Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
210 KB
Nội dung
Lª Th¸i B×nh D¬ng - Marketing 44B
Lời mở đầu
Trong xu thế phát triển nhanh chóng như ngày nay để tăng cường
sự hội nhập với nền kinh tế trong nước cũng như các nước trong khu
vực và trên thế giới. việc đổi mới nhận thức trong cách làm, cách tiếp cận
với chấtlượngsảnphẩm cũng như mô hình quản lý chấtlượngsản
phẩm là một vấn đề sống còn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhất là
trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta và sắp tới
là hội nhập WTO . Đó là những bước đi cơ bản và cần thiết của đất nước
để sánh ngang với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng đồng
thời điều đó cũng đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước những thách
thức không nhỏ. Một câu hỏi đặt ra là: “ Chấtlượng hay là chết ”. Bởi lẽ
khi đất nước hội nhập với thế giới thìthì toàn thế giới sẽ là một sân chơi
và có luật chơi công bằng. Sự cạnh tranh gay gắt là không tránh khỏi và
không được phép khoan nhượng với bất cứ đối thủ nào.
Tuy nhiên sự “chuyển mình’’ của hệ thống quản lý chấtlượng trong
các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua mặc dù đã có nhiều tiến bộ
nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thịtrường trong nước và quốc tế.
Việc quản lý chấtlượngsảnphẩm ở các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp
tương đối nhiều khó khăn và thách thức.
Để thấy rõ hơn vai trò của chấtlượngsảnphẩm trong hoạt động
kinh doanh em đã đi sâu vào một sảnphẩm cụ thể của một doanh nghiệp
cụ thể. Do đó đề tài mà em chọn để trình bày trong đề án này là: “ Nâng
cao chấtlượngcácsảnphẩmgiavịChinsutrênthịtrườngHàNội ’’.
Trong khuôn khổ của một bài đề án em chỉ có thể trình bày được một số
biện pháp để hoàn thiện và nângcao hơn nữa chấtlượngcácsảnphẩm
gia vịChinsu nhằm nângcaovị thế cạnh tranh của sảnphẩmtrênthị
trường. Từ đó phát triển thị phần ra toàn quốc và các nước trong khu
vực.
Đề án này gồm những phần cụ thể sau:
I. Chấtlượngsảnphẩm và vai trò của nó trong hoạt động kinh
doanh
II. Công ty Masan và sảnphẩmgiavịChinsutrênthịtrườngHà
Nội
III. Đánh giá của khách hàng HàNội về chấtlượngcácsảnphẩm
gia vịChinsu của công ty Masan
IV. Một số giải pháp để hoàn thiện và nângcaochấtlượngsản
phẩm Chinsu
V. Kết luận
Đề án này của em được hoàn thành với sự giúp đỡ chỉ bảo tận
tình của cô giáo PhạmThị Huyền. Em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp
em hoàn thành tốt đề án môn học này.
Lª Th¸i B×nh D¬ng - Marketing 44B
I - Chấtlượngsảnphẩm và vai trò của nó trong hoạt động kinh
doanh
1. Các khái niệm cơ bản về chấtlượngsản phẩm
1.1. Khái niệm cơ bản về chấtlượngsản phẩm
Trong Nền kinh tế thịtrường như ngày nay, chấtlượngsảnphẩm đã
trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. khi mà hàng
hoá đã trở nên dư thừa thì người tiêu dùng lại có xu hướng quan tâm
đến chấtlượngsảnphẩm nhiều hơn. Vậy chấtlượngsảnphẩm là gì mà
các doanh nghiệp lại coi nó là nhân tố sống còn trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về chấtlượngsản phẩm. Các
chuyên giathì đưa ra những khái niệm liên quan đến ‘mức độ phù hợp
với công dụng’, ‘mức độ phù hợp với các yêu cầu’, ‘mức độ tự do cải
biến’ và nhiều tính chất khác nữa. Nhưng ở đây em chỉ đề cập đến khái
niệm do hiệp hội kiểm tra chấtlượng Mỹ đưa ra và đã được toàn thế giới
chấp nhận: “Chất lượngsảnphẩm là toàn bộ những tính năng và đặc
điểm của một sảnphẩm hay dịch vụ đem lại cho nó khả năng thoả mãn
những nhu cầu được nói ra hay được hiểu ngầm’’. Đây rõ ràng là là một
định nghĩa chấtlượng lấy khách hàng làm trung tâm. Khách hàng có rất
nhiều nhu cầu và kỳ vọng, những nhu cầu đó lại liên tục biến đổi làm cho
các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt nhu cầu của
người tiêu dùng. Doanh nghiệp chỉ có thể cung ứng chấtlượng khi sản
phẩm và dịch vụ của họ đáp ứng được hay vượt quá những kỳ vọng của
khách hàng. Một công ty tìm được cách thoả mãn hầu hết những nhu cầu
của khách hàng chắc chắn bao giờ cũng là một công ty chất lượng. Một
diều quan trọng là phải phân biệt được giữa chấtlượng phù hợp và chất
lượng thực hiện. Chấtlượngsảnphẩm được xác định dựa trên đánh giá
của khách hàng, mà khách hàng mục tiêu của mỗi công ty là khác nhau.
