Lý do chọn đề tài Chất lượng công trình xây dựng nói chung và chất lượng công trình giao thông nói riêng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do có vai trò quan trọng như vậy cho nên công tác kiểm soát chất lượng công trình là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng, được coi là nhiệm vụ hàng đầu đối với các chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng, thể hiện rõ vai trò quản lý của Nhà nước, từ Trung ương đến địa phương, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước về công tác quản lý. Trong thực hiện đầu tư xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng công trình. Với trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh đội ngũ công nhân trong ngành xây dựng công trình; việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng, giao thông, góp phần vào hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên bên cạnh những công trình đạt chất lượng, trên phạm vi cả nước nói chung và tại Điện Biên nói riêng cũng còn không ít các công trình có chất lượng chưa đảm bảo, không đáp ứng yêu cầu sử dụng; khi đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó phải kể đến nguyên nhân quá trình kiểm soát chất chất lượng thi công xây dựng công trình của các đơn vị chủ đầu tư, tư vấn giám sát đối với các dự án được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư. Việc kiểm soát kém hiệu quả đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các dự án làm chậm tiến độ chung của dự án, gây phản cảm đối với các doanh nghiệp thực hiện tại các dự án. Để xảy ra các trường hợp tại một số dự án ngoài nguyên nhân chủ quan thì cũng có nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn tên đề tài “Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên” làm đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
Trang 1PHẠM VĂN BÁCH
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2020
Trang 2PHẠM VĂN BÁCH
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế và Chính sách
Mã ngành: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ TỐ HOA
Trang 4Tôi đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do Tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả
Phạm Văn Bách
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HỘP
TÓM TẮT LUẬN VĂN i PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH 8 1.1 Công trình giao thông và chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông 8
1.1.1 Công trình giao thông 81.1.2 Chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông 9
1.2 Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại ban quản
lý dự án các công trình giao thông tỉnh 9
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trìnhgiao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông 91.2.2 Nguyên tắc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thôngtại ban quản lý dự án các công trình giao thông 101.2.3 Bộ máy kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tạiban quản lý dự án các công trình giao thông 111.2.4 Nội dung kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thôngtại ban quản lý dự án các công trình giao thông 121.2.5 Hình thức và công cụ kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trìnhgiao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông 131.2.6 Quy trình kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thôngtại ban quản lý dự án các công trình giao thông 141.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới kiểm soát chất lượng thi công xây dựng côngtrình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông 15
1.3 Kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại một số ban quản lý dự án cấp tỉnh và bài học cho Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên 19
Trang 61.3.2 Bài học cho Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên 20
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-2019 23 2.1 Tổng quan về Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên 23
2.1.1 Chức năng nhiệm vụ của ban quản lý dự án 232.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân lực của Ban quản lý dự án các công trình giaothông tỉnh Điện Biên 25
2.2 Thực trạng chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ được kiểm soát bởi Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2019 29
2.2.1 Các dự án được quản lý bởi Ban Quản lý dự án các công trình giao thônggiai đoạn 2016-2019 292.2.2 Chất lượng thi công các dự án công trình giao thông đường bộ được kiểmsoát bởi Ban Quản lý dự án 30
2.3 Thực trạng kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án các công trình giao thông giai đoạn 2016-2019 32
2.3.1 Thực trạng bộ máy kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trìnhgiao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án 322.3.2 Thực trạng nội dung kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trìnhgiao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án 372.3.3 Thực trạng hình thức và công cụ kiểm soát chất lượng thi công xây dựngtại Ban quản lý dự án 492.3.4 Thực trạng thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng thi công xây dựngcông trình giao thông tại Ban Quản lý dự án 56
2.4 Đánh giá kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ tại ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2019 60
Trang 72.4.2 Điểm mạnh trong việc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình
giao thông đường bộ tại Ban quản lý dự án 62
2.4.3 Hạn chế trong việc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban quản lý dự án 63
2.4.4 Nguyên nhân của hạn chế 65
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2025 70
3.1 Định hướng hoàn thiện kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên đến năm 2025 70
3.1.1 Mục tiêu kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ được kiểm soát bởi Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên đến năm 2025 70
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ trong tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên đến năm 2025 71
3.2 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên đến năm 2025 72
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ 72
3.2.2 Hoàn thiện nội dung kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ 73
3.2.3 Hoàn thiện hình thức và công cụ kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ 74
3.2.4 Hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ 76
3.2.5 Một số giải pháp khác 77
3.3 Một số kiến nghị 77
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính quyền tỉnh Điện Biên 77
3.3.2 Kiến nghị đối với các Bộ, ngành Trung ương 78
3.3.3 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án 79
Trang 9CTGTĐB : Công trình giao thông đường bộ
CLCTGTĐB : Chất lượng công trình giao thông đường bộ
Trang 10Bảng 2.1: Bảng nhân lực của Ban Quản lý dự án các công trình giao thông 28
Bảng 2.2: Các dự án được quản lý bởi Ban Quản lý dự án giai đoạn 2016-2019 30
Bảng 2.3: Nhân lực kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình 36
Bảng 2.4: Số vụ kiểm soát chất lượng đầu vào của Ban QLDA 39
Bảng 2.5: Số lần kiểm soát đột xuất của Ban Quản lý dự án qua các năm 40
Bảng 2.6: Số cuộc kiểm soát chất lượng hoạt động thi công các hạng mục công trình của Ban Quản lý dự án các công trình giao thông 44
