Bắt đầu từ tháng 2/1999, Ngân hàng Nhà nước từ bỏ cơ chế tỷ giá cố định cĩ điều chỉnh theo biên độ, chuyển sang cơ chế tỷ giá thả nổi cĩ sự điều tiết của Nhà nước, diễn biến của tỷ giá trên thị trường đã bớt đi sự phức tạp. Thay cho việc cơng bố tỷ giá chính thức, Ngân hàng Nhà nước cơng bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng hàng ngày. Việc thay đổi cơ chế tỷ giá đã cĩ tác động mạnh đến thị trường, làm cho sự cách biệt giữa tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do thu hẹp lại. Vì tỷ giá cơng bố được tính tốn dựa trên diễn biến của thị trường ngoại tệ hàng ngày nên khả năng phá giá nội tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ khơng xuất hiện theo định kỳ nữa và đây chính là nguyên nhân cơ bản tác động làm giảm tâm lý găm giữ USD của giới đầu cơ . Sức ép tăng tỷ giá bắt đầu hạ nhiệt, tỷ giá được đánh giá khách quan hơn đã phần nào phản ánh đúng giá trị thực của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, làm thay đổi cơ bản
tâm lý của thị trường. Điều đĩ được thể hiện trong việc tỷ giá luơn ổn định trong các năm qua, diễn biến tỷ giá ít thay đổi cĩ lợi cho nền kinh tế, tỷ giá bán ngày 31/12/2004 của Ngân hàng Ngoại Thương là 15.778đ/USD. Tính chung tỷ giá VNĐ/USD cả năm 2004 chỉ tăng khoảng 0,83%. Con số này giảm dần trong 3 năm qua , năm 2001 là 3,92%, năm 2002 là 1,98%, năm 2003 là 1,56%. Sự biến động tỷ giá theo chiều hướng ngày càng ổn định đã thể hiện sự thành cơng của Nhà Nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá quốc gia.Theo quyết định 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tỷ giá mua bán ngoại tệ được quy định thống hơn, Ngân hàng Nhà nước chỉ ràng buộc tỷ giá của đồng USD cịn các loại ngoại tệ khác do các bên tham gia tự thoả thuận với nhau, Nhà nước khơng can thiệp vào việc quy định tỷ giá.