1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi

98 421 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thu Hòa Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài: Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Điều này đã thúc đẩy các hoạt động trong nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, đặc biệt là các hoạt động thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế (TTQT), kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại (NHTM) mà cụ thể có thể kể đến là hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng vì đây là hoạt động có mối quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ đối với thương mại và đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, với việc mở cửa nền kinh tế, các ngân hàng không những phải cạnh tranh với các Ngân hàng trong nước mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính và công nghệ hơn hẳn các ngân hàng trong nước. Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế, được xem là vấn đề cần thiết để các ngân hàng có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Vietcombank cũng không ngoại trừ, vấn đề tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả . Đặt biệt khi Quảng Ngãimột thành phố tuy nhỏ bé, nhưng hàng loạt ngân hàng tập trung trong địa bàn thành phố và khu kinh tế dung quốc đầy tiềm năng phát triển nên việc cạnh tranh giữa các ngân hàng càng gây gắt hơn. Vì thế Vietcombank Quảng ngãi phải tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh toán quốc tế của ngân hàng này trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Xuất phát từ những phân tích trên, trong khoá luận tốt nghiệp của mình, em đã chọn nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Vietcombank Quảng Ngãi. Chính vì lý do đó em đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi”. 2. Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thu Hòa 3. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn sẽ tập trung vào vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế của chi nhánh 4. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng lý luận và thực tiễn, sử dụng phương pháp sau: − Phương pháp so sánh: + So sánh bảng tính phí thanh toán của các Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi + So sánh các số liệu lợi nhuận, doanh thu, chi phí qua các năm 2006, 2007, 2008 để biết được hiệu quả hoạt động của Vietcombank Quảng Ngãi. − Phương pháp thống kê, tổng hợp và thu thập số liệu từ bản cáo bạch của, Vietcombank, báo cao kết quả cuối năm của Vietcombank Quảng Ngãi. − Phương pháp phân tích: + Phân tích các số liệu thu thập được qua các năm 2006, 2007, 2008 của Vietcombank Quảng Ngãi. + Phân tích bằng ma trận SWOT : thống kê và kết hợp các yếu tố: điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của Vietcombank Quảng Ngãi từ đó đưa ra các giải pháp chiến lược. 5. Kết cấu của đề tài: − Mở đầu − Chương 1: Cơ sở lý luận − Chương 2: Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam và chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Quảng Ngãi. − Chương 3: Thực trạng việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế của Vietcombank Quảng Ngãi. − Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi. − Kết luận. − Kiến nghị. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thu Hòa Chương 1: 1.1 Khái niệm Thanh Toán Quốc Tế: TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ hoạt động mậu dịch và phi mậu dịch giữa các cá nhân, tổ chức tại quốc gia này với các cá nhân, tổ chức ở quốc gia khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng. Từ khái niệm trên cho ta thấy, TTQT phát sinh từ hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế và thực tế trong quy chế thanh toán của các NHTM người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực rõ ràng: thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Thanh toán mậu dịch (TTQT trong ngoại thương) là việc thanh toán xuất phát từ hoạt động kinh tế trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và cung ứng các dịch vụ thương mại cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Hợp đồng ngoại thương là cơ sở để các nhà nhập khẩu bán và thanh toán cho nhau. Thanh toán phi mậu dịch (thanh toán phi ngoại thương) là việc thanh toán xuất phát từ hoạt động phi kinh tế, không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng các dịch vụ cho nước ngoài mà chỉ là việc thanh toán để chi trả các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại, ăn ở của các đoàn khách Nhà nước, tổ chức và cá nhân, trợ cấp của cá nhân nước ngoài cho cá nhân người trong nước… Thực hiện nghiệp vụ TTQT tức là ngân hàng đã thực hiện chức năng của một ngân hàng quốc tế, vì thế đòi hỏi hoạt động của ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến, phải kết nối hài hoà giữa ngân hàng trong nước với hệ thống ngân hàng thế giới. Cụ thể, để thực hiện nghiệp vụ TTQT các ngân hàng cần thiết lập các chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài hoặc thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng ở nước ngoài. 