1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

THẢO LUẬN DÂN SỰ 2 BUỔI THỨ BA: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG (TIẾP THEO)

22 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Chung Của Hợp Đồng (Tiếp Theo)
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại Bài Giảng
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 43,46 KB

Nội dung

THẢO LUẬN DÂN SỰ 2 MÔN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG. Giảng viên: ThS. Đặng Lê Phương Uyên. Nhóm thực hiện: TM44A1. Trường ĐH Luật TPHCM. Bộ môn: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG. BUỔI THỨ 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG (TIẾP THEO) VẤN ĐỀ 1: HỢP ĐỒNG VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC VẤN ĐỀ 2: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HỦY BỎ DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG VẤN ĐỀ 3: ĐỨNG TÊN GIÙM MUA BẤT ĐỘNG SẢN VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU

Trang 1

MỤC LỤC VẤN ĐỀ 1: HỢP ĐỒNG VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC

Câu 1.1 Đoạn nào trong Bản án 11 cho thấy Giấy phân chia bất động sản chưađược công chứng, chứng thực? 2Câu 1.2 Đoạn nào trong Bản án số 11 cho thấy Tòa án đã áp dụng Điều 129 BLDS

2015 cho Giấy phân chia bất động sản dù chưa được công chứng, chứng thực 2Câu 1.3 Việc Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho Giấy phân chia bất độngsản chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phục không? 2Câu 1.4 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực? 3Câu 1.5 Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa ántuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức 3Câu 1.6 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định vềthời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sửdụng đất ngày 10/08/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực? 4Câu 1.7 Trong quyết định số 93, việc Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất ngày 10/08/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực cóthuyết phục không? Vì sao? 5

VẤN ĐỀ 2: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HỦY BỎ DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG

Câu 2.1 Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng

do có vi phạm 6Câu 2.2 Theo Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay bị hủy bỏ? .8Câu 2.3 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnhVĩnh Long (về hủy bỏ hay vô hiệu hợp đồng) 8Câu 2.4 Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng không? Vìsao? 8Câu 2.5 Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trênnhư thế nào và suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết này của Tòa án nhân dântỉnh Vĩnh Long 9

Trang 2

Câu 2.6 Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng vàhủy bỏ hợp dồng do có vi phạm 10Câu 2.7 Ông Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trênkhông? Vì sao? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép hủy bỏ 12

VẤN ĐỀ 3: ĐỨNG TÊN GIÙM MUA BẤT ĐỘNG SẢN

Câu 3.1: Việc Tòa án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền

ra mua và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên hộ có thuyết phục không? Vì sao? 13Câu 3.2 Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ có được đứng tên không? Vì sao? 14Câu 3.3 Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở Việt Namkhông? 14Câu 3.4 Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ có được công nhận quyền

sở hữu nhà trên không? Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tối cao đã cótiền lệ chưa? 15Câu 3.5 Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ

bỏ ra và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được xử lý như thế nào? 16Câu 3.6 Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ chưa? Nếu

có, nêu Án lệ đó 16Câu 3.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao 17

VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU

Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được công bốtrên Tạp chí chuyên ngành Luật từ năm 2018 đến nay 18Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

VẤN ĐỀ 1: HỢP ĐỒNG VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨCTóm tắt Bản án 11/2019/DS-PT ngày 23/01/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

Nguyên đơn là anh Hoa Văn T khởi kiện ông Hoa Văn S về việc tranh chấp hợpđồng tặng cho bất động sản

