1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương thành phố cần thơ

84 832 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 743,29 KB

Nội dung

Trang 1 MỤC LỤC Trang : Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI 1 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI 1 1.1.1 Khái niệm về ngoại hối 1 1.1.2 Cơ chế quản lý ngoại hối ở Việt Nam 1 1.2 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 6 1.2.1 Khái niệm về thị trường ngoại hối 6 1.2.2 Đối tượng tham gia thị trường ngoại hối 7 1.2.2.1. Các Ngân hàng thương mại 7 1.2.2.2.Ngân hàng Trung ương 7 1.2.2.3 Các nhà môi giới 8 1.2.2.4 Các định chế tài chính và các công ty 9 1.2.3 Đặc điểm của Thị trường ngoại hối 9 1.2.4 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối 10 1.2.4.1 Nghiệp vụ giao ngay (Spot) 10 1.2.4.2 Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn 11 1.2.4.3 Nghiệp vụ hối đoái hoán đổi (Swap) 11 1.2.4.4 Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ quyền chọn (option) 12 1.2.4.5 Nghiệp vụ chênh lệch tỷ giá (Arbitrage) 13 1.2.5 Vai trò của Thị trường ngoại hối 13 1.3 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 14 1.3.1 Khái niệm 14 Trang 2 1.3.2 Cơ sở hình thành tỷ giá 15 1.3.3 Các nhân tố tác động đến tỷ giá 16 1.3.4 Phân loại tỷ giá 17 1.4 NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI 18 1.4.1 Rủi ro về tỷ giá hối đoái 18 1.4.2 Rủi ro thanh toán 19 1.4.3 Rủi ro tín dụng : 19 Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ 21 2.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM QUA 21 2.1.1 Chính sách quản lý ngoại hối được đổi mới triệt để trong tư duy và điều hành 22 2.1.2 Cơ chế điều hành tỷ giá được thay đổi căn bản 22 2.1.3 Các công cụ quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối hiệu quả 23 2.1.4 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bước đầu được hình thành và phát triển 23 2.1.5 Có sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các bộ phận khác của chính sách tiền tệ 24 2.1.6 Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần thu hút nhiều nguồn vốn nước ngoài 25 2.1.7 Tạo điều kiện phát triển ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu 26 2.1.8 Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng 27 Trang 3 2.1.9 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng 27 2.2 NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 28 2.2.1 Tỷ giá chưa thật sự phản ánh đúng quan hệ cung - cầu về tiền tệ trong nền kinh tế 28 2.2.2 Sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách quản lý vĩ mô khác đã có nhưng chưa hài hoà 28 2.2.3 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả 29 2.2.4 Thị trường ngoại tệ chợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của chính phủ 30 2.2.5 Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chưa thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế 30 2.2.6 Một số phạm vi, đối tượng quản lý ngoại hối chưa được quan tâm đúng mức 31 2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ 32 2.3.1 Giới thiệu đôi nét về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Cần Thơ 32 2.3.2 Tổ chức phân công đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ 33 2.3.3 Phương pháp đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng ngoại Thương Cần Thơ 33 2.3.4 Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ 38 2.3.4.1 Tổng doanh số mua - bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy USD 39 2.3.4.2 Tổng doanh số mua - bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy VNĐ 41 2.3.4.3 Phân tích cơ cấu doanh số mua – bán ngoại tệ năm 2004 43 Trang 4 2.3.4.4 Phân tích doanh số mua - bán ngoại tệ theo từng loại ngoại tệ tiêu biểu quy VNĐ giai đoạn 2002-2004 46 2.3.4.5 Phân tích vai trò kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ so với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn giai đoạn 2003-2004 .48 2.3.4.6 Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ theo từng nghiệp vụ giai đoạn 2002-2004 51 2.3.4.76 Đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ giai đoạn 2002-2004 54 Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ 58 3.1 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối ở Việt Nam 58 3.1.1 Nâng cao hiệu quả đối với cơ chế điều hành tỷ giá 58 3.1.1.1 Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá 58 3.1.1.2 Từng bước tiến đến loại bỏ các công cụ kiểm soát tỷ giá mang tính hành chính 60 3.1.1.3 Cần có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất 60 3.1.2 Đẩy mạnh vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với tài khoản tiền gửi ngoại tệ vãng lai 61 3.1.2.1 Đối với người cư trú 61 3.1.2.2 Đối với các tổ chức và cá nhân là người không cư trú 63 3.1.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 63 3.1.3.1 Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia 63 3.1.3.2 Ngân hàng Nhà nước cần phải thực hiện đúng chức năng là người mua bán cuối cùng 65 3.1.4 Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam 65 Trang 5 3.2 Giải pháp nâng cao khả năng kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ 67 3.2.