Do vậy khó có thể nóisảnphẩm nào có chấtlượng tốt hơn nêu như các
thị trường mục tiêu tương ứng của chúng đều có được những gì mà
mình trông đợi ở sản phẩm. Ví dụ, nếu nhìn vào hai loại xe Mercedes và
Dewoo thì ta thấy rõ ràng là xe Mercedes có chấtlượngcao hơn. Nhưng
xét về mặt chấtlượng tổng thể thì một chiếc xe giá 70.000 USD đáp ứng
được những yêu cầu của thịtrường mục tiêu là một chiếc xe chất lượng,
chiếc xe Dewoo giá 15.000 USD cũng đáp ứng được nhu cầu của thị
trường mục tiêu nên cũng được coi là một chiếc xe chất lượng. Vìthị
trường mục tiêu của Mercedes là những người có thu nhập cao, còn thị
trường mục tiêu của Dewoo lại là những người có thu nhập thấp và trung
bình.
Tuy nhiên chỉ riêng chấtlượng phù hợp thì chưa đủ. Một sảnphẩm
có thể có mức độ phù hợp rất cao với đặc điểm tính năng kỹ thuật,
nhưng điều đó sẽ là vô nghĩa nếu những tính năng kỹ thuật đó lại không
đúng. Cái mà các doanh nghiệp phải tính đến là chấtlượng theo thị
trường chứ không phải chấtlượng theo kỹ thuật. Chấtlượngsảnphẩm là
một tiêu chí tổng hợp, nó không chỉ thể hiện ở mặt sảnphẩm có chất
lượng tốt mà nó còn được đánh giá bởi các tiêu chí khác như: nguyên
Lª Th¸i B×nh D¬ng - Marketing 44B
vật liệu đầu vào, hệ thống phân phối, bao bì nhãn mác, quá trình hậu mãi
sau bán hàng……Những tiêu chí đó được đảm bảo sẽ là cơ sở để quyết
định đưa sảnphẩm ra thịtrường cạnh tranh với những sảnphẩm khác.
Khi đưa sảnphẩm ra thịtrườngthì rủi ro và rào cản là rất lớn bởi những
đối thủ có sẵntrênthị trường. Để có thể giành được thị phần tương đối
doanh nghiệp phải tạo ra sảnphẩm khác biệt và có chấtlượng hơn hẳn
đối thủ cạnh tranh. Có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại được trênthị
trường.
Chất lượngsảnphẩm phải được xác định từ khâu thiết kế sản xuất
cho đến quá trình bao gói và phân phối. Tuy nhiên không có một quy định
chung nào cho quá trình quản lý chấtlượngsản phẩm. Vì vậy hệ thống
quản lý chấtlượng của từng doanh nghiệp phụ thuộc vào tầm nhìn, văn
hoá, cách quản trị, cách thực hiện và loại sảnphẩm dịch vụ của doanh
nghiệp đó. Người ta gọi đó là quá trình thực hiện tổng chất lượng. Vấn đề
này phải được các cấp lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá
một cách đúng đắn,. Vì vậy doanh nghiệp phải làm cách nào để khách
hàng nhân thức được chấtlượng của sảnphẩm những quyết định đưa ra
nhằm cải tiến chấtlượngsảnphẩm phải bắt đầu từ những nhu cầu của
khách hàng và kết thúc ở sự nhận thức của khách hàng. Nếu khách hàng
mong muốn độ tin cậy, độ bền hay tính năngcao hơn nữa thì những tính
năng đó sẽ tạo thành chấtlượng dưới con mắt của khách hàng.Việc cải
tiến chấtlượng chỉ có dầy đủ ý nghĩa khi nó được khách hàng nhận thức.
Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải điều tra xem khách hàng đang có
nhu cầu gì, về loại sảnphẩm nào để có chiến lược cải tiến sảnphẩm cho
hợp lý. Để đảm bảo chắc chắn rằng khách hàng nhận thức được là sản
phẩm có chấtlượng cao, doanh nghiệp phải triển khai tốt những ý kiến
của khách hàng trong suốt quá trình thiết kế, gia công, sản xuất và phân
phối. Mặt khác chấtlượng phải được phản ánh trong mọi hoạt động của
doanh nghiệp chứ không chỉ trong sảnphẩm của doanh nghiệp. Về vấn
đề này giám đốc điều hành của hãng GE( General Electronic) đã nói “
Chúng tôi không chỉ quan tâm đến chấtlượng của sảnphẩm mà còn
quan tâm đến cả chấtlượng quảng cáo, dịch vụ, tài liệu về sản phẩm,
việc giao hàng, việc hỗ trợ hậu mãi v…v…”. Đó không chỉ là phương
châm kinh doanh của GE mà đã trở thành hướng đi chung cho tất cả các
doanh nghiệp, các công ty đang tồn tại trênthịtrường
1.2. Khái niệm về công tác quản lý chấtlượngsản phẩm
Quản lý chấtlượngsảnphẩm là một lĩnh vực còn khá mới đối với
nền kinh tế nước ta, nhất là từ khi nước ta chuyển hướng phát triển nền
kinh tế theo cơ chế thị trường. Một số nhận thức về chấtlượngsảnphẩm
không còn phù hợp với giai đoạn mới. Đồng thời xuất hiện nhiều khái
niệm mới mà ta chưa tìm được thuật ngữ tiếng việt thích hợp để hiểu rõ
nó.
