Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
278,5 KB
Nội dung
TẠPCHÍTỔCHỨCNHÀNƯỚCSỐTHÁNG5NĂM 2009
1. Đổi mới nhận thức quản lý nhànước về thi đua, khen thưởng đáp ứng yêu cầu xây
dựng nhànước pháp quyền, nền kinh tề thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2. Phân định cán bộ và công chức - vấn đề cơ bản của luật cán bộ, công chức
3. Cán bộ với công tác cải cách hành chính
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ trong lãnh đạo, quản lý
5. Một số vấn đề về hiệu lực quản lý nhànước ở Việt Nam
6. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nữ thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá
7. Những nguyên tắc nâng cao hiệu quả hội họp
8. Góp phần hoàn thiện chính sách với cán bộ, công chức cấp xã
9. Kinh nghiệm một sốnước về xây dựng đội ngũ công chức lãnh đạo theo hệ thống
chức nghiệp và hệ thống việc làm
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
ĐỔI MỚI NHẬN THỨC QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ THI ĐUA,
KHEN THƯỞNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN, NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TS. VĂN TẤT THU
Thứ trưởng Bộ Nội vụ
ơn 60 năm qua, thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đảng và Nhànước đã phát động và lãnh đạo nhiều phong trào thi đua ái
quốc góp phần tích cực vào sự thành công của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
qua các thời kỳ lịch sử. Trước yêu cầu của thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và xây dựng Nhànước pháp quyền, công tác thi
đua, khen thưởng cần được đổi mới về nhận thức và quản lý nhà nước.
H
1. Hạn chế, bất cập của công tác thi đua, khen thưởng
Phong trào thi đua và công tác quản lý nhànước về thi đua, khen thưởng trong
thời gian qua có những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nhànước
pháp quyền, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cụ thể là:
- Nhận thức về thi đua, khen thưởng và quản lý nhànước về thi đua, khen
thưởng trong điều kiện xây dựng nhànước pháp quyền, nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN còn chưa đầy đủ và sâu sắc. Ở một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể,
việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng còn bị buông lỏng, chưa tập
trung, thiếu cụ thể, có biểu hiện hình thức, chạy theo thành tích. Thậm chí trước những
tác động tiêu cực của cơ chế thị trường không ít đơn vị, cá nhân còn có những nhận
thức sai lệch về công tác thi đua, khen thưởng, coi nhẹ phong trào thi đua, nặng về
khen thưởng hoặc chỉ chú trọng đến thưởng vật chất đơn thuần mà không quan tâm
đến tinh thần… làm mất đi ý nghĩa đích thực của công tác thi đua, khen thưởng.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng hiện nay chưa
được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện kịp thời theo yêu cầu của tình hình mới. Mặc dù
hiện nay chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhưng Luật Thi
đua, khen thưởng hiện hành và dự thảo luật sửa đổi, bổ sung mới chỉtập trung vào
công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhànước mà
chưa quan tâm đến thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị thuộc các cơ quan
đảng, cơ quan dân cử, các tổchức kinh tế ngoài quốc doanh… do đó chưa khuyến
khích được phong trào thi đua, khen thưởng rộng khắp trong cả nước.
- Việc tổchức các phong trào thi đua còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều giữa các
địa phương, ngành, lĩnh vực; chưa động viên khuyến khích quần chúng tham gia
phong trào, nặng về biện pháp hành chính, mệnh lệnh đơn thuần. Không ít phong trào
thi đua còn mang tính hình thức, chạy theo thành tích, chưa có chiều sâu… do đó chưa
tạo được động lực thúc đẩy toàn xã hội hăng hái thi đua.