Ông Hoa Văn S (là bố của anh T, anh A, chị P) có lập một “Giấy phân chia bấtđộng sản nội bộ gia đình” năm 2008 và có chữ ký trực tiếp bằng bút mực xanh của

ba người con Tuy nhiên, “Giấy phân chia bất động sản nội bộ gia đình” này chưađược công chứng, chứng thực Anh A và anh T đã xây nhà trên mảnh đất này, đã có

sự thỏa thuận từ bố mẹ và 2 người con Năm 2018, anh T đề nghị phân chia di sảncủa bà Ch (bà Ch mất vào tháng 5/2018) Ông S không đồng ý với việc phân chia disản, khi vụ án được chuyển đến Tòa, anh A cũng làm đơn đề nghị Tòa án công nhậnquyền sử dụng đất theo “Giấy phân chia bất động sản nội bộ gia đình” và công nhậnquyền sở hữu đối với ngôi nhà của anh Sau đó, anh T cũng thay đổi yêu cầu khởikiện như anh A Tuy nhiên ông S không đồng ý với 2 yêu cầu trên, cũng không yêucầu chia lại di sản thừa kế của bà Ch

Dựa vào lời khai của các đương sự, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội quyếtđịnh không chấp nhận kháng cáo của ông S và chị P, chấp nhận yêu cầu của anhHoa Văn A và Hoa Văn T

Tóm tắt Quyết định số 93/2018/DS-GĐT ngày 29/11/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng về “V/v Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”

Nguyên đơn: ông Mến và bà Nhiễm

Bị đơn: ông Cưu và bà Lắm

Giấy chuyển nhượng đất lập ngày 10/8/2009 thể hiện vợ chồng ông Cưu, bàLắm cùng còn trai thống nhất thỏa thuận chuyển nhượng cho vợ chồng ông Mến, bàNhiễm một lô B Hai bên đã thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận Ngày 17/10/2016,ông Cưu, bà Mến được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Như vậy, Tòa xétthấy các bên đã thực hiện thỏa thuận trên thực tế Về hình thức, giao dịch chuyển

Trang 4

nhượng quyền sử dụng đất không được công chứng, chứng thực là vi phạm về hìnhthức Tuy nhiên, từ khi xác lập hợp đồng đến ngày nguyên đơn khởi kiện đã quá hainăm, bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu Do vậy, hợp đồng chuyểnnhượng quyền sử dụng đất trên có hiệu lực theo khoản 2 Điều 132 BLDS 2015

Câu 1.1 Đoạn nào trong Bản án 11 cho thấy Giấy phân chia bất động sản chưa được công chứng, chứng thực?

Đoạn trong bản án 11: “Về hình thức: Văn bản “Giấy phân chia bất động sản

nội bộ gia đình” do ông S lập không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Điều 467 của Bộ luật dân sự năm 2005, các Điều 459, 502 Bộ luật Dân sự năm 2015.”

Câu 1.2 Đoạn nào trong Bản án số 11 cho thấy Tòa án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho Giấy phân chia bất động sản dù chưa được công chứng, chứng thực

Đoạn của Bản án số 11 cho thấy Tòa án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 choGiấy phân chia động sản dù chưa được công chứng, chứng thực là:

…Văn bản “Giấy phân chia bất động sản nội bộ gia đình” do ông S lập không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định tại Điều 467 của

Bộ luật dân sự 2005, các Điều 459, 502 Bộ luật Dân sự năm 2015 Tuy nhiên, trong thực tế anh T và anh Văn A là người được tặng cho quyền

sử dụng đất đã xây dựng, sử dụng hai ngôi nhà kiên cố từ khi bà Ch còn sống… Do giao dịch dân sự tặng cho bất động sản này bản chất đã thực hiện đầy đủ: Bên cho đã giao tài sản, bên nhận đã nhận tài sản, đã xây dựng công trình kiên cố từ trước khi có văn bản này nên Tòa án sơ thẩm

áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015… là có căn

cứ, phù hợp với pháp luật hiện hành.

Câu 1.3 Việc Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho Giấy phân chia bất động sản chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phục không?