Quan niệm riêng về chấtlượng và định nghĩa về chấtlượng đã
được thay đổi và mở rộng theo từng thời kỳ phát triển của phong trào
chất lượng. Tổng quát lại có ba quan điểm về quản lý chấtlượng dựa
trên nhu cầu của người tiêu dùng.
Lª Th¸i B×nh D¬ng - Marketing 44B
Theo tiêu chuẩn quốc gia Liên Xô thì quản lý chấtlượngsảnphẩm
là việc xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chấtlượng tất yếu của sản
phẩm khi thiết kế chế tạo, lưu thông và tiêu dùng.
Còn theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản thì quản lý chấtlượng
sản phẩm là hệ thống phương pháp tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm
những hàng hoá có chấtlượng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Theo tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO, một tổ chức tiếp thu sáng
tạo cácluồng tư tưởng, kinh nghiệm thực hành hiện đại dựa trên cách
tiếp nhận khoa học, logic đã khái niệm như sau: Quản lý chấtlượngsản
phẩm là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung, xác
định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng
thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo và cải
tiến chấtlượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng.
Để có thể sản xuất ra những sảnphẩm có chấtlượng và đảm bảo
chất lượng trong quá trình lưu thông trênthịtrườngthì mỗi doanh nghiệp
phải xây dựng cho mình một mô hình quản lý chấtlượng thích hợp và
chặt chẽ. hiện nay trên thế giới quản lý chấtlượngsảnphẩm đã được
nhìn nhận một cách toàn diện trên cơ sở quản lý chấtlượng công việc ở
từng giai đoạn, từng sảnphẩm từ khâu marketing, thiết kế, sản xuất,
phân phối đến dịch vụ sau bán hàng. Quá trình đó được gọi là mô hình
quản lý chất lượng.
2. Vai trò của chấtlượngsảnphẩm trong hoạt động sản xuất
kinh doanh
Trong bối cảnh toàn cầu hoá như ngày nay, các công ty đang phải
đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt nhất trong nhiều thập kỷ
qua.hàng hoá tràn ngập trênthịtrường đẩy các doanh nghiệp vào tình
thế khó khăn vì nhu cầu của người tiêu dùng gần như đã bão hoà. Người
tiêu dùng không biết lựa chọn sảnphẩm nào giữa hàng trăm loại sản
phẩm được bày bán trênthị trường. trong tình hình đó để có thể tồn tại
trên thịtrườngcác doanh nghiệp phải chuyển từ triết lý sảnphẩm và bán
hàng sang triết lý khách hàng và Marketing. Để có thể giành được khách
hàng và chiến thắng đối thủ cạnh tranh thì giải pháp duy nhất là phải làm
tốt hơn công việc đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu của khách hàng.
Những sảnphẩm có chấtlượng sẽ được khách hàng tin tưởng và ủng
hộ, ngược lại những sảnphẩm kém chấtlượng sẽ không thể tồn tại trên
thị trường dù có quảng cáo tiếp thị quy mô cỡ nào đi chăng nữa. Điều đó
đã trở thành quy luật tất yếu của thị trường, nếu doanh nghiệp nào cố
tình viphạm nó sẽ phải trả giá đắt, lừa dối khách hàng là điều tối kỵ trong
kinh doanh. Như một nhà phân tích thịtrường đã nói: “ Quảng cáo cho
sản phẩm tồi là cách thí mạng nhanh nhất ”
Trong những nền kinh tế khan hiếm hàng hoá và những thịtrường
gần như độc quyền, các công ty không phải mất nhiều công sức để làm
vui lòng khách hàng. Vào thập niên 80 ở Đông Âu hàng triệu người tiêu
dùng rầu rĩ vì phải xếp hàng để mua được những bộ quần áo với chất
lượng tồi tàn. Ngược lại, ngày nay với nền kinh tế mở khách hàng có thể
tha hồ lựa chọn trong vô số hàng hoá dịch vụ được trưng bày la liệt tại
Lª Th¸i B×nh D¬ng - Marketing 44B
các cửa hàng và siêu thị. Trong hoàn cảnh đó nhà sản xuất phải đảm bảo
chất lượngsảnphẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, nếu
không họ sẽ mất ngay khách hàng vào tay đối thủ cạnh tranh. Ngay cả
chất lượng và mức độ dịch vụ ngày hôm nay là có thể chấp nhận được
thì ngày mai đã không còn chấp nhận được nữa. Nói như vậy để thấy
được tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ và dịch vụ. Những
người tiêu dùng ngày nay có trình độ học vấn và yêu cầu cao hơn nhiều,
điều đó đồng nghĩa là các nhà sản xuất phải nângcao hơn nữa tính năng
cũng như chấtlượng của sản phẩm, dịch vụ. Hoạt động thực tiễn của
những tập đoàn lớn như Toyota, Sony và những đại lý bán lẻ siêu
hạng( marks spencer, L.L.Bean ) đã góp phần nângcao những đòi hỏi về
chất lượng của sản phẩm. Sự thu hẹp nhiều ngành sản xuất ở Hoa Kỳ
như ô tô, máy ảnh, hàng điện tử gia dụng là một bằng chứng hùng hồn
về những hãng cung ứng hàng chấtlượng trung bình đã mất đặc quyền
kinh doanh trênthịtrường mục tiêu của mình, khi bị các đối thủ cạnh
tranh mạnh hơn tấn công. Để sống sót và chiến thắng trênthịtrườngcác
doanh nghiệp cần phải áp dụng chiến lược kinh doanh mới, lấy khách
hàng làm trung tâm và cung ứng những giá trị hảo hạng như họ mong
đợi.
