Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
281,5 KB
Nội dung
CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM SÒ
I. ĐẶC TÍNH SINH HỌC:
- Nấm sò có nhiều loại và nhiều chủng, chúng khác nhau về màu sắc và hình
dạng , khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ.
1. Hình dạng :
- Hình phễu lệch, phiến mang bào tử kéo dài đến chân, cuống nấm gân gốc có
lớp lông nhỏ mịn, tainấm sò còn non có màu sắc sậm hoặc tối, khi trưởng thành màu
trở nên sáng hơn.
*Chu trình sống:
- Bắt đầu từ bào tử hữu tính, nảy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng (sơ cấp và thứ
cấp). Kết thúc bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm.Tai nấm sinh ra các
đảm bào tử và chu trình lại tiếp tục.
2. Nhiệt độ:
Từ 10 - 30
o
C và được chia ra các nhóm sau:
- Nhóm 1 : 10 - 15
o
C Ký hiệu : OS
- Nhóm 2 : 15 - 20
o
C Ký hiệu : HY, SY
- Nhóm 3 : 20 - 30
o
C Ký hiệu : F
3. Độ ẩm:
- Độ ẩm cơ chất (nguyên liệu) 65 - 70 %
- Độ ẩm môi trường ≥ 80 %
+ Nếu độ ẩm thấp hơn 70 % quả thể bị vàng và khô mép.
+ Nếu độ ẩm ở 50 % tainấm ngưng phát triển và chết.
+ Nếu độ ẩm >95% chưa hẳn tốt cho nấm, tainấm dể bị nhũn và rủ xuống.
4. Độ thông thoáng:
- Rất cần thiết trong giai đoạn ươm sợi.
- Khi nấm ra cần độ thông thoáng vừa phải.
5. Ánh sáng:
- Giai đoạn ươm sợi không cần ánh sáng
- Giai đoạn ra nấm cần ánh sáng khuếch tán (đọc sách được) .
- Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ ngăn cản việc hình thành cụm nấm.
- Nếu ánh sáng quá yếu làm chân nấm dài ra mũ nấm hẹp.
6. Độ pH :
- pH = 7 (trung tính).
7. Hàm lượng dinh dưỡng:
- Sử dụng xenlulô dưới dạng trực tiếp
II. THỜI VỤ :
- Thích nghi với từng chủng giống
- HY từ tháng 11-12
- SO từ tháng 11-1
- O tháng 12
- F trồng được tất cả các tháng
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị. ĐT: 0533561901 – 0533.604338 - 0982234360 1
* Chú ý : - Nấm sò có thể trồng được các tháng trong năm nhưng thuận lợi
nhất vẫn từ tháng 10 – 4 (Tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau)
III. PHƯƠNG PHÁP NUÔI TRỒNG:
1. Chuẩn bị :
- Nguyên liệu chủ yếu là rơm rạ khô không bị mốc, có màu vàng sáng,
- Kệ kệ làm bằng gổ hoặc tre phải róc nước và lưu thông được không khí.
- Kích thước dài 1.5m rộng1.5 m có chân cao 20 cm.
- Cọc thông khí mục đích lưu thông được không khí.
- Vôi bột hoặc vôi tôi (vôi ăn trầu)
- Ni lon
- Bể nước
- Bình bơm (dạng phun sương)
- Nhà nuôi trồng : Nhà có thể thiết kế theo dạng nhà vòm hoặc nhà chử A ấm
về mùa đông và mát về mùa hè
- Giống đúng độ tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, khuẩn, sợi nấm khoẻ
- Túi nilon kích thước 30x50 cm hoặc 35x50 cm.
- Bông không thấm nước.
- Nguồn nưóc phải sạch không dùng nước ao hồ tù đọng
- Chun buộc
- Dây treo
- formol
2. Quy trình công nghệ:
a. Xử lý nguyên liệu:(Có 2 phương pháp)
* Phương pháp1: (không phải hấp)
Ủ nguyên liệu:- Hòa nước vôi vào bể với tỷ lệ :
+ Vôi tôi Ca(OH)
2
20-25 kg cho một tấn nguyên liệu
+ Vôi bột 15 - 20 kg cho một tấn nguyên liệu
- Cho rơm rạ khô vào bể nước vôi đã hòa ở trên làm ướt đến no nước sau đó
vớt ra để ráo độ 10 phút rồi chất lên kệ.