Theo nhóm, việc Tòa án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho Giấy phân chia bấtđộng sản chưa được công chứng, chứng thực là có thuyết phục Mặc dù các đa phầncác giao dịch về nhà ở luôn đòi hỏi yêu cầu công chứng, chứng thực nhưng đối vớivăn bản vi phạm điều kiện hình thức như trên thì Tòa án thường theo hướng công

Trang 5

nhận hiệu lực của giao dịch Bởi lẽ hợp đồng sinh ra không để bị tuyên bố vô hiệu

mà là để được thực hiện nhằm đem lại lợi ích mà các bên mong muốn khi xác lậphợp đồng.1 Do đó, đối với hợp đồng tặng cho tài sản được thể hiện thông qua Giấyphân chia bất động sản, Tòa án hoàn toàn có thể áp dụng Điều 129 của BLDS 2015.Bởi lẽ, ông T và ông A đều đã nhận được tài sản – tức quyền sử dụng đất và xâydựng, sử dụng 2 ngôi nhà kiên cố trước khi có văn bản này, đồng thời ông S, bà Chcũng như các người thừa kế còn lại không có phản đối nên Tòa án có căn cứ để ápdụng điều luật này

Câu 1.4 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực?

Về yêu cầu phán tố của bị đơn: ông Cưu, bà Lắm có đơn phản tố yêu cầu Tòa án tuyên hủy hợp đồng chuyển nhương quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 vì cho rằng tại thời điểm chuyển nhượng chưa có đất và hợp đồng không được công chứng, chứng thực Như trên đã phân tích, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên không vi phạm về nội dung, về hình thức của hợp đồng tuy không được công chứng, chứng thực trong thời hạn hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập, ông Cưu,

bà Lắm không yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu nên giao dịch này có hiệu lực theo khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Câu 1.5 Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức.

Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức được quyđịnh tại Điều 129 BLDS 2015 Theo nguyên tắc chung thì các chủ thể được tự dolựa chọn hình thức của giao dịch Chỉ những giao dịch pháp luật quy định bắt buộcphải thể hiện bằng văn bản; phải công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép

mà các bên không tuân thủ quy định này thì mới bị vô hiệu; tuy nhiên điều này cónhững ngoại lệ và đã được quy định rõ trong khoản 1 và khoản 2 của Điều 129BLDS 2015

Trên thực tế thì có hai loại giao dịch dân sự vô hiệu, đó là giao dịch dân sự vôhiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối Giao dịch dân sự tuyệt đối thìmặc nhiên bị coi là vô hiệu và thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu

1 Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án (Tập 1), Nxb Hồng Đức – Hội

Luật gia Việt Nam, tr 876

Trang 6

sẽ không bị hạn chế; còn các giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thì không đươngnhiên vô hiệu mà chỉ trở nên vô hiệu khi có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi íchliên quan và bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

Ta có thể thấy rằng, việc hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hìnhthức thuộc trường hợp vô hiệu tuyệt đối Tuy nhiên theo quy định tại điểm đ khoản

1 Điều 132 BLDS 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu dokhông tuân thủ quy định về hình thức là hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập.Theo quy định tại khoản 2 Điều này thì “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điềunày mà không có yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịchdân sự có hiệu lực”

Như vậy, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợpđồng vô hiệu về hình thức thì hợp đồng đó sẽ phát sinh hiệu lực

Câu 1.6 Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định

về thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/08/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực?

Tòa án đã áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhậnhợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/08/2009 dù chưa được côngchứng, chứng thực, được nêu tại phần nhận định của Tòa án:

Về hình thức của hợp đồng : Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày 01/01/2017 , thời hiệu được áp dụng theo qui định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm

2015 ) Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 10/8/2009 giữa vợ chồng ông Cưu , bà Lắm với vợ chồng ông Mến , bà Nhiễm không được công chứng , chứng thực là vi phạm về hình thức Tuy nhiên , từ khi xác lập hợp đồng đến ngày nguyên đơn khởi kiện 18/4/2017 , đã quá thời hạn hai năm , bị đơn không yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên có hiệu lực theo Khoản 2 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015

Trang 7

Câu 1.7 Trong quyết định số 93, việc Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/08/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phục không? Vì sao?

