Đặc biệt cần phối hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, tạo nhiều cơ hội để học sinh đánh giá chính mình và phản hồi kết quả của mình để đạt tới các giá trị như tự
Trang 1VẬN DỤNG RUBRIC ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
NGỮ VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
-
1 Đặt vấn đề
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một mắt xích quan trọng trong quá trình dạy học, đặc biệt đối với chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực Bộ công cụ kiểm tra đánh giá chính xác, khoa học là thước đo mức độ đạt được của mục tiêu dạy học, tính hiệu quả của phương pháp dạy học, làm căn cứ điều chỉnh quá trình dạy học, làm đòn bẩy thúc đẩy sự tích cực của người học từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Do
đó, đổi mới phương pháp dạy học phải gắn liền với đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá
Những năm gần đây, Rubric được khuyến khích sử dụng trong nhà trường như một
bộ công cụ đánh giá công bằng, khoa học và đáng tin cậy Đặc biệt, công cụ kiểm tra này phát huy được thế mạnh ở môn Ngữ văn và đã được nghiên cứu trong rất nhiều tài liệu Song, việc vận dụng Rubric để xây dựng bộ công cụ đánh giá môn Ngữ văn nhằm phát huy năng lực người học trong nhà trường phổ thông hiện nay diễn ra chưa thật đồng bộ và hiệu quả
2 Rubric và những ưu điểm của Rubric trong đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
2.1 Những yêu cầu của kiểm tra đánh giá đối với môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
Theo định hướng phát triển năng lực, mục tiêu của việc kiểm tra đánh giá là giúp giáo viên và nhà trường nắm được năng lực của học sinh, biết được học sinh đang ở đâu và tiến bộ như thế nào qua từng giai đoạn, sau đó mới nhằm đến việc cho điểm để xếp loại, khích lệ, khen thưởng Khi đánh giá, cần xác định các năng lực cốt lõi và năng lực bộ phận
mà môn học hướng đến, từ đó xây dựng chuẩn đánh giá, coi trọng đánh giá quá trình, chú ý đến các tình huống phức hợp và thực tiễn, các phương pháp và kĩ thuật đánh giá đa dạng
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định: bên cạnh những năng lực bộ phận, môn Ngữ văn góp phần hình thành ở người học hai năng lực cốt lõi đó là năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ Hai năng lực cốt lõi này sẽ được hình thành chủ yếu qua hai hoạt động đặc trưng của môn học: đọc hiểu văn bản (cảm thụ cái đẹp trong văn chương và ngôn ngữ) và tạo lập văn bản (nói và viết)
Đánh giá dựa theo năng lực lấy sản phẩm đầu ra và các phương diện biểu hiện năng lực của người học làm căn cứ Việc tiến hành đánh giá không chỉ căn cứ vào kết quả mà cần chú ý đến quá trình đi đến kết quả, coi trọng các nội dung đánh giá mang tính tích hợp, gắn với việc giải quyết các tình huống thực tiễn Điều đó đòi hỏi phương pháp đánh giá phải đa dạng: thông qua phỏng vấn, quan sát, tiểu luận, bài tập tình huống, bài kiểm tra, dự án, hồ
sơ, cách viết nhật ký, sổ tay văn học, facebook của học sinh Đặc biệt cần phối hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, tạo nhiều cơ hội để học sinh đánh giá chính mình và phản hồi kết quả của mình để đạt tới các giá trị như tự tin, độc lập, có khả năng phê phán và thái độ tiếp nhận phê phán, … Quan trọng là dù đánh giá theo phương pháp nào vẫn phải bảo đảm nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ và những suy nghĩ của chính mình, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo
Như vậy, về cơ bản, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực không mâu thuẫn với kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng, mà đó là sự hoàn thiện và phát triển cao hơn Dựa vào những vấn đề vừa phân tích, chúng tôi khái quát những điểm khác nhau cơ bản giữa kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực trong bảng sau