1.2 Vai trò của TTQT: SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thu Hòa Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, các quốc gia đang ra sức phát triển kinh tế thị trường trong nước và mở rộng ra thị trường nước ngoài, TTQT được xem như là chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và phần còn lại của thế giới. Cụ thể, vai trò của TTQT ở mỗi góc độ được thể hiện như sau: 1.2.1 Đối với nền kinh tế: TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Hoạt động TTQT được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác sẽ giúp quá trình lưu thông hàng hoá – tiền tệ giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu trôi chảy và hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia phát triển. Tóm lại, hoạt động TTQT có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau: − Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng thể. − Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp. − Thúc đẩy và mở rộng các hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế. − Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác. − Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế. 1.2.2 Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch mua bán với nước ngoài. Như vậy, dưới sự hỗ trợ của ngân hàng sẽ giúp quá trình thanh toán được tiến hành một cách liên tục nhanh chóng thuận lợi, giá trị hàng hoá được thực hiện, có tác dụng thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toánnâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó thông qua quá trình giao dịch với ngân hàng trong từng khâu thanh toán, nếu doanh nghiệp thiếu vốn thì ngân hàng sẽ hỗ trợ cho SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thu Hòa doanh nghiệp kịp thời giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi hơn. 1.2.3 Đối với Ngân Hàng Thương Mại: Ngày nay, ngoại trừ những hoạt động mua bán nhỏ, một số giao dịch hạn chế tại biên giới được chi trả bằng tiền mặt, hầu như các hoạt động kinh doanh hợp pháp trên thế giới đều được thực hiện thông qua các định chế trung gian. Với chức năng trung tâm thanh toán, hoạt động thanh toán của các NHTM đã trở thành một hoạt động không thể thiếu và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hoá. Nhờ hoạt động TTQT các ngân hàng có thể tạo thêm được lợi nhuận cho mình bằng những khoản phí, hoa hồng, đồng thời cũng tạo điều kiện để các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng phát triển như: kinh doanh ngoại tệ, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh, đầu tư, ngân quỹ… Như vậy thực hiện tốt nghiệp vụ TTQT sẽ tạo điều kiện để phát triển các nghiệp vụ và mở rộng quy mô hoạt động ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế. 1.3 Các phương thức TTQT: 1.3.1 Phương thức chuyển tiền: − Khái niệm: Chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người có yêu cầu) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền xác định cho người thụ hưởng ở một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất định. − Các hình thức chuyển tiền: + Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T) Với phương thức chuyển tiền này thì lệnh thanh toán của ngân hàng được thể hiện trong một bức thư. Thư chuyển tiền chính là chỉ thị của ngân hàng chuyển tiền đối với ngân hàng thanh toán. Phương thức chuyển tiền này có ưu điểm là chí phí thấp nhưng lại chậm. + Chuyển tiển bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T) Với phương thức chuyển tiền này lệnh thanh toán của ngân hàng được thể SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thu Hòa hiện trong một bức điện. Điện chuyển tiền chính là chỉ thị của ngân hàng chuyển tiền đối với ngân hàng thanh toán. Điện chuyển tiền được gửi thông qua Telex hoặc mạng SWIFT, vì thế phương thức này giúp khách hàng chuyển tiền nhanh, an toàn nhưng chi phí cao. − Quy trình thanh toán chuyển tiền: Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán chuyển tiền  Chú thích: Bước 1: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương trong đó thoả thuận điều kiện thanh toán là chuyển tiền. Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng, lập bộ chứng từ hàng hóa gửi cho nhà nhập khẩu. Bước 2: Nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra bộ chứng từ và hàng hoá sẽ lập giấy đề nghị chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng. Bước 3: Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ như: kiểm tra kiểm tra chữ ký của hai bên thực hiện hợp đồng có đủ tư cách pháp nhân không, và khả năng thanh toán của người yêu cầu, ngân hàng sẽ tiến hành chuyển tiền đến người thụ hưởng thông qua ngân hàng thanh toán. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 6 Ngân hàng chuyển tiền Ngân hàng thanh toán Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu (1) (4) (3) (2) Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thu Hòa Bước 4: Ngân hàng thanh toán chuyển tiền đến người thụ hưởng và gửi giấy báo có cho đơn vị. − Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền: + Ưu điểm: • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng; • Tiền được chuyển nhanh, an toàn, chi phí thấp + Nhược điểm: Trong phương thức này Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả. Vì thế quyền lợi của nhà xuất khẩu không được bảo đảm là sẽ nhận được tiền hay không. Việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua. Người bán có kiện được cũng khó khăn. Vì vậy, phương thức này ít được sử dụng. − Áp dụng phương thức chuyển tiền: Người ta áp dụng phương thức thanh toán này trong thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán các chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu: chi phí vận chuyển, bảo hiểm, bồi thường thiệt hại hoặc dùng trong thanh toán phí mậu dịch, chuyển lợi nhuận đầu tư − Vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán chuyển tiền Với phương thức thanh toán này vai trò của ngân hàng rất hạn chế. Ngân hàng chỉ thực hiện chức năng là trung gian thực hiện việc thanh toán: nhận tiền và trả tiền, theo ủy nhiệm để hưởng thụ chi phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả. Như vậy với phương thức thanh toán này ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng một số sản phẩm, dịch vụ như: dịch vụ chuyển tiền, sản phẩm tiền gởi thanh toán bằng ngoại tệ, cho vay ngoại tệ 1.3.2 Phương thức ghi sổ: − Khái niệm: Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà trong đó bên xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ tiến hành ghi nợ cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ riêng của mình, và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong thời kỳ nhất định (hàng tháng, quý) SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thu Hòa − Quy trình thanh toán ghi sổ: đồ 1.2: Quy trình thanh toán ghi sổ  Chú thích: Bước 1: Sau khi tiến hành giao hàng và chứng từ cho người mua, người bán báo nợ trực tiếp tới người mua Bước 2, 3, 4: Người mua dùng phương thức chuyển tiền để trả tiền cho người bán khi đến kỳ thanh toán − Ưu nhược điểm của phương thức ghi sổ: + Ưu điểm: Có lợi cho nhà nhập khẩu vì được thanh toán tiền theo định kỳ + Nhược điểm: Phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nhập khẩu nên không đảm bảo cho nhà xuất khẩu có kịp thời thu tiền và thu được hết tiền không. − Áp dụng phương thức ghi sổ: Thông thường phương thức này chỉ áp dụng trong thanh toán giữa hai đơn vị quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 8 Ngân hàng Bên mua Ngân hàng bên bán Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu (1) (4) (3) (2) Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thu Hòa − Vai trò của ngân hàng trong phương thức ghi sổ: Phương thức này không có sự tham gia của các ngân hàng (ngân hàng chỉ mở tài khoản và thanh toán), chỉ có hai bên tham gia thanh toán: nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. 1.3.3 Phương thức giao chứng từ nhận tiền: − Khái niệm: Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu, trên cơ sở hợp đồng mua bán, yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho bên xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ chứng từ như đã thỏa thuận. − Quy trình thanh toán giao chứng từ nhận tiền: Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán giao chứng từ nhận tiền  Chú thích: Bước 1: Trên cơ sở hợp đồng thương mại, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác. Số dư tài khoản này bằng 100% giá trị hợp đồng và nó được dùng thanh toán cho bân xuất khẩu theo đúng thỏa thuận giữa nhà nhập khẩu và ngân hàng SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 9 Nhà xuất khẩu Ngân hàng Nhà nhập khẩu (1) (2) (3) (4) (5) Hợp đồng thương mại (6) Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thu Hòa Bước 2: Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu về việc nhà nhập khẩu đã mở tài khoản tín thác. Bước 