Hiện nay vẫn còn những công ty nghĩ rằng công việc của bộ phận
marketing là tìm kiếm khách hàng và nếu không lôi kéo được khách hàng
thì đã vội kết luận là những người làm Marketing của mình kém cỏi.
Nhưng họ đâu có biết rằng khách hàng không chấp nhận sảnphẩm của
họ là vìchấtlượng của sảnphẩm đó không đáp ứng được nhu cầu của
họ. Cho dù là bộ phận Marketing giỏi nhất thế giới cũng không thể bán
được những sảnphẩm có chấtlượng kém hay không đáp ứng được nhu
cầu của bất kỳ khách hàng nào. Bộ phận Marketing chỉ có thể phát huy
được hiệu quả trong các công ty mà các phòng ban và toàn thể cán bộ
công nhân viên đều cùng chung sức để thiết kế và thực hiện một hệ
thống đảm bảo giá trị cho khách hàng hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.
Việc đảm bảo chấtlượngsảnphẩm sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm
được chi phí. Cách nghĩ xưa kia của các doanh nghiệp là việc đạt chất
lượng cao hơn sẽ đòi hỏi chi phí nhiều hơn và làm chậm tốc độ sản xuất.
Nhưng thực ra chấtlượng được cải tiến nhờ học được cách “ làm mọi
việc đúng ngay từ đầu ”. Chấtlượng không phải do kiểm tra mà có, mà
phải được tạo ra trong thiết kế. Khi mọi việc được làm đúng ngay lần đầu
thì sẽ loại bỏ được nhiều khoản chi phí phát sinh như sửa chữa, bảo
dưỡng… , đó là chưa kể đến chuyện mất tín nhiệm với khách hàng.
Motorola là một ví dụ điển hình, trong năm năm vừa qua việc đảm bảo
chất lượng đã tiết kiệm được 700 triệu USD chi phí sản xuất. Tiết kiệm
được chi phí là một chuyện nhưng vấn đề quan trọng hơn là Motorola đã
tạo được uy tín với khách hàng. Nhưng cũng phải thấy rằng đảm bảo
chất lượng không là chưa đủ mà phải liên tục cải tiến chấtlượng bởi vì
người mua ngày càng có những yêu cầu cao hơn. Và chấtlượng tốt
chưa hẳn đã đem lại ưu thế cạnh tranh, đặc biệt khi các đối thủ cạnh
tranh cũng nângcaochấtlượng của họ với mức độ tương đương. Ví dụ
Lª Th¸i B×nh D¬ng - Marketing 44B
như hãng hàng không Singapore Airlines nổi tiếng là hãng hàng không tốt
nhất thế giới. Tuy nhiên các hãng hàng không đối thủ cạnh tranh mới đây
đã thu hút được một phần khách hàng lớn hơn khi họ đã thu hẹp được
khoảng cách giữa chấtlượng dịch vụ của mình với chấtlượng dịch vụ
của hãng Singapore.
Nói tóm lại cuộc chạy đua về chấtlượng không thể cứu vãn nổi một
sản phẩm tồi. Sản phẩm, dịch vụ kém chấtlượng trước sau gì cũng bị
khách hàng từ bỏ và tìm đến những sảnphẩm có chấtlượng tốt hơn.
Qua đó ta có thể thấy được vai trò của chấtlượngsảnphẩm quan trọng
như thế nào, nó là chìa khoá dẫn đến thành công cho doanh nghiệp biết
tận dụng triệt để yếu tố này.
