Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, Trung Quốc đã vượt qua ba trụ cột kinh tế chính đang phục hồi chậm chạp đó là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu về tố
Trang 1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định củanền kinh tế, Trung Quốc đã vượt qua ba trụ cột kinh tế chính đang phục hồichậm chạp đó là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu về tốc độ tăng trưởng kinh tế Vaitrò của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng tăng nhanh, nhất là trênlĩnh vực thương mại Sự thành công đó một phần là nhờ vào việc hoạch địnhvà điều hành các chính sách của chính phủ Trung Quốc khá sát với tình hìnhđất nước và trên thế giới
Chính sách tỷ giá, đương nhiên không phải là một ngoại lệ Với chínhsách tỷ giá hiện nay của mình, Trung Quốc đang dần trở thành nguồn cungcấp hàng hoá cho toàn thế giới Điều này đã khiến cho các nền kinh tế lớn longại và trở thành đề tài chính trong các cuộc thương thảo về thương mạihiện nay Vậy để tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề trên em đã lựa chọn đề
tài: "Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó tới thươngmại Trung Quốc và một số nước"
Nội dung của đề án này gồm những phần chính sau:
1 Lý luận chung về tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá hối đoái và tácđộng của nó tới thương mại.
2 Chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác động của nó tới ngoạithương một số nước.
3 Triển vọng thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc và tác độngcó thể có tới Việt Nam.
Trang 21 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀCHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚITHƯƠNG MẠI.
1.1 Những vấn đề lý luận chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giáhối đoái
Tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến những cân bằng bên ngoài màcòn tác động đến cả những cân đối bên trong nền kinh tế Phân tíchnhững tác động chủ yếu của tỷ giá hối đoái đến thương mại nói riêng vànền kinh tế nói chung giúp chúng ta thấy rõ tầm quan trọng cũng như vaitrò của nó đối với phát triển kinh tế của các nước Đó cũng là cơ sở choviệc lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay được các chính phủ rấtcoi trọng.
1.1.1 Tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tínhbằng tiền tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữahai đồng tiền của các quốc gia khác nhau Nó là một phạm trù kinh tế bắtnguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ quan hệtiền tệ giữa các quốc gia Về cơ bản, phân tích vấn đề tỷ giá cần tập trungchú trọng vào hai vấn đề cơ bản sau: các nhân tố tác động đến sự biến độngcủa tỷ giá hối đoái và các chế độ tỷ giá hối đoái.
1.1.1.1 Các nhân tố tác động tới tỷ giá hối đoái.
Ngày nay, tỷ giá hối đoái biến động rất thường xuyên và thất thường.Sự tăng hay giảm của tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố khácnhau, trong đó ta chia hai dạng : đó là nhân tố cơ bản làm thay đổi tỷ giá dàihạn và nhân tố ngắn hạn
Những nhân tố cơ bản làm thay đổi tỷ giá dài hạn:
Trang 3Xét trong dài hạn có 4 nhân tố chủ yếu tác động tới quan hệ cung cầungoại tệ Đó là: mức giá cả tương đối, chính sách bảo hộ, sở thích của ngườitiêu dùng và năng suất lao động.
Mức giá cả tương đối
Khi mức giá cả hàng hoá, dịch vụ trong nước tăng so với mức giá cảcủa hàng hoá - dịch vụ nước ngoài, các hãng sản xuất hàng xuất khẩu nóiriêng, các hãng sản xuất của một nước nói chung có xu hướng thu hẹp quymô sản xuất do chi phí đầu vào tăng Do đó xuất khẩu giảm, cung ngoại tệgiảm, đồng thời cầu về hàng nội tệ giảm xuống và cầu về hàng hoá nướcngoài tăng lên, cầu ngoại tệ tăng lên.