3: Nhà xuất khẩu cung ứng hàng hóa sang nước nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trên hợp đồng, với sự giám sát của đại điện nhà nhập khẩu. Bước 4: Trên cơ sở giao hàng, nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ cho ngân hàng. Bước 5: Ngân hàng kiểm tra chứng từ, đối chiếu với bản ghi nhớ trước đây, nếu đúng thì thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu từ tài khoản tín thác của nhà nhập khẩu. Bước 6: Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và quyết toán tài khoản tín thác. − Ưu nhược điểm của phương thức giao chứng từ nhận tiền: + Ưu điểm: Thủ tục thanh toán nhanh chóng và đơn giản. Nhà xuất khẩu thanh toán bằng phương thức này rất có lợi vì giao hàng xong đã được tiền ngay. + Nhược điểm: Nhà nhập khẩu cần phải có đại diện bên nước nhà xuất khẩu để xác nhận hàng hoá trước khi gửi. Nhà nhập khẩu phải kí quỹ để thực hiện phương thức này nên sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn ở ngân hàng.Nếu nhà xuất khẩu không giao hàng thì tiền kí quỹ sẽ không được hưởng lãi suất. − Áp dụng phương thức giao chứng từ nhận tiền: Phương thức này được áp dụng trong trường hợp nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tin tưởng lẫn nhau. Nhà nhập khẩu phải có đại diện bên nước nhà xuất khẩu vì trong bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu xuất trình có giấy chứng nhận của đại diện người mua về việc giao hàng hóa − Vai trò của ngân hàng trong phương thức giao chứng từ nhận tiền: Ngân hàng ở đây đóng vai trò quan trọng đề phòng rủi ro cho nhà xuất khẩu khi bên nhập khẩu không hoàn trả nốt thanh toán, bên xuất khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 10 [...]... thời điểm hiện tại hoạt động theo luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng Vietcombank Quảng Ngãi được thành lập từ một văn phòng đại diện của Vietcombank Đà Nẵng với tên giao dịch Vietcombank Quảng Ngãi trụ sở đặt tại: 345 Đại Lộ Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi Vietcombank Quảng Ngãimột chi nhánh hoạt động như mọi chi nhánh khác của Vietcombank trong cả nước, nghĩa là hoạt động trên các mặt sau:... năng huy động vốn trong nước nói chung, địa bàn Quảng Ngãi nói riêng Trước tình hình đó, trên cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, chỉ tiêu kế hoạch Vietcombank Trung Ương giao, Vietcombank Quảng Ngãi xác định phương hướng và nhiệm vụ cụ thể năm 2009 như sau: Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động trong năm 2009 STT 1 2 3 Chỉ tiêu Tăng trưởng so với 2008 (%) Huy động vốn từ nền kinh tế 21 Dư nợ... khẩu 1.3.6 Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ: − Khái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, mở Tín dụng thư cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu hoặc theo lệnh, sẽ trả ngay hoặc chấp nhận và thanh toán một số tiền nhất định, hoặc chỉ định ngân hàng thanh toán hoặc chấp nhận và thanh toán, hoặc cho phép... tác với nước ngoài trong hoạt động xuất nhập khẩu… SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 35 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thu Hòa Từ ngày chính thức đi vào hoạt động đến nay, Vietcombank Quảng Ngãi đã trải qua không ít khó khăn do Quảng Ngãimột tỉnh nghèo, kinh tế chưa phát triển, số lượng các doanh nghiệp còn ít Hơn nữa các ngân hàng hầu hết đều mở chi nhánh tại Quảng Ngãi dẫn đến sự cạnh tranh... Nguồn:website Vietcombank) 2.2 Giới thiệu Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Quảng Ngãi (Vietcombank Quảng Ngãi) : SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 34 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Hồ Thị Thu Hòa 2.2.1 Quá trình thành lập và phát triển Vietcombank Quảng Ngãi: 2.2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển: Cùng với sự đổi mới của đất nước, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế Quảng Ngãi. .. việc mở rộng địa bàn hoạt động, mở rộng khai thác các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng Sự có mặt của Vietcombank Quảng Ngãi còn thể hiện sự sáng suốt của Vietcombank trước tiềm năng phát triển của một tỉnh miền Trung khi Nhà nước quyết định xây dựng nhà máy lọc dầu lớn nhất Đông Nam Á trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng Vietcombank Quảng Ngãi từ khi ra đời, hoạt động theo pháp lệnh ngân hàng... Hồ Thị Thu Hòa − Quảng Ngãi 33 + Dung Quất Lô L3 Khu CN Sài Gòn Dung Quất, H.Bình Sơn, Q .Ngãi 34 + Quảng Ngãi 345 Hùng Vương, Tp Quảng Ngãi, T Quảng Ngãi − Bình Định 35 + Quy Nhơn 152 Lê Lợi, TP Quy Nhơn, T Bình Định 36 + Phú Tài QL1A Phường Trần Quang Diệu, T.Bình Định 37 − Đắk Lắk 06 Trần Hưng Đạo, Tp