Trang 2Bảng 2.1 Bảng so sánh sự khác nhau cơ bản giữa kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến
thức kĩ năng và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Tiêu chí
so sánh
Kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Kiểm tra đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực
Tiêu chí
đánh giá
- Được xây dựng chủ yếu dựa trên
cơ sở ghi nhớ và tái hiện kiến
thức theo chương trình giáo dục
- Chú ý đến việc đánh giá, xếp
hạng giữa người học với nhau
- Được xây dựng chủ yếu dựa vào sản phẩm đầu ra, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn
- Chú ý đến sự tiến bộ của người học trong quá trình dạy học
Phương
pháp
đánh giá
- Tự luận hoặc trắc nghiệm
- Đánh giá dựa vào bài kiểm tra
thường xuyên và kiểm tra định kì
- Đa dạng hóa các phương pháp: tự luận, trắc nghiệm, tranh ảnh, nhật kí,…
- Đánh giá quá trình học tập trên lớp, đánh giá năng lực tự học, đánh giá dựa vào bài kiểm tra,…
Hình
thức
đánh giá
Giáo viên đánh giá học sinh Giáo viên đánh giá học sinh; Học sinh tự
đánh giá; Học sinh đánh giá lẫn nhau
Qui
trình
Nội dung giảng dạy Kế hoạch
kiểm tra đánh giá
Xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá
lập ra kế hoạch bài học Khi đánh giá năng lực, vấn đề quan trọng là xác định được thang đánh giá có khả năng mô tả sự phát triển năng lực của học sinh theo các mức độ từ thấp đến cao, tương ứng với từng lĩnh vực và từng giai đoạn học tập Bộ công cụ cần đảm bảo tính khoa học và chính xác, có thể chấm theo điểm số hoặc theo mã hóa câu trả lời Bộ công cụ cần khắc phục được những hạn chế của việc đánh giá khả năng tạo lập văn bản chưa phát huy được năng lực của học sinh ở nhà trường trong thời gian qua như: tìm ý theo đáp án để cho điểm, chưa chú ý
về logic, mạch kiến thức trong quá trình lập luận của học sinh; đáp án gò bó theo một định hướng, chủ đề do giáo viên qui định; giáo viên chấm theo cảm tính, thiếu tôn trọng hoặc đánh giá chưa đúng mức những sáng tạo riêng, thiên hướng và năng khiếu ngữ văn của học sinh; lúng túng khi xử lý những tình huống đáp án quá “mở” làm cho sự thể hiện quan điểm
của học sinh không có điểm dừng;…
2.2 Rubric và ưu điểm của Rubric trong đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực
2.2.1 Rubric
Rubric hay bảng tiêu chí đánh giá, bảng hướng dẫn chấm điểm, phiếu đánh giá, phiếu chấm điểm,… là công cụ đánh giá được sử dụng rộng rãi trong chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của các nước tiên tiến trên thế giới Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau về Rubric như Dannelle D Stevens [4], Heidi Goodrich [4], Jennifer Docktor,… Song, nhìn một cách tổng quát, Rubrics là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của người học, được thể hiện bằng bảng mô tả các tiêu chí đánh giá theo các cấp độ khác nhau trên cơ sở các yêu cầu, mục tiêu cần đạt của môn học, nhằm đo
độ thành công của sản phẩm, hoạt động, dự án, quá trình…
Khác với đáp án, Rubric không có tính chất bí mật, không mang tính áp đặt, chủ quan Trong Rubric các tiêu chí, mức độ đánh giá được công khai, minh bạch trên cơ sở đối chiếu so sánh, thảo luận trước với nhóm/tổ chuyên môn, nhà quản lí, với cả học sinh tùy theo phạm vi dự án, bài kiểm tra, bài thực hành,… Rubric được trình bày dưới dạng bảng, gồm nhiều cột, nhiều dòng tùy vào mục đích kiểm tra đánh giá và nội dung kiểm tra đánh
Trang 3giá: tiêu chí đánh giá, mức độ đạt được, điểm, nhận xét, phản hồi,… Có hai loại Rubric là Rubric tổng hợp (Rubric định tính) và Rubric phân tích (Rubric định lượng)
2.2.2 Những ưu điểm của Rubric trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn
Rubric có thể sử dụng như một bảng hướng dẫn, mô tả chi tiết, cụ thể các mục tiêu cần đạt Dựa vào bảng Rubric, học sinh dễ dàng định hướng được nội dung bài học, các kĩ năng, kiến thức cần hình thành Từ đó học sinh chủ động trong việc lập kế hoạch học tập trên lớp và cả tự học ở nhà; đặt ra mục tiêu phấn đấu của cá nhân; lựa chọn phương pháp học tập phù hợp; tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân so với yêu cầu của các tiêu chí đánh giá trong suốt quá trình học tập, để từ đó có kế hoạch tự cải tiến chất lượng học tập kịp thời và hiệu quả
Rubric là bảng hướng dẫn động, trong quá trình dạy học, tùy vào đối tượng học sinh, giáo viên hoàn toàn có thể điều chỉnh các mô tả trong Rubric cho thật phù hợp Từ các chuẩn cần đạt, mục tiêu, nhiệm vụ cần triển khai, giáo viên và học sinh có thể thiết kế Rubric để sử dụng nhiều lần trong suốt quá trình dạy học: trước, trong và sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập Hơn thế nữa, rubric có thể được sử dụng linh hoạt trong các hình thức tổ chức dạy học đa dạng như bài viết, làm việc nhóm, giờ thực hành, giờ seminar, nhật kí đọc sách,…
Rubric được sử dụng như một công cụ đánh giá, tự đánh giá và cùng đánh giá tương đối hiệu quả đối với cả học sinh và giáo viên Rubric giúp giáo viên định hướng được lượng kiến thức, kĩ năng, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh để xây dựng kế hoạch bài học và tổ chức cho học sinh học tập hiệu quả Nhờ mô tả chi tiết theo các mức độ cần đạt, học sinh theo dõi được sự tiến bộ của bản thân cũng như của các bạn học khác Do vậy, Rubrics còn làm cho việc đánh giá trở nên khoa học, minh bạch và thuyết phục hơn, việc chấm bài trở nên nhất quán hơn, tạo sự công bằng cho học sinh Ngoài ra, căn cứ vào các tiêu chí được mô tả, học sinh có thể cung cấp cho giáo viên những phản hồi kịp thời, chính xác về mức độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng Ngược lại, Rubric cũng là nguồn thông tin để giáo viên đánh giá học sinh một cách khách quan, kiểm soát chặt chẽ tiến bộ của học sinh để
có biện pháp xử lý sát hợp
2.3 Qui trình xây dựng Rubric đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh
Để xây dựng Rubric đánh giá có hiệu quả, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1 Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt để hình dung các thuộc tính, chỉ số của sản phẩm cần kiểm tra đánh giá
- Bước 2 Căn cứ vào thang đo của Bloom để viết các tiêu chí và quyết định số lượng, mức độ chấm cho từng tiêu chí
- Bước 3 Thảo luận, thống nhất các tiêu chí đánh giá với học sinh, với đồng nghiệp
và phê duyệt ở tổ
- Bước 4 Hoàn chỉnh Rubric và đưa vào sử dụng
3 Vận dụng Rubric xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá hoạt động tạo lập văn bản của học sinh ở trường phổ thông
3.1 Những yêu cầu chung đối với hoạt động tạo lập văn bản của học sinh
Tạo lập văn bản (nói và viết) là hoạt động tạo ra một văn bản hoàn chỉnh về nội dung
và hình thức, thể hiện qua cách tổ chức, xây dựng văn bản đúng quy cách và có ý nghĩa Văn bản được tạo lập sẽ thể hiện được trình độ kiến thức (về các kiểu văn bản, về ngôn ngữ,
về văn học, về văn hóa - xã hội, về các khoa học liên ngành…), dấu ấn cá nhân, lập trường quan điểm của học sinh Sản phẩm của hoạt động tạo lập văn bản trong nhà trường theo quan điểm phát triển năng lực bao gồm: kết quả thảo luận nhóm, dự án khoa học, bài thuyết trình, bài tập viết đoạn/bài văn theo các phương thức biểu đạt, các tình huống giao tiếp, nhật
ký đọc sách, …
Trang 4Trong chương trình hiện hành, từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh tạo lập các loại văn bản sau: văn bản tự sự, văn bản biểu cảm, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận Yêu cầu chung đối với văn bản được tạo lập của học sinh là:
- Xác định được vấn đề đặt ra và mục đích tạo lập văn bản Yêu cầu này đòi hỏi học sinh phải lựa chọn đề tài, chủ đề, kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, hình thức trình bày nhằm đáp ứng mục đích tạo tập văn bản, đối tượng tiếp nhận văn bản và hoàn cảnh giao tiếp
cụ thể Để thực hiện được điều đó, học sinh cần có kĩ năng phân tích yêu cầu, xác định vấn
đề trọng tâm trên cơ sở bộc lộ những chính kiến, quan điểm cá nhân Đồng thời, học sinh cũng phải có những kiến thức nhất định về kiểu loại văn bản để phác thảo sản phẩm
- Triển khai ý tưởng thành hệ thống ý nhằm bộc lộ và lập luận bảo vệ quan điểm cá nhân Yêu cầu này đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng vận dụng kiến thức, hiểu biết của bản thân để tìm ý; lựa chọn các phương thức lập luận phù hợp; kết hợp các phương tiện/phép liên kết phù hợp (ví dụ: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng…) để: chỉ ra mối quan
hệ giữa các đoạn/câu khác nhau và giữa các ý chính trong một đoạn; thể hiện chức năng của một đoạn văn trong mối liên quan với các phần khác của văn bản
- Năng lực ngôn ngữ cần được đánh giá cao khi học sinh tạo lập văn bản bởi vì muốn thể hiện được quan điểm, tư tưởng, tình cảm học sinh phải biết lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ cho hiệu quả, phù hợp với nội dung, mục đích của đoạn văn Thuyết phục người đọc chấp nhận quan điểm/hành động của người viết thông qua các yếu tố như: độ dài của câu, cấu trúc câu, mẫu câu, từ vựng, biện pháp tu từ, vần điệu,… Thao tác này cho thấy được khả năng sử dụng tiếng trong giao tiếp của học sinh
Từ những yêu cầu trên, chúng tôi đề xuất một số yêu cầu cụ thể để xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động tạo lập văn bản của học sinh:
(1) Tri thức về kiểu loại văn bản
(2) Quan điểm, tư tưởng, nhận thức thể hiện trong văn bản
(3) Tổ chức kết cấu văn bản
(4) Sử dụng các chiến lược/ phương tiện hỗ trợ
(5) Năng lực ngôn ngữ
(6) Sáng tạo
Trong những tiêu chí chung đó, các tiêu chí (2), (5) và (6) là sử dụng được cho tất cả các phương pháp đánh giá và tất cả các kiểu văn bản Riêng tiêu chí (1), (3) và (4) sẽ thay đổi theo yêu cầu của từng kiểu văn bản Giáo viên kết hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng của các loại văn bản cụ thể để xây dựng Rubric đánh giá khác nhau
3 2 Vận dụng Rubric xây dựng một số bảng tiêu chí đánh giá khả năng tạo lập văn bản của học sinh trường THPT
3.2.1 Rubric đánh giá đoạn/bài văn tự sự
Trong chương trình Ngữ văn cấp THPT hiện hành, có ba kiểu văn bản tự sự: kể lại tác phẩm văn học, kể chuyện đời thường và kể chuyện tác phẩm văn học theo tưởng tượng/ nhập vai Ba kiểu loại văn bản tự sự trên có những đặc điểm riêng: kể lại tác phẩm văn học thì cần bám sát vào văn bản của tác giả; kể chuyện đời thường là thuật lại những chuyện xảy
ra trong cuộc sống; kể lại tác phẩm theo tưởng tượng/ nhập vai là kể lại tác phẩm văn học với các yếu tố sáng tạo Tuy nhiên, chúng đều có chung những đặc trưng của văn bản tự sự: loại văn bản dùng ngôn ngữ để kể về một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
Để làm tốt bài văn tự sự, học sinh phải biết cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu, rồi sắp xếp chúng lại để tạo thành câu chuyện có bố cục hoàn chỉnh, có cốt truyện hợp lí, có
ý nghĩa theo yêu cầu đề bài; xác định ngôi kể phù hợp; xây dựng được tình huống và phải biết dẫn dắt tình tiết trong tình huống để tạo nên sự bất ngờ; kết hợp yếu tố miêu tả ngoại
Trang 5hình và miêu tả nội tâm trong việc khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật; kết hợp yếu tố nghị luận để làm nổi bật ý nghĩa sự việc, tô đậm tính chất triết lí của câu chuyện; sử dụng hiệu quả các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm …
Xuất phát từ các yêu cầu trên, khi thiết kế Rubric [xem Bảng 1] cho kiểu bài văn tự
sự, chúng tôi quan tâm đến các tiêu chí sau:
(1) Tri thức về kiểu loại văn bản: Khả năng nhận diện loại văn tự sự (kể tác phẩm, kể chuyện đời thường hay kể tưởng tượng/ nhập vai) thể hiện ở việc lựa chọn ngôi kể, chọn đề tài, tạo tình huống,…
(2) Quan điểm, tư tưởng, nhận thức thể hiện trong văn bản: Khả năng thể hiện chiều sâu tư tưởng của văn bản; bộc lộ nhận thức của người viết về các vấn đề xã hội, nhân sinh; những triết lí về cuộc sống
(3) Tổ chức kết cấu văn bản: Khả năng lựa chọn các sự việc, chi tiết tiêu biểu, sắp xếp chúng theo một trật tự tạo thành cốt truyện
(4) Sử dụng các chiến lược/ phương tiện hỗ trợ: Khả năng kết hợp có hiệu quả các phương thức biểu đạt như miêu tả (tả cảnh, tả người, tả nội tâm, ), nghị luận, biểu cảm
(5) Diễn đạt, đặt câu, dùng từ, chính tả: Khả năng sử dụng tiếng Việt hay và đạt hiệu quả giao tiếp cao Khả năng này thể hiện ở cách sử dụng ngôn từ, kết hợp các kiểu câu, các biện pháp tu từ nhằm làm cho lời kể sinh động, hấp dẫn nhằm bày tỏ quan điểm, thuyết phục người nghe (đọc)
(6) Sáng tạo: Khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng; kết hợp nhuần nhuyễn vốn kiến thức sách vở và kiến thức đời sống trong văn bản; thể hiện phong cách người viết Có thể sáng tạo cốt truyện, sáng tạo tình huống truyện, sáng tạo khi xây dựng nhân vật, sáng tạo cách kể;…
3.2.2 Rubric đánh giá đoạn/bài văn thuyết minh
Văn thuyết minh có vai trò khá quan trọng trong chương trình Ngữ văn 10 hiện hành cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống Thuyết minh khác hẳn với tự sự vì không có sự việc, diễn biến; cũng khác với miêu tả vì không đòi hỏi tái hiện hình ảnh một cách cụ thể cho người đọc cảm thấy, mà cốt làm cho người ta hiểu; khác với văn bản nghị luận vì đây là trình bày nguyên lí, quy luật, cách thức…chứ không phải là luận điểm, suy luận, lí lẽ Nghĩa
là, văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản riêng, mà các loại văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận không thay thế được Đây là loại văn bản có chức năng cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,…của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích Đối tượng thuyết minh rất đa dạng: một tác phẩm hoặc một vấn
đề trong tác phẩm văn học, một tác giả, một thể loại văn học; một danh thắng, một lễ hội, một quyển sách, một đặc sản; một phương pháp học tập; … Nhìn chung, dù giới thiệu về đối tượng nào thì tri thức trong văn bản thuyết minh đều phải khách quan, xác thực, thực dụng, hữu ích cho mọi người Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn
Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu
sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng Đồng thời, phải biết lựa chọn hình thức kết cấu phù hợp với đối tượng cần thuyết minh: kết cấu theo thời gian, theo không gian, theo trật tự lô-gíc của tư duy với đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc
Để văn bản thuyết minh có tính thuyết phục, dễ hiểu, sáng tỏ, người viết cần sử dụng
phù hợp các phương pháp thuyết minh như: phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, phương pháp liệt kê, phương pháp nêu ví dụ, phương pháp dùng số liệu (con số), phương
pháp so sánh, phương pháp phân loại, phân tích Để văn bản thuyết minh được sinh động,
Trang 6hấp dẫn, người viết sử dụng các phương tiện hỗ trợ như các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm; các biện pháp nghệ thuật như lối ẩn dụ, nhân hoá, so sánh,…
Xuất phát từ các yêu cầu trên, khi thiết kế Rubric [xem Bảng 2] cho kiểu bài văn