- Rơm chất đống ủ theo từng lớp chặt (có thể đứng lên dẩm) ở giữa có cọc
thông khí, đống ủ tối thiểu là 3 tạ rơm khô với kích cở 1,5x1,5x1,5 m.
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị. ĐT: 0533561901 – 0533.604338 - 0982234360 2
Ủ NGUYÊN
LIỆU
ĐẢO NGHUYÊN
LIỆU
CẤY GIỐNG
CHẾ BIẾN
BẢO QUẢN
CHĂM
SÓC & THU HÁI
ƯƠM BỊCH
- Sau khi đã ủ đống xong dùng nilon quấn quanh đống ủ, không được bịt kín.
Nếu trời mưa che trên cộc thông khí tránh cho nước mưa chảy trực tiếp vào đống ủ.
* Chú ý: Có thể làm ướt rơm rạ trước sau đó chất lên đống theo từng lớp dùng
ô doa tưới nước vôi theo tỷ lệ trên.
Đảo nguyên liệu :
- Rơm ủ sau 3 - 4 ngày ta tiến hành đảo đóng ủ tùy theo độ cứng của rơm.
- Đống ủ chia làm 2 lớp: Lớp ngoài, Lớp trong có màu trắng (lớp xạ khuẩn).
- Cách đảo đống ủ cho lớp ngoài vào trong , lớp trong ra ngoài chất theo lớp
giống như khi ủ không đứng lên dẫm. Lúc này ta tiến hành kiểm tra độ ẩm bằng cách
lấy một ít rơm bóp nhẹ thấy nước rỉ ra ở kẻ tay là được.
+ Nếu thấy khô quá thì dùng ô doa tưới thêm nước, còn thấy rơm ướt quá thì ta canh
ra vài giờ sau đó mới chất lên đống ủ, dùng nilon quấn quanh đống ủ giống như khi ủ
nguyên liệu, tiếp tục ủ thêm 3 - 4 ngày.
*Phương pháp 2:
Xử lý nguyên liệu mùn cưa, rơm rạ và bông phế thải bằng cách hấp khử trùng:
- Rơm rạ chặt nắn 10-15cm ngâm trong nước vôi theo tỉ lệ trên 15 – 20 phút
vớt ra để ráo nước, ủ lại 2 – 3 ngày.
- Bông phế thải làm ướt như rơm rạ nhưng ủ lại từ 3 - 4 ngày, xé tơi đảo thật
đều, nếu quá ẩm phải phơi lại.
- Mùn cưa tạo ẩm, ủ lại 4 – 6 ngày.
- Tất cả các nguyên liệu trên sau khi kiểm tra độ ẩm đặt yêu cầu ta phối trộn
thêm với 5 – 10% cám gạo hoặc cám ngô. Đóng nguyên liệu vào túi nilon chịu nhiệt,
trọng lượng 1,5 – 2kg/túi (kích thước 25 x 35cm) nút cổ túi bằng ống nhựa và bông
không thấm nước sau đó đưa vào hấp khử trùng bằng các cách sau:
+ Hấp khử trùng trong nồi autoclave (nồi áp suất) ở áp suất 1,3 – 1,4 atmotphe,
nhiệt độ 121 – 125
o
C, thời gian 180 – 240 phút.
+ Hấp trong thùng phuy (hấp cách thuỷ) ở nhiệt độ 100
o
C trong 10 – 12 giờ
- Sau khi hấp xong lấy bịch nấm ra để nguội trong phòng sạch sẽ, cấy giống
trong bốc cấy và phòng vô trùng.
- Các cơ sở có đủ trang thiết bị, áp dụng phương pháp xử lý nguên liệu bằng
cách hấp rất đảm bảo. Hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh, dùng ít giống, năng suất cao.
b. Cấy giống:
- Sau khi đảo đống ủ được 3 - 4 ngày cho nguyên liệu ra để nguội, kiểm tra độ
ẩm:
+ Nếu rơm quá khô tưới thêm nước khoảng 2 - 4 giờ sau mới cấy giống.
+ Nếu rơm quá ướt phải canh ra đến khi độ ẩm đạt là được.
