- Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ lãi treo
THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Quan điểm định hướng chiến lược về quản trị rủi ro nói chung và quan trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Techcombank
rủi ro trong hoạt động cho vay tại Techcombank
3.1.1.Định hướng hoạt động kinh doanh của Techcombank
Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động cho vay là một phần của định hướng chiến lược kinh doanh chung của toàn Ngân hàng, Định hướng hoạt động cho vay được ban hành trong từng giai đoạn trên cư sở chiến lược kinh doanh chung của Techcombank và được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình hoạt động thực tế của Techcombank. Trong giai đoạn 2007-2010 nội dung chính trong định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng là tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển khách hàng tại các khu vực thị trường mục tiêu của Ngân hàng thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có. Việc cho vay/cho vay các nhân nên được quản lý theo dạng danh mục để những chiều hướng xấu cũng như những điểm yếu tiềm tàng trong danh mục sớm được phát hiện giúp Techcombank có thể tiến hành các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Đối với cho vay tiêu dùng: Tiếp tục phát triển các nhóm khách hàng dân cư tại các đô thị, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập từ trung bình trở lên, trẻ tuổi và thành đạt; Thúc đẩy việc bán các sản phẩm cho vay tiêu dùng hiện có, trong đó chú trọng đặc biệt vào các sản phẩm thẻ và tài trợ mua nhà và mua ô tô trả góp.
Đối với cho vay đầu tư cá nhân: Phát triển các nhóm khách hàng dân cư tại các đô thị lớn, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập cao, trẻ tuổi và thành đạt; Thúc đẩy việc cho vay đầu tư chứng khoán niêm yết và cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa; Phát triển các nhóm khách hàng kinh doanh cá thể tại các đô thị lớn, đặc biệt là nhóm khách hàng có hoạt động ổn định, kinh nghiệm kinh doanh lâu đời; Thúc đẩy việc cho vay bằng sản phẩm ứng tiền nhanh; Phát triển các nhóm khách hàng hoạt động trong các ngành nghề có tiềm năng phát triển tốt. Trong đó đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ có hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong các khu công nghiệp,các tổng công ty 90,91 và các công ty tài
chính trực thuộc các tổng công ty này, các doanh nghiệp nhà nước nhỏ va vừa đã thực hiện cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động hiệu quả có tổng doanh thu từ 0.5 đến 100 tỷ, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn hoặc bằng 30 tỷ, thúc đẩy việc cung cấp cho vay để tài trợ xuất nhập khẩu, các hoạt động sản xuất, chế biến tạo giá trị gia tăng loắn thông qua các sản phẩm cho vay hiện có như: Cho vay vốn lưu động theo món hoặc theo hạn mức, thấu chi doanh nghiệp và các hình thức cấp cho vay đầu tư trung dài hạn.
Sản phẩm hiện tại, thị trường mới: Mở rộng thị trường hoạt động thông qua việc mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước trong đó chú trọng vào các thành phố lớn và các vùng phụ cận.
Hoàn thiện và mở rộng tuyến sản phẩm hiện tại: Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hoá thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng.
3.1.2.Quan điểm quản trị rủi ro trong cho vay của Techombank 3.1.2.1.Hệ thống chấm điểm khách hàng:
Tất cả mọi khoản vay đều phải được cập nhật thông tin về chấm điểm xếp hạng khách hàng vay tại thời điểm xét duyệt khoản vay. Techcombank luôn duy trì và cải tiến hai hệ thống chấm điểm khách hàng, khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, hướng theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng phải thể hiện tính đặc thù và phát triển của thị trường Việt Nam. Hệ thống chấm điểm khách hàng là cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng với những điều kiện khi cung cấp cho vay và quản trị danh mục khách hàng của Techcombank trong từng thời kỳ tương ứng với định hướng kinh doanh của Ngân hàng. Cải tiến hoặc điều chỉnh thay đổi hệ thống chấm điểm khách hàng tuân thủ hiện thực hóa nguyên tắc quản trị danh mục khách hàng hướng tới mục đích giảm thiểu rủi ro, theo đó Techcombank sẽ nghiên cứu, đánh giá về khả năng, tiềm năng phát triển của từng khách hàng và các lĩnh vực kinh doanh, hoạt động của khách hàng. Trên cơ sở đánh giá đó, Techcombank sẽ
đưa ra các tỷ lệ cấp cho vay phù hợp với điều kiện danh mục khách hàng, ngành nghề kinh doanh phải thường xuyên được cập nhật, rà soát, điều chỉnh phù hợp với thực tế, diễn biến và xu hướng của thị trường. Việc chấm điểm lại sẽ được thực hiện ngay khi khách hàng có những thay đổi lớn liên quan tới các tiêu chí chấm điểm khách hàng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng liên quan đến khoản vay và kết quả chấm điểm/xếp hạng lại khoản vay, Ngân hàng yêu cầu phải tiến hành lập dự phòng để tránh thiệt hại có thể xảy ra. Việc trích lập dự phòng phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của Techcombank trong từng giai đoạn cụ thể.
