1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6, đề tài dạy tốt truyền thuyết

24 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 142 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6, đề tài dạy tốt truyền thuyết

Trang 1

PHẦN I MỞ ĐẦU

Văn học dân gian là những sáng tác nghệ thật truyền miệng của nhândân phản ánh lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Nó tồn tại tronglòng nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ khác và ngày càng hoàn thiện Nómang giá trị lịch sử và là tiếng nói thẳng thắn, thể hiện ước mơ của của quầnchúng nhân dân lao động trong xã hội về công lý, cái thiện luôn chiến thắng

Văn học dân gian là tiếng nói chung của nhân dân, chính vì vậy mànhững sáng tác đều mang giá trị lịch sử và ý nghĩa giáo dục sâu sắc Đây đượccoi như bộ “ Bách khoa toàn thư” với các giá trị văn hóa tinh thần và văn hóavật chất của nhân dân gồm nhiều mặt của cuộc sống: sinh hoạt, phong tục tậpquán, lễ giáo,…Trong đó, truyền thuyết là truyện dân gian về lịch sử Dù yếu

tố lịch sử trong những truyện kể có mong manh đến đâu và dù cái lõi là sựthật lịch sử trong đó được giá trị tưởng tượng thêu dệt đến mức nào thì lịch sửvẫn được coi là đối tượng phản ánh chuyên biệt của thể loại này Trong khotàng văn học dân gian Việt Nam rất đa dạng với khối lượng lớn những tácphẩm đồ sộ Vì vậy việc tiếp cận các tác phẩm truyền thuyết đúng theo đặctrưng của nó là vô cùng quan trọng

Chương trình Ngữ văn 6- Tập I, phần văn học dân gian được đưa vàogiảng dạy gồm các phần: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyệnngụ ngôn…Như vậy, thể loại này được đưa vào chương trình khá nhiều nên

nó đóng một vai trò quan trọng trong giảng dạy

Truyền thuyết là một loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện

có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện vànhân vật được kể bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ

Trong quá trình giảng dạy để học sinh lớp 6 hiểu đầy đủ về nguồn gốc,giá trị tư tưởng và ý nghĩa của truyện dân gian, đồng thời tạo sự hứng thútrong giờ học cho các em thì giáo viên phải có nhiều phương pháp, nhiều hoạtđộng, hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp cho học sinh hứng thú hơn trong giờhọc truyền thuyết Một giờ học hấp dẫn lôi cuốn các em sẽ giúp các em ghi

Trang 2

nhớ bài học lâu hơn, cảm nhận được giá trị tư tưởng của tác phẩm, để từ đócác em sẽ phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của mình trong giờ học.Qua đó, giáo dục cho các em về tư tưởng tình cảm, tình yêu quê hương đấtnước.

Để làm được điều này không dễ, bởi các em lớp 6 là lớp đầu cấp cònnhiều rụt rè, phần lớn các em còn quen với cách học ở bậc Tiểu học, chưamạnh dạn trong học tập còn quen với việc đọc - chép, thụ động chưa phát huyhết vai trò chủ động trong giờ học các văn bản truyền thuyết nói riêng cũngnhư giờ học văn nói chung

Trước tình hình đó, bản thân tôi là giáo viên dạy khối 6 luôn suy nghĩlàm sao để các em phát huy được vai trò sáng tạo của mình khi học tác phẩmtruyền thuyết, từ đó góp phần hình thành và rèn luyện các kĩ năng sáng tạo

cho học sinh nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Tổ chức hoạt động học tập nhằm phát huy vai trò sáng tạo của học sinh lớp 6 khi học truyền thuyết”.