- Dùng dao băm với kích thước 10 - 12cm
- Giống không được vò mà phải bẻ tơi giống
- Đưa nguyên liệu vào túi nilon theo từng lớp, cấy giống xung quanh thành túi
nilon mỗi lớp cách nhau từ 5 - 7cm. Như vậy mổi bịch ta có thể cấy 4 - 5 lớp giống,
lớp trên cùng ta cấy toàn bộ trên bề mặt sau đó nút bông dùng chun buộc lại.
+ Các tháng nóng (5,6,7) trọng lượng bịch (30 x 45) là 1 - 1,5kg
+ Các tháng lạnh trọng lượng bịch (30 x 50) hoặc (35 x 50) là 2 - 3kg
+ Nếu thời tiết quá nóng nên đóng lỏng tay và trời lạnh nên đóng chặt tay.
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị. ĐT: 0533561901 – 0533.604338 - 0982234360 3
- Mỗi kg giống cấy từ 16 - 20 bịch, mỗi tấn nguyên liệu khoảng 800 bịch.
c. Ươm bịch :
- Điều kiện nhà ươm phải thoáng, sạch sẽ, không có ánh sáng trực tiếp.
- Dùng lưu huỳnh để đốt, xong formol 0,5 % hoặc tưới nước vôi xử lý nhà ươm
trước 3 ngày đưa vào sử dụng.
- Khoảng cách giữa các bịch là 3cm, 5 – 6 ngày đầu sợi nấm vươn dài có tính
hướng âm, 7 ngày sau sợi nấm phát triển tốt.
- Nếu điều kiện bất thường bịch nấm bị nhiễm bệnh nên cách ly chúng.
- Bịch nấm không ăn đều do xử lý nguyên liệu không đạt. Sợi nấm ngừng phát
trển và co lại.
- Độ pH trong bịch nấm quá cao rất khó xử lý phải kéo dài thời gian ươm bịch
năng suất giảm từ 50 - 60 %
- Độ ẩm quá cao ta xử lý tiến hành rạch bịch sớm ở dưới cách đáy 1cm và mở
nút bông trong vòng 2 - 3 ngày.
- Sau khi cấy 25 -30 ngày sợi nấm phát triển cách đáy 1cm ta rạch bịch.
d. Rạch bịch chăm sóc và thu hái :
- Nhà nuôi trồng sạch, thoáng mát, ánh sáng vừa phải (đọc sách được).
- Khi sợi nấm ăn cách đáy 1cm tiến hành bỏ nút bông, nén nhẹ tay, buộc bịch
trở lại và treo ngược bịch.
- Dùng lưởi dao lam rạch 6 - 8 vết rạch so le nhau xung quanh bịch, mỗi vết
rạch dài 2-3 cm.
- Khi treo, rạch bịch xong từ 6 – 10 ngày đầu tạo độ ẩm bằng cách tưới nước
xuống nền nhà không tưới trực tiếp vào bịch (nước tưới phải sạch). Khi thấy nấm bắt
đầu nhú ra từ các vết rạch ta mới tiến hành tưới nước tưới phun sương.
- Lượng nước tưói trong ngày phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và độ tuổi của
nấm sao cho cánh nấm luôn luôn ẩm và có màu trắng:
+ Trời nóng tưới nhiều lần trong ngày trời mưa tưới ít.
+ Nấm còn nhỏ và nấm chuẩn bị thu hái tưới ít nước .
+ Những ngày ẩm độ cao không cần tưới nước.
+ Những ngày nóng quá cần đổ nước xuống nền nhà.
- Khi nấm phát triển đến mức độ nhất định cánh nấm vẫn còn hình dạng phểu
tiến hành thu hái nấm:
+ Khi nấm đã già (phát tán bào tủ) cánh nấm to và phẳng nên vứt bỏ .
+ Khi hái nấm hái luôn từng cụm hái sạch góc.
+ Năng suất trung bình 40 - 60 % (4 -6 tạ nấm tươi / tấn rơm rạ khô).
- Hái 5 - 6 lần thời gian kéo dài 2 - 3 tháng khi nào bịch nấm chuyển thành
màu đen không còn màu của sợi nấm thì chuyển bịch làm phân bón theo quy trình
sau:
+ Bịch nấm + nước + vôi bột (10 - 15kg) cho một đống ủ sau khi ủ được 25 -
30 ngày cho ra bón ruộng.
* Chú ý : Sau mỗi lần thu hái cần nén bịch để tăng năng suất. Tùy theo điều
kiện thời tiết mà ta nén nhẹ tay hay nén chặt tay.