- Công tác khen thưởng chưa bám sát phong trào thi đua, vẫn còn tình trạng
khen thưởng tràn lan, trùng lắp và chưa công bằng. Nhiều tiêu chuẩn, hình thức,
phương pháp khen thưởng duy trì quá lâu làm mất tính hấp dẫn, không động viên
khích lệ được đông đảo quần chúng tham gia. Việc xét các danh hiệu thi đua, khen
thưởng ở một số cơ quan, đơn vị chưa đúng tiêu chuẩn quy định, có biểu hiện hình
thức, làm giảm tác dụng và ý nghĩa của khen thưởng. Việc đề nghị khen thưởng nhân
ngày truyền thống, ngày thành lập cơ quan, đơn vị có xu hướng gia tăng. Khi xét khen
thưởng, các đơn vị phần lớn tập trung đề nghị khen thưởng chức danh lãnh đạo hoặc
khen thưởng tập thể lớn mà ít chú ý tôn vinh tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp…
dẫn đến sự động viên không thiết thực, giảm ý nghĩa của phong trào thi đua. Việc
khen thưởng gương người tốt, việc tốt, tài năng trẻ chưa được quan tâm đầy đủ, chưa
chú ý đúng mức đến việc xây dựng điển hình tiên tiến trong thời kỳ đổi mới.
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua ở trung ương cũng như ở các
địa phương thường bị biến động nên không sâu về chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay
có tình trạng là mặc dù bộ máy tổchức làm công tác thi đua khen thưởng đã có, chức
năng, nhiệm vụ được quy định rõ ràng nhưng hầu như cán bộ làm công tác thi đua,
khen thưởng vẫn theo lỗi làm cũ, coi nhẹ phong trào thi đua, nặng về công tác khen
thưởng. Vì vậy dẫn đến tình trạng cán bộ chỉtập trung vào việc làm thủ tục khen
thưởng mà không quan tâm đến chất lượng của công tác thi đua.
2. Đổi mới nhận thức quản lý nhànước về thi đua khen thưởng đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhànước pháp quyền
Một yêu cầu có tính chất cơ bản trong nhànước pháp quyền là nhànước quản lý
xã hội bằng pháp luật, pháp luật luôn được đề cao, nhànước phải có đầy đủ luật để
quản lý các lĩnh vực kinh tế – xã hội của đất nước. Đồng thời, nhà nước, các cơ quan nhà
nước và công dân bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, cần phải đổi mới nhận thức về thi
đua, khen thưởng và quản lý nhànước về công tác thi đua khen thưởng cho phù hợp với
đặc điểm, đặc thù và bản chất của nhànước pháp quyền. Trước hết, công tác thi đua,
khen thưởng của nhànước phải được quản lý bằng pháp luật, phải được đổi mới về nhận
thức theo tinh thần xây dựng nhànước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Thi đua, khen
thưởng trở thành quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của mỗi người dân, trở thành một giải
pháp hữu hiệu, một đòn bẩy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý nhà
nước. Để đổi mới quản lý nhànước về công tác thi đua, khen thưởng đáp ứng yêu cầu
xây dựng nhànước pháp quyền phải tôn trọng các nguyên tắc sau:
Một là, đảm bảo quyền bình đẳng của mọi giai tầng, thành phần kinh tế, tổchức
và mọi người dân tham gia vào các phong trào thi đua do nhànước phát động, không
được phân biệt đối xử và không được có bất cứ rào cản nào. Để “Người người thi đua,
nhà nhà thi đua”, để mỗi người dân Việt Nam “bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu
nghèo, lớn nhỏ, ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc”(1), “các
cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc, các cháu nhi
đồng học hành và giúp việc người lớn, đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh
nghiệp, đồng bào công nông thi đua sản xuất, đồng bào tri thức và chuyên môn thi đua
sáng tác và phát minh, nhân viên chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân
dân”(2). Với mục đích thi đua ái quốc và với “cách làm là dựa vào: lực lượng của dân,
tinh thần của dân để gây dựng hạnh phúc cho dân”(3) thì thi đua trở thành bổn phận và
trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi công dân; khen thưởng cũng là quyền lợi của mỗi
một người dân và mỗi công dân. Nhànước bảo đảm quyền và nghĩa vụ pháp lý của
người dân và tổchức trong công tác thi đua, khen thưởng.