Bảng 2.7: Số cuộc kiểm soát chất lượng đầu ra tại dự án đường Chà Tở - Mường Tùng 47 Bảng 2.8: Số vụ vi phạm trong quá trình thi công của nhà thầu tại dự án đường Chà Tở - Mường Tùng 51
Bảng 2.9: Công cụ kiểm soát 55
Bảng 2.10: Trình tự quy trình thực hiện xử lý kỹ thuật đối với dự án 58
Bảng 2.11: Bảng chỉ tiêu đánh giá thực hiện kiểm soát chất lượng thi công 62
SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA các CTGT 25
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình kiểm soát chất lượng thi công công trìnhError: Reference source not found HỘP: Hộp 2.1: Cơ cấu bộ máy kiểm soát chất lượng thi công tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên 35
Hộp 2.2: Phỏng vấn về nhân lực kiểm soát chất lượng công trình tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên 37
Hộp 2.3: Kết quả kiểm soát chất lượng đầu vào 39
Hộp 2.4: Phỏng vấn về chất lượng đầu vào đối với các dự án được kiểm soát bởi Ban quản lý dự án 42
Hộp 2.5: Kết quả kiểm soát chất lượng hoạt động thi công xây dựng 45
Hộp 2.6: Phỏng vấn về kiểm soát chất lượng hoạt động thi công xây dựng 46
Trang 11Hộp 2.8: Kiểm soát chất lượng đầu ra đối với các công trình giao thông tại Ban
quản lý dự án 49Hộp 2.9: Hình thức kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông53Hộp 2.10: Công cụ kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban quản
lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên 56Hộp 2.11: Quy trình kiểm soát của Chủ đầu tư 60
Trang 12PHẠM VĂN BÁCH
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế và Chính sách
Mã ngành: 8340410
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2020
Trang 13TÓM TẮT LUẬN VĂN
Lý do chọn đề tài
Chất lượng công trình xây dựng nói chung và chất lượng công trình giao thôngnói riêng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộngđồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quantrọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Do có vai trò quan trọng nhưvậy cho nên công tác kiểm soát chất lượng công trình là một khâu quan trọng trongquá trình quản lý đầu tư xây dựng, được coi là nhiệm vụ hàng đầu đối với các chủđầu tư, đại diện chủ đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng, thể hiện rõ vai trò quản
lý của Nhà nước, từ Trung ương đến địa phương, tổ chức và hoạt động theo nhữngnguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ, có mối quan hệ qua lạichặt chẽ với nhau để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước về công tácquản lý
Trong thực hiện đầu tư xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình là yếu
tố quan trọng quyết định đến chất lượng công trình Với trình độ được nâng cao của độingũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh đội ngũ công nhân trong ngành xây dựng công trình;việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chấtlượng công trình xây dựng, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng,giao thông, góp phần vào hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân
Tuy nhiên bên cạnh những công trình đạt chất lượng, trên phạm vi cả nướcnói chung và tại Điện Biên nói riêng cũng còn không ít các công trình có chất lượngchưa đảm bảo, không đáp ứng yêu cầu sử dụng; khi đưa vào sử dụng thời gian ngắn
đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệuquả đầu tư Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó phải kể đến nguyên nhân quá trìnhkiểm soát chất chất lượng thi công xây dựng công trình của các đơn vị chủ đầu tư,
tư vấn giám sát đối với các dự án được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ chủđầu tư, đại diện chủ đầu tư Việc kiểm soát kém hiệu quả đã gây ảnh hưởng trực tiếpđến các dự án làm chậm tiến độ chung của dự án, gây phản cảm đối với các doanhnghiệp thực hiện tại các dự án Để xảy ra các trường hợp tại một số dự án ngoài
Trang 14nguyên nhân chủ quan thì cũng có nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việckiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn tên đề tài “Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên” làm đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:
- Xác định được khung nghiên cứu về kiểm soát chất lượng các công trìnhgiao thông tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh
- Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trìnhgiao thông đường bộ tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh giai đoạn2016-2019
- Xác định được điểm mạnh, hạn chế, điểm yếu, nguyên nhân của hạn chếtrong quá trình kiểm soát chất lượng công trình giao thông
- Đề xuất một số giải pháp đến năm 2025 về kiểm soát chất lượng thi công xâydựng công trình giao thông tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát chất lượng các công trình giao thôngđường bộ tại ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên
b Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu kiểm soát theo các yếu tố của hệthống kiểm soát như bộ máy kiểm soát, nội dung kiểm soát, hình thức kiểm soát,công cụ kiểm soát, quy trình kiểm soát
- Về không gian: Kiểm soát chất lượng công trình giao thông đối với cáccông trình giao thông đường bộ được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư, đại diện chủ tưtrong giai đoạn thi công xây dựng công trình
- Về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2016-2019, phỏng vấn sâu các
cá nhân vào tháng 5/2020; các giải pháp đề xuất đến năm 2025
Nội dung các chương
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Trang 15Chương 1: Khung nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn về kiểm soát chất
lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại Ban Quản lý dự án các công trìnhgiao thông tỉnh
Chương 2: Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng thi công xây dựng
công trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biêngiai đoạn 2016-2019
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng thi công xây
dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnhĐiện Biên đến năm 2025
CHƯƠNG 1 KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH
Nội dung của chương này đề cấp tới những vấn đề về lý luận cơ bản, thựctiễn và kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giaothông tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Cụ thể gồm:
Thứ nhất, trình bày các nội dung, khái niệm, mục tiêu, đặc điểm về kiểm
soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông gồm: Công trình giaothông, chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông
Thứ hai, trình bày về nguyên tắc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng
công trình giao thông tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông
Thứ ba, trình bày về bộ máy, nội dung, hình thức, công cụ, quy trình kiểm
soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự áncác công trình giao thông
Bên cạnh đó luận văn đã trình bày những yếu tố ảnh hưởng tới kiểm soátchất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại Ban quản lý dự án các
Trang 16công trình giao thông bao gồm các yếu tố thuộc về ban quản lý dự án các côngtrình giao thông (quan điểm lãnh đạo, bộ máy của Ban, quản lý nguồn nhân lực,năng lực lựa chọn nhà thầu, cơ sở vật chất trang thiết bị, tài chính) và các yếu tốthuộc môi trường bên ngoài ban quản lý dự án các công trình giao thông (yếu tốthuộc môi trường vĩ mô, yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp).