3. Thực trạng về công tác quản lý chấtlượng ở Việt Nam
Từ sau năm 1986 đến nay cùng với quá trình chuyển nhanh nền
kinh tế sang cơ chế thịtrường có sự quản lý của nhà nước thì quyền tự
chủ trong sản xuất kinh doanh cũng được mở rộng, các tiềm năng con
người được khơi dậy. Quyền lợi người tiêu dùng và khách hàng ngày
càng được đề cao và được pháp luật bảo vệ.Tình hình mới này đòi hỏi
sự thay đổi trong nội dung và phương pháp tiến hành quản lý chấtlượng
sản phẩm
Có thể nói rằng văn bản đầu tiên quyết định sự đổi mới các hoạt
động quản lý chấtlượngsảnphẩm trong thời kỳ mới là chỉ thị ngày 6
tháng 8 năm 1989 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về các biện pháp cấp
bách nhằm củng cố và tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất
lượng sảnphẩm hàng hoá. Trong đó nêu rõ và biểu dương nhữnh tiến bộ
về chấtlượng và công tác quản lý chấtlượngsảnphẩm trong những
năm gần đây. Đồng thời cũng phê phán hiện tượng chấtlượng kém
không đáp ứng nhu cầu thịtrường . Tiếp theo là pháp lệnh đo lường do
hội đồng nhà nước ban hành 16 tháng 7 năm 1990 và pháp lệnh chất
lượng hàng hoá được công bố ngày 2 tháng 1 năm 1991. Đó là những
văn bản quan trọng thể hiện quan điểm nhận thức của lãnh đạo nhà
nước về chấtlượngsản phẩm. Từ đó ta thấy được chấtlượngsảnphẩm
đã trở thành vấn đề mang tính vĩ mô và các doanh nghiệp cũng cần có
thái độ nghiêm túc về vấn đề này. Đặc biệt cuối năm 1999 đầu năm 2000
với việc đổi mới sâu sắc văn bản pháp lệnh nhà nước về chấtlượng
hàng hoá đã đánh dấu bước ngoặt trong công tác quản lý chấtlượngsản
phẩm. Văn bản này đã có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2000.
Điều đó tạo điều kiện cho việc đổi mới hoạt động quản lý chấtlượngsản
phẩm trong giai đoạn mới.
Những cải tiến bước đầu về quản lý chấtlượngsảnphẩm đã được
triển khai từ những cơ quan nhà nước đến các cơ sở kinh doanh. Điều
Lª Th¸i B×nh D¬ng - Marketing 44B
đó đã đem lại những sắc thái mới, tạo ra sự phong phú đa dạng cho thị
trường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển biến về nhận thức của
các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý và các nhân viên trong các doanh
nghiệp về công tác quản lý chấtlượngsản phẩm
Không một nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào còn nghi ngờ về yếu tố
cạnh tranh của chấtlượngsản phẩm. Đó là sự sống còn của doanh
nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp muốn vươn ra thịtrường quốc tế.
Để cạnh tranh về chấtlượng với các doanh nghiệp nước ngoài quả là
khó khăn khi mà các doanh nghiệp nước ngoài có trình độ khoa học và
kỷ luật lao động rất cao. Nhưng điều đó không có nghĩa là không làm
được. Trong thời gian vừa qua cùng với những đổi mới quan trọng về
công tác quản lý vĩ mô, hệ thống quản lý chấtlượng nhà nước đã được
thành lập và hoạt động tương đối có hiệu quả. Điều đó mở ra một tương
lai tươi sáng cho hàng hoá nước ta có thể cạnh tranh với hàng hoá nước
nhoài. Đặc biệt là trong thời gian sắp tới khi nước ta mở cửa hội nhập với
nền kinh tế thế giới (WTO). Đây là lúc chúng ta nhìn nhận những mặt yếu
kém và khắc phục nó để kịp thời hội nhập với thế giới. Nếu không với tốc
độ phát triển chóng mặt như ngày nay nền kinh tế nước ta sẽ bị bỏ lại
sau lưng cùng với sự nghèo nàn và lạc hậu. Trong những năm gần đây
trước những đòi hỏi khách quan cần thiết phải nângcao nhận thức và tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Tổng cục
tiêu chuẩn đo lườngchấtlượng phối hợp với các tổ chức quốc tế đã đề
ra rất nhiều chương trình đào tạo, huấn luyện và các cuộc hội thảo về
chất lượngsảnphẩm nhằm giúp các doanh nghiệp thấy rõ tầm quan
trọng của chấtlượngsảnphẩm trong hoạt động kinh doanh. Mà tiêu biểu
là tiêu chuẩn chấtlượng ISO – 9000. Tiêu chuẩn này được biết đến ở
Việt Nam từ những năm 1989 – 1990. Nhưng việc tổ chức nghiên cứu
tuyên truyền phổ biến và áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam có thể
nói là chậm chạp. Cho đến những năm 1995 – 1996 mặc dù đã qua hơn
nửa thập kỷ nhưng hầu hết các doang nghiệp không biết ISO – 9000 là
gì. Ngay cả trên phương tiện truyền thông còn nhầm lẫn ISO – 9000 với
tiêu chuẩn chấtlượng hàng hoá. Các doang nghiệp không biết làm thế
nào để áp dụng tiêu chuẩn này hay ai sẽ là ngưòi tư vấn, cấp giấy phép
cho họ. Thực trạng về nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam được
thể hiện qua kết quả điều tra ban đầu của Uỷ ban kinh tế xã hội Châu Á
thái binh dương ( gọi tắt là ESCAP ).