- Nếu nhiệt độ >25
o
C nén nhẹ tay.
- Nếu nhiệt độ < 25
o
C ném chặt tay.
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị. ĐT: 0533561901 – 0533.604338 - 0982234360 4
IV. HẠCH TOÁN KINH TẾ:
- Rơm khô 1 tấn = 300.000đ
- Giống 40 kg x 15.000đ = 600.000đ
- Bông không thấm 7kg x 15.000đ = 105.000đ
- T úi nilon 7kg x 30.000đ = 210.000đ
- Vôi 20kg x 3.000đ = 60.000đ
- Vật liệu khác = 30.000đ
- Điện nước = 20.000đ
- Khấu hao nhà xưởng = 100.000đ
- Công lao động 30 công x 40.000đ = 1.200.000đ
- Tổng chi phí cho 1 tấn nguyên liệu là : = 2.623.000đ
- Năng suất trung bình là 50 % (500kg nấm tươi / tấn rơm rạ khô)
500 kg x 12.000đ = 6.000.000đ
- Vậy lãi ròng là: 3.377.000đ
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị. ĐT: 0533561901 – 0533.604338 - 0982234360 5
CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM RƠM TRÊN RƠM RẠ
I. ĐẶC TÍNH SINH HỌC:
1. hình dạng :
- Nấm rơm có hình quả trứng, khi già nở ô.
2. Màu sắc :
- Nấm rơm có màu xám tro, nếu ánh sáng quá yếu quả nấm chuyển sang màu
trắng.
3. Độ ẩm :
Chia làm 2 loại:
- Độ ẩm cơ chất (nguyên liệu) :65 - 70%.
- Độ ẩm môi trường (không khí): 85 - 95%.
4. Nhiệt độ :
- Pha thể sợi : Thích hợp từ 28 - 36
0
c, nếu nhiệt độ < 28
0
c thể sợi phát triển
chậm, nhưng nhiệt độ > 36
o
c thể sợi phát triển nhanh và dể bị thoái hóa .
- Pha quả thế : Thích hợp từ 30 - 36
o
c, nếu nhiệt độ > 36
o
c quả thể phát trển
nhanh, nhanh nở ô chất lượng kém.
5. Độ thông thoáng :
Nấm cần có độ thông thoáng tốt nồng độ co
2
< 0,1 %.
6. Ánh sáng :
- Pha thể sợi: Cần ánh sáng yếu thậm chí không cần ánh sáng. Nếu ánh sáng
mạnh thể sợi dể bị thoái hóa.
- Pha quả thể : Nếu ánh sáng mạnh thì quả thể có màu xám tro, thậm chí có màu
đen, ánh sáng yếu quả thể có màu trắng.
7. Độ pH : 6,5 - 8
8. Hàm lượng dinh dưỡng:
Sử dụng xenllulô dưới dạng trực tiếp
II. THỜI VỤ:
Từ 15/4 đến 15/10 dương lịch (chính vụ )
Từ 15/3 đến 15/4 (trái vụ )
Từ 15/10 đến 15/12 (trái vụ)
III. PHƯƠNG PHÁP NUÔI TRỒNG:
1. Chuẩn bị :
- Rơm rạ phải khô có màu vàng sáng ,không bị mốc.
- Kệ kê có kích cở 1,5x 1,5x 1,5 m, phải róc được nước, chân cao 0,2 m.
- Cộc thông khí cao hơn 2m có đường kính từ 10 - 20cm bịt kín hai đầu mục
đích lưu thông không khí.
- Bể nước .
- Ni lon để quấn quanh đống ủ.
- Bình bơm dạng phun sương.
- Vôi bột hoặc vôi tôi.
- Nhiệt kế.
- ẩm kế .
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị. ĐT: 0533561901 – 0533.604338 - 0982234360 6
- Nhà nuôi trồng.
- Khuôn cấy giống hình thang hai bên có tay cầm, đáy lớn dài 1,1m rộng 0,4 m
đáy bé dài 1m rộng 0,3 m chiều cao 0,4m. Khuôn được táp gổ xung quanh mặt trong
khuôn phải nhẳn .
- Chất khử trùng : lưu huỳnh, focmol, nước vôi đặc.
- Nguồn nước phải là nưóc sạch (nước sinh hoạt).