Hai là, thi đua, khen thưởng phải đảm bảo công khai, minh bạch. Thực hiện
nguyên tắc này để bảo đảm cho mọi người dân được biết, hiểu được mục đích, ý
nghĩa, sự cần thiết và tác dụng, lợi ích của các phong trào thi đua. Đồng thời để tổ
chức và cá nhân xác định được bổn phận, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ pháp lý của
họ trong việc tham gia vào các phong trào thi đua do nhànước phát động.
Ba là, thi đua, khen thưởng phải đảm bảo công bằng. Thực hiện nguyên tắc này
bảo đảm cho mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia vào phong trào thi đua, điều
kiện tham gia như nhau thì xét khen thưởng cũng phải bình đẳng như nhau. Tuy nhiên,
đảm bảo công bằng trong tham gia có thể thực hiện được, còn đảm bảo công bằng
trong khen thưởng là cực kỳ khó khăn nhưng vẫn phải tôn trọng; nếu không sẽ phản
tác dụng của việc thi đua. Cần phải nhận thức “công bằng” là tương đối theo tinh thần
“bó đũa chọn cột cờ”. “Công bằng” phải được hiểu theo nội hàm của khái niệm về ý
thức đạo đức, ý thức pháp quyền, công bằng đòi hỏi sự tương xứng giữa vai trò của cá
nhân với địa vị xã hội của họ, giữa hành vi với sự đền bù, giữa quyền và nghĩa vụ,
giữa công trạng và “vinh danh” do nhànước suy tôn. Công bằng không có nghĩa là
cào bằng, những tổchức và cá nhân tham gia vào phong trào thi đua như nhau nhưng
khen thưởng chỉ được phép lựa chọn trong những người có thành tích khá nhất, đó là
tổ chức, cá nhân về đích đầu tiên. Cần phải có các quy định chặt chẽ đảm bảo công
bằng và khách quan để xem xét khen thưởng.
Bốn là, khen thưởng, kỷ luật hay thưởng, phạt phải công minh.
Trong nhànước pháp quyền, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mọi công dân bình
đẳng trước pháp luật. Thi đua trở thành bổn phận, trách nhiệm hay nghĩa vụ pháp lý,
trở thành quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi một người dân, mỗi một công dân. Người
thực hiện tốt bổn phận và trách nhiệm của mình trong thi đua thì sẽ được nhànước khen
thưởng, ngược lại những người không làm trọn bổn phận và trách nhiệm của mình, vi
phạm các điều quy định của nhànước về thi đua, khen thưởng không những không được
khen thưởng mà còn phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Khen thưởng và kỷ luật
phải công minh, đúng theo tinh thần “Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng và 10 điều
phạt” do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 26/1/1946. “Trong một nước, thưởng
phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc
mới thành công”(4). Cần phải quán triệt tư tưởng này trong xây dựng Luật Thi đua, khen
thưởng, trong quản lý nhànước về thi đua, khen thưởng.
3. Đổi mới nhận thức và quản lý nhànước về thi đua, khen thưởng đáp ứng
yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường
Yêu cầu cơ bản của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa là phải nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách
quan của kinh tế thị trường, các thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của
Việt Nam, bảo đảm định hướng XHCN. Quản lý nhànước về công tác thi đua, khen
thưởng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng phải
tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của thị trường. Bản thân nền
kinh tế thị trường đã hàm chứa các yếu tố thi đua, thi đua với nghĩa là “cạnh tranh”
một cách lành mạnh. Thi đua, khen thưởng theo các yêu cầu và tinh thần nhànước
pháp quyền của dân, do dân và vì dân sẽ trở thành công cụ, giải pháp hữu hiệu để nhà
nước quản lý nền kinh tế, hạn chế những tác động tiêu cực, mặt trái của thị trường.
Đổi mới căn bản quản lý nhànước về công tác thi đua, khen thưởng ngoài việc tôn
trọng quyền và nghĩa vụ của các thành phần kinh tế tham gia vào phong trào thi đua
còn phải tuân theo các quy luật giá trị, quy luật lợi ích, đặc biệt là việc tôn trọng
nguyên tắc hiệu quả, thiết thực của thi đua, khen thưởng.
