lập của khâu thẩm định với xét duyệt cho vay Việc thẩm định do Chuyênviên khách hàng, Chuyên viên phân tích cho vay và Lãnh đạo Phòng kinh doanhthực hiện Nội dung thẩm định do Tổng giám đốc quy định phù hợp với mức đọrủi ro của từng loại khách hàng, từng loại khoản vay Việc xét duyệt cho vay docác cá nhân thực hiện theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc vàtrên cơ sở các ý kiến đề xuất của Chuyên viên khách hàng và ý kiến tái thẩm địnhcủa bộ phận phân tích cho vay, tái thẩm định

Thẩm quyền phê duyệt cho vay và hạn mức cho vay được thể hiện bằng số tiềncho vay và được ủy quyền cho các cá nhân hoăc tập thể có trách nhiêm phê duyệtsẽ được xem xét định kỳ để đảm bảo rằng các công cụ này đáp ứng được nhu cầucủa công việc, phù hợp với kinh nghiệm và năng lực của các đơn vị kinh doanhcụ thể Các cấp chỉ được xét duyệt cho vay trong phạm vi được ủy quyền.

Techcombank tổ chức bộ phận kiểm soát hỗ trợ cho vay và bộ phận xử lý nợ vaycó trách nhiệm theo dõi sau khi cho vay và hỗ trợ việc xử lý các khoản vay cóvấn đề Tuy nhiên, Chuyên viên khách hàng phải chịu trách nhiệm chính trongviệc xử lý khoản vay có vấn đề cho đến khi mọi thủ tục giải quyết liên quan đượcthực hiện xong.

Sử dụng hệ thống chấm điểm phân loại khách hàng và phân loại khoản vay làmcông cụ để hoạch định, quản lý theo dõi và đánh giá chất lượng danh mục chovay và hoạch định các chính sách khách hàng của Techcombank.

Đa dạng hóa rủi ro là một công cụ quan trọng nhằm hạn chế rủi ro trọng hoạtđộng cho vay của Techcombank thông qua quản trị danh mục cho vay và danh

Trang 40

mục tài sản đảm bảo một cách chuyên nghiệp và có cơ sở các số liệu quá khứ,nghiên cứu các định hướng phát triển theo thế mạnh của Ngân hàng, nên kinh tếcủa đất nước bằng cách xác định các hạn mức cho vay đối với một khách hàng,một nhóm khách hàng, một ngành nghề hay một khu vực địa lý nhất định.

b Định hướng quản trị RRTCV:

Danh mục cho vay:

Techcombank duy trì và tiếp tục thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay đểtránh rủi ro tập trung trong hoạt động cho vay, phát triển hệ thống thông tin chophù hợp với cấu trúc tổ chức Ngân hàng theo hướng cung cấp các thông tin cógiá trị phục vụ cho việc quản lý và theo dõi các thành phần của danh mục chovay đồng thời tăng cường việc chia sẻ những kinh nghiệm và bài học trong nộibộ Ngân hàng cũng như duy trì thông lệ và thực hiện lập dự phòng rủi ro chovay một cách thận trọng.

Chính sách và chiến lược bộ phận

Techcombank phải xác định thị trường mục tiêu một cách rõ ràng và hợp lý,đánh giá mức độ phù hợp và rủi ro của từng phân đoạn thị trường mục tiêu, phảitính đến yếu tố cân bằng giữa lợi ích của Techcombank và cầu thị trường, xâydựng vận hành hiệu quả chính sách và quy trình thực hiện cho từng nhóm sảnphẩm chính mà Ngân hàng đang cung cấp, bên cạnh đó phát triển, duy trì vàtheo dõi việc thực hành đạo đức nghề nghiệp trong công việc đồng thời tuân thủchặt chẽ và nhất quán các thông lệ lành mạnh trong hoạt động cho vay theo đúngpháp luật hiện hành và các quy định, chính sách nội bộ của Techcombank.