3.1.2.2.Thẩm quyền phê duyệt
Thẩm quyền phê duyệt của Techcombank được chia thành các cấp như sau: Hội đồng quản trị; Hội đồng cho vay Hội sở; Ban Tổng giám đốc; Hội đồng cho vay khu vực, Hội đồng cho vay Trung tâm kinh doanh Hội sở/ Hội đồng cho vay Chi nhánh; Ban giám đốc Trung tâm kinh doanh Hội sở/ Ban giám đốc Chi nhánh; Trưởng/phó phòng giao dịch;Các chuyên viên cho vay cao cấp có đủ năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay;Các đối tượng khác được HĐQT đồng ý.
3.1.2.3.Mức phán quyết
Mức phán quyết trong cơ cấu phân quyền phê duyệt của Techcombank được phân bổ từ thấp lên cao theo trật tự từ cấp Phòng giao dịch, Chi nhánh lên đến Hội đồng quản trị. Mức phán quyết của Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị xác định. Mức phán quyết của các cấp dưới cấp của Tổng giám đốc do Tổng giám đốc quy định theo năng lực về nhân sự, quy mô của Chi nhánh và chất lượng cho vay của Chi nhánh đó.
3.1.2.4.Nguyên tắc xây dựng thẩm quyền phê duyệt:
Cơ cấu phân quyền phê duyệt của Techcombank được xây dựng dựa theo cơ cấu tổ chức hoạt động cho vay, định hướng phát triển của Ngân hàng và quy định của pháp luật.
3.1.2.5.Nguyên tắc sử dụng thẩm quyền phê duyệt
Các cấp phê duyệt chỉ được phép phê duyệt trong phạm vi thẩm quyền của mình do Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng quy định. Techcombank yêu cầu tất cả các cấp có thẩm quyền phê duyệt phải nắm vững cơ cấu và nội dung phân quyền của Ngân hàng để đảm bảo tính tuân thủ, kiểm soát rủi ro và hiệu quả trong giải quyết công việc.
3.1.2.6.Theo dõi và kiểm soát:
Techcombank thiết lập hệ thống và quy trình kiểm soát cho vay, cho phép theo dõi tình hình tài chính của khách hàng và kiểm soát dư nợ trong hạn mức cho phép.
3.1.2.7.Quá trình thực hiện theo dõi:
Các khoản cho vay phải được phê duyệt đáp ứng các điều kiện trước khi giải ngân; Hồ sơ cho vay và tài sản đảm bảo phải hoàn chỉnh trước khi giải ngân; Đảm bảo thiết lập hệ thống phù hợp nhằm kiểm soát dư nợ nằm trong hạn mức cho phép; Tài sản đảm bảo được quản lý an toàn và việc định giá được thực hiện đầy đủ, thích đáng; Các khế ước nhận nợ và các điều kiện tài chính khác nếu có phải được thể hiện trong hồ sơ vay và được tuân thủ; Tình trạng tài chính của khách hàng và của danh mục cho vay được theo dõi thường xuyên với việc đánh giá các báo cáo tài chính và các dữ liệu khác. Tần suất theo dõi phải được xác định cho phù hợp với từng chủng loại khách hàng, quy mô khoản vay và mức độ rủi ro liên quan đến khoản vay. Việc kiểm tra các khoản cho vay bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra việc thực hiện phương án kinh doanh, kiểm tra và phải được lưu đầy đủ trong hồ sơ cho vay. Kết quả kiểm tra đối với khoản cho vay phải được thể hiện trong phiếu theo dõi sau khi cho vay/ biên bản kiểm tra và phải được lưu đầy đủ trong hồ sơ cho vay. Việc theo dõi sau khi cho vay phải tập trung vào việc phát hiện và theo dõi các dấu hiệu báo động về khả năng chất lượng của khoản vay có thể bị xấu đi.