Thứ tư, luận văn đã nêu ra kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng thi công
xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giaothông tỉnh Sơn La và bài học cho Ban quản lý dự án các công trình giao thôngtỉnh Điện Biên
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-2019
Trước tiên, nội dung của chương 2 đề cập tổng quan về Ban quản lý dự
án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên như thời gian thành lập Ban,chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân lực của Ban quản lý dự án cáccông trình giao thông tỉnh Điện Biên; tình hình kiểm soát chất lượng các dự
án công trình giao thông đường bộ được kiểm soát bởi Ban quản lý dự áncác công trình giao thông
Nội dung chính của chương 2 trên cơ sở phỏng vấn sâu đối với các cánhân của Ban quản lý dự án, tác giả đã phân tích được thực trạng chất lượngthi công xây dựng công trình giao thông đường bộ và thực trạng kiểm soátchất lượng thi công xây dựng công trình giao thông gồm thực trạng bộ máykiểm soát, thực trạng nội dung kiểm soát, thực trạng hình thức và công cụkiểm soát, thực trạng thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng thi công xâydựng công trình giao thông tại Ban quản lý dự án
Trang 17a Điểm mạnh
- Về bộ máy kiểm soát chất lượng thi công
+ Bộ máy có các cán bộ nhiều năm công tác; các cán bộ trẻ có năng lựcchuyên môn cao và có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật
+ Đội ngũ cán bộ kiểm soát luôn nhiệt tình trong công việc, mong muốnxây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh Tập thể lãnh đạo trong Ban tận tâm vớicông việc và trong chỉ đạo điều hành nhiệm vụ được giao
- Về nội dung kiểm soát chất lượng thi công: Thực hiện các quy trình, nội
dung theo quy định về đầu tư xây dựng khi triển khai thi công nhằm đảm bảocông trình thi công tuân thủ theo các quy định của pháp luật và đúng theo hồ sơthiết kế đã phê duyệt
- Về hình thức kiểm soát chất lượng thi công: Thường xuyên trực tiếp bám
sát công trường, bám sát hiện trường của các dự án để thực hiện kiểm soát trựctiếp quá trình thi công của nhà thầu đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án
- Về công cụ kiểm soát chất lượng thi công: Sử dụng máy móc hiện đại
phục vụ cho quá trình kiểm soát chất lượng thi công thi công và sử dụng cácLuật, Nghị định và Thông tư của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương banhành để áp dụng vào thực tiễn kiểm soát của cá nhân
- Về quy trình kiểm soát chất lượng thi công: Nhằm định hình giúp cán bộ
kiểm soát của chủ đầu tư và cán bộ giám sát của đơn vị tư vấn giám sát nắmđược các công việc cần thực hiện xuyên suốt cần kiểm soát khi thi công mộthạng mục cụ thể nào đó
b Điểm hạn chế
- Về bộ máy kiểm soát chất lượng thi công
+ Một số cán bộ chưa thực sự nghiêm túc, sát sao, bám hiện trường trongquá trình thi công của nhà thầu và chưa kiên quyết xử lý các trường hợp saiphạm của nhà thầu thi công
Trang 18+ Bộ máy của phòng vẫn còn thiếu về số lượng để thực hiện các nhiệm vụkiểm soát chất lượng công trình.
- Về nội dung kiểm soát chất lượng thi công
+ Chưa đôn đốc kịp thời các nhà thầu trong việc thực hiện đúng trình tựxây dựng cơ bản, các quy định của văn bản hiện hành
+ Chưa chú trọng đến kiểm tra về mặt hồ sơ thiết kế so với thực tế
- Về hình thức kiểm soát chất lượng thi công
+ Quá trình kiểm soát trực tiếp của còn hời hợt qua loa để cho nhà thầuchủ động thực hiện các hạng mục thi công
+ Chưa thường xuyên có mặt trực tiếp tại một hạng mục để kiểm soát
- Về công cụ kiểm soát chất lượng thi công
+ Thiếu các phần mềm tính toán ổn định kết cấu của công trình, các thiết
bị kiểm định chất lượng thiếu và chưa kịp thời bổ sung
+ Các Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư và kết thúc đầu tư chưa thực hiệntheo thời gian quy định còn lúng túng, chưa chủ động, chưa khoa học khi thựchiện và công tác phối hợp chưa đạt yêu cầu
- Về quy trình kiểm soát chất lượng thi công: Chưa thực hiện theo quy
trình, các quy trình kiểm soát còn mang tính hời hợt chưa sát sao, còn diễn ratình trạng hình thức, qua loa; chưa sát sao, quan tâm đến nhiệm vụ kiểm soát
c Nguyên nhân của hạn chế
- Nguyên nhân thuộc về Ban Quản lý dự án
+ Quan điểm lãnh đạo: Chưa đôn đốc các nhà thầu bằng các văn bản chỉ
đạo hành chính đến các doanh nghiệp, nhà thầu đang thực hiện các dự án
+ Quản lý nguồn nhân lực: Các cán bộ chủ chốt còn được cử đi học
chuyên sâu về chuyên ngành, lĩnh vực do mình quản lý để về triển khai, hướngdẫn cho cán bộ quản lý, kiểm soát chất lượng tại Ban Một số cán bộ sau khiđược cử đi học nâng cao nghiệp vụ đã không cống hiến, công tác tại ban mà lạichuyển công tác đi cơ quan khác với nhiều lý do khác nhau
Trang 19+ Năng lực lựa chọn nhà thầu: Chưa thực sự kiểm soát về năng lực và lựa
chọn các nhà thầu liên doanh cho gói thầu xây lắp
+ Cơ sở vật chất: Một số cán bộ của Ban chưa sử dụng thành thạo các loại
máy kiểm soát chất lượng công trình như máy toàn đạc, thủy bình
+ Tài chính: Chưa thực hiện chế độ phụ cấp hệ số cho cán bộ Ban đã ảnh
hưởng đến tâm lý cho các bộ khi phải thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các dự án ởvùng sâu vùng xa
- Nguyên nhân thuộc về môi trường bên ngoài Ban Quản lý dự án
Nguyên nhân thuộc môi trường vĩ mô
+ Yếu tố thuộc môi trường pháp lý: Các chính sách về đầu tư xây dựng
đang còn chồng chéo gây khó khăn cho địa phương, cho các chủ đầu tư trongquá trình triển khai thực hiện
+ Yếu tố thuộc môi trường kinh tế: Các công trình thuộc nguồn vốn ngân
sách nhà nước vẫn còn tình trạng đầu tư dàn trải, chậm bố trí vốn, thiếu vốn
+ Yếu tố thuộc môi trường văn hóa – xã hội: Nhận thức của đồng bào dân
tộc khi các dự án được đầu tư còn hạn chế nên chưa thể đánh giá được chất lượngcủa các công trình đảm bảo chất lượng như thế nào
+ Yếu tố thuộc môi trường tự nhiên: Thời tiết sẽ tác động lên quá trình thi
công đối với các hạng mục công trình của dự án
+ Yếu tố thuộc môi trường công nghệ: Vẫn còn tồn tại các loại máy móc,
công nghệ do nhà thầu huy động vào công trường đã hết niêm hạn sử dụng vàthường xuyên phải sửa chữa đã gây ảnh hưởng đến quá trình thi công của dự án
+ Yếu tố giám sát cộng đồng: Nhận thức của nhân dân trong vùng triển
khai dự án đang còn thấp nên chưa phản ánh kịp thời những bất cập, tồn tại đốivới dự án đến các cấp có thẩm quyền
Nguyên nhân thuộc môi trường tác nghiệp
+ Yếu tố nhà thầu xây dựng: Nhà thầu thi công chưa nghiêm túc trong quá
trình thi công vẫn còn hiện tượng đối phó để sử dụng các nguồn vật liệu khôngđảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng dự án
Trang 20+ Chính quyền địa phương: Các dự án hiện nay đều vướng mắc công
tác giải phóng mặt bằng, không có mặt bằng sạch để thi công nguyên nhân docông tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách của nhànước về giải phóng mặt bằng đang còn hạn chế
+ Các nhà cung cấp: Chất lượng các sản phẩm do nhà cung cấp cho các
doanh nghiệp chưa đảm bảo về các quy định của pháp luật về nguồn vật liệu,thiết bị, máy móc làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình giao thông
+ Các đơn vị tư vấn giám sát: Đơn vị tư vấn giám sát đôi khi không
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nghiệm thu các hạng mục công trình
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2025
Trước tiên, chương 3 của luận văn trình bày định hướng hoàn thiện
kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên đến năm 2025.
