Untitled HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Học phần Triết học Mac Lênin ĐỀ TÀI Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay Giảng viên hướng dẫn Vũ Thị Thu Hiền Lớp K24TCD Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 1, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2 2, MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3 3, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 4, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 5, Ý NGHĨA.
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Triết học Mac-Lênin
ĐỀ TÀI: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 đối với giáo dục ở Việt
Nam hiện nay
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Thu Hiền Lớp : K24TCD
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2022
Trang 2
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2
1, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
2, MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
3, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5, Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: NGUYẾN LÝ VỀ MỐI LIẾN HỆ PHỔ BIẾN CỦA PHÉP DVBC 4
1.1 KHÁI NIỆM VỀ MỐI LIÊN HỆ, LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 4
1.2 TÍNH CHẤT CỦA MỐI QUAN HỆ [1] , [2] 5
1.3 QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN 7
CHƯƠ NG 2: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẶT RA HIỆN NAY 8
2.1 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8
2.1.1 Ảnh hưởng chung: 8
2.1.2 Tác động đến nền giáo dục Việt Nam: 8
2.2 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC 10
2.2.1 Giải pháp chung 10
2.2.1 Giải pháp bản thân 11
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài.
Các nhà phân tích phương Tây hàng đầu đang thảo luận tích cực về chủ đề này và đưa ra các kịch bản không nhiều khả quan Nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng Nuriel Roubini cho rằng, dịch bệnh COVID-19 hiện nay sẽ làm gia tăng khủng hoảng kinh tế
và địa - chính trị Virus corona sẽ gây ra sự sụp đổ trật tự thế giới mà theo ông, đang gây ra sự đứt gẫy của cấu trúc toàn cầu Giai đoạn tiếp theo sẽ là một “kỷ nguyên băng” kinh tế, các cuộc xung đột sẽ trầm trọng thêm, các biên giới sẽ bị đóng cửa, chủ nghĩa bảo hộ sẽ lan tràn và mọi điều có thể dẫn đến các cuộc xung đột vũ trang Sự phân tán xã hội sẽ tiếp tục, nhiều sự kiện sẽ được tổ chức trực tuyến, các trung tâm mua sắm sẽ đóng cửa, giao dịch mua sắm cũng sẽ được thực hiện thông qua internet Quả thật, cho đến nay, các triệu chứng của khủng hoảng kinh tế đang ngày một rõ nét: giá cổ phiếu đang trồi sụt trên thị trường chứng khoán thế giới, giá vàng tăng cao, các mối ràng buộc kinh tế quốc tế đang bị phá vỡ, bao gồm cả ngành công nghiệp tự động hóa toàn cầu, các hội chợ thương mại quốc tế bị hủy bỏ và ngành công nghiệp du lịch đang bị suy thoái Theo báo cáo của Cơ quan xếp hạng tín dụng độc lập S&P (Standard and Poor’s), sự lan nhanh của dịch bệnh
COVID-19 có thể làm cho các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương mất 211 tỷ USD Theo nhiều nhà quan sát, cú sốc mang tên corona virus sẽ khiến thế giới thay đổi sâu sắc, trong đó các quá trình vỡ vụn của các nền kinh tế sẽ diễn ra trong nhiều năm Sự bất ổn định về địa - chính trị, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ đã tác động tiêu cực đến
Trang 4nền kinh tế thế giới và dịch bệnh COVID-19 sẽ làm trầm trọng thêm những xu hướng này, có thể dẫn đến sự phá hủy các mối quan hệ về sản xuất và giao thông, cũng như kéo lùi tiến trình toàn cầu hóa hiện nay Kết quả là sự phổ biến thông tin trên mạng sẽ thay thế sự trao đổi vật chất hàng hóa và con người Những sự thay đổi này sẽ tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế
- xã hội và chính trị của thế giới trong thập niên tới [3]
Sinh viên chúng ta là thế hệ trẻ đầy tiềm năng của đất nước,
vì vậy quá trình học tập của sinh viên là quá trình không ngừng phát triển Nhận thức được đó là vấn đề quan trọng đối với thế giới Là sinh viên của Học viện Ngân hàng học ngành Luật kinh
tế, em có mong muốn được giải quyết thực trạng này:
“Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay”.
