Phân loại nợ:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 42 - 43)

- Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ lãi treo

2.2.2.2. Phân loại nợ:

Techcombank thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động ngân hàng của tổ chức cho vay và thực hiện đầy đủ theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

Việc đánh giá phân loại khoản nợ do Khối quản trị rủi ro thực hiện và dựa trên các cơ sở sau:

 Số liệu về việc thực hiện trả nợ gốc và lãi của các khoản nợ, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo chương trình Globus.

 Kết hợp với các thông tin về khách hàng, thị trường, chính sách của nhà nước do các đơn vị kinh doanh cung cấp hoặc tự Phòng quản trị rủi ro có được (trên cơ sở đối chiếu, kiểm tra thông tin với các đơn vị kinh doanh).

Phòng quản trị rủi ro tiến hành phân loại khoản nợ và đánh giá chất lượng cho vay của toàn hệ thống Techcombank định kỳ tháng 01 tháng/lần (trước ngày 08 của tháng kế tiếp).Sau khi hoàn thành việc đánh giá phân loại khoản nợ, Phòng quản trị rủi ro có trách nhiệm báo cáo Ban Tổng giám đốc dưới hình thức “ Báo cáo chất lượng cho vay” trước ngày mùng 10 của tháng kế tiếp .Kết quả đánh giá phân loại khoản nợ của các đơn vị sẽ được Phòng quản trị rủi ro gửi tới Giám đốc, Trưởng các đơn vị và Bộ phận thẩm định các chi nhánh Phòng Hỗ trợ và phát triển

ứng dụng – Trung tâm ứng dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ công nghệ ngân hàng có trách nhiệm lập các báo cáo tự động để phân loại các khoản nợ theo các tiêu chí liên quan đến lịch sử trả nợ gốc và lãi vay có dữ liệu lưu trữ trên hệ thống phần mềm Globus. Phòng Kế toán tài chính: Trên cơ sở kết quả phân loại khoản nợ của Phòng Quản trị Rủi ro (trong đó nêu rõ nguyên nhân phân loại do yếu tố định tính hoặc định lượng), Phòng kế toán tài chính có trách nhiệm thực hiện các bước hạch toán điều chỉnh trường Purpose của khoản nợ theo khoản mục phù hợp và thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho vay phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước. Phòng kinh doanh và Phòng thẩm định có trách nhiệm báo cáo các thông tin cần thiết liên quan đến tình hình hoạt động của khách hàng cũng như những thông tin khác liên quan đến khoản nợ hoặc khách hàng với Phòng quản trị rủi ro để đảm bảo việc phân loại khoản nợ phản ánh chính xác mức độ rủi ro tiềm ẩn của khoản nợ. Việc chia sẻ thông tin được thực hiện trên tinh thần hợp tác nhằm mục đích cuối cùng là phát hiện sớm rủi ro tiềm ẩn để kịp thời có biện pháp giảm thiểu thiệt hại.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w