Thứ hai, chương 3 tập trung đề xuất những giải pháp hoàn thiện kiểm
soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban quản ly dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên, bao gồm:
- Hoàn thiện bộ máy kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trìnhgiao thông đường bộ
- Hoàn thiện nội dung kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trìnhgiao thông đường bộ.
Trang 21- Hoàn thiện hình thức và công cụ kiểm soát chất lượng thi công xây dựngcông trình giao thông đường bộ.
- Hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trìnhgiao thông đường bộ
Thứ ba, luận văn đề xuất một số kiến nghị với Bộ, ngành Trung ương,
Chính quyền tỉnh Điện Biên và các doanh nghiệp thực hiện dự án để tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các giải pháp.
Qua một quá trình nghiên cứu, có thể khẳng định quá trình kiểm soát chất lượng thi công xây dựn công trình giao thông tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông có những điểm mạnh, nhưng vẫn còn tồn tại những mặt còn hạn chế trong việc kiểm soát chất lượng thi công Những mặt hạn chế là
cơ sở đề xuất những giải pháp để hoàn thiện kiểm soát chất lượng công trình đối với các công trình giao thông được Ban quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư trong những năm tiếp theo Có thể khẳng định rằng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên cơ sở hạ tầng mạng lưới giao thông của tỉnh Điện Biên ngày càng được hoàn thiện là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên trong thời gian tới.
Trang 22PHẠM VĂN BÁCH
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế và Chính sách
Mã ngành: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS LÊ TỐ HOA
Trang 24PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chất lượng công trình xây dựng nói chung và chất lượng công trình giao thôngnói riêng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộngđồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quantrọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Do có vai trò quan trọng nhưvậy cho nên công tác kiểm soát chất lượng công trình là một khâu quan trọng trongquá trình quản lý đầu tư xây dựng, được coi là nhiệm vụ hàng đầu đối với các chủđầu tư, đại diện chủ đầu tư trong quá trình đầu tư xây dựng, thể hiện rõ vai trò quản
lý của Nhà nước, từ Trung ương đến địa phương, tổ chức và hoạt động theo nhữngnguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ, có mối quan hệ qua lạichặt chẽ với nhau để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước về công tácquản lý
Trong thực hiện đầu tư xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình là yếu
tố quan trọng quyết định đến chất lượng công trình Với trình độ được nâng cao của độingũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh đội ngũ công nhân trong ngành xây dựng công trình;việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chấtlượng công trình xây dựng, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng,giao thông, góp phần vào hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân
Tuy nhiên bên cạnh những công trình đạt chất lượng, trên phạm vi cả nướcnói chung và tại Điện Biên nói riêng cũng còn không ít các công trình có chất lượngchưa đảm bảo, không đáp ứng yêu cầu sử dụng; khi đưa vào sử dụng thời gian ngắn
đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệuquả đầu tư Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó phải kể đến nguyên nhân quá trìnhkiểm soát chất chất lượng thi công xây dựng công trình của các đơn vị chủ đầu tư,
tư vấn giám sát đối với các dự án được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ chủđầu tư, đại diện chủ đầu tư Việc kiểm soát kém hiệu quả đã gây ảnh hưởng trực tiếpđến các dự án làm chậm tiến độ chung của dự án, gây phản cảm đối với các doanh
Trang 25nghiệp thực hiện tại các dự án Để xảy ra các trường hợp tại một số dự án ngoàinguyên nhân chủ quan thì cũng có nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việckiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn và đề xuất lựa chọn tên đề tài “Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên” để thực hiện luận văn nghiên cứu nhằm
đánh giá những mặt còn hạn chế và những mặt tích cực trong việc kiểm soát chấtlượng thi công xây dựng công trình giao thông Đồng thời thông qua việc nghiêncứu quá trình kiểm soát chất lượng xây dựng công trình để hoàn thiện công tác kiểmsoát chất lượng công trình giao thông tại các Ban Quản lý dự án nói chung và tạiBan Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên nói riêng để nâng caokiểm soát chất lượng các công trình giao thông của địa phương nhằm đạt được hiệuquả chất lượng thi công công trình được bền vững để phục vụ quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương nơi dự án đi qua
2 Tổng quan nghiên cứu
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu đến lĩnh vực quản lý chất lượng công trìnhxây dựng nói chung và các công trình giao thông ở các giai đoạn khác như chuẩn bịđầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự án và bảo hành công trình cụ thể như sau:
- Nguyễn Thị Huyền, 2017 “Hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tại Ban Quản lý dự án di dân tái định cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La” Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tác giả đã đưa ra
thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án di dântái định cư huyện Mường La và những khó khăn hạn chế làm ảnh hưởn đến công tácquản lý dự án của đơn vị Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng quản
lý dự án gồm: Hoàn thiện bộ máy quản lý dự án, tăng cường chất lượng dự án tronggiai đoạn thi công, kiểm soát tiến độ thi công; hoàn thiện công tác bảo hành, quản lýkhai thác sử dụng công trình; nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý nhànước Luận văn đã góp phần hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự
án di dân tái định cư huyện Mường La, tỉnh Sơn La
Trang 26- Phạm Văn Hải, 2017 “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội” Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân Trong luận văn tác giả đã đưa ra các vấn đề về quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình trong doanh nghiệp đồng thời đã nêu những ra thựctrạng trong công tác quản lý dự án tại Công ty đầu tư xây dựng só 2 Hà Nội tronggiai đoạn 2011-2016 Từ đó tác gia đã nêu những giải pháp để hoàn thiện côngtác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Công ty Đầu tư xây dựng số 2
Hà Nội gồm: Tăng cường năng lực quản lý phòng Kế hoạch kỹ thuật (bộ phậnnòng cốt của Ban Quản lý dự án), đề xuất tiêu chuẩn năng lực, kinh nghiệm đểlựa chọn bố trí và phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban Quản lý dự
án, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dự án, bổsung phương tiện nâng cao điều kiện làm việc tác nghiệp của Ban Quản lý dự án;hoàn thiện công tác lập kế hoạch dự án; điều chỉnh quy trình thực hiện chuẩn bịđầu tư hiện nay Luận văn đã góp phần hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Công
ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội
- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Huyền, năm 2013, với đề tài “Quản lýchất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thực hiện đầu tư của ban quản lý dự án chuyênngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu” Tác giả tập trung nghiên cứu chuyên sâu một
số vấn đề lý luận cơ bản về dự án thủy lợi, chất lượng dự án thủy lợi, quản lý chấtlượng dự án thủy lợi; thực trạng quản lý chất lượng dự án thủy lợi giai đoạn thựchiện đầu tư của ban quản lý dự án chuyên ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu giaiđoạn 2006-2012, đặc biệt tập trung phân tích những điểm yếu trong công tác này
để đề ra những giải pháp phù hợp
- Luận văn thạc sỹ của Phan Trọng Phú, năm 2012, với đề tài “Quản lý củachủ đầu tư đối với chất lượng Dự án Thủy điện Hủa Na - Nghệ An 180MW - Giaiđoạn thực hiện đầu tư” Tác giả đã đưa ra được cơ sở lý luận về quản lý của chủđầu tư đối với chất lượng dự án thủy điện giai đoạn thực hiện đầu tư, phân tíchđược thực trạng quản lý của Chủ đầu tư đối với chất lượng Dự án Thủy điện Hủa
Na - Nghệ An 180MW - Giai đoạn thực hiện đầu tư, từ đó đưa ra các giải pháp,
Trang 27kiến nghị góp phần hoàn thiện quản lý của Chủ đầu tư đối với chất lượng Dự ánThủy điện Hủa Na - Nghệ An 180MW - Giai đoạn thực hiện đầu tư.
- Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Huyền, năm 2011, với đề tài “Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Chi nhánh miền Trung thuộc Tổng công ty Xây dựng Thành An” Tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công trình xây
dựng của đơn vị thi công, trình bày thực trạng quản lý chất lượng công trình xâydựng tại Chi nhánh miền Trung thuộc Tổng công ty Xây dựng Thành An và đánhgiá được những thành tựu và tồn tại trong công tác này Trên cơ sở đó đưa ranhững giải pháp nhằm hoàn thiện Quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Chinhánh miền Trung thuộc Tổng công ty Xây dựng Thành An
Các luận văn chỉ mới đưa ra và đánh giá việc quản lý chất lượng các côngtrình xây dựng và giao thông tuy nhiên việc kiểm soát quá trình thực hiện của cácnhà thầu thi công hiện nay chưa được các Chủ đầu tư và đại diện chủ đầu tư chưađược đề cập nhiều trên thực tế Nhưng chưa có luận văn nghiên cứu cụ thể về BanQuản lý dự án các công trình giao thông, do đó để tạo cơ sở lý luận và kinh nghiệmthực tiễn nghiên cứu đối với việc kiểm soát chất lượng công trình giao thông Do đóTôi chọn tên luận văn này để cụ thể hóa các nội dung
3 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:
- Xác định được khung nghiên cứu về kiểm soát chất lượng các công trìnhgiao thông tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh
- Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trìnhgiao thông đường bộ tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh giai đoạn2016-2019
- Xác định được điểm mạnh, hạn chế, điểm yếu, nguyên nhân của hạn chếtrong quá trình kiểm soát chất lượng công trình giao thông tại Ban quản lý dự án cáccông trình giao thông tỉnh Điện Biên
- Đề xuất một số giải pháp đến năm 2025 về kiểm soát chất lượng thi công xâydựng công trình giao thông tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh
Trang 284 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
c Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát chất lượng các công trình giao thôngđường bộ tại ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên
d Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu kiểm soát theo các yếu tố của hệthống kiểm soát như bộ máy kiểm soát, nội dung kiểm soát, hình thức kiểm soát,công cụ kiểm soát, quy trình kiểm soát
- Về không gian: Kiểm soát chất lượng công trình giao thông đối với cáccông trình giao thông đường bộ được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư, đại diện chủ tưtrong giai đoạn thi công xây dựng công trình
- Về thời gian: Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2016-2019, phỏng vấn sâu các
cá nhân vào tháng 5/2020; các giải pháp đề xuất đến năm 2025
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu: Đề tài sử dụng khung nghiên cứu thể hiện tại sở đồ
1 này xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận văn
Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
- Yếu tố thuộc môi
trường bên ngoài
1 Bộ máy kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông
2 Nội dung kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông
3 Hình thức kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông
4 Công cụ kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông
5 Quy trình kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông
Mục tiêu kiểm soát chất lượng công trình giao thông
- Đảm bảo chất lượng xây dựng công trình theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
về giao thông
- Góp phần đưa công trình vào khai thác sử dụng đúng thời gian
và đảm bảo chất lượng công trình trong quá trình khai thác sử dụng
Trang 295.2 Quy trình nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài dự kiến áp
dụng phương pháp nghiên cứu định tính theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định khung nghiên cứu kiểmsoát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại Ban Quản lý dự án cáccông trình giao thông tỉnh Những phương pháp được sử dụng ở bước này là sửdụng phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp, phân tích, đồng thời kết hợp với rútkinh nghiệm thực tiễn ở địa phương để nghiên cứu
- Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua tổng hợp các số liệu báo cáocủa Ban Quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên về tình hình kiểmsoát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông của Ban Quản lý dự án cáccông trình giao thông
- Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn sâu nhằm nắm rõđược các quy trình tổ chức triển khai thực hiện việc kiểm soát chất lượng thi côngđối với các công trình giao thông hiện đang được Ban quản lý dự án các công trìnhgiao thông tổ chức thực hiện
+ Mục tiêu phỏng vấn: Để làm rõ thực trạng, đánh giá thực trạng và đề xuấtcác nội dung hoàn thiện kiểm soát chất lượng công trình giao thông
+ Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn 06 cán bộ của Ban Quản lý dự án cáccông trình giao thông tỉnh Điện Biên gồm Giám đốc, phó giám đốc Ban Quản lý dựán; Trưởng phòng, phó phòng, chuyên viên giám sát và quản lý dự án
+ Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn về nội dung, bộ máy, hình thức, công cụkiểm soát chất lượng công trình
- Bước 4: Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng thi công xây dựng côngtrình giao thông tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên giaiđoạn 2016-2019 bằng phương pháp đánh giá, phỏng vấn sâu
- Bước 5: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng thi côngxây dựng công trình giao Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh ĐiệnBiên đến năm 2025
Trang 306 Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khung nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn về kiểm soát chấtlượng thi công xây dựng công trình giao thông tại Ban Quản lý dự án các công trìnhgiao thông tỉnh
Chương 2: Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng thi công xây dựng côngtrình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Điện Biên giaiđoạn 2016-2019
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng thi công xâydựng công trình giao thông tại Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnhĐiện Biên đến năm 2025
Trang 31CHƯƠNG 1 KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH
1.1 Công trình giao thông và chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông
1.1.1 Công trình giao thông
Khái niệm công trình giao thông
Công trình giao thông (CTGT) là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạtầng có tầm quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, góp phần bảođảm quốc phòng, an ninh và đời sống nhân dân
Công trình giao thông gồm: Công trình đường bộ, đường sắt, cầu, hầm, côngtrình đường thủy nội địa, công trình hàng hải, công trình hàng không
Khái niệm công trình giao thông đường bộ
Công trình đường bộ (CTGTĐB) là các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thôngbao gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻđường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thốngthoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ
đường bộ khác (Quốc hội, 2008)
Đặc điểm các công trình giao thông
- Tính hệ thống, đồng bộ: Mỗi công trình giao thông đường bộ cần tươngthích với toàn bộ hệ thống các công trình giao thông nói riêng và các công trìnhgiao thông nói chung
- Tính định hướng: Với chức năng phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyểnhàng hóa của người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Vì vậy cáccông trình giao thông đường bộ cần được ưu tiên đầu tư
- Tính chất vùng và địa phương: việc xây dựng các công trình GTĐB phụthuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm địa hình, khí hậu, phong tục tập quán, trình độphát triển kinh tế xã hội, ý thức của người dân …
Trang 32- Chi phí đầu tư lớn, thời gian thi công lâu.
