Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 83 - 86)

- Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ lãi treo

THƯƠNG VIỆT NAM

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:.

a. Về quản lý chặt chẽ hơn hoạt động của các NHTM đảm bảo tính an toàn của hệ thống:

Ngày 12/03/2008 tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng của NHNN được ban hành theo quyết định 06/2008/QĐ-NHNN yêu cầu các NHTM tự đánh giá theo tiêu chí vốn tự có, chất lượng tài sản , năng lực quản trị, kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cần có cơ chế giám sát để đảm bảo các NHTM tự chấm điểm một cách khách quan và tuân thủ các quy định của NHNN về chất lượng tài sản và phát triển cân đối dư nợ cho vay...Về lâu dài cần có một tổ chức độc lập tiến hành định hạng tín nhiệm của các NHTM để đảm bảo tính khách quan, và trên cơ sở định hạng tín nhiệm này, NHNN có thể đề ra những chính sách thích hợp cho từng nhóm NHTM.

NHNN cần nâng cao hiệu lực thanh tra và quản lý của NHNN trong việc khắc phục những khuyết điểm, xử lý kiên quyết những sai phạm đã được phát hiện và chủ động có những giải pháp đồng bộ với các ngành có liên quan.

NHNN cần ban hành, sửa đổi các quy định liên quan tới hoạt động cho vay của NHTM theo chuẩn mực quốc tế (Basel 1 và Basel 2) song bảo đảm phù hợp với điều kiện của Việt Nam như: giao dần quyền chủ động cho các NHTM trong việc trích lập sử dụng dự phòng rủi ro, chỉ tiêu phân loại khách hàng, xếp hạng khách hàng, tỷ lệ bảo đảm an toàn tài sản có…

b. Về tạo lập tính minh bạch chính xác của thông tin trên thị trường cho vay:

NHNN cần đổi mới toàn diện hoạt động cung cấp thông tin cho vay, cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế hoạt động của Trung tâm phòng ngừa rủi ro NHNN (CIC) nhằm đáp ứng được yêu cầu thông tin cho vay của cá NHTM được “kịp thời, chính xác, đầy đủ, chất lượng cao”.

NHNN cần sớm xây dựng mạng thông tin 24/24 theo dõi các hoạt động trên thị trường tiền tệ, nhất là các hoạt động trên thị trường liên Ngân hàng.

Đối với các khoản cho vay theo chỉ định của Chính Phủ: Đề nghị Ngân hàng nhà nước phối hợp với các Bộ ngành liên quan để thu hồi vốn giải quyết dứt điểm vấn đề nợ đọng.

NHNN cần có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp chuyển nợ vay Ngân hàng thành vốn góp trong doanh nghiệp cổ phần hoá.

Phát triển các công cụ thị trường tiền tệ, mở rộng áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế. Trước mắt, có cơ chế thích hợp để quản lý và tạo điều kiện để các NHTM phát triển nghiệp vụ phái sinh lãi suất theo hướng NHNN không quy định cụ thể kỹ thuật giao dịch mà chỉ quy định những điều kiện và giới hạn cho NHTM thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất.

d. Về nâng cao vai trò hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng:

NHNN cần có cơ chế để hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng trở thành đúng như chức năng của nó đặc biệt là các vấn đề cần sự đồng thuận trong ứng xử và hành động của các Ngân hàng, ví dụ: Các vấn đề về tăng giảm lãi suất; các vấn đề về ứng xử đối với các khách hàng đã vay vốn trong các đơn vị thành viên của hiệp hội; Vấn đề cầu nối tháo gỡ những vướng mắc khó khăn cho các hội viên trong quan hệ với NHNN và Chính phủ

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là một nội dung quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thành công của một NHTM và một hệ thống NHTM của một quốc gia, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới toàn cầu của Việt Nam hiện nay. Đây cũng là một trong những vẫn đề then chốt quyết định sự tổn tại của hệ thống NHTM khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ ( vấn đề mang tính chất chu kỳ của nền kinh tế thị trường). Việc hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay một cách có hiệu quả để tận dụng tối ưu các nguồn lực hiện có nhằm mục đích vừa giảm thiểu rủi ro vừa gia tăng lợi nhuận cho các tài sản có đang là đòi hỏi vô cùng bức thiết đối với các NHTM nói chung và Techcombank nói riêng trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở các vấn đề hiện tại của Techcombank, tác giả đã đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh, an toàn hoạt động và đảm bảo yêu cầu hội nhập.

Quản trị rủi ro trong cho vay là vấn đề lớn, chịu tác động của rất nhiều yếu tố liên quan nên những giải pháp và kiến nghị trong luận văn chỉ phát huy tác dụng khi có sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong ngân hàng các các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, do phạm vi của đề tài lớn, phức tạp với những biến động vĩ mô rất nhanh chóng trong thời điểm nghiên cứu, do quỹ thời gian hạn hẹp nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả xin chân thành cáo lỗi và mong muốn nhận được sự góp ý để luận văn có thể hoàn thiện hơn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS.TS. Đinh Thị Diên Hồng- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã giúp đỡ hoàn thành luận văn này.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w