PHẦN II NỘI DUNG

1 Thời gian thực hiện: từ năm 2017 đến năm 2018.

2 Đánh giá thực trạng của sáng kiến

a Kết quả đạt được:

Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói : “ học văn đã khó, dạy văn còn khó hơnnhiều”, đến với văn học lá con đường của trái tim đến với trái tim Vì thế,dạy văn trước hết phải yêu văn chương và có một nghệ thuật sư phạm rấttổng hợp để chuyển tải tình yêu đó đến với học trò

Tôi thấy rằng nếu như môn học đòi hỏi ở học sinh đồng thời thành thạonhiều kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết, thì trước hết những kĩ năng ấy cũngphải là năng khiếu văn chương cộng với sự rèn luyện khổ công của thầy.Thầy nói hay, lưu loát, ngôn từ trong sáng để diễn giảng sâu sắc, lời bìnhlắng đọng đi vào tâm hồn học trò

Trang 3

Không chỉ trò nghe giảng mà thầy cũng phải biết lắng nghe ý kiến củahọc sinh đừng áp đặt hay vội vàng phủ nhận ý kiến của học trò nhằmnhanh tới đích của kiến thức Điều đó sẽ là thui chột khả năng sáng tạo củahọc trò.

Thầy cũng cần đọc hay, diễn cảm có hồn, tạo tâm thế cho trò đi vào tácphẩm

Một điều học sinh ngại khi học văn đó là việc sáng tạo văn bản, lườisuy nghĩ, đôi khi thụ động rập khuôn

Tuy nhiên, phần lớn các em vẫn rất yêu thích truyện cổ nói chung vàtruyền thuyết nói riêng, nhiều em có thể kể lại truyện một cách chính xác.Nhưng để cắt nghĩa cội nguồn ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau những câu chữ đóbằng những phương tiện của ngôn ngữ: Cách dùng từ ngữ, các biện pháp

tu từ, ngôi kể nhân vật sự kiện thì học sinh còn lúng túng

Do vậy, bằng cách tích hợp kiến thức và kĩ năng người thầy sẽ định hướng tổ chức như thế nào giúp cho học sinh phát huy vai trò chủ thể sángtạo nhằm tự chiếm lĩnh lấy tác phẩm là cả một việc làm thiết yếu

Từ đó, tôi đã cố gắng sử dụng triệt để phương pháp dạy học mới theohướng tích cực, sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm, định hướng pháttriển năng lực ở học trò, thầy dẫn dắt, gợi mở, học trò chủ động trong việctìm ra và nắm bắt kiến thức có hiệu quả để bước đầu học sinh hiểu đượctác phẩm, cao hơn nữa là yêu thích môn học và tiến đến yêu cầu cuối cùng

là học sinh biết cảm nhận và viết thành bài văn hoàn chỉnh

Hai năm 2017 và 2018, sau khi áp dụng phương pháp trên đối với một

số lớp khối 6 mà tôi trực tiếp giảng dạy thấy các em hứng thú hơn trongcác tiết học, mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình, đồng thời sáng tạo hơntrong các giờ luyện đọc và nêu cảm nghĩ Các em yêu thích hơn các vănbản truyền thuyết và luôn tìm tòi thêm nhiều tác phẩm ngoài chương trìnhsách giáo khoa

b Những mặt còn hạn chế:

Trang 4

Trong quá trình áp dụng phương pháp này thì bản thân tôi cũng gặpkhông ít nhữnghạn chế nhất định:

- Thiết bị dạy học dành cho phần văn bản truyền thuyết còn thiếu, cơ sởvật chất để áp dụng cho từng tiết dạy chưa nhiều

- Thời lượng cho các tiết truyền thuyết còn ít ( chủ yêu 1 tiết/ văn bản)

- Thời gian để tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho môn Văn con ít( các em đã kín lịch học)

- Lớp 6 cũng là lớp đầu cấp nên chưa làm quen được với phương pháphọc của bậc THCS, hơn nữa một số em việc đọc, viết còn yếu chưa thôngthạo, ghi nhớ chậm, đọc rồi lại quên

- Một phần các em còn học theo kiểu của bậc Tiểu học nên lười, khôngchịu soạn bài, chuẩn bị bài đặc biệt là việc đọc tác phẩm ở nhà

- Hơn nữa, các em chưa biết cách diễn đạt vấn đề, không xác định đượcvấn đề trọng tâm để trình bày, lười suy nghĩ, thụ động, chưa có sự chủđộng sáng tạo để tự mình chiếm lĩnh kiến thức

- Các em còn nhút nhác chưa phát huy hết vai trò chủ động trong giờhọc

c Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế:

- Bên cạnh những hạn chế trên thì phương pháp này cũng đem lạinhững thành công, để có được thành công đó nhờ những yếu tố sau:

+ Được sự tạo điều kiện của nhà trường trong việc cung cấp thêm cácthiết bị dạy học cũng như các buổi hoạt động ngoại khóa

+ Được sự giúp đỡ của tổ chuyên môn và các thầy cô ddoonhf nghiệptrong nhà trường đã góp ý để hoàn thiện hơn

+ Sự hợp tác trong các giờ học của các em học sinh là yếu tố then chốtdẫn đến thành công cho sáng kiến này

- Những hạn chế được nêu ở phần trên là do một số những nguyên nhânsau:

Trang 5

+ Các em còn lạ lẫm chưa quen với cách học của bậc THCS, chưamạnh dạn trong việc thể hiện quan điểm của bản thân nên chưa có sự sángtạo nhiều.

+ Thời gian cũng như cơ sở vật chất còn hạn chế

PHẦN III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 Căn cứ thực hiện:

- Căn cứ vào tình hình đổi mới phương pháp dạy học văn ở trườngTHCS nói chung và ngữ văn nói riêng là phải đề cao vai trò chủ động tíchcực của học sinh trong nhận thức, tuân thủ và ứng dụng các kiến thức, kĩnăng văn học, giáo viên không còn là người chỉ biết truyền thụ kiến thức,

kĩ năng văn học mà còn có vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh để rènluyện cho học sinh tính tự lập, tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảmthụ các giá trị chân – thiện – mĩ trong văn học, có kĩ năng thực hành vànăng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp

- Căn cứ vào chương trình dạy học phần truyền thuyết: SGK Ngữ văn 6lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung, chươngtrình biên soạn SGK và lựa chọn phương pháp giảng dạy với việc lấy sáukiểu văn bản làm trục đồng quy: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận ( nghị

Trang 6

luận), thuyết minh và điều hành ( hành chính công vụ) Học sinh phải phântích thành thạo bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết, năng lực tiếp nhận và tạolập sáu kiểu văn bản nói trên.

Vấn đề phối hợp ba phân môn văn học- tiếng Việt – tập làm văn cũngdựa trên yếu tố tích hợp trong từng thời điểm để đáp ứng tốt nhất mục tiêunói trên Phần văn học con đường để phối hợp với giảng dạy các kiểu vănbản là sắp xếp tác phẩm theo hệ thống thể loại ( truyện kí, văn xuôi, tiểuthuyết, thơ, kịch) Cụ thể là ứng với các văn bản tự sự được dạy ở vòngmột đầu lớp 6 là truyện dân gian với thể loại truyền thuyết gồm 5 văn bản:

“ Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưngbánh giầy, Sự tích Hồ Gươm”

- Căn cứ vào tình hình thực tế nhiều năm giảng dạy khối 6 ở trường,tôi nhận thấy văn học gian gian rất gần gũi với học sinh, tuy nhiên nó lạimang tính lịch sử và nhiều yếu tố tưởng tượng nên các em dường như chưa

có sự hứng thú trong giờ học Hơn nữa các em lại còn thụ động trong tiếpnhận kiến thức Vì vậy nên, tôi nghĩ cần có một biện pháp nhằm giúp các

em phát huy tốt hơn vai trò sáng tạo của mình khi học truyền thuyết

2 Nội dung giải pháp và cách thực hiện

a Nội dung, phương pháp

Nhằm thực hiện được nguyên tắc chung đồng thời cũng là nhiệm

vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa ngữ văn 6 :giáo viên - học sinh thực hiện phương pháp tích cực hoá hoạt động củangười học , trong đó giáo viên đúng vai trò là người tổ chức hoạt độngcủa học sinh , mỗi học sinh đều được hoạt động , đều được bộc lộ mình

và phát triển, tôi luôn đề cao công việc của người thầy là thiết kế giáo

án , dự kiến phương pháp , biện pháp , hìmh thức tổ chức dạy- học Nótạo ra vị thế chủ động ,tự tin cho người thầy

Tôi bắt đầu cho mình từ việc xác định mục tiêu cần đặt ra chotiết học về nội dung, phương pháp , hình thức tổ chức Những kiến thức

Trang 7

cần huy động phục vụ cho nội dung của bài và tích hợp với các kiểuthức khác hay kiến thức thuộc bộ môn khác, hệ thống câu hỏi với từngcấp độ, dạng loại, số lượng, các phương tiện dạy học, tư liệu tranh ảnh,băng hình , các hoạt động bổ trợ sau tiết học.

Ví dụ : Khi soạn bài “Con Rồng cháu Tiên” – Truyền thuyết về các vua

Hùng , tôi đã chuẩn bị đọc kĩ tư liệu :

- Hướng dẫn học văn học dân gian ( dùng cho học sinh lớp 6) Nhà xuấtbản giáo dục Hà Nội 1998- Tác giả Đỗ Bình Trị

- Những đặc điểm thi pháp các thi pháp các thể loại văn học dân Tác giả Đỗ Bình Trị - Nhà xuất bản Giáo Dục Hà Nội- 2000

gian Một số bài giảng văn cấp 2 : Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội gian 1992

- Phân tích tác phẩm văn học dân gian- Sở Giáo dục An Giang 1988

- Lịch sử Việt Nam tập 1 Nhà xuất bản Đại học Trung học chuyên nghiệp

Hà Nội 1983

- Các tập truyện truyền thuyết chọn lọc Việt Nam và Thế giới: Nhà xuấtbản văn học

- Sách bồi dưỡng thường xuyên

Theo hướng dẫn sách giáo viên :

Hoạt động 1:Khởi động, hỡnh thành kiến thức mới.

Hoạt động 2 : Giáo viên cho học sinh đọc truyện, kể, phân đoạn, giáo

viên hướng dẫn học sinh trả lời , thảo luận các câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản để cung cấp các ý:

-ạ Lớn lao đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng,

b.Sự nghiệp mở nước

Hướng dẫn học sinh học phần ghi nhớ

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phần luyện tập.

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh vận dụng viết đoạn văn kể lại việc Âu

Cơ sinh con kỡ lạ như thế nào, kể sỏng tạo lại cõu chuyện trờn,…

Dựa vào đó tôi thiết kế giáo án thực hiện như sau:

Hoạt động 1:

Trang 8

Tạo tình huống mới cho bài học: Cho học sinh vào bài bằng việc quan sátmột bức tranh đẹp , kì ảo được phóng to về Lạc Long Quân và Âu Cơcùng một trăm con lên rừng xuống biển.

c- ý nghĩa của truyền thuyết

d- Hướng dẫn học sinh học phần ghi nhớ

Hoạt động 3:

Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập ở lớp và ở nhà, hoạt động

bổ trợ hay ngoại khoá

+ Dự kiến phương pháp : Qui nạp

Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi sáng tạo

+ Hình thức thảo luận nhóm tiến hành ở việc cảm thụ chi tiết kì ảo hoangđường tiêu biểu : Âu Cơ sinh bọc trăm trứng

+ Kể sáng tạo lại câu chuyện

Đọc lần hai , đọc chậm để nắm nội dung, bố cục truyện

Đọc lần ba , xử lí thông tin( làm miệng)

Xác định các nhân vật trong truyện: nhân vật chính là ai?

Các sự việc mở đầu – phát triển- kết thúc truyện là gì?

ý nghĩa của truyện

Trang 9

Nghệ thuật xây dựng nhân vật , chi tiết cốt truyện

Bước 2: Yêu cầu trả lời câu hỏi ở phần đọc-hiểu văn bản của sáchgiáo khoa

Điều thuận lợi cho việc chuẩn bị của trò là Bộ Giáo Dục biên soạnsách bài tập , vở bài tập ngữ văn 6 rất cụ thể , nhiều dạng bài chia nhỏ các chitiết các câu hỏi để học sinh trả lời hợp với tư duy của các em mới từ cấp tiểuhọc lên, ngại khi đứng trước một câu hỏi quá dài Giáo viên nên tận dụngthuận lợi này giúp học sinh soạn chu đáo, có kết quả, hứng thú cao Muốn vậygiáo viên không nên qua loa đại khái, cần bố trí thời gian hợp lí hướng dẫncho học sinh , đồng thời có kiểm tra linh hoạt khi dạy bài mới

Các câu hỏi bổ sung rất cần thiết song phải phù hợp, thiết thực, tránh quátải

Ví dụ: Bài “ Con Rồng cháu Tiên” có bốn câu hỏi phần đọc-hiểu văn

bản( Sách giáo khoa) được cụ thể hơn trong vở bài tập như sau(xin dẫn giải sơlược):

Bài tập 1( thuộc dạng phát hiện)

Em hãy tìm chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ , lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc

và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:

Hình tượng Về nguồn gốc Về hình dạng

Lạc Long Quân

Âu Cơ

Bài tập 2( thuộc dạng cảm thụ)

Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì

kì lạ? Lạc Long Quân chia con như thế nào và để làm gì?

Theo em truyện này người Việt là con cháu của ai?

a- Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng kì lạ ở:

b- Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ ở:

c- Lạc Long Quân giải thích lí do , cách chia con và mục đích chia con :

- Lí do chia con

- Cách chia con

- Mục đích của việc chia con

Trang 10

d- Theo truyện này người Việt Nam là con cháu của:

Bài tập 3( Thuộc dạng bài trắc nghiệm) ;

Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng , kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiếtnày trong truyện?

Đưa ra các ý kiến yêu cầu đánh dấu đúng sai

Bài tập 4 ( Thuộc dạng bài thảo luận):

ý nghĩa của truyện Hãy đọc thêm phần “Đọc thêm” trong sách giáo khoa đểhiểu đầy đủ hơn ý nghĩa đó:

- ý nghĩa của truyện về nguồn gốc dân tộc

- ý nghĩa của truyện về tinh thần đoàn kết , thống nhất dân tộc

Luyện tập.

1-Bài tập 1: Em biết truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng

giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng cháu Tiên” ? Sựgiống nhau ấy khẳng định điều gì?

- Về nhân vật?

- Về cốt truyện, sự kiện?

2- Bài tập 2: Hãy kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên”

- Những chi tiết chính cần kể theo trình tự trước sau

Kinh nghiệm của tôi là tận dụng hết hệ thống bài tập chi tiết, khoa học lô gícnày , gợi ý cho học sinh phương án giải quyết Đặc biệt bài khó như bài luyệntập(1,2)

Ngoài ra tôi bổ sung thêm một yêu cầu : Học sinh nắm vững khái niệm vềtruyền thuyết vì đây là bài mở đầu cho chuỗi tác phẩm tiếp theo nên nó đượckhai thác có hiệu quả thì việc tích hợp với tiếng việt , tập làm văn ở các tiếtsau mới thuận lợi

Mặt khác truyền thuyết có cái lõi lịch sử nên tạo điều kiện cho các em hiểubiết nét đặc trưng này tôi hướng dẫn tham khảo tài liệu lịch sử có trongchương trình lớp 6 , liên quan đến truyền thuyết về thời các vua Hùng các emđược học

Trang 11

( Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Thánh Gióng) , các bài “ NướcVăn Lang”, “ Đời sống và vật chất tinh thần cư dân Văn Lang”( Bài 12 và 13lịch sử lớp 6).

b- Giải pháp thực hiện.

Như đã được trình bày ở trên, thiết kế giáo án của tôi gồm 4 hoạt động vàbao giờ mỗi hoạt động cũng được trù bị thời gian cân đối với dung lượng yêucầu về kĩ năng và nội dung kiến thức Đảm bảo để mỗi hoạt động được tiếnhành đồng bộ, nhịp nhàng, hoạt động này là tiền đề cho hoạt động tiếp theo Vấn đề tưởng chừng đơn giản này đòi hỏi người thầy có thiết kế giáo ánhợp lí, nhập tâm được nội dung công việc , kiến thức ở từng hoạt động mới cóthể tận dụng vừa khít thời gian lên lớp 45 phút cho nhiều công việc nhất làyêu cầu đổi mới phương pháp hiện nay đưa vào nhiều bài tập thực hành , trắcnghiệm , hình thức thảo luận nhóm , nhiều phương tiện dạy học phục vụ hoạtđộng học tập của học sinh

Do đó thầy cần có thói quen thực hiện rất nghiêm túc sự ấn định thời gian ấy

* Phát huy hiệu quả của từng hoạt động bằng hệ thống câu hỏi , bài tập

và hình thức học tập kích thích sức sáng tạo của học sinh.

Trước hết đòi hỏi tính sáng tạo ở trò thì thầy cũng phải sáng tạo Điều đóđược biểu hiện ở những tìm tòi sáng tạo ở thầy cho kiến thức bài giảng, nhữnghình thức tổ chức bài giảng, những hình thức tổ chức hoạt động mới mẻ đểduy trì hứng thú ở trò và hệ thống câu hỏi , bài tập chứa đựng những tìnhhuống có vấn đề giúp các em bị cuốn hút vào bài giảng, được tranh luận, bộc

lộ chính kiến, nghĩa là tự chiếm lĩnh lấy tác phẩm

Chẳng hạn nếu thảo luận nhóm, tiết nào cũng chỉ một hình thức các nhómchụm đầu vào nhau bàn bạc, nhóm trưởng thay mặt nhóm lên trình bày, họcsinh cũng thấy chán vì nó lặp đi lặp lại đơn điệu mà đặc điểm của học sinh làham thích cái mới Nên người thầy cần tạo ra nhiều con đường mới ( ở tất cảcác hoạt động ) dẫn học sinh đến tri thức

* Đa dạng hình thức học tập bằng các dạng bài tập, phương tiện học tập.

Trang 12

Đơn cử như hoạt động khởi động tạo tình huống mới cho học sinh , dẫnhọc sinh vào bài mới “ Bánh chưng bánh giầy” tôi cho các em quan sát, xembức tranh vẽ nền văn minh lúa nước ( Chụp từ ảnh bảo tàng Hùng Vương ).Cảnh nhân dân ta trở lá dong, gạo, xay đỗ , gói bánh chưng bánh giầy Chocác em tưởng tượng không khí xuân về, tết đến của nhân dân ta, con cháu củavua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi nô nức chuẩn bị gói bánh tế trời đất,

tổ tiên Để giới thiệu các em phong tục từ xa xưa của nhân dân ta truyềnthuyết “ Bánh chưng bánh giầy”

Nhưng đến truyền thuyết “ Thánh Gióng” tôi tiến hành khởi động tạo tìnhhuống mới cho học sinh dưới hình thức câu đố yêu cầu các nhóm thảo luậngiải đố nhanh bí mật ghi câu trả lời vào phiếu học tập nộp cho cô giáo ( Đâycũng là một hình thức hoạt động tập thể chứ không nhất thiết thảo luận nhómcần nhiều thời gian để ghi ý kiến dài hoặc tạo một đoạn văn ngắn)

Câu đố : Nhân vật nào trong số 3 nhân vật : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh

Gióng ứng với câu thơ dưới đây:

“ Bảy nong cơm ba nong cà

Uống một hơi nước cạn đà khúc sông”

Hãy nói chính xác tên truyền thuyết có tên nhân vật đó?

Sau việc gây sự hứng khởi, thoải mái cho học sinh tôi cho các em xem mộtđoạn băng hoạt hình “ Ông Gióng” ( Tác giả Tô Hoài) để giới thiệu bài:

Bài “ Sự tích Hồ Giươm” , tôi vào bài bằng bài tập nhận biết để tích hợp vớibốn truyền thuyết trước và kiến thức về nhân vật , sự việc ở tiết tập làm văntrước Đồng thời còn mang yếu tố đón chờ kiến thức sẽ học ở tiết sau ( Chủ

đề và dàn bài của bài văn tự sự) Tất nhiên để đạt dến mục đích đó, giáo viênphải có dẫn dắt nhuần nhuyễn lô-gíc, học sinh không có cảm giác bị áp đặthoặc choáng ngợp

Tên truyền thuyết

Chủ đề (điền trước)

Em hãy điền tên các truyền thuyết ứng với mỗi chủ đề đã cho ?

Ngày đăng: 10/04/2022, 07:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w