- Tuổi thọ công trình ngắn và đòi hỏi phải duy tu sửa chữa thường xuyêntrong quá trình sử dụng
1.1.2 Chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông
Khái niệm chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông
Chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông là việc một hạng mụccông trình hoặc công trình giao thông được thi công và nghiệm thu bảo đảm yêu cầucủa thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêucầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan
Chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông được đánh giá qua quátrình kiểm soát của chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, tư vấn giám sát đối với quá trìnhxây dựng gồm điều kiện trước khi thi công, chất lượng thi công của công trình và
chất lượng sản phẩm sau khi thi công (Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu về kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ).
Chất lượng hoạt động thi công xây dựng công trình trong quá trình: Là quátrình kiểm soát chất lượng thi công đối với nhà thầu thi công đã thực hiện theo đúng
hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định hiệnhành về chất lượng công trình giao thông
Chất lượng sản phẩm sau khi thi công xây dựng: Là quá trình hoàn thànhcông việc đối với một hạng mục công trình đảm bảo theo đúng hồ sơ thiết kế đượccác bên liên quan nghiệm thu hoàn thành theo đúng quy định của pháp luật
1.2 Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông
Khái niệm kiểm soát
Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt độngnhằm đã bảo sự thực hiện theo kế hoạch nhằm phát hiện ra các sai sót, giảm bớt sai
sót (Khoa Khoa học quản lý, 2015).
Trang 33Kiểm soát chất lượng: Là quá trình sử dụng các chỉ tiêu, định mức và các
quy định của pháp luật nhằm kiểm soát quá trình tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thôngqua kiểm soát nhiều yếu tố khác nhau
Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông: Là sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh của các bên hữu quan đến quá trình đầu tư và xâydựng nhằm tạo nên những sản phẩm xây dựng giao thông phù hợp với những tiêuchuẩn kinh tế - kỹ thuật đã định, thoả mãn nhu cầu sử dụng của xã hội
Mục đích kiểm soát chất lượng thi công xây dựng: Các công trình được
được đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân để góp phần pháttriển kinh tế - xã hội các vùng khó khăn nơi dự án đi qua
Mục tiêu kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông:
Việc kiểm soát công trình nhằm đảm bảo công trình được thi công đúng theo hồ
sơ thiết kết, thời gian thực hiện dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước phêduyệt; đảm bảo chất lượng thi công theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật vềgiao thông để góp phần đưa công trình vào khai thác sử dụng
1.2.2 Nguyên tắc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông
Việc kiểm soát chất lượng công trình giao thông dựa trên nguyên tắc tuânthủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước ban hành về đầu tư xây dựng;theo đúng hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Qúa trình kiểm soát của chủ đầu tư, tổ chức thi công của nhà thầu xây dựngphải dựa trên hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt Do đó hồ sơ thiết kế là cơ sở để cácđơn vị liên quan thực hiện dự án trên nguyên tắc đúng, đủ, chính xác theo hồ sơthiết kế đã phê duyệt
Các dự án được kiểm soát trên cơ sở các quy định của pháp luật về đầu tưxây dựng hiện hành nhằm đảm bảo công trình đảm bảo chất lượng các hạng mụccông trình, đảm bảo tiến độ triển khai dự án; đồng thời việc kiểm soát phải đảmbảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình đang thi công và các côngtrình lân cận
Trang 341.2.3 Bộ máy kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông
Bộ máy kiểm soát chất lượng thi công công trình giao thông gồm hai yếu tố
cơ bản đó là cơ cấu bộ máy và nhân lực kiểm soát chất lượng thi công
Cơ cấu bộ máy kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình: Tại Ban
Quản lý dự án các công trình giao thông thì chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểmsoát chất lượng thi công công trình giao thông là: Giám đốc Ban, Phó giám đốcBan, phòng giám sát và quản lý dự án
Giám đốc Ban Quản lý dự án: Là người đứng đầu cơ quan, lãnh đạo chỉ đạotoàn diện mọi mặt hoạt động và công tác của Ban quản lý dự án đối với các dự ángiao thông được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư
Phó giám Ban Quản lý dự án: Là người tham mưu, giúp việc cho giám đốctại hiện trường đối với việc kiểm soát chất lượng các công trình giao thông
Phòng giám sát và quản lý dự án: Là phòng trực tiếp có mặt tại hiện trường
để kiểm soát chất lượng thi công của nhà thầu để đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiến
độ của dự án
Bộ máy kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban quản lý
dự án các công trình giao thông tỉnh thuộc chức năng nhiệm vụ tại phòng giám sát
và quản lý dự án Phòng giám sát và quản lý dự án sẽ kiểm soát chất lượng thi côngđối với các nhà thầu xây dựng tại các dự án do Ban làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu
tư nhằm kiểm soát chất lượng, tiến độ tại các gói thầu xây lắp
Để đảm bảo kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thôngthì nhân lực kiểm soát chất lượng công trình phải đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu,
có năng lực kiểm soát phù hợp