3.1.2.8.Quản lý các khoản vay có vấn đề:
Khi phát hiện khoản vay có vấn đề, chuyên viên cho vay quản lý khoản vay phải ngay lập tức yêu cầu hạ thấp loại/ điểm đánh giá của khoản cho vay khi có yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng cho vay của khách hàng và giải thích rõ ràng nguyên nhân. Khi khoản cho vay xuống loại, Chuyên viên khách hàng phải đề xuất ngắn gọn phương hướng xử lý/phương án khắc phục và biện pháp xử lý. Phương hướng xử lý, phương án khắc phục phải tính đến sự khác biệt giữa các vấn đề khác nhau, đặc thù của từng vấn đề đối với từng khách hàng cụ thể, không áp dụng một lộ trình chung cho tất cả các khách hàng. Các khoản cho vay có vấn đề sẽ phải được rà soát và báo cáo thường xuyên hơn và cập nhật thông tin tối thiểu 02 lần/năm. Ban điều hành phải được thông tin về các trường hợp này và trong trường hợp đối với khoản cho vay lớn, Ban điều hành phải trực tiếp tham gia vào quá trình đưa ra quyết định, đặc biệt đổi với các khoản nợ xấu (3-5). Tất cả các khoản nợ xấu phải được báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro để báo cáo lên cấp có thẩm quyền.
3.1.2.9.Quản lý và phân tích danh mục cho vay:
Techcombank thực hiện việc quản lý và phân tích nhằm đa dạng hóa danh mục cho vay, tránh tập trung rủi ro và nhận diện các xu hướng, khả năng bất lợi cho danh mục cho vay để có các biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa rủi ro. Việc rà soát danh mục cho vay được thực hiện hàng tháng thông qua Ủy ban ALCO. Bộ phận quản lý rủi ro có trách nhiệm phân tích, đánh giá và quản lý danh mục cho vay, liên quan tới một số ngành công nghiệp đặc thù như hàng không, tàu biển, bất động sản, viễn thông, ngân hàng và bảo hiểm, danh mục thẻ cho vay, danh mục theo các thị trường; ra soát theo từng quốc gia và liên quốc gia. Hàng quý, bộ phận quản lý rủi ro có trách nhiệm báo cáo Ban điều hành về xu hướng phát triển của danh mục cho vay kèm theo giải thích về xu hướng phát triển/thu hẹp; Phân tích theo ngành công nghiệp; phân chia thành danh mục cho tiêu dùng và thương mại; Phân tích về nợ xấu và các khoản đự phòng để đạt tới mức dự phòng thích hợp;
Phân tích các rủi ro ngoại bảng, bao gồm rủi ro đối với kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm nguồn vốn.
3.1.2.10.Quản lý rủi ro cho vay lớn:
Việc quản lý rủi ro cho vay lớn được thực hiện phù hợp với chính sách của Techcombank và các quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Việc quản lý rủi ro cho vay lớn nhằm đảm bảo tổng mức cho vay cho từng khách hàng, nhóm khách hàng, khu vực đại lý, ngành nghề kinh doanh không vượt quá tỷ lệ trên vốn của Techcombank, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Techcombank áp dụng các biện pháp quản lý khác nhau đối với (a) các ngân hàng và tổ chức cho vay và (b) các khách hàng khác – và áp dụng cho từng nước và vùng lãnh thổ, ngành công nghiệp và khu vục địa lý. Các giới hạn sẽ do Tổng giám đốc đề xuất để Hội đồng quản trị hoặc Cấp được Hội đồng quản trị ủy Quyền phê chuẩn.
Bộ phận liểm soát rủi ro cá trách nhiệm báo cáo thường xuyên về các rủi ro lớn lên Ban Điều hành.
3.1.2.11.Thông tin cho vay:
Cung cấp vốn và tư vấn việc sử dụng vốn vay cho khách hàng là một dịch vụ quan trọng của Techcombank. Việc chia sẻ thông tin cho vay cả các cá nhân tham gia vào hoạt động cho vay phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây (i) Bảo vệ lợi ích của Ngân hàng, tránh đặ Ngân hàng vào các tình thế bất lợi (ii) Đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên phải tuân thủ mọi quy định của Ngân hàng (iii)Phải cung cấp thông tin, tư vấn cho khách hàng một cách đầy đủ kịp thời. Chia sẻ thông tin cho vay chung trong hệ thống để phục vụ cho công việc (iv) Tuân thủ các quy định Techcombank trong việc cung cấp thông tin cho bên thứ ba.