Trong quyết định số 93, việc Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền

sử dụng đất ngày 10/08/2009 dù chưa được công chứng nhưng vẫn thuyết phục Theo khoản 2 Điều 129 BLDS 2015 về giao dịch dân sự vi phạm quy định điều

kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu trừ trường hợp “Giao dịch dân sự đã được

xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực

mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.” Vì trên thực tế, ông Cưu, bà Lắm đã nhận tiền, giao đất

và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Mến, bà Nhiễm; ông Mến, bàNhiễm đã nhận đất, làm móng và nhà cho người khác thuê Mặc dù khi viết giấychuyển nhượng chưa có vị trí lô đất cụ thể nhưng đối tượng hợp đồng 2 bên hướngtới là 01 trong 03 lô đất tái định cư mà UBND huyện Đức Phổ cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất cho ông Cưu, bà Lắm nên ông Cưu, bà Lắm có quyền chuyểnnhượng mà không cần ý kiến của các thành viên trong gia đình Vì vậy, hợp đồngchuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông Cưu, bà Lắm với vợ chồngông Mến, bà Nhiễm phù hợp với quy định của pháp luật về nội dung, không viphạm điều cấm của pháp luật Không thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Trang 8

VẤN ĐỀ 2: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT, HỦY BỎ DO KHÔNG

THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNGTóm tắt Bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/5/2017 về V/v Tranh chấp hợp đồng mua bán – Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long

Nguyên đơn là công ty TNHH MTV Đông Phong Cần Thơ (giải thể), bị đơn là

bà Nguyễn Thị Dệt Ngày 26/5/2012 bà Dệt có mua xe ô tô của công ty ĐôngPhong Cần Thơ với tư cách người đại diện cho “Trang trí nội thất Thanh Thảo”.Tuy nhiên, công ty TNHH-SX-TM Thành Thảo mới là đại diện theo pháp luật cho

“Trang trí nội thất Thanh Thảo”, chứ bà Dệt không phải là người đại diện Mặckhác, hợp đồng mua bán xe ô tô này do ông Liêm thuộc công ty TNHH-SX-TMThành Thảo ký kết dưới danh nghĩa của công ty, chứ không phải do bà Dệt ký kết.Đồng thời ông Thành cũng không biết việc mua bán xe ô tô này xảy ra do ông Liêm

tự ý ký kết Vậy nên hợp đồng mua bán xe ô tô giữa công ty Đông Phong Cần Thơ

và ông Liêm, bà Dệt bị Tòa án tuyên vô hiệu do không có căn cứ hủy hợp đồng vàkhông áp dụng phạt vi phạm hợp đồng đối với trường hợp này

Câu 2.1 Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm.

Giống nhau:

Hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm đều dẫn đến một kết quả

đó là chấm dứt hợp đồng, làm cho hợp đồng không có hiệu lực thi hành

Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận khi hợp đồng chấm dứt.Trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì được trị giá bằng tiền để hoàn trả.Bên có lỗi, bên làm thiệt hại phải bồi thường cho bên còn lại

Khác nhau:

Trang 9

Tiêu chí Hợp đồng dân sự vô hiệu Hủy bỏ hợp đồng dân sự

Điều kiện

chấm dứt

hợp đồng

Hợp đồng dân sự vi phạm cácđiều kiện có hiệu lực của hợp

đồng

Một trong các bên của hợp đồng

vi phạm các điều khoản có tronghợp đồng, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng hoặc một bên yêu cầu hủy bỏ

Các trường

hợp chấm

dứt hợp

đồng

Hợp đồng dân sự vô hiệu do:

- Vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

- Giả tạo

- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập

- Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại (một trong số các bên trong hợp đồng)

- Bên yêu cầu hủy bỏ hợp đồng nếu không có lỗi thì sẽ không phải bồi thường

- Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường phần hợp đồng đã được thực hiện (nếu có thỏa thuận)

Câu 2.2 Theo Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay bị hủy bỏ?

Theo Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long thì hơp đồng mua bán xe trên bị vô hiệu,

cụ thể: “Xét hợp đồng mua bán xe ngày 26/5/2912 nêu trên là vô hiệu theo quy định

Trang 10

tại điều 122 BLDS nên không có căn cứ tuyên bố hủy hợp đồng cũng không xét yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng”.