Lª Th¸i B×nh D¬ng - Marketing 44B
Kết quả điều tra ban đầu nhận thức về tiêu chuẩn ISO – 9000
TT Tên doanh nghiệp Sảnphẩm chính
Số lao
động
Nhận thức về
ISO-9000
1 XN dệt len Sài Gòn Quần áo len dệt 400 không
2 Công ty Thiên Tân Chăn len mỏng 80 không
3 HTX may Tiến Bộ Quần áo may sẵn 200 Rất ít
4 Nhà máy dệt Tân Tiến Khăn ăn, khăn mặt 60 rất ít
5 XN thảm len Đống Đa Thảm len, may mặc 510 không
6 Công ty TNHH Ngọc
Phương
Quần áo may sẵn 125 rất ít
7 Công ty TNHH Đại
Phong
May mặc 217 không
8 Trung tâm may Kiến An Con giống nhồi
bông
417 rất ít
9 Công ty HERPO Quần áo may sẵn 170 không
10 Công ty TNHH Hiệp
Hưng
Thêu len, may sẵn 600 không
11 Công ty TNHH Nam
Thanh
Hàng dệt len 200 không
Từ bảng kết quả điều tra ban đầu ta thấy nhận thức của các doanh
nghiệp về vấn đề chấtlượngsảnphẩm là quá ít. Đó là một khiếm khuyết
lớn sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường nếu không sửa chữa kịp thời. Chất
lượng sảnphẩm đã trở thành vấn đề cốt lõi sống còn của các doanh
nghiệp. Những sảnphẩm có chấtlượng kém sẽ không tồn tại được trên
thị trường, nó sẽ không được người tiêu dùng chấp nhận. Do đó doanh
nghiệp phải ý thức được rằng ngoài các yếu tố thoả mãn khách hàng
bằng cácsảnphẩm có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng với giá cả hợp lý thì việc phân phối nhanh, thuận lợi đến tay người
tiêu dùng được xem như yếu tố cấu thành nên chấtlượng toàn diện.
Trong vài năm trở lại đây các doanh nghiệp đã nhận thức được vị thế
cạnh tranh của yếu tố chấtlượng và đề ra mục tiêu chiến lược sản xuất
kinh doanh hướng vào chất lượng. Điều đó đã mang lại những kết quả
khả quan. Rất nhiều doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc trênthị
Lª Th¸i B×nh D¬ng - Marketing 44B
trường và sảnphẩm của họ đã được khách hàng chấp nhận. Tính cho
đến nay đã có rất nhiều doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO – 9002.
Đó là điều đáng mừng của nền kinh tế nước ta.
II – Công ty Masan và sảnphẩmgiavịChinsutrênthịtrườngHà Nội
1. Giới thiệu chung về công ty Masan
Công ty Masan có thể được coi là một tập đoàn mạnh ở trong
nước.Tập đoàn Masan được thành lập năm 1996 gồm15 công ty thành
viên do toàn bộ người Việt Nam quản lý. Do đó tập đoàn rất quan tâm
đến hình ảnh của mình qua các hoạt động kinh tế xã hội. Những nhà lãnh
đạo công ty đều là những người đã học và tốt nghiệp tại Liên Xô cũ trong
thời kỳ nền kinh tế Liên Xô chuyển sang cơ chế thị trường. Do đó họ rất
hiểu những cơ hội và thách thức của bước chuyển giao sang cơ chế thị
trường. Công ty Masan có tiềm lực tài chính khá mạnh và nguồn nhân
lực có chấtlượng cao. Masan là nơi hội tụ khá đầy đủ các “anh hào’’ của
các tập đoàn đa quốc gia. Thanh nam châm thu hút nhân tài của Masan
không phải là mức lương hậu hĩ, vượt trội mà là một chí hướng mang
tính “ mầu cờ sắc áo’’.
