1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thực trạng và giải pháp phát triển

17 46 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Chính vì những lí do đó nên em quyết định chọn đề tài tiểu luận “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Thực trạng và giải pháp phá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Thuận

Mã số sinh viên: H4030308 20

Mã học phần: 005106

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KINH TẾ

CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG , BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ

TƯ – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Giảng viên hướng dẫn: T hS Nguyễn Minh Tuấn

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CNH, HĐH 2

1.1 Quan điểm CNH, HĐH 2

1.2 Nội dung về CNH, HĐH 2

1.3 Đặc điểm của CNH, HĐH 3

1.4 Các nhân tố thúc đẩy quá trình CNH, HĐH 3

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH Ở VIỆT NAM: 5

2.1 Thực trạng chung 5

2.2 Những k t qu , thành tế ả ựu đạt được 6

2.2.1 Nguyên nhân Việt Nam đạt được những thành tựu trong CNH, HĐH 8

2.3 Những tồn tại và hạn chế của nền công nghiệp 9

2.3.1 Nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém trong sự phát triển CNH, HĐH 10

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CNH, HĐH 11

3.1 Định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH 11

3.2 Giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH 12

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Sau khi kết thúc chiến tranh với các cường quốc lớn Việt Nam đã ra vào tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội trầm trọng Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu hàng đầu trong quá trình phát triển và xây dựng đất nước đó là thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bởi vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường nhanh nhất đưa nước ta trở nên giàu mạnh, đồng thời xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ đó rút ngắn lại khoảng cách với các quốc gia đang phát triển

Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đem tới nền kinh tế phát triển rất mạnh mẽ

và thông minh, tạo cơ hội cho những nước đang phát triển Mặt khác, nó cũng tạo nhiều thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển trên nhiều lĩnh vực Các sáng kiến và những thành tựu khoa học công nghệ trong cách mạng Công nghiệp 4.0 -làm cho tài nguyên, lao động phổ thông giá rẻ dần dần mất lợi thế Cần -làm rõ những vấn đề đặt ra và đưa ra định hướng hợp lí cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở Việt Nam trong hoàn cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư thời gian tới là cực kì cần thiết và quan trọng

Chính vì những lí do đó nên em quyết định chọn đề tài tiểu luận “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Thực trạng và giải pháp phát triển.”-

Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế cũng như những kinh nghiệm thực

tế còn ít nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Qua đây em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn

Em xin thành cảm ơn!

Trang 4

NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

1.1 Quan điểm ông nghiệp hóa, hiện đại hóa: c

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp

và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động hiệu quả cao nhất Công nghiệp hóa có lích sử phát triển hàng trăm năm, bắt đầu từ các nước Châu

Âu sau đó lan rộng đến các nước ở Bắc Mỹ, và ngày nay đã lan rộng đến các nước đang phát triển Nguồn gốc để công nghiệp hóa của các nước tư bản chủ yếu là bóc lột người lao động làm thuê, làm phá sản những người chủ sản xuất nhỏ, đồng thời với việc xâm chiếm và cướp thuộc địa Từ đó đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa tư bản và lao động, làm bùng nổ các cuộc đấu tranh giữa giai cấp công dân với các nhà

tư bản, tạo tiền đề cho sự ra đời của Chủ nghĩa Mác lý luận của giai cấp công nhân - chống lại Chủ nghĩa tư bản

Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (ngày 30/07/1994) đã

ra Nghị quyết số 07 NQ/HNTW về phát triển công nghiệp, nâng cao công nghệ đến -năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, trong Nghị quyết chỉ rõ : “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, khinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên

tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.” (Nghị quyết số 07/NQ/HNTW, 2017)

1.2 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Có 2 loại mô hình cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

 Công nghiệp hóa truyền thống Đã xuất hiện và kết thúc từ giữa thế kỷ XX

Trang 5

 Công nghiệp hóa kiểu mới Chiến lược hiện nay hướng đến việc gắn kết yêu cầu của nền kinh tế mới, rút ngắn thời gian thực hiện và đảm bảo phát triển bền vững

1.3.Đặc điểm Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mỗi quốc gia đề ra các yêu cầu với phát triển nền công nghiệp hóa hiện đại hóa khác nhau, nhưng cơ bản vẫn có những điểm cơ bản sau:

 Khắc phục những điểm yếu của công nghiệp truyền thống về bất công xã hội,

lãng phí vật chất, làm ô nhiễm môi trường, thời gian thực hiện kéo dài

 Gắn kết việc công nghiệp hóa với phát triển nền kinh tế và công nghệ, tiếp cận

kinh tế tri thức, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghệ cao

 Chú trọng phát triển bền vững, vừa phát trình kinh tế, vừa bảo vệ an ninh xã hội

và các vấn đề môi trường (Công nghiệp hóa là gì, 2021)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam có thể khái quát ở những đặc điểm

chính sau đây:

1.Công nghiệp hóa được triển khai đồng thời với hiện đại hóa và luôn liên kết với

hiện đại hóa để tạo nên một quá trình thống nhất thúc đẩy đất nước phát triển

2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là quá trình kinh tế kỹ thuật, vừa là quá - trình kinh tế xã hội, văn hóa, nó tác động một cách tổng hợp, đa diện, đa cấp đến mọi người, mọi gia đình và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa

4 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với quá trình xây dựng nền kinh tế độc

lập, tự chủ, ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế xã hội, - khoa học – công nghệ, văn hóa

5 Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, về thực chất, là quá trình sử

dụng những công cụ, phương tiện hiện đại cùng những thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến

Trang 6

1.4.Các nhân tố thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

 Xây d ng và phát tri n h t ng kự ể ạ ầ ỹ thuậ ề t v công ngh thông tin và truyền thông, chuẩn b ị nề ả n t ng kinh t ế số

+ Huy động các nguồn lực: nhà nước, doanh nghiệp, người dân và nước ngoài + Đẩy m nh ng d ng công ngh thông tin và truy n thông trong t t cạ ứ ụ ệ ề ấ ả các lĩnh vực của nền kinh t ế

+ T p trung phát tri n t o s b t phá v h t ng, ng d ng và nhân l c công ngh ậ ể ạ ự ứ ề ạ ầ ứ ụ ự ệ thông tin và truyền thông

+ Vi t Nam c n th c hi n các gi i pháp: C m bi n b c m bi n, hệ ầ ự ệ ả ả ế – ộ ả ế ệ thống điều khiển các ng dứ ụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng, thu thập thông tin, dữ liệu

để hình thành dự liệu l n ớ

 Thực hi n chuyển đổi số ề n n kinh t ế và quản trị xã h i

+ Chuyển đổ ố ềi s n n kinh tế để phát triển các lĩnh vực quan tr ng: công nghiọ ệp năng lượng, hóa chất, điện tử, công nghiệp vật liệu

+ Phát tri n ch n lể ọ ọc các ngành, lĩnh vực công nghi p hiệ ện đại có khả năng tác động lan tỏa đến nền kinh tế

+ T p trung nh ng ngành công nghi p có tính n n t ng, có l i th so sánh và có ý ậ ữ ệ ề ả ợ ế nghĩa chiến lược đối với phát triển nhanh và bền vững

 Đẩy mạnh công nghi p hóa, hiệ ện đại hóa nông nghi p, nông thôn

+ Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và hi u qu ệ ả

+ Ứng d ng công ngh ụ ệ sinh học vào sản xu t, thấ ực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy l i hóa, phát tri n công nghiợ ể ệp, thương nghiệp và d ch v cho nông nghi p, nông ị ụ ệ thôn

 Phát triển ngu n nhân lồ ực, đặc bi t là ngu n nhân lệ ồ ực chất lượ ng cao

+ Các giải pháp để nâng cao trình độ đào tạo, sử d ng nhân l c, nhân tài: ụ ự như: Đổi mới m nh mạ ẽ, đồng b ộ lĩnh vực giáo dục, đào tạo

+Tăng cường đầ tư cho phát triểu n nguồn nhân lực, trực tiếp nhất là đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo

+ Coi tr ng chính sách tr ng d ng, thu hút nhân tài ọ ọ ụ

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TR NG CÔNG NGHI P HÓA, HIẠ Ệ ỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT

NAM

2.1.Thực trạng chung

Trong nhiều thập kỷ qua, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu thế phát triển chung của các nước trên thế giới Đối với Việt Nam quá trình thực hiện các đường lối, chủ trương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần cực kì quan trọng trong quá trình phát triển, đưa đất nước thoát nghèo và nâng cao mức sống của người dân

Tăng trưởng kinh tế và IIP

Đồ thị 2.1 Biểu diễn tốc độ tăng IIP và GDP

Nguồn:GSO

(IIP : Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện

tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc)

Theo số liệu của GSO cho thấy, chỉ số IIP chung của cả nước đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây hững năm đầu của thời kỳ hồi phục nền N kinh tế của Việt Nam chỉ số IIP chỉ đạt tương ứng 5,8%, 5,9% và 7,6% Tuy nhiên, những năm sau đó khi nền kinh tế dần phục hồi và có những bước phát triển tích cực .Giai đoạn sau, nền kinh tế đã có những bước chuyển dịch mạnh mẽ ong cớ cấu sản tr xuất công nghiệp tăng trưởng IIP lần lượt đạt 11,30%/năm và 10 10%/năm, tăng , trưởng GDP đạt 6,81%/năm và 7,08%/năm

Như vây, có thể thấy tăng trưởng IIP đã có những bước chuyển tích cực trong những năm gần đây góp phần quan trọng trong việc đạt mức và duy trì mức tăng trưởng toàn nền kinh tế cũng như ở khu vực CN XD ở mức cao

Trang 8

Dịch chuyển IIP theo hướng tích cực

Đồ thị 2.2 Biểu diễn sự dịch chuyển IIP qua các năm

Nguồn hình:GSO

Theo số liệu của GSO cho thấy chỉ số IIP của ngành công nghiệp khai thác và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có những diễn biến tích cực Có sự gia tăng mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng tạo ra nhiều ưu điểm tích cực hơn đối với nền kinh tế

