Kết luận Kiến nghị

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi (Trang 94 - 97)

Kết luận:

Hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống thanh toán nói chung và hoạt động trao đổi giao lưu buôn bán giữa các quốc gia nói

riêng. Nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hóa của con người ngày càng tăng cao, không chỉ trao đổi hàng hóa trong nước mà còn trao đổi giao dịch với các nước trên thế giới. Các chủ thể kinh tế với điều kiện hạn chế khó có thể tự mình thực hiện được một cách có hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, nó đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của các ngân hàng. Bởi vì các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế sẽ giảm bớt những rủi ro xảy ra trong quá trình hợp tác buôn bán của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đồng thời mang lại lợi ích cho ngân hàng qua việc thu phí dịch vụ. Vì vậy với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế trong hiện nay và cả tương lai thì việc nâng cao nghiệp vụ TTQT rõ ràng có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với ngành ngân hàng nói riêng mà còn mang lại nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế.

Thông qua đề tài “một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank Quảng Ngãi” với những kiến thức tích luỹ, các tài liệu tham khảo và kinh nghiệm trong thời gian được tiếp xúc thực tế tại Ngân hàng. Hy vọng những ý kiến, kiến nghị sau có thể đóng góp một phần nào đó vào hoạt động TTQT tại ngân hàng:

Kiến nghị:

Kiến nghị với Vietcombank Việt Nam:

Vietcombank nên tạo đường linh dẫn tới website của các chi nhánh nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hay nhà đầu tư dễ dàng tìm được thông tin mà họ cần một cách nhanh nhất

Kiến nghị với chính phủ, nhà nước:

+Ban hành các văn bản pháp luật

• Cần ban hành các văn bản pháp luật cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, đây là điều không chỉ các doanh nghiệp trong nước, các Ngân hàng mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài quan tâm,… nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên trên cơ sở pháp luật Việt Nam.

• Khi ban hành luật đó là cần có sự phối hợp chặc chẽ giữa các cơ quan ban ngành nhằm tạo sự nhất quán trong ban hành quy chế hướng dẫn chung cho hoạt động TTQT. Bởi vì tính chất của hoạt động TTQT liên quan đến nhiều hoạt động của nhiều ban ngành như: ngân hàng, bộ thương mại, tổng cục hải quan, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam,… Ngoài ra, nội dung các văn bản luật phải rõ rang, dễ hiểu,

đảm bảo tính ổn định tương đối, phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở đã thực hiện điều chỉnh phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội Việt Nam.

• Giảm thuế cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và hỗ trợ cho vay vốn để doanh nghiệp xuất nhập khẩu được thuận lợi hơn.

• Giảm bớt các thủ tục xuất nhập khẩu gây rờm rà và mất thời gian cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước nhanh chóng hoàn thành thủ tục đễ dàng giao lưu buôn bán với nhau.

+ Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu để tạo điều kiện cho hoạt động TTQT phát triển.

• Chính phủ cần coi trọng công tác đàm phán, thực hiện nghiêm chỉnh các hiệp định kinh tế - thương mại với các nước và tổ chức quốc tế, tạo tiền đề cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Nâng cao chất lượng phối hợp giữa các cơ quan quản lý liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, tạo sự đột phá về cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất nhập khẩu để giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu.

• Tìm kiếm khách hàng và cơ hội kinh doanh, nhất là trên thị thường xuất nhập khẩu như các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm,… cung cấp các thông tin miễn phí về thị trường và đối tác nước ngoài và thị trường dành cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa đủ khả năng mở văn phòng đại diện ở nước ngoài mà chủ yếu tìm kiếm đối tác thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại tại Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta chỉ mới có hình thức công ty cung cấp thông tin như công ty VIDC (Vietnam Information Development Company), do đó chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tìm kiếm thông tin của các doanh nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu để thâm nhập thì trường nước ngoài, cung cấp thông tin về đối tác nước ngoài, tránh được tình trạng lừa gạt trong kinh doanh quốc tế.

• Có chính sách hỗ trợ tích cực nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu các mặt hàng được khuyến khích. Cải thiện thủ tục vay vốn, các quy định về thế chấp,…với thời hạn vay hợp lý hơn. Việc hỗ trợ vốn cần phải diễn ra liên tục để các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý…nhằm ổn định và phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tahi vietcombank quảng ngãi (Trang 94 - 97)