- Giống : Đúng độ tuổi kín đáy 2 - 3 ngày, nếu giống đã chuyển sang màu nâu
đỏ là giống đã già.
2. Quy trình công nghệ:
a. Ủ nguyên liệu:
Giống cách ủ của công nghệ trồng nấm sò
b. Đảo nguyên liệu :
Giống cách đảo nguyên liệu nuôi trồng nấm sò.
c. Đóng mô và cấy giống:
- Trước khi nuôi trồng phải xử lý khu vực nuôi trồng bằng nước vôi đặc hoặc
focmol 0,5%.
- Rơm rạ sau khi ủ đảo đạt yêu cầu ta tiến hành đóng mô và cấy giống theo 2
cách sau:
1. Đóng mô:
- Bẻ tơi giống (tuyệt đối không được vò giống, cấy theo từng túi một). Sau đó
cho rơm rạ vào khuôn và cấy giống theo từng lớp, 3 lớp dưới cấy xung quanh theo
đường chỉ cách thành khuôn 3 -5 cm. Lớp trên cùng cấy toàn bộ trên bề mặt, phủ tiếp
lên một lớp rơm dày 1 cm, mổi lớp cách nhau 10 cm. Sau đó phủ lên một lớp rơm
rạ khô dày 3-5 cm (áo mô).
-Trung bình mổi khuôn cấy từ 0,15 - 0,20 kg giống. Khoảng cách giữa các mô
là 25- 30 cm.
- Cấy giống nên tập trung vào buổi sáng hoặc buổi chiều, không nên cấy giống
vào buổi trưa những ngày nắng nóng.
2. Đóng bánh:
- Đặt khuôn vào tấm nilon (60 x 40cm), cho nguyên liệu vào khuôn cấy (20 x
20cm) nén chặt, tháo khuôn ra và gói lại sau đó phơi nắng từ 6 – 8 giờ hoặc hấp ở
nhiệt độ 90
o
o
C trong 1 giờ.
- Để nguội tiến hành cấy giống bằng cách cho giống vào hai đầu bánh, sâu 1-
2cm và gói lại như ban đầu.
d. chăm sóc và thu hái nấm:
d1. Đống mô:
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị. ĐT: 0533561901 – 0533.604338 - 0982234360 7
UÍ NGUYÃN
LIÃÛU
ÂAÍO
NGUYÃN
LIÃÛU
CÁÚY GIÄÚNG
CHÀM SOÏC,
THU HAÏI
* Kỹ thuật chăm sóc trong nhà:
- 1 - 3 ngày đầu đóng kín tất cả các cửa lại trừa lổ thông khí. Có thể tưới nước
nếu thấy mô nấm quá khô (tưới phun sương, ngữa vòi và tưới hai bên lối đi).
- Ngày thứ tư mở cửa để kiểm tra, nếu thấy mô nấm bị khô ta dùng bình phun
sương để tưới, nên tưới ngữa vòi.
- Ngày thứ 4 - 5 kiểm tra nhiệt độ, dùng nhiệt kế cắm sâu 15 cm vào điểm cấy
giống, nhiệt độ vào khoảng >30
o
c và < 40
o
c là tốt.
+ Nếu nhiệt độ < 30
o
c rải một lớp áo mô mỏng sau đó phủ nilon
+ Nếu nhiệt độ > 40
o
c mở tung các cửa, giảm bớt chiều cao mô, xới tơi mô.
- Ngaỳ thứ 7 - 8 thấy có hiện tượng kết sợi như mạng nhện trên bề mặt mô, ta
phun sương đậm hơn ngày bình thường (tưới đón nấm).
- Ngày thứ 9 - 10 trên mô nấm có lấm tấm trắng (đinh gim) lúc này tuyệt đối
không được tưới nước cho đến khi quả nấm to bằng hạt ngô ta mới bắt đầu tưới nước
trở lại.Tiếp tục chăm sóc như vậy cho đến khi thu hái. Số lần tưới trong ngày phụ
thuộc vào thời tiết, sao cho bề mặt mô nấm có màu như màu lúc mới cấy.
* Kỹ thuật chăm sóc nấm ngoài trời:
- Nấm rơm có thể trồng ở tất cả các khuôn viên của nhà mình kể cả dưới tán cây
và ruộng khô.