Sự hợp tác để xây dựng một tập đoàn Việt nam lớn mạnh có khả
năng cạnh tranh ngang ngửa với các tập đoàng nước ngoài trong tương
lai. Ông Nguyễn Đăng Quang chủ tịch tập đoàn Masan nói: “Có một thứ
rất quan trọng mà các công ty đa quốc gia đóng góp cho nền kinh tế Việt
Nam đó là phương pháp và môi trường làm việc công nghiệp’’. Masan
thu hút được đội ngũ những người chuyên nghiệp vì người Việt Nam
ngoài nhà cửa, tiền lương họ còn mong muốn một chút gì đó mang tính
mầu cờ sắc áo. Sảnphẩm chính của công ty là các loại gia vị, thực phẩm
ăn nhẹ như xúc xích, mì ăn liền. Ngoài ra công ty còn kinh doanh nhiều
mặt hàng khác nữa. Nhưng ở đề án này em chỉ trình bày riêng về mặt
hàng giavị mang nhãn hiệu Chinsu của công ty Masan. Thương hiệu
Chinsu đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trênthịtrườngHà Nội.
các sảnphẩmgiavị bao gồm nước mắm, tương ớt, nước tương đã được
nhiều gia đình sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày như một phần không
thể thiếu. Công ty Masan đã chinh phục được người tiêu dùng trênthị
trường HàNội bằng chấtlượngsảnphẩm và cung cách phục vụ. Công ty
luôn đặt lợi ích cuả khách hàng lên trên hết, ban lãnh đạo công ty cùng
đội ngũ công nhân viên luôn lao động hết mình vì lợi ích của công ty và
khách hàng vì công ty luôn ý thức rằng chỉ có giữ chân được khách hàng
thì mới đứng vững được trênthị trường, mà muốn giữ chân khách hàng
Lª Th¸i B×nh D¬ng - Marketing 44B
thì phải tạo ra những sảnphẩm có chấtlượng ổn định và đồng đều. Đó là
phương châm sản xuất kinh doanh của công ty.
2. Những hoạt động sản xuất của công ty Masan trong thời
gian qua và quá trình xây dựng thương hiệu Chinsutrênthịtrường
Hà Nội
2.1. Tổng quan về thịtrườnggiavị trong nước
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như ngày nay việc đưa sảnphẩm
ra thịtrường gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là có những yếu tố ta
không thể lường trước được. Như đợt cúm gia cầm vừa qua tưởng
chừng như vô hại nhưng thục tế nó đã đem lại những tổn thất khá lớn
cho các doanh nghiệp. Cácsảnphẩm mì gói cao cấp Kim chi, Chinsu của
công ty Masan ghi ngay trên bao bì : “ Đặc biệt sử dụng bột mì cao cấp
có trộn lòng đỏ trứng gà nguyên chất ’’ đã phải hạgiá bán 200 đồng/1 gói
từ mùng 1 tháng 2 đến 15 tháng 2 năm 2004 do ảnh hưởng của dịch cúm
gia cầm. Điều đó cho thấy những bất lợi từ thịtrường là rất lớn, nó sẽ
đánh gục ngay những công ty thiếu bản lĩnh. Nguy cơ từ phía đối thủ
cạnh tranh cũng luôn tiềm ẩn. Hiện nay trênthịtrườngcác loại bột, viên,
nêm giavị tạo hương bún bò, phở gà, bún mắm… của hàng chục công
ty có tên tuổi được đóng gói bao bì thật bắt mắt bán ở siêu thị thoáng mát
lịch sự chỉ 2000 đồng đến 3000 đồng một gói. Sự chênh lệch về giá
không đáng kể, do đó giá không còn là công cụ cạnh tranh hiệu quả nữa.
Các doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một hướng đi mới, có lẽ chú
trọng nângcao và cải tiến chấtlượng là một giải pháp thích hợp.
Theo các nhà sản xuất thì nhu cầu tiêu thụ ở thịtrườnggiavị hiện
nay vẫn còn là ẩn số với các nhà kinh doanh. Sảnlượng 200 đến 400
triệu tấn hạt nêm 1 năm của các nhãn hiệu lớn như Knor, maggi,
Ajinomoto……với chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên khắp cả nước tưởng
chừng như đã đẩy mức tiêu thụ đến chỗ bão hoà. Nhưng thực tế cho
thấy thịtrường vẫn còn chỗ trống bởi chỉ sau 1 năm ra nhập thịtrường
nhãn hiệu Chinsu cũng tìm được chỗ mới để chen chân với mức độ phát
triển tăng gần 100% sau mỗi quý. Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất nhỏ
cũng tăng bình quân từ 20% đến 30% trong năm qua.