Thi đua, khen thưởng phải đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, tránh phô trương
hình thức, lãng phí. Muốn vậy phải trả lời được các câu hỏi thi đua để làm gì, nhằm
mục đích gì, đem lại lợi ích gì để tổchức phong trào thi đua. Tổchức phong trào thi
đua từ khi phát động đến khi xem xét khen thưởng đều phải có kinh phí. Phát động
phong trào thi đua phải đặt và trả lời câu hỏi lấy kinh phí, lấy tiền ở đâu để tổ chức?
Lấy tiền từ ngân sách nhànước hay từ quỹ đóng góp của các tổ chức, đoàn thể đều
phải công khai, minh bạch để mọi người dân biết, tham gia và kiểm tra. Thi đua, khen
thưởng không thiết thực, không hiệu quả là trái với tinh thần xây dựng nhànước pháp
quyền của dân, do dân, vì dân, trái với tư tưởng “thực hành tiết kiệm chống tham ô,
lãng phí, quan liêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, để đổi mới căn bản công tác thi đua, khen
thưởng phải khẩn trương sửa đổi Luật Thi đua, khen thưởng đáp ứng các yêu cầu xây
dựng nhànước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả các quy định trong luật đều phải đảm bảo “trăm
điều phải có thần linh pháp quyền”(5) như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra đối với luật
pháp trong nhànước pháp quyền. Làm sao để Luật Thi đua, khen thưởng thực sự trở
thành công cụ hữu hiệu để nhànước quản lý một lĩnh vực hoạt động hết sức quan
trọng của đất nước.
Tiếp theo, đổi mới, kiện toàn hệ thống tổchức bộ máy làm công tác thi đua,
khen thưởng từ trung ương đến địa phương đảm bảo tinh gọn, hoạt động có hiệu quả,
đủ tầm, đủ sức tham mưu cho Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhànước về thi
đua, khen thưởng. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua,
khen thưởng để có đủ năng lực tham mưu cho Đảng và Nhànước về công tác thi đua,
khen thưởng, đủ trình độ, kinh nghiệm triển khai thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật và các chế độ, chính sách của nhànước về công tác thi đua, khen thưởng.
Đổi mới việc tổchức các phong trào thi đua từ xác định mục đích, yêu cầu, nội
dung, nhiệm vụ, cách thức, biện pháp thi đua đến kiểm tra, đánh giá kết quả thi đua,
bình xét và quyết định khen thưởng đảm bảo chặt chẽ, khách quan, công bằng, thiết
thực và hiệu quả. Khen thưởng theo công trạng cho những tập thể, cá nhân thực sự
điển hình mẫu mực, những người trực tiếp lao động có nhiều phát minh, sáng kiến,
làm ra nhiều của cải, vật chất và tinh thần cho xã hội, làm chấn hưng đất nước.
Mọi đổi mới trong quản lý nhànước về công tác thi đua, khen thưởng đều phải
dựa trên quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng, đồng thời phải
phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, xây dựng nhànước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa hội nhập
kinh tế quốc tế. Đổi mới nhằm làm cho công tác thi đua, khen thưởng của nhànước
thiết thực và hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh”./.
Ghi chú:
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.444 - 445
(2) Sđd, tr.445
(3) Sđd tr.444
(4) Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng và 10 điều phạt do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký
ban hành ngày 26/1/1946
(5) Việt Nam yêu cầu ca – Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2000, t.1, tr.438-439.
PHÂN ĐỊNH CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC -
VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TS. TRẦN ANH TUẤN
Viện trưởng Viện Khoa học tổchứcnhà nước, Bộ Nội vụ
1. Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ,
công chức, thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong
khoa học hành chính, theo các cách tiếp cận khác nhau, người ta đã đưa ra các cách
giải thích khác nhau về các thuật ngữ “cán bộ”, “công chức” và “viên chức”. Thuật
ngữ “cán bộ” được sử dụng khá lâu tại các nước xã hội chủ nghĩa và bao hàm trong
phạm vi rộng những người làm việc thuộc khu vực nhànước và tổchức chính trị và
các tổchức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, để xác định cụ thể ai với những tiêu chí nào
là cán bộ thì từ trước đến nay chưa có văn bản nào quy định chính thức. Do đó, nhiều
khi thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng tương đối thoải mái và gắn liền trong một cụm từ
“cán bộ, công chức, viên chức”.