Đồ thị
D1,D2: đường cầu ngoại tệ E(VND/USD)S2
Chính sách bảo hộ
Chính sách bảo hộ là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đượccác nước dựng lên để bảo vệ lợi ích và tạo sức cạnh tranh cho các ngànhcông nghiệp non trẻ của một nước trong thương mại quốc tế Chính sách bảohộ này đã ngăn cản tự do buôn bán và làm tổn hại đến lợi ích của một số các
Trang 4ngành kinh tế, các khu vực kinh tế khác và làm giảm lợi ích của nhữngngười tiêu dùng Sự tăng cường các biện bảo hộ dưới các hình thức như thuếquan, quato, làm hạn chế khối lượng hàng hoá nhập khẩu, do đó làm giảmcầu về ngoại tệ, chuyển dịch đường cầu ngoại tệ xuống phía dưới, về lâu dàilàm giảm tỷ giá, đẩy giá trị của đồng nội tệ tăng lên
E(VND/USD)
S1 E1 E2
D2 D1 Q
Sở thích người tiêu dùng
Thực tế trên thị trường nói chung và trong thương mại quốc tế nóiriêng cho thấy ngay cả khi hàng hoá trong nước và nước ngoài đã có nhữngđặc điểm giống nhau như về giá cả, chất lượng, hình thức thì chúng vẫnkhông có khả năng thay thế hoàn toàn cho nhau chỉ vì người tiêu dùng có sởthích khác nhau
Ví dụ : E(VND/USD)
S1 E1
E2
D2 D1 Q
Khi người dân thích dùng hàng nội hơn, cầu về hàng nội tăng, cầu vềhàng ngoại giảm, đường cầu ngoại tệ dịch trái, tỷ giá hối đoái giảm từ E1xuống E2, và đồng VND tăng giá Ngược lại, thì tỷ giá hối đoái tăng vàđồng tiền nước đó giảm giá.
Trang 5Năng suất lao động
Năng suất lao động tăng lên thể hiện sự phát triển kinh tế và sử dụngnó hiều quả cao hơn các nguồn lực khác Năng suất lao động tăng lên làmchi phí sản xuất giảm, các cơ sở sản xuất có cơ hội mở rộng kinh doanh vàhạ giá thành sản phẩm Hàng nội có giá rẻ hơn, có sức cạnh tranh cao hơn vàcác nhà sản xuất thu được lãi nhiều hơn Năng suất lao động cao hơn là cơsở để hàng nội thay thế hàng ngoại ở thị trường trong nước và vươn ra thịtrường nước ngoài; kích thích tăng xuất khẩu, tăng cung ngoại tệ và đườngcung ngoại tệ dịch phải Đồng thời làm nhu cầu hàng ngoại giảm, nhập khẩugiảm, cầu ngoại tệ giảm, đường cầu ngoại tệ dịch trái, kéo tỷ giá xuống E2và đồng nội tệ tăng giá
Những nhân tố cơ bản làm thay đổi tỷ giá ngắn hạn
Xét trong ngắn hạn có một số nhân tố chủ yếu tác động Đó là: Mức chênh lệnh lạm phát, lãi suất giữa các quốc gia; những dự đoán về tỷ giá hối đoái.
Mức chênh lệnh lạm phát giữa các quốc gia
Nếu như mức độ lạm phát giữa hai nước khác nhau, trong điều kiệncác nhân tố khác không thay đổi, sẽ dẫn đến giá cả hàng hoá ở hai nước đócó những biến động khác nhau, làm cho ngang giá sức mua của hai đồngtiền đó bị phá vỡ, làm thay đổi tỷ giá hối đoái.
Trang 6Ảnh hưởng của mức chênh lệch lạm phát đến tỷ giá hối đoái có thểđược minh họa ở đồ thị sau:
USD, cung USD giảm, làm cho đồng
Sự tăng lên nhu cầu ngoại tệ xẩy ra cùng với sự giảm xuống của cungngoại tệ sẽ gây lên sự giảm giá của đồng nội tệ.