thuyết minh, chúng tôi quan tâm đến các tiêu chí sau:
(1) Tri thức về kiểu loại văn bản: Khả năng nhận diện loại văn thuyết minh (thuyết minh văn học, thuyết minh về một sự vật, sự việc, hiện tượng đời sống,…) và xác định đối tượng thuyết minh đúng yêu cầu
(2) Hiểu biết và tình cảm đối với đối tượng thuyết minh: Khả năng quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin về đối tượng và sự quan tâm cũng như tình cảm của người viết với đối tượng thuyết minh
(3) Tổ chức kết cấu văn bản: Khả năng lựa chọn các đặc điểm tiêu biểu và sắp xếp chúng theo một kết cấu phù hợp
(4) Sử dụng các chiến lược/ phương tiện hỗ trợ: Khả năng kết hợp có hiệu quả các phương thức biểu đạt như miêu tả, tự sự, biểu cảm; các phương pháp thuyết minh phù hợp
(5) Diễn đạt, đặt câu, dùng từ, chính tả: Khả năng sử dụng tiếng Việt hay và đạt hiệu quả giao tiếp cao Khả năng này thể hiện ở cách sử dụng ngôn từ, kết hợp các kiểu câu, các biện pháp tu từ nhằm làm cho lời giới thiệu vừa chân thực vừa sinh động, hấp dẫn
(6) Sáng tạo: Kết hợp nhuần nhuyễn vốn kiến thức sách vở và kiến thức đời sống trong văn bản; thể hiện phong cách người viết Có thể sáng tạo cách giới thiệu, cách dùng
từ, cách chọn phương pháp thuyết minh,…
3.2.3 Rubric đánh giá đoạn/bài văn nghị luận
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, một tư tưởng đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận Trong chương trình THPT, kiểu đề văn nghị luận rất đa dạng: nghị luận về một vấn đề của xã hội (hiện tượng đời sống/ tư tưởng đạo lí), nghị luận về vấn đề văn học ( nhân vật trong tác phẩm tự sự, so sánh, luận bàn ý kiến bàn về văn học, cảm nhận đoạn thơ, phân tích chi tiết,…) Dù thuộc kiểu đề nào, điều quan trọng nhất của bài văn nghị luận vẫn là hệ thống luận điểm (luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận) Hệ thống luận điểm này là khung sườn của bài văn nghị luận và được triển khai thành những lí lẽ và dẫn chứng
Bài văn nghị luận cần đảm bảo cấu trúc ba phần Mở bài (đặt vấn đề) cần giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết Thân bài ( giải quyết vấn đề) cần triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày Kết bài ( kết thúc vấn đề) cần khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu
Để bài văn nghị luận hấp dẫn, người viết cần kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe) Yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn Muốn tăng sức thuyết phục của bài viết, người viết phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết biểu hiện cảm xúc đó một cách chân thực bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm mà không phá vỡ mạch nghị luận
Xuất phát từ các yêu cầu trên, khi thiết kế Rubric [xem Bảng 3] cho kiểu bài văn
thuyết minh, chúng tôi quan tâm đến các tiêu chí sau:
(1) Tri thức về kiểu loại văn bản: Khả năng nhận diện loại văn bản nghị luận (Nghị luận xã hội/ Nghị luận văn học, nghị luận một ý kiến bàn về văn học, nghị luận đoạn trích thơ/văn xuôi,…) và xác định chính xác vấn đề cần nghị luận
Trang 7(2) Hiểu biết và tình cảm đối với vấn đề nghị luận: Khả năng am hiểu sâu sắc về vấn
đề và sự quan tâm cũng như tình cảm của người viết với vấn đề nghị luận
(3) Triển khai vấn đề cần nghị luận: Khả năng vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; dẫn chứng phong phú, phù hợp Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài khái quát vấn đề Giới thiệu vấn đề hấp dẫn/ Triển khai vấn đề đầy đủ, đúng, hấp dẫn, thuyết phục từ việc giải thích đến phân tích, mở rộng và kết thúc vấn đề
(4) Sử dụng các chiến lược/ phương tiện hỗ trợ: Khả năng kết hợp có hiệu quả các phương thức biểu đạt như miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh phù hợp, có thể làm tăng hiệu quả thuyết phục, tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe)