2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Hiểu được thế nào là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép DVBC, giúp người đọc có thể vận dụng những nguyên lý đó để phân tích, vận dụng vào thực tiễn Từ đó đạt được những kết quả trong học tập và công việc
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích và làm rõ nội dung, tính chất, quan điểm tòan diện của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép DVBC Liên hệ đến sinh viên hiện nay
3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép duy vật biện chứng
Trang 5- Phạm vi nghiên cứu: Trong đời sống hàng ngày, qua các tài liệu chính thống và các tài liệu trực tuyến
4, Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lí luận: Quan điểm Triết học Mác- Lênin về nguyên lý
về phổ biến của phép DVBC
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận của duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp cụ thể: Thống nhất, logic và thực tiễn, phân tích tổng hợp khái quát hệ thống hóa và hình thức hóa
5, Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa lý luận: Củng cố thêm hệ thống lý luận hiện có, làm phong phú thêm hệ thống lý luận, góp phần làm sáng tỏ tính tất yếu và đặc điểm của Triết học Mác- Lênin của nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến của phép duy vật biện chứng Từ đó cung cấp cơ sở lý luận cho sinh viên để áp dụng vào trong học tập và cuộc sống
- Ý nghĩa thực tiễn: Phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy trong chuyên đề, chuyên ngành Triết học Mác- Lênin Để từ
đó trinh bày, đánh giá, chỉ ra được các vấn đề của thực trạng dịch bệnh Covid-19 Đề xuất các giải pháp giải quyết được vấn đề tồn tại của thực trạng này
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN CỦA PHÉP DVBC.
1.1 Khái niệm về mối liên hệ, liên hệ phổ biến.
Trang 6Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới Còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng
để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, của các sự vật hiện tượng, của thế giới đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, Trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng [1]
Ví dụ: Muốn có 1 vụ mùa lúa tốt, đạt năng suất cao => bản
thân cây lúa cần phải liên hệ với nhiều yếu tố từ: Giống, đất đai, khí hậu, sự chăm sóc của con người, thu hoạch…
1.2 Tính chất của mối quan hệ [1] , [2].
Tính khách quan tính phổ biến và tính đa dạng phong phú là những tính chất cơ bản của các mối liên hệ
- Tính khách quan của các mối liên hệ:
Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các
sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan Theo quan điểm đó, sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người con người, chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình
Ví dụ: Một vụ rau cải muốn thu hoạch đạt được năng suất cao
thì con người (người lao động) phải tác động nhiều yếu tố
từ( đất, nước, ánh sang, độ ẩm, không khí, phân bón,…) Con
Trang 7người nhận thức được, nhưng con người có thể dùng các biện pháp tác động vào chế độ dinh dưỡng, các yếu tố để kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát triển => Đó chính là vai trò của con người
- Tính phổ biến của các mối liên hệ:
Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác Đồng thời, cũng không có bất cứ
sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu trúc với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác tương tác và làm biến đổi lẫn nhau
Bất kỳ nơi đâu trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vị trí, vai trò quan trọng khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng
Ví dụ: mối liên hệ giữa cung và cầu là mối liên hệ phổ biến, đó
là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau, có tính chất đặc thù tuỳ theo từng loại thị trường hàng hoá, tuỳ theo thời điểm thực hiện… Khi nghiên cứu cụ thể từng loại thị trường hàng hoá, không thể không nghiên cứu những tính chất riêng Nhưng dù khác nhau bao nhiêu thì chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc chung của mối quan hệ cung cầu
- Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ:
Trang 8Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có
những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữa vị trí vai trò khác nhau, đối với sự tồn tại và phát triển của nó Mặt khác cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau, trong quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau Như vậy không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác nhau Đối với mỗi sự vật hiện tượng nhất định trong những điều kiện xác định đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài mối liên hệ bản chất và hiện tượng mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới
Quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể
Ví dụ: Sinh viên có rất nhiều mối liên hệ: ( Về học tập, đoan
thể, làm thêm, yêu đương tinh cảm,…) Nhưng ta phải đặt trong quan hệ cụ thể là thời kì sinh viên năm nhất và xác định được tron thời kì sinh viên thì mối liên hệ nào là cơ bản chủ yếu nhất
=> Để từ đó thấy rằng nhiệm vụ ưu tiên số 1 của chúng ta là học tập để có thể phát triển trí tuệ và rèn luyện các kỹ năng, năng lực
Trang 91.3 Quan điểm toàn diện.
- Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật hiện tượng đó với các
sự vật hiện tượng khác Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn
đề của đời sống thực tiễn, như vậy quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện siêu hình trong nhận thức và thực tiễn
- Biết phân loại từng mối liên hệ xem xét có trọng tâm trọng điểm là nổi bật cơ bản nhất của sự vật hiện tượng từ việc rút
ra mối liên hệ bản chất của sự vật ta lại đặt mối liên hệ bản chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể
- Cần tránh phiến diện siêu hình và chiết chung ngụy biện
Ví dụ: Trong cuộc sống của chúng ta đã vẫn dụng nguyên tắc
tòan diện rất nhiều Chúng ta đã vận dụng nguyên tắc này một cách tự phát Nếu là cán bộ, đảng viên thì hàng năm, cuối mỗi năm sẽ có đánh giá cán bộ công viên chức Bản thân chúng ta
tự đánh giá chưa đủ vì con người không tách tời khỏi cộng
đồng Cơ quan đó sẽ tổ chức họp để đánh giá Khi chúng ta
Trang 10đánh giá, nhận thức một sự vật hiện tượng nào đó rõ ràng
chúng ta đã vận dụng nguyên tắc toàn diện
CHƯƠNG 2: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA COVID-19 VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẶT RA HIỆN NAY.