Tương tự như vây, nếu tỷ lệ lạm phát ở nước này tăng lên so với tỷ lệlạm phát của nước khác, thì đồng nội tệ sẽ tăng giá.
Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia
Trang 7Khi mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đốiso với các nước khác, trong những điều kiện bình thường, thì vốn ngắn hạntừ nước ngoài sẽ đổ vào nước nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra.Điều đó làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, dẫn đến sựthay đổi tỷ giá.
Những dự đoán về tỷ giá hối đoái
Dự đoán của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về triểnvọng lên giá hay xuống giá của một đồng tiền nào đó có thể là một nhân tốquan trọng quyết định tỷ giá Những dự đoán này có liên quan chặt chẽ đếnnhững dự đoán về biến động tỷ lệ lạm phát, lãi suất và thu nhập giữa cácquốc gia.
Giả sử rất nhiều người tham gia vào thị trường ngoại hối đều cho rằngđồng USD sẽ giảm giá trong thời gian tới, trong điều kiện các nhân tố kháckhông thay đổi Điều này dẫn đến cung về USD sẽ tăng lên vì nhiều ngườimuốn bán chúng Đồng thời, cầu về USD sẽ giảm xuống
Ảnh hưởng này được minh hoạ bằng đồ thị:
E(USD/VND) S1
S2
Trang 8Như vậy, trong điều kiện hiện nay, tỷ giá hối đoái chịu sự tác độngcủa rất nhiều yếu tố Việc xác định đúng và kịp thời các nhân tố này là cơ sởquan trọng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái cho phù hợp với các mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.1.1.2 Các dạng chế độ tỷ giá hối đoái.Các chế độ cố định cơ bản: Tỷ giá gắn :
Vào một đồng tiền: nền kinh tế gắn đồng tiền của mình vào nhữngđồng tiền quốc tế chủ chốt mà không hoặc rất hiến khi điều chỉnh giátrị so sách của chúng; các nền kinh tế thường công bố trước lịch điềuchỉnh tỷ giá của đồng tiền nước mình so với đồng tiền mà nó gắn vàotheo mức cố định.
Vào một rổ các loại đồng tiền: các nước gắn đồng tiền mình vào mộtrổ đồng tiền giao dịc chính hoặc hỗn hợp các đồng tiền tiêu chuẩn. Trong khoảng chênh lệch xác định trước: các nước gắn đồng tiền
mình vào một đồng tiền khác hoặc một rổ tiền trong khoảng chênhlệch nhất định.
Cố định nhưng có điều chỉnh: biên độ khoảng + 2%
Các chế độ linh hoạt cơ bản: tỷ giá có điều chỉnh và linh hoạt
Theo các chỉ số: nền kinh tế tự động điều chỉnh đồng tiền của mìnhtheo sự that đổi trong các chỉ số cho trước.
Thả nổi có kiểm soát: các nước thường xuyên điều chỉnh tỷ giá hiệnnay trên cơ sở đánh giá diễn biến của các biến số như tình hình dự trữvà thanh toán.
Thả nổi tự do: các nước cho phép thị trường và các lực lượng thịtrường quyết định tỷ giá đồng tiền của mình.
1.1.2 Chính sách tỷ giá hối đoái.
Trang 9Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ được dùng đểtác động tới quan hệ cung- cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, từ đó giúpđiều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết Về cơ bản,chính sách tỷ giá hối đoái gồm hai vấn đề lớn: một là vấn đề lựa chọn chế độtỷ giá hối đoái và hai là vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
1.1.2.1 Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái.
Chính sách tỷ giá hối đoái là một bộ phận của hệ thống chính sách tàichính, tiền tệ, thực hiện các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế Trong nềnkinh tế mở, mục tiêu của việc hoạch định chính sách nói chung, chính sáchtài chính, tiền tệ và chính sách tỷ giá nói riêng là nhằm đạt được các cân đốibên trong và cân đối bên ngoài của nền kinh tế.