Quy trình công việc:

Techcombank duy trì và hoàn thiện hệ thống theo dõi lệch chuẩn.Tất cả các quytrình cho vay đều phải được mô tả thành sơ đồ kèm theo là các hướng dẫn chitiết Việc tuân thủ quy trình sẽ được kiểm tra thường xuyên Thẩm quyền phêduyệt và mức phán quyết sẽ tiếp tục được phân bổ cho phù hợp với các phân

Ngày đăng: 26/11/2012, 15:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Chi tiết dư nợ của Techcombank giai đoạn 2005-2007 - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
Bảng 2.2 Chi tiết dư nợ của Techcombank giai đoạn 2005-2007 (Trang 23)
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Techcombank - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Techcombank (Trang 23)
Bảng 2.2:  Chi tiết dư nợ của Techcombank giai đoạn 2005-2007 - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
Bảng 2.2 Chi tiết dư nợ của Techcombank giai đoạn 2005-2007 (Trang 23)
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Techcombank - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của Techcombank (Trang 23)
Trong 06 tháng đầu năm 2008, trong điều kiện kinh tế và tình hình thị trường tài chính tiền tệ có những diễn biến phức tạp, Techcombank đã hoàn thành 40% kế  hoạch dư nợ đề ra cho năm 2008, cụ thể: Tổng dư nợ đạt 11.220 tỷ đồng ( bằng  60% năm 2007 và tăn - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
rong 06 tháng đầu năm 2008, trong điều kiện kinh tế và tình hình thị trường tài chính tiền tệ có những diễn biến phức tạp, Techcombank đã hoàn thành 40% kế hoạch dư nợ đề ra cho năm 2008, cụ thể: Tổng dư nợ đạt 11.220 tỷ đồng ( bằng 60% năm 2007 và tăn (Trang 27)
Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp qua các năm cho thấy cho vay doanh nghiệp SME vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, trong  khi dư nợ cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai (FDI) và doanh nghiệp  nhà nước cũng có x - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
c ấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp qua các năm cho thấy cho vay doanh nghiệp SME vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp, trong khi dư nợ cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai (FDI) và doanh nghiệp nhà nước cũng có x (Trang 30)
Biểu 2.7: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp năm 2007 - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
i ểu 2.7: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp năm 2007 (Trang 31)
Biểu 2.6: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp năm 2006 - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
i ểu 2.6: Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp năm 2006 (Trang 31)
Như vậy, so sánh dư nợ đối với từng loại hình doanh nghiệp qua các năm cho thấy dư nợ cho vay khối doanh nghiệp FDI và khối doanh nghiệp Nhà nước tăng qua  các năm trong khi dư nợ cho vay tại khối doanh nghiệp SME giảm trong năm 2006  sau đó tăng cao tron - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
h ư vậy, so sánh dư nợ đối với từng loại hình doanh nghiệp qua các năm cho thấy dư nợ cho vay khối doanh nghiệp FDI và khối doanh nghiệp Nhà nước tăng qua các năm trong khi dư nợ cho vay tại khối doanh nghiệp SME giảm trong năm 2006 sau đó tăng cao tron (Trang 32)
 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro: - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
nh hình trích lập dự phòng rủi ro: (Trang 36)
Biểu 2.13:Tình hình trích dự phòng rủi ro giai đoạn 2006- 2006-2007 (Đơn vị: Tỷ đồng) - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
i ểu 2.13:Tình hình trích dự phòng rủi ro giai đoạn 2006- 2006-2007 (Đơn vị: Tỷ đồng) (Trang 37)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy kiểm tra kiểm soát chuyên trách tại Techcombank - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy kiểm tra kiểm soát chuyên trách tại Techcombank (Trang 49)
Sơ đồ 2.2: Hệ thống xếp hạng khách hàng tại Techcombank - Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
Sơ đồ 2.2 Hệ thống xếp hạng khách hàng tại Techcombank (Trang 50)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w