(5) Diễn đạt, đặt câu, dùng từ, chính tả: Khả năng sử dụng tiếng Việt hay và đạt hiệu quả giao tiếp cao Khả năng này thể hiện ở cách sử dụng ngôn từ, kết hợp các kiểu câu, các biện pháp tu từ nhằm làm cho bài văn có sức thuyết phục
(6) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp
Trên đây là ba bảng thiết kế Rubric cho hoạt động kiểm tra đánh giá bài văn tự sự, thuyết minh và nghị luận Ba bảng này có thể được giáo viên trao đổi với học sinh và tổ chuyên môn để quyết định mức điểm cho từng tiêu chí Tùy vào đặc điểm các lớp khác nhau
mà giáo viên cân nhắc tỷ lệ các mức điểm cho từng tiêu chí Ngoài ra, ba bảng Rubric này
có thể chỉnh sửa để sử dụng đánh giá đoạn văn, đánh giá các bài thuyết trình, các dự án học tập của các em, cho học sinh đánh giá lẫn nhau
3.3 Qui trình vận dụng Rubric
Sau khi đã thiết kế Rubric hoàn chỉnh, giáo viên công bố trước với học sinh trước khi giao nhiệm vụ cho các em để các em hình dung được những mục tiêu cần đạt Song, quan trọng hơn hết là khâu chấm và trả bài cho học sinh Giáo viên cần phát phiếu đánh giá cho từng học sinh để sửa bài, phân tích bài văn hay, cho học sinh đổi bài,… như một công việc thật sự khoa học và nghệ thuật, có mục tiêu, phương pháp, hoạt động cụ thể Có như vậy, học sinh mới nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình, của bạn học để phấn đấu ở các bài viết lần sau
Cuối cùng là khâu lưu hồ sơ theo dõi sự phát triển năng lực của học sinh: năng lực viết, năng lực trình bày, năng lực thuyết minh,… Sau khi đã sửa chữa bài viết cho các em, giáo viên sẽ tập hợp các Rubric lại đề làm minh chứng theo dõi tiến độ học tập để học sinh
tự điều chỉnh và giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học tiếp theo
4 Kết luận
Vận dụng Rubric để xây dựng bộ công cụ đánh giá trong dạy học Ngữ văn sẽ giúp cho việc đánh giá môn học tưởng như cảm tính này trở nên khoa học, công khai, khách quan, công bằng Nhờ sử dụng Rubric, khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, giữa việc dạy và việc học có thể được thu hẹp lại Rubric còn giúp cho việc học của học sinh trở nên
rõ ràng, có mục đích, có tổ chức và có thể kiểm soát được Học sinh có thể sử dụng Rubric
để tự kiểm tra việc học, tự đánh giá bài làm của mình để có kế hoạch cải tiến hoặc nâng cao chất lượng học tập để phát huy năng lực Giáo viên cũng có thể sử dụng Rubric như một phương tiện giảng dạy, hướng dẫn các em viết bài văn
Tóm lại, tùy vào đối tượng sử dụng và mục đích sử dụng, Rubric đánh giá đề xuất có thể được sử dụng như một phương tiện dạy học, công cụ đánh giá quá trình và công cụ đánh tổng theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông theo yêu cầu của chương trình môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực từ sau năm
2018
-
Trang 8Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Kim Dung (2010), Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhận thức, Viện Nghiên cứu
Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM
[2] Nguyễn Công Khanh (chủ biên), (2014), Tài liệu kiểm tra đánh giá trong giáo dục (dành cho giáo viên phổ thông), Hà Nội
[3] Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Lan Phương (đồng chủ biên), Đặng Xuân Cường, Trịnh Thị
Anh Hoa, Nguyễn Thị Hồng Vân, (2016), Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề (Chuyên khảo về khoa học giáo dục), NXB
Giáo dục, Hà Nội
[4] Nguyễn Thị Hồng Vân (2013), “Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và phương hướng đổi mới chương trình sau 2015”, Tạp chí giáo dục, (307), tr.25-27
[5] Natalie Pham (2010), “Rubrics”, http://www.docstoc.com/docs/54132218/Rubrics-PowerPoint.