Cân bằng nội đạt được khi các nguồn lực kinh tế của một quốc đượcsử dụng đầy đủ với mức giá ổn định Việc sử dụng không thiếu hoặc quánguồn lực dẫn đến lãng phí không đem lại hiệu quả cao Ngoài ra còn làmcho mức giá chung bị biến động, giá trị thực tế của đồng tiền không ổn định,dẫn đến giảm hiệu quả của nền kinh tế Sự không ổn định của giá cả còn cótác động làm thay đổi hoặc tăng tính rủi ro cao của các món nợ.
Vì vậy, với mục tiêu tránh tình trạng mất ổn định của giá cả và ngănchăn sự dao động lớn trong tổng sản phẩm, chính sách tỷ giá đã tránh chonền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát hoặc giảm phát kéo dài và đảm bảoviệc cung ứng tiền không quá nhanh hoặc quá chậm.
Khác với cân bằng nội, cân bằng ngoại đạt được lại dựa vào trạng tháicủa cán cân tài khoản vãng lai Một sự thâm hụt tài khoản vãng lai cho thấyrằng nước đó đang đi vay nợ của nước ngoài Khoản nợ này, sẽ đáng lo ngạikhi nó được sử để đầu tư có hiệu quả, bảo đảm trả được nợ trong tương laivà có lãi Nhưng nếu khoản thâm hụt này kéo dài và không tạo ra đượcnhững cơ hội đầu tư có hiệu quả thì nó sẽ tạo ra nguy hiểm đến nền kinh tế.
Trang 10Ngược lại, khi tài sản vãng lai dư thừa cho thấy rằng nước đó đang tích tụ tàisản của mình ở nước ngoài, nghĩa là họ là người cho vay Nếu sự dư thừanày diễn ra liên tục có thể dẫn đến có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân đốibên trong nền kinh tế, đồng thời tăng rủi ro về khả năng thu hồi các khoảncho vay Sẽ có nhiều nguồn lực bị bỏ lãng phí không được sử dụng, sản xuấtmột số ngành bị đình trệ, tăng trưởng giảm và thất nghiệp gia tăng
Như vậy, mục tiêu cân đối bên ngoài đòi hỏi chính sách tỷ giá phảiduy trì tài khoản vãng lai không thâm hụt hoặc dưc thừa quá mức để tránhnhững hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế quốc gia.
1.1.2.2 Căn cứ để lựa chọn chính sách tỷ giá.
Việc lựa chọn chế độ tỷ giá xoay quanh hai vấn đề chính: mối quan hệgiữa các nền kinh tế quốc gia với cả hệ thống toàn cầu và mức độ hoạt tínhcủa các chính sách kinh tế trong nước
Vấn đề thứ nhất, thực chất là lựa chọn hệ thống mở cửa hay đóng cửa.Các phương án đặt ra cho việc lựa chọn hệ thống tỷ giá thiên về hoặc tỷ giácố định hoặc tỷ giá linh hoạt hoặc kết hợp cả hai Nếu quốc gia lựa chọn hệthống tỷ giá cố định, là tương đương với việc chọn hệ thống mở cửa, trongđó luôn có sự tương tác giữa các nhân tố quốc gia và cả hệ thống còn lại.Bởi vì việc hoạch định chính sách đối nội trở thành ngoại sinh và tuân thủtheo thoả ước tỷ giá khi quốc gia đó lựa chọn chế độ này
Ngược lại, phương án tỷ giá linh hoạt, về nguyên tắc, không chấpnhận một ràng buộc nào vào các chính sách kinh tế đối nội Các chính sáchcó tác động gì đi nữa thì sự giao động tỷ giá sẽ giữ chúng chỉ gây ảnh hưởngtrong phạm vi quốc gia Và tương ứng với điều đó, kết quả của các chínhsách kinh tế nước ngoài dù thế nào đi chăng thì điều chỉnh tỷ giá sẽ giữ ảnhhưởng của chúng nằm ngoài phạm vi quốc gia Vậy việc lựa chọn cơ chế hối
Trang 11đoái linh hoạt đồng nhất với lựa chọn hệ thống đóng cửa, trong đó tỷ giá linhhoạt sẽ tách rời nền kinh tế quốc gia khỏi môi trường quốc tế
Vấn đề mức độ hoạt tính của các chính sách kinh tế đối nội, rõ ràng cócác mức độ khác nhau Vì tỷ giá cố định thể hiện sự cam kết áp đặt các ràngbuộc đối với chính sách kinh tế quốc gia, không thể theo đuổi chính sách đốinội một cách độc lập Ngược lại, tỷ giá linh hoạt là một công cụ chính sáchcó thể sử dụng để giữ cho các hoạt động kinh tế của hệ thống quốc tế, có thểthực hiện các chính sách quốc gia mà không cần quan tâm đến môi trườngbên ngoài.
Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn khác để xem xét lựa chọn chính sáchtỷ giá như các hình thức rối loạn kinh tế, đặc thù cơ cấu kinh tế và tính chấtrủi ro và các mục tiêu theo đuổi
Nếu dựa vào các hình thức rối loạn kinh tế Người ta thường phân biệtrối loạn thực và rối loạn danh nghĩa để lựa chọn chế độ tỷ giá Đối với rốiloạn danh nghĩa thì tốt nhất là dùng hệ thống tỷ giá cố định Ví dụ, sự rốiloạn gây ra quá nhiều tiền cung ứng sẽ dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toándo hao tốn dự trữ ngoại tệ để phục hồi sự cân đối trong thị trường tiền tệ.Rối loạn này sẽ không thực sự ảnh hưởng tới nền kinh tế vì nó được đảmbảo bằng chế độ tỷ giá cố định Ngược lại, các rối loạn thực như rối loạnphát sinh từ sự mất cân đối thị trường hàng hoá, để chống lại tác động nàytốt nhất là sử dụng hệ thống tỷ giá linh hoạt vì các biến động mức cầu trongnước sẽ dẫn đến thay đổi tỷ giá do đó sẽ điều chỉnh mức cầu ngoài nước, vìvậy sản phẩm trong nước không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn này khó thực hiện vì không thể thay đổi chínhsách thường xuyên để đối phó với các hình thức rối loạn, đặc biệt khi màhiện nay các hình thức này rất phong phú và đa dạng
1.1.2.3 Vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Trang 12Nguyên nhân dẫn tới việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái là sự tách rời giữatỷ giá danh nghĩa và thực tế, nhưng sự tách rời này không thể đi quá xa mộtbiên độ nhất định Điều quan trọng là phải xác định được biên độ nào sẽ cónhiều tác động tích cực nhất đến nền kinh tế
Để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo mục tiêu đã định, Chính phủ cácnước đã sử dụng rất nhiều biện pháp nhưng có hai biện pháp cơ bản nhấtthường dùng: Đó là công cụ lãi suất tái chiết khấu và công cụ nghiệp vụ thịtrường mở
Phương pháp dùng lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoáiđược thực hiện với mục tiêu thay đổi ngắn hạn về tỷ giá Tác động của côngcụ này được thực hiện theo cơ chế khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi, kéotheo sự thay đổi cùng chiều của lãi suất thị trường, làm thay đổi lợi tức củacác tài sản nội- ngoại tệ sẽ dẫn tới thay đổi dòng vốn đầu tư quốc tế, cungcầu tài sản nội- ngoại tệ thay đổi và tỷ giá thay đổi theo Như khi lãi suất táichiết khấu tăng, làm cho lãi suất trong nước tăng, dòng vốn ngắn hạn trên thịtrường tài chính quốc sẽ đổ vào trong nước để hưởng chênh lệch lãi suất.Kết quả, tỷ giá hối đoái giảm và đồng nội tệ tăng giá Ngược lại, khi muốn tỷgiá tăng, đồng nội tệ giảm giá sẽ tiến hành giảm lãi suất tái chiết khấu.
