Tỷ suất lợi nhuận 36,74 38,15 1,41 3,84 Qua biểu phân tích trên ta thấy tổng doanh thu của công ty năm 1997 là

Một phần của tài liệu 258919 (Trang 33 - 35)

Qua biểu phân tích trên ta thấy tổng doanh thu của công ty năm 1997 là

2.758.560.000đ, năm 1998 là 5.949.600.000 đ năm 1998 tổng doanh thu tăng hơn năm 1997 là 3.371.040.000, tốc độ tăng là 130,73%. Kết quả đó thể hiện sự cố gắng của công ty năm 1998, tuy nhiên để đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chúng ta phải xem xét chỉ tiêu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu sau.

- Tổng mức phí kinh doanh năm 1998 so với năm 1997 tăng 195.161.000 đ, tốc độ tăng chi phí kinh doanh là 58,08% có thể nhận thấy rằng doanh thu bán hàng năm 1998 tăng cao hơn năm 1997 và tốc độ tăng của chi phí năm 1998 cũng tăng hơn năm 1997 và tốc độ tăng của chi phí kinh doanh thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng điều đó chứng tỏ công ty kinh doanh rất có hiệu quả và sử dụng chi phí tốt được thể hiện ở tỷ suất phí năm 1998 giảm.

- Tài sản lưu động bình quân năm 1998 là 1.299.973.000đ so với năm 1997 tăng với số tiền là 208.277.000đ, tốc độ tăng là 19,07% cho thấy nhu cầu sử dụng TSLĐ của công ty có tăng lên.

- Vòng lưu chuyển vốn năm 1998 đạt 4,58 vòng tăng gần gấp đôi năm 1997 tức là tăng lên 2,05 vòng. Điều này cho thấy năm 1998 công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả, tốc độ chu chuyển vốn tốt; hàng hóa bán được nhiều dẫn tới doanh thu bán hàng tăng lên.

- Tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên năm 1998 là 900.000đ/người/tháng tăng 38.632đ so với năm 1997. Tiền lương bình quân tăng là do tổng qũy lương năm 1998 tăng lên 44.582.000đ so với năm 1997 điều này cho thấy công ty đã nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: lợi nhuận của công ty năm 1998 tăng lên 97.329.000đ so với năm 1997 ứng với tốc độ tăng là 64,24%.

Doanh thu bán hàng tăng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng tăng và tỷ suất lợi nhuận năm 1998 có tốc độ tăng hơn năm 1997 là 3,84% điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, kinh doanh

được mở rộng và có lãi. Công ty cần phải duy trì tốt các hoạt động này nhằm kinh doanh có hiệu quả hơn.

PHẦN III

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM KHÔNG NGỪNG TĂNG DOANH THU BÁN HÀNG Ở CÔNG TY TNHH BÔNG MAI THU BÁN HÀNG Ở CÔNG TY TNHH BÔNG MAI

Trong cơ chế thị trường ở nước ta cùng với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế đang dần đi vào ổn định. Chính sách mở cửa của nền kinh tế đã khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của các doanh nghiệp trong cả nước, đưa thị trường trong nước tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và vươn lên.

Trong môi trường hoạt động như vậy, các doanh nghiệp không bao giờ được phép thỏa mãn với kết quả đã đạt được, phải không ngừng đổi mới tư duy, cách nhìn nhận thị trường, phải thật sự năng động, tự chủ trong kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có lãi.

Công ty TNHH Bông Mai là một doanh nghiệp tư nhân công ty luôn quan tâm đến việc hoạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi đảm bảo có lãi để nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Công ty đã quán triệt sâu sắc chế độ hạch toán kinh doanh, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong cơ chế thị trường, công ty phải giải quyết một loạt vấn đề một cách đồng bộ với mục đích làm cho hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn.

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, để đứng vững tồn tại và phát triển đòi hỏi công ty phải năng động và nhậy bén trong kinh doanh. Do xác định được vị trí của mình và nhận thức được một cách đúng đắn những mặt mạnh, mặt yếu trong kinh doanh nên nên trong hai năm qua công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng. Công ty không những tạo được công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên mà còn

không ngừng tăng doanh thu. Qua khảo sát thực tế tình hình thực hiện doanh thu bán hàng ở công ty tôi nhận thấy doanh thu bán hàng năm 1998 so với năm 1997 tăng lên là 3.371.040 nghìn đồng, tỉ lệ tăng là 130,71% và doanh thu bán hàng phân theo chủng loại, nghiệp vụ kinh doanh, theo phương thức bán hàng đều tăng lên. Như vậy chúng ta có thể nhận xét rằng toàn công ty đã nỗ lực phấn đấu một cách đồng bộ để không ngừng tăng doanh thu bán hàng. Để góp phần làm cho doanh thu bán hàng của công ty ngày càng tăng lên tôi xin trình bày một số biện pháp nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tăng doanh thu bán hàng như sau:

Một phần của tài liệu 258919 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)