Thông qua chỉ số IIP của các ngành đã có tín hiệu tương đối tích cực về phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm đây Đó là sự giảm dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp khai thác và tăng dần tỷ trọng của các ngành chế biến, chế tạo Điều này

sẽ là tiền đề quan trọng tạo ra những bước đột phát về tăng trưởng cao và bền vững hơn trong tương lai đối với nền kinh tế Việt Nam

Tuy đã đạt được kết quả tích cực trong phát triển kinh tế nhưng thu nhập bình quân đầu người Việt Nam vẫn còn rất thấp, chêch lệch khá lớn so với các nước trong khu vực GDP bình quân đầu người của Thái Lan năm (2010 là 5.076 USD) đến năm (2020 là 7.189 USD) Trong khi con số tương ứng của Việt am chỉ tăng từ mức 1.317 USD lên 2.786 USD GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2007, Thái Lan năm 2005

2.2.Những kết quả, thành tựu đạt được

 Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực Gắn liền với quá trình chuyển

dịch cơ cấu kinh tế Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh còn 38%

Trang 9

năm 2019, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng liên tục.-

 Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh Việt Nam đã tham gia hội nhập từng

bước tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh toàn cầu Xuất khẩu tăng nhanh và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

 Duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khá ổn Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010

đạt bình quân 6,32%/năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân khoảng 5,82%/năm, giai đoạn 2015 2019 đạt bình quân 6,64%/năm

- Công nghiệp là ngành đóng góp ngày càng lớn trong nền kinh tế Việt Nam

Bình quân giai đoạn (2006 2017) công nghiệp chiếm hơn 30% trong GDP cả nước -Đóng góp cho ngân sách nhà nước chính là ngành công nghiệp

 Sản xuất công nghiệp tăng trưởng liên tục với tốc độ khá cao.Tổng giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp tăng bình quân 6,79%/năm, liên tục từ giai đoạn 2006-2017

 Cơ cấu các ngành công nghiệp có chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng của ngành khai khoáng, phù hơp với định hướng tái cơ cấu ngành Tỷ trọng GDP của nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 14,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015, lên 17,4% năm 2017 và 18,3% ước cho năm 2018 Nhóm ngành khai khoáng giảm từ 8,8% bình quân giai đoạn 2011 – 2015, xuống 6,6% năm 2017 và xuống 6% ước cho năm 2018

 Đã hình thành và phát triển được một số tập đoàn công nghiệp tư nhân trong

nước có tiềm lực tốt hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo Ví dụ trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ô tô là các Tập đoàn VinGroup, Trường Hải, Thành Công Trong lĩnh vực sản xuất chế biến sữa và thực phẩm là Vinamilk,TH Trong lĩnh vực may mặc Tập đoàn Dệt May Vinatex, Công ty CP May Việt Tiến Trong lĩnh vực sắt thép là Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn Hòa Phát, Công ty TNHH Hòa Bình Minh Hiệu quả tốt từ chủ trương của Đảng, chính sách hỗ trợ của Chính Phủ đã tạo được sự tin tưởng cho các doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển lớn, dài hạn trong các ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước

Trang 10

 Phát triển công nghiệp đã góp phần tích cực trong giải quyết vấn đề việc làm

và nâng cao đời sống của nhân dân Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp

ngày càng tăng về số lượng Bình quân mỗi năm, ngành công nghiệp tạo thêm khoảng 300.000 việc làm

 Nhờ vào mục tiêu đặt ra của Đảng và Chính Phủ (Nghị quyết số 23-NQ/TW

ngày 22/03/2018) Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy

mô lớn, có trình độ công nghệ cao , đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế hất N

là các ngành điện tử, dệt may, da – giày, chế biến thực phẩm… (23-NQ/TW, 2018)

2.2.1 Nguyên nhân Việt Nam đạt được những thành tựu trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa

 Đảng và Nhà nước không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng + Đảng có bản lĩnh, đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn + Người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng nên đã thu được những kết quả to lớn trên

 Chính sách mở cửa cho tất cả thành phần kinh tế phát triển

+ Tạo được môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế tạo động lực phát triển kinh tế Phát huy được thế mạnh trong sản xuất

 Sẵn sàng thích ứng với tác độ ng c ủa b ối cả nh cách m ạng 4.0

+ Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội.-

+ Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại vào các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế

+ Phù hợp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày đăng: 12/04/2022, 21:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nguồn hình:GSO Theo số liệu của GSO cho thấy chỉ số IIP của ngành  công nghiệp khai thác và  ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có những diễn biến tích cực - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư   thực trạng và giải pháp phát triển
gu ồn hình:GSO Theo số liệu của GSO cho thấy chỉ số IIP của ngành công nghiệp khai thác và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có những diễn biến tích cực (Trang 8)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w