Còn đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ, thực chất làhoạt động của ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối đểđiều chỉnh tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá hối đoái lên cao, ngân hàng trung ươngsẽ bán ngoại tệ và mua đồng nội tệ kéo tỷ giá hối đoái giảm xuống Muốnthực hiện được ngân hàng phải có dự trữ ngoại hối lớn Khi tỷ giá hối đoái ởmức thấp, trình tự sẽ ngược lại, dự trữ ngoại tệ tăng, cung tiền tăng, lãi suấtcủa tiền gửi nội tệ giảm, đồng nội tệ sẽ giảm giá và đồng ngoại tệ tăng giá.
Trang 13Ngoài hai công cụ cơ bản nói trên, các quốc gia còn sử dụng một loạtcông cụ khác như: nâng giá tiền tệ, phá giá tiền tệ, quỹ dự trữ bình ổn hốiđoái.
1.2 Tác động của chính sách tỷ giá tới ngoại thương.Cơ sở và mục đích của thương mại quốc tế
Đó chính là lợi thế so sánh và lợi thế nhờ quy mô Sự khác biệt về tàinguyên thiên nhiên, trình độ sản xuất và điều kiện sản xuất dẫn tới sự khácbiệt về chi phí sản xuất và giá cả sản phẩm giữa các nước Thông qua traođổi quốc tế, các nước có thể cung cấp cho nền kinh tế thế giới những loạihàng mà họ sản xuất tương đối rẻ hơn và mua của nền kinh tế thế giới nhữngloại hàng tương đối rẻ hơn từ các nước khác Những lợi ích thương mại nàycàng lớn khi kết hợp với lợi thế kinh tế nhờ quy mô Thay vì mỗi nước phảicó nhiều cơ sở sản xuất quy mô nhỏ không khai thác được công suất tối ưu,các nước khác nhau có thể hợp tác xây dựng những cơ sở sản xuất có qui môlớn và mọi người đều được lợi do việc giảm bớt những chi phí về sản xuất.
Trước hết, dựa vào lợi thế so sánh của mình các nước sẽ xuất khẩunhững sản phẩm mà mình sản xuất tương đối có hiệu quả đó là những hànghoá cần nhiều nguồn lực mà họ dồi dào và nhập khẩu những sản phẩm màhọ sản xuất tương đối kém hiệu quả hay đó là những hàng hoá cần nhiềunguồn lực mà họ không có nhiều Do các nước có nguồn lực khác nhau, nênmột nước có thể có nhiều lao động, tài nguyên phong phú nhưng thiếu vốnvà trình độ công nghệ trong khi nước khác có ít lao động nhưng trình độcông nghệ cao nên khi tham gia vào thương mại quốc tế các nước có thểphát huy được lợi thế của mình Bên cạnh đó, khi tham gia thương mại quốctế khả năng tiêu dùng ở mỗi nước được mở rộng, mỗi người dân được cungcấp nhiều loại hàng hoá hàng với chất lượng được cải thiện hơn, phong phúhơn và thoả mãn được những nhu cầu cao hơn.
Trang 14Mặt khác, dựa vào lợi thế kinh tế nhờ qui mô khi tham gia quan hệthương mại quốc tế cũng thu được lợi ích, ngoài những lợi ích thu được từlợi thế so sánh Lợi thế qui mô giải thích tại sao các nước lại tiến hànhthương mại trong ngành đó là việc một nước vừa xuất khẩu và nhập khẩucùng một loại hàng hoá nào đó Do ngày nay sự phát triển của các nướccông nghiệp ngày càng trở nên giống nhau về trình độ công nghệ và cácnguồn lực, lợi thế so sánh ở nhiều ngành không bộc lộ rõ nữa, cho nên đểtiếp tục duy trì thương mại quốc tế lợi thế về qui mô thực hiện sự trao đổinhiều chiều trong nội bộ ngành được coi là biện pháp chiếm lược Thôngqua thương mại trong ngành, một nước cùng một lúc có thể giảm bớt số loạisản phẩm tự mình sản xuất và tăng thêm sự đa dạng của hàng hoá cho ngườitiêu dùng trong nước Do sản xuất ít chủng loại hơn, nước đó có thể sản xuấtmỗi loại hàng hoá ở qui mô lớn hơn, với năng xuất lao động cao hơn và chiphí thấp hơn Vì vậy, người sản xuất sẽ có lợi nhuận cao hơn và người tiêudùng cũng được lợi hơn bởi chi phí rẻ hơn và có phạm vi lựa chọn rộng hơn.