Trang 9Bảng 1 Rubric bài văn tự sự
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRÀ VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN THIỆN THÀNH
PHI U CH M ĐIỂM BÀI IỂM TRA Đ NH , NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN: NGỮ VĂN 10 Dành cho các lớp: Chuyên/ Không chuyên
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
1 Bài viết số : 2 – Văn tự sự
4 Họ và tên học sinh : ………
M C Đ ĐẠT ĐƯ C
ĐIỂM
10
m tả cụ thể
8
m tả cụ thể
6
m tả cụ thể)
4
m tả cụ thể
2
m tả cụ thể
1 Tri thức về kiểu loại văn bản - Nhận diện đề và
xác định chuẩn xác kiểu văn bản tự sự
- Nhận diện đề và xác định tương đối chính xác kiểu văn bản tự sự
- Nhận diện và xác định được kiểu loại của văn bản tự sự song đôi chỗ còn nhầm lẫn
- Nhận diện được, tuy nhiên xác định chưa tốt kiểu loại của văn bản tự sự
- Chưa nhận diện
và chưa tạo lập được một văn bản
tự sự
2 Quan điểm, tư tưởng, tình cảm
thể hiện trong văn bản
- Thể hiện sâu sắc quan điểm, tình cảm của người viết; đặt
ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật
- Thể hiện khá tốt quan điểm, tình cảm của người viết; đặt
ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật
- Có thể hiện quan điểm, tình cảm của người viết; đặt ra được những vấn đề
xã hội phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật
- Có thể hiện quan điểm, tình cảm của người viết nhưng còn mờ nhạt; đặt ra được những vấn đề
xã hội phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật
- Chưa thể hiện quan điểm, tình cảm của người viết; có những nhận thức lệch lạc, chưa phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật
3 Sử dụng kết hợp các phương
thức biểu đạt
- Vận dụng nhuần nhuyễn, phù hợp các phương thức biểu đạt vào bài viết
- Vận dụng phù hợp các phương thức biểu đạt vào bài viết
- Vận dụng tương đối có hiệu quả một
số phương thức biểu đạt vào bài viết
- Có vận dụng các phương thức biểu đạt song chưa đạt hiệu quả
- Chưa biết lựa chọn và kết hợp các phương thức biểu đạt vào bài viết
4 Tổ chức kết cấu của văn bản - Xây dựng cốt
truyện chặt chẽ; tình huống độc đáo; dẫn dắt các sự việc theo trình tự hợp lý
- Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ;
lựa chọn được tình huống; dẫn dắt các
sự việc theo trình tự
- Xây dựng được cốt truyện; tạo được tình huống song còn
mờ nhạt; dẫn dắt các sự việc theo
- Xây dựng cốt truyện còn rời rạc;
chưa biết cách tạo tình huống; dẫn dắt các sự việc theo
- Chưa xây dựng được cốt truyện;
chưa biết lựa chọn được tình huống;
các sự việc sắp xếp
Trang 10- Bố cục ba phần sáng rõ, phù hợp
hợp lý
- Bố cục ba phần phù hợp
trình tự khá hợp lý
- Bố cục ba phần tương đối phù hợp
trình tự chưa thật hợp lý
- Bố cục ba phần song nhập nhằng, đôi chỗ bị rối
thiếu lô-gic
- Bố cục bài viết chưa hoàn chỉnh
5 Diễn đạt, đặt câu, dùng từ,
chính tả
- Diễn đạt mượt mà, giàu cảm xúc, lay động được tình cảm người đọc
- Kết hợp các kiểu câu phù hợp; lựa chọn từ ngữ chuẩn xác; không mắc lỗi chính tả
- Diễn đạt tương đối mượt mà, giàu cảm xúc
- Sử dụng kết hợp các kiểu câu; lựa chọn từ ngữ khá tốt;
không mắc lỗi chính
tả
- Diễn đạt lưu loát, trôi chảy
- Viết câu đúng cấu trúc ngữ pháp; dùng
từ đúng nghĩa; còn mắc một số lỗi chính tả
- Diễn đạt còn thiếu lưu loát
- Đặt câu còn sai ngữ pháp; dùng từ thiếu chuẩn xác; còn mắc lỗi chính tả
Bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính
tả, dùng từ, đặt câu
- Đặt câu, dùng từ, chính tả sai nhiều
sáng tạo: từ cốt truyện, tình huống truyện, xây dựng nhân vật cho đến cách mở đầu, kết thúc,…
Bài viết có sáng tạo một trong các yếu tố như cốt truyện, tình huống truyện, xây dựng nhân vật hoặc cách mở đầu, kết thúc
Bài viết có điểm sáng tạo song chưa
để lại ấn tượng sâu săc, đạt hiệu quả chưa cao
Bài viết có hướng đến việc sáng tạo, song chưa đạt hiệu quả, không phù hợp
Bài không có sáng tạo
TỔNG ĐIỂM ………/10
NHẬN T CHUNG
-
rà inh, ngà tháng năm
Giáo viên chấm