Ban Mê Thuộc, T Đắk Lắk 38 − Gia Lai 62 Phan Bội Châu, Tp Pleiku, T Gia Lai 39 − Quảng Nam 35 Trần... và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, đặc biệt đối với những thương vụ mua hàng trả chậm Khủng hoảng tài chính tạo ra sự khan hiếm ngoại tệ mạnh được dùng trong thanh toán quốc tế giữa các quốc gia dẫn đến tình trạng khát ngoại tệ để thanh toán, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu và uy tín của ngân hàng + Rủi ro về pháp luật: rủi ro về pháp luật chủ yếu thường do các quốc gia có... có những hệ thống pháp luật riêng, do đó trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế sẽ dẫn đến tình trạng khó khăn cho các bên thực hiện Ngoài ra, một số quốc gia còn có những quy định về pháp lý đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và quy chế quản lý ngoại hối Những quốc gia thiếu ngoại tệ sẽ có khuynh hướng kiểm soát việc di chuyển vốn vào và ra khỏi đất nước Với quy chế quản lý ngoại hối,... tiết về ngân hàng xuất trình (nếu có)  Số lượng các chứng từ gửi kèm  Số tiền, loại tiền nhờ thu  Điều kiện về thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán  Quy định về phí  Quy định về tiền lãi (nếu có)  Phương thức thanh toán và hình thức thông báo thanh toán  Các chỉ dẫn trong trường hợp không thanh toán hay không chấp nhận thanh toán SVTH: Nguyễn Thị Kiều Diễm Trang 13 Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS . ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại Vietcombank Quảng Ngãi. Chính vì lý do đó em đã chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả. quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi . 2. Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc

Ngày đăng: 17/02/2014, 22:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Ma trận SWOT - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
Bảng 1.1 Ma trận SWOT (Trang 27)
Bảng 2.1 Mạng lưới Vietcombank - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
Bảng 2.1 Mạng lưới Vietcombank (Trang 31)
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Vietcombank Quảng Ngãi: - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Vietcombank Quảng Ngãi: (Trang 40)
Bảng 2.7: Thống kê các Ngân hàng đặt chi nhánh tại địa bàn Quảng Ngãi - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
Bảng 2.7 Thống kê các Ngân hàng đặt chi nhánh tại địa bàn Quảng Ngãi (Trang 45)
2.2.6 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Quảng Ngãi trong ba năm 2006, 2007, 2008: - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
2.2.6 Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Quảng Ngãi trong ba năm 2006, 2007, 2008: (Trang 46)
Bảng 3.1: Mức phí chuyển tiền đi nước ngoài - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
Bảng 3.1 Mức phí chuyển tiền đi nước ngoài (Trang 52)
Bảng 3.2: Mức phí chuyển tiền đến từ nước ngoài - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
Bảng 3.2 Mức phí chuyển tiền đến từ nước ngoài (Trang 53)
Bảng 3.3: Mức phí thanh tốn nhờ thu - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
Bảng 3.3 Mức phí thanh tốn nhờ thu (Trang 54)
Bảng 3.4: Mức phí thơng báo L/C - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
Bảng 3.4 Mức phí thơng báo L/C (Trang 57)
Bảng 3.6: Mức phí thanh tốn BCT xuất - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
Bảng 3.6 Mức phí thanh tốn BCT xuất (Trang 61)
1 Thanh toán 1 bộ chứng từ (thu ngay khi gửi bộ - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
1 Thanh toán 1 bộ chứng từ (thu ngay khi gửi bộ (Trang 61)
Bảng 3.7: Thu phí phát hành L/C - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
Bảng 3.7 Thu phí phát hành L/C (Trang 63)
bảo đảm bằng hình thức khác: thời gian tính phí kể từ ngày Vietconbank thông báo chứng từ phù hợp  cho khách hàng cho đến ngày đáo hạn - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
b ảo đảm bằng hình thức khác: thời gian tính phí kể từ ngày Vietconbank thông báo chứng từ phù hợp cho khách hàng cho đến ngày đáo hạn (Trang 65)
3.3.2 Tình hình thực hiện của phương thức nhờ thu: - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
3.3.2 Tình hình thực hiện của phương thức nhờ thu: (Trang 68)
Bảng 4.1: Mức phí thanh tốn xuất nhập khẩu bằng thư tín dụng của các ngân hàng - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
Bảng 4.1 Mức phí thanh tốn xuất nhập khẩu bằng thư tín dụng của các ngân hàng (Trang 76)
Bảng 4.3: Ví dụ về chiết khấu theo trị giá bộ chứng từ: - một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi
Bảng 4.3 Ví dụ về chiết khấu theo trị giá bộ chứng từ: (Trang 87)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w