Thuật ngữ “công chức”, “viên chức” thường được hiểu một cách khái quát là
những người được Nhànước tuyển dụng, nhận một công vụ hoặc một nhiệm vụ nhất
định, do Nhànước trả lương và có nghĩa vụ, bổn phận phục vụ nhân dân, phục vụ Nhà
nước theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phạm vi rộng hẹp khi xác định đối
tượng là công chức hoặc là viên chứcnhànước lại là khác nhau đối với mỗi quốc gia
khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào thể chế chính trị, cách thức tổchức bộ
máy nhànước và chịu ảnh hưởng của lịch sử, văn hóa dân tộc mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, trải qua một thời gian dài cho đến trước khi Luật cán bộ, công
chức được ban hành năm 2008, trong nhận thức cũng như trong các hoạt động quản lý
chưa xác định được rõ ràng cán bộ, công chức, viên chức. Trong hệ thống pháp luật
của nước ta, kể từ Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung) cho đến các luật khác (ví dụ
như Luật Tổchức Chính phủ; Luật Tổchức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Luật Bình đẳng giới; Luật Luật sư; Luật Chứng khoán; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật
Trợ giúp pháp lý; Luật Công nghệ thông tin; Luật Đấu thầu; Luật Công an nhân dân;
Luật Nhà ở; Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Giáo dục ) đều có những điều, quy
định sử dụng nhiều lần các thuật ngữ "cán bộ", "công chức", "viên chức". Nhưng chưa
có một văn bản luật nào giải thích các thuật ngữ này. Trong điều kiện thể chế chính trị
của Việt Nam, có một điểm đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn có
sự liên thông với nhau. Theo yêu cầu nhiệm vụ, cơ quan có thẩm quyền có thể điều
động, luân chuyển họ giữa các cơ quan, tổchức của Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị
- xã hội. Với điểm đặc thù này, việc nghiên cứu để xác định rõ cán bộ, công chức, viên
chức một cách triệt để rất khó và phức tạp. Trong đời sống xã hội, từ lâu thuật ngữ
"cán bộ" được sử dụng trong phạm vi rất rộng rãi, không hạn chế và không theo một
quy tắc, quy định nào. “Cán bộ” không chỉ để gọi những người làm việc trong các cơ
quan của Đảng, của Nhà nước, của tổchức chính trị- xã hội mà còn được sử dụng cả
trong các hoạt động sự nghiệp như “cán bộ y tế”; “cán bộ lớp”; “cán bộ coi thi”; “cán
bộ dân phố” Tương tự, cụm từ "công chức" và "viên chức" cũng vậy. Khi việc sử
dụng cụm từ nào mang lại hiệu quả hoặc lợi ích thì cụm từ đó đương nhiên được sử
dụng ngay; hoặc có khi sử dụng luôn cả cụm từ dài "cán bộ, công chức, viên chức" để
chỉ chung mọi người làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổchức chính
trị - xã hội. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ đối
với cán bộ cũng như đối với công chức và viên chức hiện nay chưa thể hiện được
những điểm khác nhau giữa các nhóm, chưa gắn với đặc điểm và tính chất hoạt động
khác nhau của cán bộ, công chức, viên chức. Vấn đề làm rõ thuật ngữ “cán bộ”, “công
chức”, “viên chức” được coi là vấn đề cơ bản, quan trọng, là một nhu cầu cần thiết
xuất phát từ thực tiễn đổi mới cơ chế quản lý đặt ra hiện nay. Điều này đã được Luật
cán bộ, công chức giải quyết tương đối triệt để và khoa học, phù hợp với lịch sử hình
thành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phù hợp với thể chế chính trị và thực tiễn
quản lý của Việt Nam. Đây được coi là một trong những thành công của Luật cán bộ,
công chức. Từ đây chúng ta có căn cứ và cơ sở để tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện
và đổi mới cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ, đội ngũ công chức, đội ngũ viên chức làm
việc trong các cơ quan, tổchức của Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội.