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ 67 3.2.2 Đầu tư phát triển công nghệ thông tin ngân hàng hỗ trợ phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 68 3.2.3 Đẩy mạnh công tác khách hàng 69 3.2.4 Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ 71 3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại tệ 72 Kết luận 74 Trang 6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ Bảng : Trang: Bảng 1: FDI và ODA giai đoạn 1999-2003 25 Bảng 2: Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1995-2001 26 Bảng 3: Doanh số mua-bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy USD 39 Bảng 4: Doanh số mua-bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy VNĐ 41 Bảng 5: Doanh số mua-bán của từng loại ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 47 Bảng 6: Doanh số mua-bán ngoại tệ của các NHTM giai đoạn 2003-2004 49 Bảng 7: Doanh số mua-bán ngoại tệ giao ngay giai đoạn 2002-2004 52 Bảng 8: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của NHNT Cần Thơ giai đoạn 2002-2004 . 55 Biểu đồ: Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh số bán ngoại tệ quy USD năm 2004 44 Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh số mua ngoại tệ quy USD năm 2004 45 Đồ thị: Đồ thị : Kết quả kinh doanh ngoại tệ 2002-2004 56 Trang 7 LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại không còn bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, mà hoạt động thương mại đã được mở rộng đến tất cả các nước trên toàn thế giới, không chỉ liên quan đến một đồng tiền thanh toán mà còn có rất nhiều đồng tiền khác nhau tham gia trong quá trình thanh toán. Chính sự toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu, làm tăng lượng giao dịch trong hoạt động tài chính giữa các nước. Cũng chính vì vậy, nó đã làm cho thị trường ngoại hối phát triển mạnh, hình thành nên những trung tâm tài chính quốc tế lớn, hỗ trợ đắc lực cho chu chuyển tiền tệ phục vụ nhu cầu thanh toán và đầu tư. Nếu quốc gia nào có thị trường ngoại hối phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu và là nhân tố tích cực kích thích sự luân chuyển các luồng vốn đầu tư vào quốc gia đó.Thị trường ngoại hối còn là nơi cung cấp các công cụ phòng chống rủi ro trong kinh doanh ngoại hối cho các Ngân hàng thương mại cũng như các nhà đầu tư, các khách hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn gắn liền với rủi ro khi tỷ giá biến động. Cho nên mục đích trong giao dịch ngoại hối mà các nhà đầu tư hướng tới là tránh rủi ro về tỷ giá, bằng việc thực hiện các nghiệp vụ như hoán đổi, giao dịch tiền tệ tương lai, thực hiện quyền chọn tiền tệ. Bên cạnh đó thị trường ngoại hối cũng chính là nơi để các nhà kinh doanh ngoại tệ tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản chênh lệch tỷ giá. Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân đều chịu sự hướng dẫn của thị trường, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế, quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng cũng không nằm ngoài sự tác động đó – đây là tính khách quan tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Sự phù hợp của các chính sách quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước theo diễn biến thị trường đã tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ nói riêng ngày càng phát triển. Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ”. Với Trang 8 nguyện vọng luận văn sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc củng cố, xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ. Mong rằng những giải pháp trình bày trong luận văn có thể được áp dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và quản lý ngoại hối ở Việt Nam.Luận văn bao gồm các nội dung sau: Chương 1 : Cơ sở lý luận về thị trường ngoại hối và giao dịch ngoại hối. Chương 2 : Thực trạng về quản lý ngoại hối của Việt Nam và hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ. Chương 3 : Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối của Việt Nam và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ. Do thời gian và kiến thức nghiên cứu còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và những ai quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh ngoại hối để giúp tôi hoàn thiện trong công tác nghiên cứu về sau. Xin chân thành cám ơn Quý thầy cô Khoa sau đại học, Khoa tài chính doanh nghiệp và kinh doanh tiền tệ. Đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, người đã bỏ nhiều công sức hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Xin chân trọng cảm ơn. Trang 9 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI : 1.1.1 Khái niệm về ngoại hối : Ngoại hối là ngoại tệ và tất cả các phương tiện thanh toán khác có giá trị ngoại tệ. Theo Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về quản lý ngoại hối thì ngoại hối bao gồm : - Tiền nước ngoài. - Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài như: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu điện và các công cụ thanh toán khác, - Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác - Quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung Châu âu, các đồng tiền chung khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực - Vàng đủ tiêu chuẩn quốc tế. - Đồng tiền đang lưu hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng làm công cụ thanh toán quốc tế. 1.1.2 Cơ chế quản lý ngoại hối ở Việt Nam: a- Cơ quan