- Tuy nhiên trước khi trồng ta nên vệ sinh khu vực nuôi trồng, khác với nuôi
trồng ở trong nhà là trồng mô nào phải phủ ngay áo mô. Độ dày của áo mô từ 5-7 cm
được chia làm 2 lớp:
+ Lớp 1: 2 - 3 cm phủ bằng rơm rạ khô.
+ Lớp 2: 2 - 4 cm phủ bằng rơm rạ đã được làm ướt.
- Khi gặp trời mưa to phải dùng bạt để che, khi trời tạnh mưa phải bỏ bạt che ra
ngay, đồng thời phải có rảnh để thoát nước.
- Nếu trời mưa nhỏ không cần phải che .
- 1 - 3 ngày đầu không được tưới nước.
- Ngày thứ tư bỏ áo mô ra kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm sau đó tưới phun sương.
- Ngày thứ 7,8 thấy hiện tượng kết mạng trên mô nấm (tưới đón nấm).
- Ngày thứ 9,10 nấm bắt đầu ra đinh gim, lúc này không được tưới nước trực
tiếp vào mô nấm.
- Khi tưới xong phải đậy áo mô lại. Nếu trời quá nóng nắng ta dùng máy bơm
tưới trực tiếp lên áo mô (với lới áo mô dày).
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm.
d2. Đóng bánh:
- Sau khi cấy xong cho bịch nấm vào khu vực ươm 7 ngày.
- Ngày thứ 8 tháo nilon ra, lúc này bánh nấm đã xuất hiện mạng nhện, ta cho
bánh nấm đạt lên giàn nuôi trồng, khu vực nuôi trồng phải xử lý môi trường trước 2
-3 ngày.
- Ngày thứ 9 trên bánh nấm xuất hiện đinh gim lúc này ngừng tưới nước lên
bánh nấm, chỉ tưới nước xuống nền nhà tạo ẩm. Đến khi nấm to bằng hạt ngô mới
tưới nước lên bánh nấm và tiếp tục chăm sóc như vậy cho đến khi thu hái.
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị. ĐT: 0533561901 – 0533.604338 - 0982234360 8
* Chăm sóc nấm trái vụ :
1. Xử lý nguyên liệu:
Xử lý nguyên liệu như chính vụ song thời gian ủ đảo 5-6 ngày.
2 .Đóng mô và cấy giống:
Kích cở khuôn có sự thay đổi, nới rộng bề ngang và chiều cao của khuôn:
+ Chiều cao: 0,45m
+ Bề ngang: 0,4 và 0,45m
+ Cấy giống cách thành khuôn 4-5cm
3. Chăm sóc :
- Sau khi đóng mô xong tiến hàng phủ một lớp áo mô mỏng từ 2-3 cm và dùng
nilon phủ kín toàn bộ bề mặt áo mô, sau đó đó dùng một lớp rơm rạ phủ lên lớp
nilon.
- Nếu trồng ngoài trời thì phủ lên một lớp nilon nưã.
- 1-3 ngày đầu phủ kín.
- Ngày thứ tư tiến hành kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm mô nấm. Nếu thấy khô quá
thì tưới nước (bỏ áo mô ra để tưói sau đó đậy áo mô lại).Tưói phun sương và tưới
ngữa vòi.
- Ngày thứ 8-9 ngày kiểm tra mô nấm có hiện tượng kết màng ta tưới nước ấm
(3 sôi 2 lạnh tưới đón nấm). Cứ tưới như vậy cho đến ngày thứ 10 ,11.Sau đó chăm
sóc bình thường.
Chú ý: Chất liệu rơm rạ làm áo mô phải tốt hơn chất liệu rơm rạ đóng mô.
* Thời điểm thu hái nấm :
- Ta nên thu hái nấm khi nấm vẩn đang còn hình trứng (chưa nứt bao). Hái
ngày 2-3 lần, hái sạch góc, trước khi hái nấm không nên tưới nước (nếu sáng hôm sau
hái nấm thì tối hôm đó không được tưới nước). Sau mổi lần thu hái nấm cần phải vệ
sinh và tưới nước rất nhẹ tránh thối góc.
- Sau khi thu hái đợt 1 xong (năng suất đạt khoảng 70%) ,ta tiếp tục chăm sóc
để thu hái tiếp đợt 2 và 3.