2.1 Những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
2.1.1 Ảnh hưởng chung:
Sự tĩnh lặng của những thành phố, những quốc gia bị phong tỏa là sự lựa chọn mang tính bắt buộc của thế giới Vì điều
chúng ta coi trọng nhất trong dịch bệnh là sức khỏe và sinh mệnh của con người Nhưng sự im lặng này cũng đồng nghĩa với sự gián đoạn, ngưng trệ tạm thời trên diện rộng, trên hàng loạt lĩnh vực từ sản xuất đến thương mại, tiêu dùng, dịch vụ, một cú sốc chưa từng có tiền lệ là điều có thể chắc chắn vào lúc này Đó chính là nền kinh tế- xã hội nói chung đang bị sụt giảm nghiêm trọng hiện nay
2.1.2 Tác động đến nền giáo dục Việt Nam:
Dịch covid-19 có thể nói đã chiếm vị trí đặc biệt trong mối quan tâm của chúng ta trong những ngày nay Nếu như coi dịch bệnh hiện tại là một “phép thử” thì có lẽ đây là dịp để chúng ta cùng nhìn lại và có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với ngành giáo dục Việt Nam hiện nay “Đi học trở lại rồi lại nghỉ học” điệp khúc này khiến gần như cả xã hội hồi hộp dõi theo
Để rồi khi có quyết định thì lại tất bật, lo lắng cho những ngày
Trang 11học sinh, sinh viên không được đến trường Có lẽ chưa từng thời điểm nào mà cả nước học sinh, sinh viên lại được nghỉ học sau tết dài như hiện nay Quả thực, Virus corona đặt ra nhiều thách thức khác nhau cho hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam
- Tác động tích cực: [4]
+ Các trường học và đại học được khuyến khích sử dụng
đa dạng các hình thức giảng dạy trực tuyến để đảm bảo tính liên tục trong quá trình giảng dạy Kỹ năng và giáo dục của người lao động làm việc trong các quy trình dựa trên công nghiệp 4.0 cần phải được cải thiện Dưới sự thay đổi vượt trội của khoa học công nghệ, con người cũng phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại
+ Để học sinh- sinh viên có thể tự học kiến thức mới ở nhà, khi đến tiết, học sinh- sinh viên và giáo viên- giảng viên cùng tranh luận Qua đó rèn luyện các tư duy bậc cao như: phân tích, đánh giá, phản biện, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Tác động tiêu cực: Vì tác động tích cực là rất nhỏ nên tác động tiêu cực là chủ yếu: [4]
Trong đại dịch Covid-19 nền giáo dục Việt Nam khó đạt được mục tiêu phát triển toàn diện vì:
+ Việc triển khai chương trình và sách giáo khoa, giáo trình mới gặp rất nhiều khó khăn trong thẩm định sách mới và tập huấn cho giáo viên Việc bồi dưỡng theo
phương thức tự học là chính, điều mà trước đây chưa làm được
Trang 12+ Tuy nhiên, dù có nhiều nỗ lực của ngành giáo dục, nhà trường, giáo viên, giảng viên và học sinh- sinh viên cũng không tránh khỏi chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng và cả những tác động lâu dài đến tâm lý học sinh- sinh viên, giáo viên, giảng viên và phụ huynh Học trực tuyến, HS hạn chế giao tiếp trực tiếp với bạn bè, xã hội, thực hành, trải nghiệm thực tế, sinh hoạt câu lạc bộ
+ Theo thống kê, cả nước có khoảng 7,3 triệu HS học trực tuyến, nhưng có hơn 1,5 triệu HS chưa có thiết bị để học Đây là nguy cơ không đảm bảo chất lượng và mất công bằng trong tiếp cận giáo dục
+ Từ đại dịch cho thấy xã hội nước ta cũng bộc lộ nhiều vấn đề, trong đó có đạo đức: một số cá nhân, doanh
nghiệp lợi dụng đại dịch để trục lợi Đây là hành động vi phạm đạo đức, pháp luật cần được lên án mạnh mẽ của xã hội và HS, sinh viên
+ Đại dịch đã làm trầm trọng thêm sự chênh lệch về giáo dục khi nó làm giảm cơ hội tiếp cận của trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn ở những nhóm dễ bị tổn thương như người nghèo, người sống ở vùng nông thôn, miền núi, người tị nạn, người khuyết tật, con em người lao động ở các khu trọ
2.2 Giải pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực.
2.2.1 Giải pháp chung.
Việc chúng ta phải quyết tâm cắt đứt sự lây lan dịch bệnh sớm nhất để quay trở lại hồi phục và phát triển nền giáo dục của Việt Nam hiện nay đã trở thành một trong những nhiệm vụ