Các công trình giao thông hiện nay đang triển khai trên địa bàn tỉnh nóichung và các dự án do Ban quản lý dự án được kiểm soát nói riêng thì nhân lựckiểm soát tại hiện trường các dự án là chủ yếu và rất quan trọng trong quá trìnhkiểm soát quá trình thi công của nhà thầu tại các hạng mục công trình Nhân lựckiểm soát của Ban có năng lực, trình độ và đủ về số lượng sẽ đảm bảo cho quá trìnhkiểm soát các dự án do Ban làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư
Trang 351.2.4 Nội dung kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông
Trong quá trình thi công xây dựng công trình thì kiểm soát chất lượng thicông gồm những nội dung cơ bản sau: Kiểm soát chất lượng đầu vào, kiểm soátchất lượng hoạt động thi công xây dựng, kiểm soát chất lượng đầu ra của công trìnhxây dựng
Kiểm soát chất lượng đầu vào trong quá trình thi công xây dựng công trình giao thông:
Kiểm soát chất lượng đầu vào được kiểm soát các nguồn vật liệu cơ bản như:vật liệu cát, đá, xi măng, nhựa đường, sắt thép
Kiểm soát về thiết bị thi công như: Máy xúc, máy ủi, máy toàn đạc, ô tô Kiểm soát về nhân lực như: Công nhân lái máy, thợ máy, công nhân thủcông, cán bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn giám sát hiện trường
Mục tiêu kiểm soát chất lượng đầu vào: Nhằm kiểm soát các nguồn vật liệukhi nhà thầu đưa vào công trình đã bảo đảm chất lượng và đã theo đúng hồ sơ dựthầu của nhà thầu đề xuất Kiểm soát chất lượng đầu vào nhằm kiểm soát vật liệukhi thi công có đảm bảo chất lượng và đảm bảo các thành phần cơ lý
Chủ thể kiểm soát: Cán bộ chủ đầu tư, tư vấn giám sát
Nội dung kiểm soát:
- Kiểm soát về thành phần cốt liệu nhỏ, cốt liệu lớn: Kiểm soát về thành phầnhạt, hàm lượng tạp chất trong cát, hàm lượng ion Cl- trong cát; kiểm soát hàm lượngbùn, bụi, sét
- Kiểm soát về thiết bị, nhân lực thi công: Đã đảm bảo về số lượng, chủngloại máy móc Giấy tờ hợp lệ theo quy định như giấy đăng kiểm, giấy phép sử dụngcho máy mọc, thiết bị yêu cầu an toàn phục vụ cho quá trình thi công
Kiểm soát chất lượng hoạt động thi công xây dựng: Kiểm soát từng công việc và bộ phận, hạng mục công trình
Trang 36Mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động thi công: Kiểm soát các hoạt độngthi công nhằm đảm bảo chính xác, đủ về khối lượng theo hồ sơ thiết kế và an toànđối với các hạng mục được đầu tư.
Chủ thể kiểm soát: Cán bộ chủ đầu tư, tư vấn giám sát
Nội dung kiểm soát:
- Kiểm soát các công việc thi công của nhà thầu như: Đào nền đường, thicông công trình thoát nước, hạng mục mặt đường, công trình phòng hộ
- Nghiệm thu công việc đối với các hạng mục của công trình
- Kiểm soát chất lượng giữa hồ sơ thiết kế và thực tế thi công
Kiểm soát chất lượng đầu ra của công trình xây dựng: Kiểm soát hạng mục công trình toàn bộ công trình để bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.
Mục tiêu kiểm soát chất lượng đầu ra của công trình: Kiểm soát các hạngmục đã thi công hoàn thành để đưa công trình vào khai thác sử dụng theo đúng thiết
kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật của công trình
Chủ thể kiểm soát: Chủ đầu tư
Nội dung kiểm soát:
- Kiểm soát các hạng mục công trình đã hoàn thành có phù hợp về khả năng
sử dụng, phù hợp với địa hình; đảm bảo về tính mỹ thuật chất lượng về công trình
- Kiểm soát các hang mục nền đường, mặt đường, công trình thoát nước đãđảm bảo so với hồ sơ thiết kế về số lượng, số km chiều dài…
- Kiểm tra khả năng hoạt động của công trình, tính ổn định và bền vững
1.2.5 Hình thức và công cụ kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông
1.2.5.1 Hình thức kiểm soát chất lượng thi công xây dựng CTGT
Hình thức kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thôngđường bộ có thể được xem xét bằng nhiều cách tiếp cận như sau:
- Theo quá trình thi công: Kiểm soát đầu vào, kiểm soát hoạt động, kiểm soátđầu ra
- Theo mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng kiểm soát: Kiểm soát đượcchia thành kiểm soát trực tiếp, kiểm soát gián tiếp
Trang 37- Theo mối quan hệ giữa tổng thể của các bộ phận: Kiểm soát chia thànhkiểm soát toàn bộ phận công trình, kiểm soát các bộ phận công trình, kiểm soát từngyếu tố công trình.
- Theo tần suất kiểm soát: Kiểm soát theo kế hoạch, kiểm soát thường xuyên,kiểm soát đột xuất
- Theo tính chất của kiểm soát: Giám sát, kiểm tra, nghiệm thu, thanh tra,kiểm định, giám định
1.2.5.2 Công cụ kiểm soát chất lượng thi công xây dựng CTGT
Việc kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông đường bộđược sử dụng các công cụ như sau:
- Kế hoạch kiểm soát được ban hành của Chủ đầu tư
- Các tiêu chuẩn, quy định về thi công và nghiệm thu do Chính phủ và các
Bộ ngành ban hành
- Thiết bị: Máy toàn đạc, máy thủy bình, các phần mềm tính toán, máy tính
- Tài liệu: Các báo cáo, nhật ký, bảng tiến độ, biên bản nghiệm thu
1.2.6 Quy trình kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông
Quy trình kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thôngđường bộ đối với một cuộc kiểm soát được thực hiện các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm soát
Bước 2: Kiểm tra điều kiện trước khi thi công: Kiểm soát biện pháp tổ chứcthi công, kiểm soát năng lực của nhà thầu, kiểm soát về vật liệu cấu kiện, kiểm soát
về máy móc, thiết bị sử dụng, kiểm soát hệ thống chất lượng của nhà thầu thi công
Bước 3: Kiểm tra, kiểm soát quá trình thi công của nhà thầu
Bước 4: Phân tích, đánh giá, đo lường quá trình thi công của nhà thầu
- Có sự sai lệch trong quá trình thi công so với tiêu chuẩn
- Đảm bảo các tiêu chuẩn trong quá trình thi công
Bước 5: Điều chỉnh sự sai lệch
Trang 38Bước 6: Kết thúc kiểm soát và đưa ra kết luận về chất lượng các hạng mụccủa công trình.
