Rủi ro về tỷ giá hối đoái và khâu thẩm định:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi (Trang 72 - 73)

2 Chấp nhận thanh toán thư tín dụng trả chậm:

3.4.2 Rủi ro về tỷ giá hối đoái và khâu thẩm định:

Đây là rủi ro bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải gặp khi tỷ giá biến động.

Trong trường hợp tỷ giá biến động, rủi ro có thể đến với nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu tùy theo tình hình biến động tại nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu vào thời điểm thanh toán.

Khi Vietcombank Quảng Ngãi là ngân hàng thanh toán mà khách hàng là nhà nhập khẩu rơi vào rủi ro này thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng; đồng thời ảnh hưởng đến sự thanh toán của ngân hàng đối với khách hàng nhà xuất khẩu. Rủi ro này Vietcombank Quảng Ngãi đã gặp qua. Tuy nhiên Vietcombank luôn yêu cầu tính tỷ giá thực tại. Chẳng hạn:

Khi khách hàng thực hiện một hợp đồng ngoại thương yêu cầu Vietcombank thanh toán. Vietcombank luôn yêu cầu khách hàng ký quỹ, lúc này khách hàng có một tài khoản ngoại tệ. Khi khách hàng đã có tài khoản ngoại tệ, dù tỷ giá có biến động tăng giảm thì vẫn đảm bảo có nguồn ngoại tệ thanh toán. Và nhà xuất khẩu lẫn ngân hàng không bị rủi ro nào cả.

Khi khách hàng không ký quỹ. Vietcombank yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản để đảm bảo nguồn thanh toán. Lúc ngân hàng thanh toán vẫn tính tỷ giá thực tại. Khách hàng buộc phải chịu rủi ro khi tỷ giá tăng.

Vì vậy Vietcombank luôn thẩm định khả năng trả nợ, tình hình kinh doanh của công ty có đảm bảo cho việc thanh toán được thành công.

Tuy nhiên việc thẩm định của Vietcombank Quảng Ngãi đã có lúc sai sót do nhiều yếu tố, mà nguyên nhân chủ yếu là do nhân viên phòng thẩm định sơ suất trong khâu kiểm định nhà nhập khẩu nên đã gây nên trường hợp nhiều doanh nghiệp đến hạn thanh toán không có khả năng thanh toán.

Ví dụ cụ thể:

Loại sản phẩm nhập khẩu: máy móc thiết bị. Diễn biến sự việc:

Công ty A sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi để thanh toán cho bên xuất khẩu.

Công ty A không ký quỹ mà yêu cầu được vay vốn của chi nhánh để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Lúc này phòng thẩm định khách hàng của Vietcombank Quảng Ngãi bắt đầu thẩm định hồ sơ của công ty A này.

Khâu thẩm định được tiến hành một cách nhanh chóng và gọn lẹ vì đây là khách hàng thân thiết của Vietcombank Quảng Ngãi. Cũng chính vì vậy nên nhân viên thẩm định đã chủ quan và sơ suất trong khâu “tìm hiểu thị trường tiêu thụ” của lô hàng này. Hậu quả sau đó là lô hàng vì lý do khách quan nên không tiêu thụ được. Dẫn đến nhà nhập khẩu không thể thanh toán nợ vay đúng hạn cho ngân hàng.

Lúc này ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi với vai trò là ngân hàng thanh toán vẫn phải thanh toán cho bên nhà xuất khẩu. Sau đó, chi nhánh báo nợ cho doanh nghiệp nhập khẩu A và thỏa thuận gia hạn cho nhà nhập khẩu A trả nợ trong một thời gian nhất định. Lãi tính theo như tỷ lệ doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.

Nói chung, sự việc trên xảy ra chưa tới mức nghiêm trọng. Sau đó Vietcombank Quảng Ngãi đã nhận được số tiền cộng lãi phát sinh sau khi công ty A tiêu thụ lô hàng. Chưa có trường hợp nào nhà nhập khẩu không thanh toán được nợ với ngân hàng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w