Mọi quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế đều có thể thuđược lợi, những lợi ích cụ thể này lại phụ thuộc vào điều kiện và trình độphát triển của từng quốc gia Nhưng cho dù với bất kỳ quốc gia nào thìkhông thể phủ nhận lợi ích thu được từ thương mại quốc tế Và việc sử dụngtỷ giá hối đoái vừa là chính sách, vừa là công cụ có tác động lớn tới quy môvà mức độ của những lợi ích này.
Vai trò của thương mại quốc tế đến sự phát triển kinh tế của các nước
Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy rằng thương mại quốc tế đều manglại lợi ích cho các quốc gia tham gia Nếu các nước này biết khai thác các cơsở thương mại của mình thì sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và có thểđẩy nhanh quá trình phát triển nền kinh tế
Trang 15Trước hết là hoạt động xuất khẩu, có tác động rất lớn đến phát triểnkinh tế của đất nước Hoạt động xuất khẩu kích thích các ngành kinh tế pháttriển, góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất trong nước, nâng caotrình độ tay nghề và thói quen làm việc của những lao động trong sản xuấthàng xuất khẩu, tăng thu nhập, cải thiện mức sống của nhân dân Bên cạnhđó, ngoại tệ thu được sẽ làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ giúp cho quá trìnhổn định đồng nội tệ và chống lạm phát dẫn đến ổn định nền kinh tế.
Vai trò của xuất khẩu còn thể hiện ở việc tác động đến việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển Điều đó tạo ranhững lợi thế so sánh mới của một nước và thúc đẩy ngoại thương của nướcđó phát triển Khi mà xuất khẩu càng phát triển, càng có điều kiện mở rộngthị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng khả năng cung cấp những nguồn lựckhan hiếm cho quá trình sản xuất và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Đối với các nước đang phát triển thì xuất khẩu có thể nâng cao năng lực sảnxuất trong nước, còn đối với các nước phát triển xuất khẩu có thể giải quyếtđược mâu thuẫn giữa sản xuất và thị trường
Với vai trò to lớn đối với nền kinh tế như vậy, các nước cần khai tháchợp lý những lợi ích thu được từ hoạt động xuất khẩu, nhất là trong giaiđoạn đầu khi mới tham gia vào thương mại quốc tế.
Song song với hoạt động xuất khẩu là hoạt động nhập khẩu Nếu nhưxuất khẩu được coi là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội thìnhập khẩu lại được coi là nền tảng để thực hiện vai trò đó Thực tế đã chothấy, nhập khẩu có thể tác động trực tiến đến sản xuất, kinh doanh và thươngmại thông qua việc đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất, cung cấp cácnguồn lực khan hiếm Đồng thời nhập khẩu còn giúp cho việc cải thiện vànâng cao đời sống dân cư của một nước bằng việc cung cấp nhiều hàng hoáhơn, chất lượng hơn và rẻ hơn
Trang 16Tuy nhiên, không nên khai thác quá mức lợi ích của nhập khẩu, nếukhông sẽ có thể biến quốc gia thành bãi thải của công nghệ lạc hậu, khôngthúc đẩy sản xuất trong nước, tạo tâm lý tiêu dùng trong nước không tốt
Tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái tới thương mại
Có thể nói, tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là những côngcụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mụctiêu định trước của một nước.
Trước hết, tỷ giá và những biến động của tỷ giá có ảnh hưởng trựctiếp đến mức giá cả hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu của một nước Khi tỷgiá thay đổi theo hướng làm giảm sức mua đồng nội tệ, thì giá cả hàng hoádịch vụ của nước đó sẽ tương đối rẻ hơn so với hàng hoá dịch vụ nước khácở cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế Dẫn đến cầu về xuất khẩuhàng hoá dịch vụ của nước đó sẽ tăng, cầu về hàng hoá dịch vụ nước ngoàicủa nước đó sẽ giảm và tạo ra sự thặng dư của cán cân thương mại.
Ví dụ: Trước đây 1USD = 14000VND 1 chiếc máy tính giá 750USDđược nhập khẩu và tính ra đồng nội tệ của Việt Nam là 10.500.000VND.Đến nay, giả sử giá chiếc máy tính không đổi, trong khi tỷ giá thay đổi1USD = 15000VND thì cũng chiếc máy tính đó được nhập khẩu và bán vớigiá 11.250.000VND Giá đắt hơn, nhu cầu nhập máy tính sẽ giảm Nhưngđối với xuất khẩu thì ngược lại khi tỷ giá 1USD = l4000VND, giá xuất khẩu1 tấn gạo với chi phí sản xuất là 3,5 triệu VND là 250USD, nhưng với chiphí sản xuất không đổi thì giá bán chỉ khoảng 233USD Giá giảm cầu xuấtkhẩu sẽ tăng.
Trong trường hợp ngược lại, khi tỷ giá biến đổi theo hướng làm tănggiá đồng nội tệ Sự tăng giá của đồng nội tệ có tác động hạn chế xuất khẩu vìcùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu sẽ đổi được ít hơn đồng nộitệ Tuy nhiên, đây là cơ hội tốt cho các nhà nhập khẩu, nhất là nhập khẩu
Trang 17nguyên liệu, máy móc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước Đồngthời, lượng ngoại tệ chuyển vào trong nước có xu hướng giảm xuống làmkhối lượng dự trữ ngoại tệ ngày càng bị xói mòn vì khuynh hướng giá tăngnhập khẩu để có được lợi nhuận, có thể gây nên tình trạng mất cân đối cáncân thương mại quốc tế.
Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái không chỉ tác động trựctiếp đến ngoại thương thông qua sự tác động của nó đến xuất khẩu, mà còntác động một cách gián tiếp đến ngoại thương thông qua sự tác động làmthay đổi luồng di chuyển tư bản ra vào quốc gia Như khi tỷ giá thay đổitheo hướng giảm giá đồng nội tệ sẽ có tác động gia tăng việc thu hút đầu tưnước ngoài Khi luồng vốn chảy vào trong nước sẽ tạo điều kiện mở rộngsản xuất trong nước, tránh được những rào cản của chính sách bảo hộthương mại, sẽ đẩy mạnh hoạt động ngoại thương
Những tác động kể trên của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hốiđoái đến hoạt động ngoại thương nói riêng và nền kinh tế nói chung làm chocác nhà quản lý ở các quốc gia đều muốn quản lý, điều tiết tỷ giá và chínhsách tỷ giá theo những mục tiêu kinh tế xã hội đã định.
2 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC
2.1 Điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong quá trình cảicách và chuyển đổi.
2.1.1 Thời kỳ chuyển từ chính sách tỷ giá cố định sang thả nổi theo sát vớinhững diễn biến của tỷ giá thị trường( 1981- 1993)
Cho đến đầu những năm 1980, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷgiá cố định, gắn đồng NDT luôn cao hơn giá trị thực của nó Điều này kéotheo một loạt tiêu cực như: hàng xuất khẩu kém sức cạnh tranh, mất cân đối