Câu 2.3 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long (về hủy bỏ hay vô hiệu hợp đồng)

Theo nhóm em, hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long về

vô hiệu hợp đồng mua bán xe ô tô giữa công ty TNHH MTV Đông Phong Cần thơvới ông Trương Văn Liêm là hợp lý Cụ thể Tòa án đã chỉ ra rõ lỗi dẫn đến vô hiệuhiệu đồng của các bên giao dịch là ngang nhau, vì hợp đồng ghi đại diện bên mua là

bà Dệt nhưng đứng ra giao dịch ký kết lại là ông Liêm là không đúng quy định củapháp luật Và bà Dệt cũng không phải là người đại diện của công ty TNHH SX-TMThành Thảo khi đứng ra thực hiện giao dịch, ký kết hợp đồng Vì vậy các bênkhông phát sinh quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng mà các bên đã ký kết, hoàn trảcho nhau những gì đã nhận

Câu 2.4 Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng không?

Vì sao?

Theo nhóm em, nếu hợp đồng bị vô hiệu thì không áp dụng phạt vi phạm hợp

đồng vì theo khoản 1 Điều 418 BLDS 2015: “Phạt vi phạm là sự vi phạm giữa các

bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên

bị vi phạm” Theo tinh thần của BLDS 2015, cùng với Luật thương mại, vi phạm

hợp đồng chỉ áp dụng trong giai đoạn thực hiện hợp đồng Điều đó có nghĩa là

phạt vi phạm hợp đồng chỉ áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có hiệu lực vàphải thực hiện Bởi lẽ, nếu hợp đồng vô hiệu thì sẽ không phát sinh quyền và nghĩa

vụ của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập, mà nếu không phát sinhquyền và nghĩa vụ thì áp dụng phạt vi phạm hợp đồng cũng không có lợi ích gì

Do đó, nếu hợp đồng không có hiệu lực (vô hiệu) thì không áp dụng quy định vềphạt vi phạm hợp đồng.2

2 Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận Bản án Tập 2, Nxb Hồng Đức – Hội

Luật gia Việt Nam, tr 599.

Trang 11

Câu 2.5 Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trên như thế nào và suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi đó là Tòa

án không xét yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của cả nguyên đơn và bị đơn vì hợpđồng mua bán xe ô tô ngày 26/5/2012 giữa công ty Đông Phong Cần Thơ và ôngLiêm, bà Dệt là hợp đồng vô hiệu

Theo nhóm, hướng giải quyết của Tòa án là có căn cứ pháp luật và hợp lí Bởi vìTòa án không hủy bỏ hợp đồng mua bán này mà tuyên hợp đồng vô hiệu Theo đó,hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên ngay từ thời điểmgiao kết, không ràng buộc trách nhiệm của các bên đã giao kết trong hợp đồng Mặt

khác, căn cứ theo khoản 1 Điều 427 BLDS 2015 quy định: “Khi hợp đồng bị hủy

bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại

và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.” Điều đó cho thấy rằng việc hủy bỏ hợpđồng vẫn cho phép áp dụng thỏa thuận về phạt vi phạm, về bồi thường thiệt hạinhưng hợp đồng vô hiệu thì không

Sở dĩ có sự khác biệt trên là vì khi hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng không phảithực hiện và khi hợp đồng không phải thực hiện thì không có vi phạm hợp đồng vàkhi không có vi phạm hợp đồng thì thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng, về bồithường thiệt hại do vi phạm hợp đồng không có ý nghĩa.3 Tóm lại, bởi vì Tòa án đãtuyên bố hợp đồng giữa công ty Đông Phong Cần Thơ và ông Liêm, bà Dệt là hợpđồng vô hiệu nên việc không áp dụng phạt vi phạm hợp đồng là hoàn toàn có cơ sở,

3 Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án Tập 2, Nxb Hồng Đức – Hội

Luật gia Việt Nam, tr 786

Ngày đăng: 10/04/2022, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w