quản lý ngoại hối ( Chủ thể quản lý ): Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua cơ quan của mình là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và kinh doanh ngoại hối . Mọi hoạt động ngoại hối đều phải thực hiện theo quy định của Trang 10 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng với Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối còn có một số cơ quan phối hợp khác như Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng cục Hải Quan b- Đối tượng quản lý ngoại hối ( Khách thể quản lý ngoại hối ): Đó là những pháp nhân, thể nhân phải chịu sự quản lý của Nhà nước về ngoại hối, cụ thể: • Người cư trú : - Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam được thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên doanh với nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có vốn nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam. - Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài, công dân Việt Nam làm trong các tổ chức này và những cá nhân đi theo họ. [...]... toán cho Ngân hàng B Trang 29 Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ 2.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM QUA: Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế năm 1986, cơ chế quản lý ngoại hối của nước ta ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế... đầu được hình thành và phát triển: Trang 32 Sự ra đời hai trung tâm giao dịch ngoại tệ vào năm 1991 và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vào năm 1994 là một thành quả của Chính Phủ trong quản lý ngoại hối Tại đây các định chế tài chính có thể kinh doanh ngoại tệ nhằm thoả mãn các nhu cầu tiền tệ của khách hàngcân bằng trạng thái ngoại hối của ngân hàng Cũng tại thị trường này Ngân hàng Nhà nước... lượng, có mác hiệu của nhà sản xuất vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công nhận - Ngân hàng được phép : là ngân hàng ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động ngoại hối - Bàn đổi ngoại tệ: là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện các hoạt động thu đổi ngoại tệ tiền mặt Bàn đổi ngoại tệ có thể do Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trực... : 1.2.2.1 Các Ngân hàng thương mại : Có ảnh hưởng lớn đến sự vận động của Thị trường ngoại hối Ngân hàng hoạt động với 02 danh nghĩa: một là đóng vai trò trung gian cho các khách hàng tham gia thị trường, hai là ngân hàng hoạt động bằng chính danh nghĩa của mình Ngân hàng chủ động có mặt trên thị trường để làm dịch vụ tốt theo yêu cầu của khách hàng, quản lý nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng sao cho... cho khách hàng tiền gửi E khi đến hạn Ngân hàng D ký hợp đồng mua kỳ hạn 3 tháng số tiền 1,1triệu USD với khách hàng F để bán cho ngân hàng B Nhưng khi đến hạn, khách hàng F mất khả năng thanh toán nên Ngân hàng D không có ngoại tệ giao cho Ngân hàng B, kéo theo ngân hàng B không có ngoại tệ giao trả cho khách hàng E thì rủi ro sẽ xuất hiện Để giữ uy tín thì Ngân hàng D sẽ lấy vốn ngoại tệ của mình... cao 1.2.2.2 .Ngân hàng Trung ương : Ngân hàng Trung ương có chức năng độc quyền phát hành tiền và bảo vệ sức mua đối nội, đối ngoại của đồng bản tệ Ngân hàng Trung ương có mặt trên thị trường ngoại hối để can thiệp trực tiếp lên giá trị của đồng bản tệ Nếu Ngân hàng Trung ương muốn đồng bản tệ giảm giá, Ngân hàng trung ương Trang 16 sẽ bán đồng bản tệ ra để mua ngoại tệ vào Ở thị trường giao ngay, ngân. .. ( không kể thời hạn ) • Người không cư trú : - Tổ chức kinh tế nước ngoài được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài - Tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoạt động kinh doanh tại nước ngoài - Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ... theo hàng loạt các giao dịch khác Cho nên nếu có một khâu thanh toán bị gián đoạn sẽ gây phản ứng dây chuyền ảnh hưởng đến các thành viên khác hoặc tác động đến hoạt động của thị trường ngoại hối Ví dụ : Giả sử khách hàng A vay của ngân hàng B 1 triệu USD và bán với tỷ giá 15.700đ/USD, ngân hàng B không giữ số ngoại tệ này mà lại bán cho Ngân hàng C, ngân hàng B ký hợp đồng kỳ hạn mua của ngân hàng. .. các công cụ quản lý ngoại hối như: thay đổi tỷ lệ kết hối của các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi mức ngoại tệ được phép chuyển ra nước ngoài, sửa đổi quy chế mở L/C trả chậm, quy định về việc vay trả nợ nước ngoài, quản lý trạng thái ngoại hối của các ngân hàng thương mại Thể hiện qua việc Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ cho các Ngân hàng thương mại khi... Đây là tỷ giá phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối c Tỷ giá kinh doanh ngoại tệ : Là các tỷ giá do các Ngân hàng, các tổ chức được phép kinh doanh ngoại tệ công bố gồm các loại tỷ giá sau : - Tỷ giá mua vào: là tỷ giá, tại đó Ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá Trang 26 - Tỷ giá bán ra : là tỷ giá, tại đó Ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá . GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ 58 3.1 Các giải. TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ 32 2.3.1 Giới thiệu đôi nét về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Cần Thơ 32

Ngày đăng: 18/02/2014, 22:53

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w