* Cách chăm sóc :
- Nhặt bỏ hết quả nấm nhỏ, gốc nấm còn sót lại. Để khô 2 ngày ,sau đó tưới
phun sương trở lại, tiếp tục chăm sóc như thu hái đợt đầu.
- Năng suất trung bình 100kg /tấn nguyên liệu khô, hái 3-4 lần thời gian thu
hái mổi đợt kéo dài 3 - 4 ngày. Như vậy chu kỳ phát triển của nấm rơm kéo dài 30
-35 ngày kể từ khi cấy giống.
- Sau mổi đợt nuôi trồng ta nên vệ sinh lại khu vực xung quanh và nhà nuôi
trồng bằng nước vôi đặc hoặc focmol 0,5% 2-3 ngày mới bắt đầu đợt nuôi trồng mới.
Chú ý : Tùy theo thị trường mà ta cần chú ý đến màu sắc của nấm.
- Nấm màu trắng nên phủ áo mô .
- Nấm màu xám không cần phủ áo mô.
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị. ĐT: 0533561901 – 0533.604338 - 0982234360 9
IV. HẠCH TOÁN KINH TẾ :
- Rơm rạ khô 1 tấn = 300. 000 đ
- Giống 12kg x 15.000 = 180.000 đ
- Vôi 20kg x 3.000 = 60.000 đ
- Điện nưóc = 20.000 đ
- Vật tư khác = 20.000 đ
- Công lao động 20 công x 40.000 = 800.000 đ
- Khấu hao nhà cửa = 50.000 đ
- Tổng chi phí là: = 1.630.000 đ
- Năng suất trung bình 100 kg / tấn nguyên liệu là:
100kg x 30.000 đồng = 3.000.000 đ.
- Như vậy lãi thu được cho một tấn nguyên liệu là: 1.570.000 đ.
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị. ĐT: 0533561901 – 0533.604338 - 0982234360 10
[...]... nguyên liệu đã được ủ, phối trộn đồng đều với phụ gia theo tỷ lệ: + 45% Bông phế loại đã ủ + 45% Mùn cưa, bã mía đã ủ + 9% Cám gạo + Cám ngô + 1% Bột nhẹ (CaCO3) - Đảo đều nguyên liệu, kiểm tra độ ẩm đạt 60- 65% - Đóng túi : Chuẩn bị: Túi nilon 2 lớp kích thước 18 x 26cm: 12kg/ 1 tấn nguyên liệu Cổ nút nhựa: 8kg/ 1 tấn nguyên liệu Bông nút: 5kg/ 1 tấn nguyên liệu Chun buộc: 0,5kg - Cho hỗn hợp nguyên liệu. .. ngoài trời≤ 28 0c đồng thời nguyên liệu đã hết mùi khai và độ ẩm đạt ta tiến hành cấy giống *Chú ý : Điều kiện để cấy giống : - Nguyên liệu hết mùi khai - Nhiệt độ ổn định - Độ ẩm đạt - Nhiệt độ ngoài trời ≤ 28 oc - Trường hợp nguyên liệu vẩn đang còn mùi khai ta tiến hành đảo lại nguyên liệu 1-2 ngày nữa chờ cho hết mùi khai mới tiến hành cấy giống - Trường hợp nguyên liệu độ ẩm không bảo đảm : + Nguyên... Nguyên liệu bị ướt thì phải canh ra để ráo sau đó vào luống lại mới tiến hành cấy giống e Phương pháp cấy giống: - Khi nguyên liệu đã đảm bảo cho việc cấy giống ta cắt riêng 1/10 nguyên liệu để làm áo phủ - Lượng nguyên liệu còn lại dùng cào ba răng loại nhỏ xới nhẹ trên bề mặt sau đó cấy giống lên - Giống cấy đúng độ tuổi, không bị nhiểm bệnh cấy từng túi một * Cách cấy: Vải giống lên bề mặt nguyên liệu. .. ta bố trí như sau: + Chiều cao luống nguyên liệu từ 16-20cm + Nguyên liệu đưa vào phải chặt vừa tay và bề mặt phải phẳng + Sau khi đưa nguyên liệu vào phải lấy bùn phủ (tốt nhất là bùn đã phơi khô) trát xung quanh luống nấm với bề dày 2cm - Trung bình mổi tấn nguyên liệu chiếm 30-35 m2 - Hằng ngày phải dùng bình phun sương tưới nhẹ lên bề mặt của ngyên liệu sao cho độ ẩm được duy trì như khi mới... trồng : * Quy trình công nghệ : XỬ LÍ NGUYÊN LIỆU Ủ NGUYÊN LIÊU ĐẢO NGUYÊN LIÊU CHĂM SÓC PHỦ ĐÂT CÂY GIỐNG THU HÁI a Xử lý nguyên liêu: - Rơm rạ được ngâm trong nước sạch cho đêù khi rơm đủ no nước, vớt ra để gom thành đóng (đóng ủ tạm thời) Sau 8 - 12 h lượng nước tự do trong rơm chảy đi hết khi đó ta tiến hành ủ đóng b ủ nguyên liệu : - Tương tự như ủ nguyên liệu nuôi trồng nấm sò, chỉ khác khi ủ lên... sung: - Một lớp rơm thêm một lớp hổn hợp đạm sun fat và đạm u rê Sau đó dùng ni lon quấn quanh đóng ủ để hở phần đỉnh và phần đáy đóng ủ c Đảo nguyên liệu : * Đảo lần 1: Sau khi ủ nguyên liệu được 3 ngày ta tiến hành đảo đóng ủ Cách đảo như đảo nguyên liệu trồng nấm sò * Đảo lần 2: Sau khi đảo lần 1 được 3 ngày ta tiến hành đảo lần 2, lần đảo này có bổ sung thêm bột nhẹ CaCO3 với tỷ lệ như trên theo... nên rủ tơi nguyên liệu để tạo độ thông thoáng - ở mổi lần đảo ta tiến hành chỉnh độ ẩm ở mọi vị trí trong đóng ủ sao cho khi vắt nước chảy thành từng giọt là được - Từ lần đảo thứ nhất trở đi không được phép giẩm lên mặt đóng ủ * Phương pháp xử lý nguyên liệu bằng bả phế thải của nấm rơm: - Bả phế thải của nấm rơm phơi khô gom lại thành đóng sau đó xử lý: + Dùng ô zoa làm ướt nguyên liệu sao cho khi... giống lên bề mặt nguyên liệu sau đó dùng tay xoa nhẹ cho giống chìm xuống dưới không quá sâu - Cuối cùng lấy nguyên liệu đã chuẩn bị sẳn phủ lên phía trên một lớp dày 2-3cm sau đó ấn lại bề mặt phủ nguyên liệu phủ cho phẳng - Trung bình 1m2 cấy 0,3kg giống, 10 - 12kg giống cho một tấn nguyên liệu g Phủ đất : - Khi nhiệt độ ngoài tròi ≥ 15 0c dùng một lớp giấy báo đậy lên bề mặt của luống nấm Trung tâm... (200 -250kg/1tấn nguyên liệu) Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị ĐT: 0533561901 – 0533.604338 - 0982234360 14 IV HẠCH TOÁN KINH TẾ: - 1 tấn nguyên liệu 500.000 đ - Hóa chất (đạm,lân,bột nhẹ) 140.000 đ - Giống nấm 8 -12kg x 15.000đ 150.000 đ - Công lao động 30 công x 40.000đ 1.200.000 đ - Chi phí khác 50.000 đ - Khấu hao nhà xưởng 100.000 đ - Tổng chi phí cho một tấn nguyên liệu là: 2.140.000 đ... hành ủ như ủ rơm rạ khô chỉ khác không bổ sung đạm sun fat + Thời gian ủ đảo nguyên liệu ngắn hơn (2 ngày một lần) + Năng suất khi dùng bả phế của nấm rơm so với nguyên liệu khô là 70 - 80 % Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị ĐT: 0533561901 – 0533.604338 - 0982234360 12 d Vào luống và lên men phụ : - Nguyên liệu sau khi ủ đảo được 15 ngày ta tiến hành vào luống hoặc giàn - Luống phải có mái . trình công nghệ:
a. Ủ nguyên liệu:
Giống cách ủ của công nghệ trồng nấm sò
b. Đảo nguyên liệu :
Giống cách đảo nguyên liệu nuôi trồng nấm sò.
c. Đóng. đáy đóng ủ.
c. Đảo nguyên liệu :
* Đảo lần 1: Sau khi ủ nguyên liệu được 3 ngày ta tiến hành đảo đóng ủ. Cách
đảo như đảo nguyên liệu trồng nấm sò.
* Đảo