Hai yếu tố chính được các công ty lớn tập trung khai thác và xây
dựng thương hiệu, giành thị phần là nângcaochấtlượng và tiếp thị, kinh
doanh có bài bản. Điểm lại sự ra mắt của hạt nêm Knor, Maggi, Ajingon
và mới nhất là Chinsu ta sẽ thấy rõ điều này. Ông Nguyễn Đăng Quang
tổng giám đốc công ty Masan, đơn vị tham gia kinh doanh nhãn hiệu
[...]... hiệu Hàng Việt Nam chấtlượngcao chỉ sau một năm ra mắt thịtrường III – Đánh giá của khách hàng HàNội về chấtlượngcácsảnphẩmgiavị mang nhãn hiệu Chinsu Thời gian qua công ty Masan và thương hiệu Chinsu đã trở nên quen thuộc với thịtrườngHàNội Với phương châm kinh doanh lấy khách hàng làm trọng tâm, công ty đã lấy được lòng tin nơi khách hàng và không ngừng cải tiến chấtlượngsảnphẩm để... khách hàng Nói chung khách hàng hài lòng với sảnphẩmChinsu không chỉ về chấtlượng mà còn về cung cách phục vụ Với những cố gắng không ngừng công ty Masan đã tạo nên một thương hiệu Chinsu có khả năng cạnh tranh với các đại gia tên tuổi khác trênthịtrường IV - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng caochấtlượngsảnphẩm Chinsu 1 Về bản thân công ty Masan Để cải tiến và nâng caochấtlượngsản phẩm. .. những sảnphẩm mới có chấtlượng cao, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người HàNội đã thực sự gây được tiếng vang trênthịtrường Đồng thời thông qua những sảnphẩm có chấtlượng như thế công ty muốn khách hàng cảm nhận được công ty luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết Khách hàng ngày càng tin tưởng vào chấtlượng của thương hiệu Chinsu Theo điều tra thực tế cho thấy sảnphẩmgiavị Chinsu. .. chẽ chấtlượngsảnphẩm trước khi tung ra thịtrường Nhờ làm tốt công tác quản lý chấtlượngsảnphẩm nên sảnphẩmgiavị mang nhãn hiệu Chinsu của công ty đã được khách hàng đánh giácao Đặc biệt là đối với khách hàng trên địa bàn HàNộithì những sảnphẩm nước tương, tương ớt và nước mắm Chinsu đã trở nên không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày Trong bối cảnh cạnh tranh như ngày nay, khi mà hàng... mới chấtlượngsảnphẩm việc tuyên truyền, giáo dục, đào tạo về chấtlượngsảnphẩm phải được đặt lên hàng đầu Ngoài các doanh nghiệp, người chịu trách nhiệm phải tạo ra sảnphẩm có chấtlượng luôn luôn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng thì người tiêu dùng sảnphẩm cũng sẽ là người tham gia tích cực vào việc duy trì chấtlượngsảnphẩm Đồng thời cũng là nơi có thể cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà... 2 1.1/ Khái niệm cơ bản về chấtlượngsảnphẩm 2 1.2/ Khái niệm về công tác quản lý chấtlượng 3 2/ Vai trò của chấtlượngsảnphẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh 4 3/ Thực trạng về công tác quản lý chấtlượng ở Việt Nam 6 II – Công ty Masan và sảnphẩmgiavịChinsutrênthịtrườngHàNội 9 1/ Giới thiệu chung... tranh trênthịtrườngthì công ty phải dựa vào chính bản thân mình Phải nhìn nhận chấtlượng của sảnphẩm dựa trên đánh giá của khách hàng, nâng caochấtlượngsảnphẩm có nghĩa là thoả mãn tốt nhất những nhu cầu và mong muốn của khách hàng một cách toàn diện Muốn vậy trước hết phải biết khách hàng có những yêu cầu gì, họ mong muốn ra sao Rồi xuất phát từ đó công ty mới tiến hành cải tiến và nângcao chất. .. nay, khi mà hàng hoá tràn ngập trênthịtrườngthị đẩy các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn Công ty Masan cũng không ngoại lệ nhưng với những nỗ lực không ngừng trong cải tiến và nâng caochấtlượngsảnphẩm công ty vẫn tìm được chỗ đứng vững chắc trênthịtrường và liên tục gia tăng thị phần Thương hiệu Chinsu đã được khẳng định trênthịtrường và việc chiếm lĩnh thịtrường trong nước là mục tiêu... điểm lại các mốc ra đời của sảnphẩm Chinsu: 18/12/2002: Ra mắt nước tương cao cấp hiệu Chinsu 7/4/2003 : Tung ra mì gói Chinsu 1/10/2003 : Xuất hiện nước mắm cao cấp Chinsutrênthịtrường 8/12/2003 : Giới thiệu hạt nêm Chinsu Xen kẽ trong các đợt giới thiệu hàng mới là các chiêu thức tự làm mới cho sảnphẩm như tung ra nước tương có bổ xung Vitamin , i ốt và chất sắt, tung ra các loại mì gói vị thịt... quản sảnphẩmCác biện pháp được thực hiện đầy đủ sẽ góp phần nâng caochấtlượngsảnphẩm cũng như khả năng cạnh tranh trênthịtrường 2 Về các chính sách và yếu tố vĩ mô Để có thể thực hiện được những biện pháp đảm bảo và nângcaochấtlượng đã đề ra ở trênthì doanh nghiệp cần phải có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng và nhà nước Cụ thể là: Thứ nhất là về chính sách thuế Để nângcao sức cạnh . khách hàng Hà Nội về chất lượng các sản phẩm
gia vị Chinsu của công ty Masan
IV. Một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản
phẩm Chinsu
V chất lượng các sản phẩm
gia vị Chinsu nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường. Từ đó phát triển thị phần ra toàn quốc và các nước