2. Nhìn lại lịch sử, năm 1950 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 76/SL ban
hành Quy chế công chức, khái niệm công chức Việt Namchỉ được xác định trong
phạm vi các cơ quan chính phủ. Do hoàn cảnh kháng chiến, tuy không có văn bản nào
bãi bỏ Sắc lệnh 76/SL nhưng trên thực tế các nội dung của Quy chế đó không được áp
dụng. Sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, thống nhất đất nước, chế độ cán bộ
được thực hiện trên phạm vi cả nước, theo đó tất cả những người làm việc trong các cơ
quan của Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, nông
trường, lâm trường và lực lượng vũ trang đều được gọi chung trong một cụm từ là
“cán bộ, công nhân viên nhà nước”. Hầu như mọi người khi kê khai lý lịch nếu đang
làm việc trong các cơ quan, tổchức của Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội,
doanh nghiệp nhànước đều ghi ở mục thành phần bản thân là "cán bộ, công nhân
viên nhà nước".
Đến năm 1998, khi Pháp lệnh cán bộ, công chức được ban hành, những người
làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, đoàn thể được gọi
chung trong một cụm từ là” cán bộ, công chức”. Lúc này, phạm vi và đối tượng đã
được thu hẹp hơn so với trước nhưng vẫn gồm cả khu vực hành chính, khu vực sự
nghiệp và các cơ quan của Đảng, đoàn thể. Vấn đề ai là cán bộ, ai là công chức cũng
chưa xác định được. Những người làm việc trong các tổ chức, đơn vị còn lại như
doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang thì do các văn bản pháp luật về lao động,
về sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, về công an nhân dân điều chỉnh. Với quy
định của Pháp lệnh cán bộ, công chức, các tiêu chí: công dân Việt Nam, trong biên
chế, hưởng lương từ ngân sách nhànước mới chỉ là những căn cứ để xác định một
người có phải là "cán bộ, công chức" hay không. Tuy nhiên, vấn đề ai là cán bộ, ai là
công chức vẫn chưa được giải quyết.
Năm 2003, khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức,
Nhà nước đã thực hiện việc phân định biên chế hành chính với biên chế sự nghiệp.
Việc phân định này đã tạo cơ sở để bước đầu đổi mới cơ chế quản lý đối với cán bộ,
công chức trong các cơ quan nhànước và cán bộ, công chức trong các đơn vị sự
nghiệp của Nhà nước. Nhưng vấn đề làm rõ thuật ngữ “công chức” và thuật ngữ “viên
chức” cũng chưa được giải quyết. Có chăng, trong Nghị định số 116/2003/NĐ-CP
ngày 10/10/2003 của Chính phủ đã gọi tắt cán bộ, công chức làm việc trong các đơn vị
sự nghiệp của Nhànước là viên chức và Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày
10/10/2003 của Chính phủ đã gọi tắt cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan
nhà nước là công chức. Nhưng như thế, cách gọi tắt này không giải quyết được vấn đề
làm rõ thuật ngữ “cán bộ”, “công chức”, “viên chức”.
Vì không xác định và phân biệt được rõ thuật ngữ “cán bộ”, “công chức”, “viên
chức” nên dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình xác định những điểm
khác nhau (bên cạnh những điểm chung) liên quan đến quyền và nghĩa vụ, đến cơ chế
và các quy định quản lý, tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, kỷ luật, chế độ
tiền lương và chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cán bộ
cũng như của công chức, viên chức. Do đó, nhiệm vụ cơ bản, quan trọng và đầu tiên
của Luật cán bộ, công chức là làm rõ được những tiêu chí xác định ai là cán bộ, ai là
công chức Từ đó, tạo cơ sở và căn cứ cho những nội dung đổi mới và cải cách thể
hiện trong Luật cán bộ, công chức, tạo cơ sở để giải quyết những vấn đề mà thực tiễn
quản lý đang đặt ra. Đồng thời đây cũng là căn cứ để xác định rõ phạm vi, đối tượng
điều chỉnh của Luật; theo đó, đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập sẽ
do một văn bản luật khác điều chỉnh.
