Những mặt đã làm được:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 54 - 58)

- Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ lãi treo

2.3.1. Những mặt đã làm được:

Qua nghiên cứu về chính sách cũng như tình hình thực hiện chính sách như đã phân tích trên có thể đánh giá những mặt đã làm được của hoạt động quản trị RRTCV tại Techcombank như sau:

Thứ nhất, hoạt động cho vay của Techcombank giai đoạn 2005-2007 diễn ra sôi động và khẳng định nỗ lực của Techcombank trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, cơ cấu cho vay của Techcombank đang chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng tài trợ các doanh nghiệp lớn, tăng tỷ trọng tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ M.SMEs và tăng cường bán các sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng như các sản phẩm phái sinh đem lại giá trị gia tăng cho các khách hàng mục tiêu nói trên. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Techcombank được giảm dần qua các năm và luôn được khống chế ở mức thấp hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ hai, việc trích lập dự phòng rủi ro và dùng dự phòng xử lý nợ xấu được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ theo đúng quy định của NHNN, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng nợ tại Techcombank.

Thứ ba, cơ cấu bộ máy tổ chức và cơ chế điều hành quản trị rủi ro của Techcombank được đánh giá là đi đầu trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Hệ thống này đã tương đối sát với hệ thống chuẩn của các Ngân hàng hiện đại trên thế giới. Tiêu chí kiểm tra kiểm soát nội bộ và cơ cấu bộ máy kiểm soát nội bộ của Techcombank là tương đối chặt chẽ, hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng được diễn ra một cách thường xuyên và bài bản góp phần cảnh báo và ngăn chặn nhiều rủi ro tác nghiệp trong hoạt động cho vay Techcombank cũng đã xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng nội bộ ngay từ khi có khuyến nghị từ phía Ngân hàng Nhà nước và liên tục cải tiến và cá biệt hóa các nhóm khách hàng với các đặc điểm khác nhau phù hợp với thực tế phát sinh các sản phẩm cho vay và nhận diện rủi ro.

Thứ tư, hệ thống hỗ trợ đo lường và xây dựng kế hoạch hành động trong trường hợp có rủi ro trong hoạt động cho vay của Techcombank tương đối hiện đại, về lâu dài có thể hạn chế tương đối rủi ro tiềm ẩn trong các khoản vay của Ngân hàng. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân:

Thứ nhất, hệ thống quản trị RRTCV của Techcombank đang trong quá trình hoàn thiện nên hệ thống bộc lộ một số hạn chế như: mô hình quản lý hoạt động cho vay còn phức tạp, đa cấp đôi khi còn chồng chéo khi thực hiện. Cơ chế phân quyền phê duyệt tính dụng và cơ chế phân quyền thẩm định cho vay còn phức tạp và đan xen, chồng chéo dẫn đến thời gian xử lý một khoản vay bị kéo dài ra so với quy định. Quyết định cho vay không phụ thuộc vào một cá nhân mà là sự đồng thuận của các lãnh đạo các bộ phận chức năng có vai trò độc lập trong quá trình tác nghiệp không có thông tin minh bạch tin cậy để bộ phận thẩm định, nay không được trực tiếp tiếp xúc khách hàng có căn cứ để đưa ra các nhận xét xác đáng, khách quan, đúng đắn và hợp lý; Sự phân tách bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro cho vay và quản lý nợ đã tạo nên những khối chức năng độc lập nhưng lại chưa đảm bảo mối dây liên kết chặt chẽ, đôi khi còn xuất hiện tỵ hiềm, cản trở nhau trong tác nghiệp. Trách nhiệm của các bộ phận tham gia vào hoạt động cho vay chưa thật rõ ràng, đặc biệt là trách nhiệm pháp lý trong điều kiện tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn đang tồn tại khá phổ biến, đã dẫn đến sự e ngại trong các quyết định cấp cho vay và làm ảnh hưởng đến không chỉ hoạt động của bản thân Techcombank. Ví dụ từ công tác thẩm định tại Techcombank: trước tháng 06/2007, bộ phận thẩm định được đặt trực tiếp tại các chi nhánh với lực lượng mỏng và tính độc lập chưa cao do bộ phận này vẫn đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ phía Ban lãnh đạo Chi nhánh dẫn đến nhiều rủi ro phát sinh chưa được chỉ rõ và khuyến cáo kịp thời, nhận xét của Cán bộ thẩm định chỉ có tính chất hình thức. Mặt khác, các nhận xét cũng chưa được cập nhật kịp thời vào hệ thống dữ liệu để làm cơ sở xem xét tìm ra định hướng cho chính sách cảnh báo, dự phòng rủi ro chung cho toàn hệ thống Ngân hàng. Đến cuối tháng 6/2007, các bộ phận thẩm định được chuyển về Hội sở nhằm tập trung hóa và nâng cao tính độc lập trong quá trình xét duyệt khoản vay. Điều này lại dẫn đến thực tế là khoảng cách địa lý làm tăng thời gian xử lý hồ sơ cho vay, giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng.

Thứ hai, việc phân loại khoản vay tại Techcombank mới chỉ phân loại khoản vay theo quy định của Ngân hàng mà chưa tiến hành phân loại và đo lường đánh giá

mức độ rủi ro theo các cách khác như phân loại theo hình thức khoản vay, theo ngành lĩnh vực hoặc phân loại theo sản phẩm cho vay từ đó chưa đưa ra được cách trích lập dự phòng rủi ro và chủ động xử lý nợ theo hướng chủ quan của Ngân hàng.

Thứ ba, bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa chủ động có những kế hoạch kiểm tra, kiểm soát bám sát với các thay đổi trong hoạt động cho vay nên chưa chủ động chỉ ra được các rủi ro có thể mắc phải trong tác nghiệp tại Techcombank.

Thứ tư, các tiêu chí xếp hạng và trọng số còn cần phải điều chỉnh thêm, có một số nơi trên hệ thống việc xếp hạng khách hàng chỉ là hình thức; một số chi nhánh do khối lượng công việc quá lớn trong khi nhân sự còn mỏng đã chưa kịp thời tin học hóa kết quả xếp hạng, gây khó khăn cho việc kiểm soát và cảnh báo rủi ro từ xa của hệ thống kiểm soát sau.

Thứ năm, hệ thống nhắc nợ tương đối phức tạp, số lần nhắc nợ tương đối dầy trong khi người dân Việt Nam phần lớn chưa quan tâm đến các phương tiện nhắc nợ như tin nhắn điện thoại, email và rất không thích các hình thức nhắc nợ như gửi thư, gọi điện thoại ...điều này đôi khi làm giảm sút hình ảnh của Techcombank trong mắt của khách hàng. Mặt khác, hoạt động nhắc nợ chưa phối hợp được giữa chi nhánh với các nhân viên nhắc nợ dẫn đến sự hiểu nhầm từ phía khách hàng hoặc nhắc nợ chồng chéo, lãng phí.

Thứ sáu, hoạt động đánh giá cho vay đôi khi chỉ là hình thức, chưa đưa ra được giải pháp cụ thể xử lý vấn đề hoặc việc giám sát xử lý vấn đề sau khi đánh giá cho vay còn sơ sài dẫn đến hiệu quả chưa cao và đôi khi còn gây phiên phức cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng như của khách hàng.

Thứ bẩy, Techcombank chưa có được hệ thống theo dõi cảnh báo sớm RRTCV theo từng thời điểm để có thể chỉ đạo toàn hệ thống nhằm đưa ra các biện pháp kịp thời ngăn chặn rủi ro có thể bùng phát. Techcombank cũng chưa áp dụng các phương pháp lượng hóa rủi ro cụ thể bằng công thức toán học, những quan niệm

về rủi ro như xác xuất xảy ra rủi ro, giá trị rủi ro khi xảy ra sự cố hay tỷ lệ thu hồi khoản nợ ...gần như chưa có trong nhận thức của cán bộ Techcombank.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w