1.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông tại ban quản lý dự án các công trình giao thông
1.2.7.1 Các yếu tố thuộc về ban quản lý dự án các công trình giao thông
Các yếu tố thuộc về ban quản lý dự án các công trình giao thông ảnh hưởng
cơ bản tới kiểm soát chất lượng là:
Quan điểm của lãnh đạo: Dự án được triển khai trên cơ sở của hồ sơ thiết kế
đã được phê duyệt Quá trình thi công cán bộ của Ban Quản lý dự án phải thườngxuyên kiểm soát quá trình thi công của nhà thầu đồng thời căn cứ các quy định củapháp luật hiện hành đảm bảo công trình triển khai theo đúng thời gian, đảm bảo chấtlượng công trình bền vững phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực dự
án đi qua
Bộ máy của Ban: Ảnh hưởng tới bộ máy kiểm soát, nội dung, hình thức, quy
trình kiểm soát chất lượng của Ban Quản lý dự án Quá trình kiểm soát thi công đốivới nhà thầu thi năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ tại Ban Quản lý dự án cáccông trình giao thông phải được nâng cao trình độ Cán bộ có năng lực thì hệ thống
bộ máy kiểm soát chất lượng thi công mới tốt để góp phần kiểm soát chất lượngcông trình nhằm công trình được triển khai đúng thời gian dự án đồng thời đảm bảochất lượng thi công
Quản lý nguồn nhân lực: Cán bộ có năng lực thì năng lực xử lý công việc
của Ban Quản lý dự án mới tốt Một tập thể có năng lực tốt thì các cá nhân của tậpthể phải tốt Do đó việc tuyển dung nguồn nhân lực và quản lý nhân lực của Banquản lý dự án rất quan trọng để phát hiện những cán bộ có năng lực để bố trí vàocác vị trí của Ban quản lý dự án để phục vụ quá trình kiểm soát chất lượng thi côngtại hiện trường
Năng lực lựa chọn nhà thầu: Ban quản lý dự án các công trình giao thông
luôn đặt vấn đề lựa chọn nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đối với các dự án giaothông để lựa chọn nhà thầu triển khai các dự án do Ban quản lý dự án làm chủ đầu
Trang 39tư và đại diện chủ đầu tư Việc đánh giá năng lực nhà thầu dựa trên cơ sở kinhnghiệm của nhà thầu, hồ sơ dự thầu của đơn vị và hồ sơ năng lực của nhà thầu khitham gia đấu thầu.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát chất
lượng thi công xây dựng công trình giao thông đặc biết là việc kiểm soát chất lượngkhảo sát, thiết kế, kiểm tra bóc tách khối lượng, tính toán dự toán công trình
Tài chính: Cán bộ của Ban quản lý dự án có năng lực có tâm huyết với các
dự án được giao nhiệm vụ quản lý thì việc chế độ đãi ngộ về tài chính hay các chínhsách khen thưởng đối với cán bộ là rất quan trọng để khuyến khích cán bộ tập trungbám công trường, bám hiện trường theo dõi sát sao quá trình thi công của nhà thầu
1.2.7.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ban quản lý dự án các công trình giao thông
a Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường chính trị pháp lý: Bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa
phương, chính sách quy định của pháp luật Khung pháp lý về quản lý đầu tư vàquản lý chất lượng đầu tư là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc kiểm soát chấtlượng Ban QLDA Khung pháp lý bao gồm Luật đầu tư; Luật đấu thầu; Luật xâydựng; và các văn bản dưới luật; các quy định về tiêu chuẩn ngành; các quy định
về quản lý chất lượng công trình là cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện quản lýchất lượng của ban QLDA Sự không đồng bộ, không đầy đủ, không ổn định vàkhông kịp thời của các văn bản pháp lý sẽ gây khó khăn trong quản lý chấtlượng của ban QLDA
Môi trường kinh tế: Các nhà thầu thi công luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
chính môi trường kinh tế Quá trình thi công của các nhà thầu thi công đều phải sửdụng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công (Xăng, dầu, lương thực, thựcphẩm, xi năng, đá, cát…) đều phụ thuộc vào môi trường kinh tế Khi giá các sảnphẩm tăng, giảm lên ảnh hưởng quá trình sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho quátrình thi công của dự án
Trang 40Môi trường văn hóa – xã hội: Quá trình kiểm soát chất lượng thi công ngoài
việc kiểm soát của chủ đầu tư, tư vấn giám sát hiện trường để kiểm tra, giám sát thicông của nhà thầu ở mọi hoàn cảnh thời gian, không gian Tuy nhiên việc giám sátcủa cộng đồng cũng mang lại yếu tố khách quan để chất lượng công trình được đảmbảo Mọi yếu tố phản ánh của nhân dân tại khu vực đầu tư sẽ được tiếp nhận tại cơquan quản lý nhà nước nắm và biết để xử lý những bất cập trong việc kiểm soát chấtlượng thi công các hạng mục công trình giao thông
Môi trường tự nhiên: Công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Điện
Biên được thực hiện đầu tư trên địa bàn thường có địa hình thi công phức tạp, đồinúi dốc, mạng lưới giao thông còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến việc vận chuyển vậtliệu, thiết bị và đi lại của lực lượng lao động, điều kiện dân sinh kinh tế xã hội khuvực xây dựng công trình còn thấp và khó khăn … cũng ảnh hưởng đến tiến độ thicông công trình Công trình giao thông đường bộ đặc biệt phụ thuộc vào các điềukiện thời tiết, nhất là mùa mưa trong năm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quản lýtiến độ, chất lượng xây dựng của công trình
Yếu tố thuộc môi trường công nghệ: Việc áp dụng công nghệ vào quá trìnhthi công và kiểm soát chất lượng thi công nhằm kiểm soát chất lượng với độ chínhxác cao hơn Công nghệ sẽ giúp giảm bớt nhân công sử dụng chân tay, công nghệ sẽlàm cho chất lượng thi công tốt hơn, công nghệ sẽ đảm bảo các chỉ số kỹ thuật luônđảm bảo với độ chính xác
b Các yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp
Các nhà thầu xây dựng: Phần lớn năng lực hoạt động của một số các nhà
thầu thi công chỉ là hình thức, chất lượng chưa cao, năng lực hoạt động của cán bộthi công còn hạn chế, công nhân kỹ thuật hầu hết là hợp đồng thời vụ, chưa đượcđào tạo bài bản, máy móc thiết bị thi công chưa đảm bảo được so với HSDT Hệthống quản lý chất lượng được đa số các nhà thầu thi công thực hiện tương đối tốt,tuy nhiên có một số các nhà thầu thi công không thành lập hệ thống QLCL hoặc cóthành lập cũng chỉ là hình thức, chất lượng chưa cao Nhiều nhà thầu thi công bố tríchỉ huy trưởng công trình và cán bộ kỹ thuật, thiết bị thi công chưa đúng với hồ sơ