3. Theo quy định của Luật cán bộ, công chức thì cán bộ và công chức có những
tiêu chí chung là: công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ ngân sách nhà
nước (trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
[...]... các tiêu chí do Luật cán bộ, công chức quy định, những ai là cán bộ trong cơ quan của Đảng, tổchức chính trị - xã hội sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng căn cứ Điều lệ của Đảng, của tổchức chính trị - xã hội quy định cụ thể Những ai là cán bộ trong cơ quan nhànước sẽ được xác định theo quy định của Luật Tổchức Quốc hội, Luật Tổchức Chính phủ, Luật Tổchức Toà án nhân dân, Luật Tổchức Viện... Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhànước Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị... trương, chính sách quan trọng; bàn về những việc cụ thể đã được uỷ quyền hoặc phân công, phân cấp cho các đơn vị Kế hoạch tổchức các cuộc họp trong năm và hàng tháng phải được thông báo trước cho các đối tượng được triệu tập hoặc mời tham dự Các cuộc họp bất thường chỉ được tổchức để giải quyết những công việc đột xuất, khẩn cấp Tổchức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổchức xã hội, tổ chức. .. kinh tế Số 3 (310), tháng 3-2004, tr.28-38 (3) Hughes, O.E 1998 Public Management and Administration: an introduction, Macllilian, Australia (4) Nguyễn Đức Mạnh “Vấn đề trách nhiệm trong hoạt động công vụ”, Tạpchí Tổ chứcnhà nước, số 1/2003, tr 27-31 (5) Bộ Nội Vụ Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhànước giai đoạn 2001-2010 (6) Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) Đổi mới chức. .. nhiệm kỳ 2004 -2009 như sau: - HĐND cấp tỉnh: số đại biểu là nữ có 920 người/3. 852 đại biểu, chiếm tỷ lệ 23,88%; tăng 0 ,55 % so với nhiệm kỳ trước - HĐND cấp huyện: số đại biểu là nữ có 5. 3 95 người/23. 450 đại biểu, chiếm tỷ lệ 23,01%; tăng 2,02% so với nhiệm kỳ trước - HĐND cấp xã: số đại biểu là nữ có 54 .479 người/278.960 đại biểu, chiếm tỷ lệ 19 ,53 %; tăng 2,92% so với nhiệm kỳ trước Số phụ nữ là thành... dân, Luật Tổchức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổchức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Kiểm toán nhànước và các quy định khác của pháp luật có liên quan Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức quy định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp... Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thì được xác định là công chức Công chức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức. .. tr .50 (14) Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Nxb CTQG, H.1996, t.10, tr.191 ( 15) Xem Hồi ký Vũ Kỳ: Thư ký Bác Hồ kể chuyện, Nxb CTQG, H.20 05, tr. 259 ; 53 2 (16), (17): Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H 2006, tr.262; 270 (18) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr 51 0 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀNƯỚC Ở VIỆT NAM TS VŨ THANH SƠN Trưởng khoa Kinh tế chính... hành chính nhànước các cấp đã khẳng định Đảng và Nhànước có sự quan tâm, tin tưởng giao trọng trách cho cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo quản lý có ở tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương Cụ thể như sau: - Đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nữ giữ chức vụ lãnh đạo chiếm tỷ lệ bình quân: 18, 95% - Đối với cấp huyện nữ giữ chức vụ lãnh đạo chiếm tỷ lệ bình quân: 15, 59%... nước Nhằm trật tự hóa hoạt động họp, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/ 5/2006 đã ban hành Quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhànước Trên cơ sở quy định của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng quy định chế độ hội họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị hướng tới tổchức các cuộc họp quan trọng, giảm bớt những cuộc họp không cần . TẠP CHÍ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC SỐ THÁNG 5 NĂM 2009
1. Đổi mới nhận thức quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng đáp ứng yêu cầu xây
dựng nhà nước pháp. ngũ viên chức làm
việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
2. Nhìn lại lịch sử, năm 1 950 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh