Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing tại CTCP Giải Pháp và Công Nghệ Thông Minh.doc
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING
CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG 1
1.1 Khái niệm về Doanh nghiệp, khái niệm về Marketing 1
1.1.1 Các khái niệm về Doanh nghiệp 1
1.1.2 Khái niệm về Marketing 2
1.1.2.1 Sự ra đời và phát triển của Marketing 2
1.1.2.2 Khái niệm Marketing 6
1.2 Vai trò hoạt động marketing của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh 7
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp 8
1.3.1 Các nhân tố vi mô 9
1.3.2 Các nhân tố vĩ mô 11
1.4 Các yêu cầu cần đạt được trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp 12
1.5 Sự cần thiết khách quan phát triển hoạt động Marketing của doanh nghiệp 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG MINH TRONG THỜI GIAN 3 NĂM (2006-2008) 14
2.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng liên quan đến hoạt động Marketing 14
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Giải pháp và Công nghệ Thông Minh 18
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 18
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 18
2.2.2.1 Chức năng 18
2.2.2.2 Nhiệm vụ 23
2.2.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 24
2.2.2.4 Tình hình nhân sự công ty 25
Trang 22.2.2.5 Tình hình cơ sở vật chất, máy móc thiết bị 29
2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2006 – 2008) 30
2.4 Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty trong 3 năm (2006 – 2008) 35
2.4.1 Những kết quả đạt đuợc trong hoạt động Marketing của Công ty 35
2.4.2 Những hạn chế yếu kém hoạt động Marketing của Công ty 45
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế, yếu kém hoạt động Marketing của Công ty 46
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY 48
3.1 Mục tiêu và phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing 48
3.1.1 Mục tiêu 48
3.1.2 Phương hướng phát triển Công ty 49
3.2 Một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Công ty 50
4.1 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 65
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, Marketing là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp có được vị thế trên thương trường Thông qua Marketing giúp doanh nghiệp định hướng thị trường cần sản xuất sản phẩm gì, cái gì thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mình có Nhờ vậy, Marketing có tác dụng kích thích doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã hợp lý đáp ứng dược nhu cầu khách hàng Với các lợi thế trên Marketing đã mang lại những thắng lợi huy hoàng cho nhiều doanh nghiệp
Thị trường CNTT & VT với trên 20 công ty thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, sự có mặt có nhiều tập đoàn kinh tế lớn như FPT, VASC đầy kinh nghiệm, các công ty tư nhân nhân linh hoạt và uyển chuyển trong kinh doanh Công
Ty Cổ Phần Giải Pháp & Công Nghệ Thông Minh với những nổ lực hoạt động thị trường, hiện đang chiếm giữ 35% thị phần miền Trung Tuy vậy, môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, việc giữ được thị phần và đạt được các mục tiêu chiến lược đã bộc lộ những bất cập trong các chính sách Marketing: Các biến số marketing được tiến hành riêng rẻ, không tạo ra các phối thức nhằm phát huy hết tiềm năng của Công ty Để phát triển trong môi trường nhiều người mua và nhiều người cung cấp, đòi hỏi Công ty Cổ Phần Giải Pháp & Công Nghệ Thông Minh phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing nhằm không ngừng gia tăng thị phần, gia tăng doanh số bán và đạt được các mục tiêu chiến lược kinh doanh
Xuất phát từ ý nghĩa trên nên em chọn đề tài: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing tại Công Ty Cổ Phần Giải Pháp và Công Nghệ Thông Minh.
Trang 4Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS.TS Nguyễn Thế Tràm và các Anh Chị trong công ty Cổ Phần Giải Pháp và Công Nghệ Thông Minh trong quá trình hoàn thành đề tài Vì kiến thức còn hạn chế nên đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự chia sẻ và đóng góp của Thầy Cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng ngày 01 tháng 11 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Hồng Vân
Trang 5CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG
1.1 Khái niệm về Doanh nghiệp, khái niệm về Marketing
1.1.1 Các khái niệm về Doanh nghiệp
Khái niệm về Doanh nghiệp có nhiều ý kiến khác nhau Có ý kiến cho rằng Doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện, máy móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt một mục đích hoặc;
Doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất thông qua đó trong khuôn khổ một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác nhau, nhằm tạo ra những sản phẩm
và dịch vụ để bán trên thị trường và thu khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm Doanh nghiệp mang chức năng sản xuất kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận
là mục tiêu kinh tế cơ bản bên cạnh các mục tiêu xã hội và phải chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển Một ý kiến khác lại cho rằng;
Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợị và các Doanh nghiệp là một bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sự tác động tương hỗ lẫn nhau, phải tuân thủ những điều kiện hoạt động mà nhà nước đặt ra cho
hệ thống kinh tế đó nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng của xã hội
Tuy nhiên nhìn chung đều đồng ý cho rằng Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức, nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng
- Các loại hình doanh nghiệp cụ thể như:
+ Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội do nhà nước giao
+ Doanh nghiệp tư nhân
Trang 6Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp mà trong đó, tài sản của nó là thuộc sở hữu một cá nhân duy nhất.
+ Công ty Cổ phần và Công ty TNHH
Đây là loại hình doanh nghiệp mà các thành viên sẽ cùng góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty
+ Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
+ Công ty hợp danh
.Ngoài ra, còn có loại hình Hợp tác xã là 01 tổ chức kinh tế tự chủ do người lao động
có nhu cầu và lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn đầu tư, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.2 Khái niệm về Marketing
1.1.2.1 Sự ra đời và phát triển của Marketing
- Các nhà sản xuất, kinh doanh luôn có mong muốn là sản phẩm của họ thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng Để đạt được mục tiêu đó họ luôn tiến hành các thí nghiệm khác nhau và thử nghiệm về Marketing đã đem lại sự thành công cho các nhà sản xuất Như vậy Marketing được ra đời và áp dụng đầu tiên trong lĩnh vực bán hàng
- Hoạt động Marketing đã xuất hiện vào những năm đầu của thế kỉ 20 và được các nhà kinh doanh của Mỹ, Nhật… áp dụng bằng các biện pháp rất mới mẻ như: Phục vụ tối đa theo yêu cầu của khách hàng, sẵn sàng đổi lại những sản phẩm mà khách hàng không vừa ý, bán hàng kèm quà tặng, mua nhiều có thưởng, có chiết khấu, giảm giá… Các biện pháp này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán hàng nhanh hơn với khối lượng lớn hơn và thu được nhiều lợi nhuận Tuy nhiên các phương pháp trên mới chỉ được thực hiện một cách đơn lẻ và chỉ là những hoạt động mang tính bề nổi trên thị trường Dần dần do sự phát triển của sản xuất, qui
mô và cơ cấu thị trường, các hoạt động Marketing nói trên không còn phù hợp với qui mô sản xuất và thị trường ngày càng lớn, và luôn thay đổi Các nhà kinh doanh đã liên kết cùng nhau để tạo ra sự thống nhất giữa cung ứng hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng Marketing trở thành một hoạt động xuyên suốt từ khâu sản
Trang 7xuất đến tiêu dùng Giai đoạn từ đầu thế kỉ 20 đến chiến tranh thế giới lần hai hoạt động Marketing được coi là Marketing truyền thống.
- Marketing truyền thống có đặc trưng là: Coi thị trường và lưu thông là khâu quan trọng của quá trình sản xuất Hoạt động đầu tiên của Marketing truyền thống là
“Làm thị trường” rồi sau đó mới tổ chức quá trình phân phối và cung ứng hàng hoá nhanh nhất Lúc này các nhà kinh doanh đã nhận rõ được vai trò của người mua Tức là người mua giữ vai trò quyết định trên thị trường Nhưng có một đặc trưng nổi bật nhất của Marketing giai đoạn này là hoạt động theo định hướng sản xuất Nghĩa là bán cái mà mình có chứ không phải cái mà thị trường cần.Marketing truyền thống là nền tảng cho sự phát triển của Marketing hiện đại sau này
- Vào thập niên 30 khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, cạnh tranh diễn ra gay gắt Tình hình kinh tế thế giới có nhiều thay đổi Cạnh tranh tự do giữa các công ty để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ đã phá vỡ cân đối giữa cung ứng hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1932 là một minh chứng cho sự hạn chế của loại hình Marketing truyền thống Chính vì vậy Marketing hiện đại ra đời Sự có mặt của Marketing hiện đại đã góp phần không nhỏ vào việc khắc phục tình trạng khủng hoảng thừa và thúc đẩy sản xuất khoa học kỹ thuật phát triển
- Đặc trưng của Marketing hiện đại: Thị trường và người mua có vai trò quyết định, nhu cầu là mục tiêu của sản xuất và thoả mãn nhu cầu là yếu tố quyết định của quá trình sản xuất.Việc làm đầu tiên của Marketing hiện đại là phát hiện ra nhu cầu thị trường (nắm bắt nhu cầu) sau đó rồi đến việc tổ chức tất cả các khâu khác của quá trình tái sản xuất, như sản xuất phân phối để có được sự cung ứng nhanh nhất, nhiều nhất hàng hoá ra thị trường nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu Khẩu hiệu của Marketing hiện đại lúc này là “bán những cái thị trường cần chứ không phải cái mà ta sẵn có”.Marketing hiện đại không còn bó hẹp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại mà đã lan rộng sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và trở thành một hoạt động quan trọng trong chiến lược phát triển của các công ty
- Trong Marketing hiện đại thì Marketing hỗn hợp(Marketing-Mix) không thể
thiếu khi xây dựng chiến lược Marketing Nó tương hỗ lẫn nhau giúp chiến lược Marketing thành công nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của doanh
Trang 8nghiệp Chiến lược marketing về cơ bản thường được triển khai chung quanh 4
yếu tố, thường được gọi là 4Ps cho dễ nhớ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion) và Kênh phân phối (place) Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường mà người ta vận dụng một hay
nhiều yếu tố để thực hiện chiến lược thị trường Các doanh nghiệp mà sản phẩm chủ yếu là sản phẩm dịch vụ thường có xu hướng triển khai từ 4 yếu tố chính này thành 7 yếu tố (và được gọi là 7P) để phản ánh sự chú tâm của mình đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ: Sản phẩm (product), Giá (price), Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place), Con người (people), Qui trình (process) và Chứng minh thực tế (physical evidence)
Dưới đây là một số giải pháp cơ bản về chiến lược marketing được triển khai từ 4P
- Thay đổi nội dung quảng cáo hoặc khuyến mại
- Thay đổi định vị cho thương hiệu (tái định vị)
- Thay đổi phương thức truyền thông
- Thay đổi cách tiếp cận
Trang 9- Phần triển khai thêm đối với sản phẩm dịch vụ
5) Con người
- Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết mà công việc đòi hỏi
- Huấn luyện bổ sung để nâng cao chuyên môn về kiến thức sản phẩm khi có sản phẩm mới
Ngoài ra còn có một số lựa chọn chiến lược marketing khác như:
• Cải tiến hiệu quả điều hành hoạt động
• Cải tiến hiệu quả hoạt động marketing
• Cải tiến các thủ tục hành chính
• Hợp lý hoá hệ thống sản phẩm
• Rút lui khỏi thị trường đã chọn
• Chuyên sâu về một sản phẩm hay thị trường
• Thay đổi nhà cung cấp
• Mua lại phương tiện sản xuất kinh doanh
• Mua lại thị trường mới
Trang 10Hình 1 – Marketing - Mix 1.1.2.2 Khái niệm Marketing:
Trong giới lý luận hiện nay, mặc dù đã có nhiều khái niệm khác nhau về Marketing nhưng vẫn chưa ai đi đến thống nhất sử dụng một khái niệm chính thống Marketing theo nghĩa đen “là làm thị trường” hay là hoạt động bán hàng Tuy nhiên với ý nghĩa như vậy nó vẫn chưa phản ánh đầy đủ bản chất và chức năng của Marketing Có thể nêu ra một số khái niệm tiêu biểu về Marketing
• Khái niệm của P KOTLER
Marketing là hoạt động của con người hướng đến việc thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi
• Khái niệm của D Lindon
Marketing là toàn bộ những phương tiện mà các doanh nghiệp sử dụng để xây dựng, bảo vệ và phát triển thị trường của họ hoặc những khách hàng của họ
• Khái niệm của J Lambin
Trang 11Marketing đó là quảng cáo, là kích động, là bán hàng bằng gây sức ép tức là toàn bộ những phương tiện bán hàng, đôi khi mang tính chất tấn công được sử dụng để chiếm lĩnh thị trường hiện có Marketing là toàn bộ những công cụ phân tích, phương pháp
dự đoán và nghiên cứu thị trường sử dụng nhằm phát triển cách tiếp cận những nhu cầu và yêu cầu
• Khái niệm của J.H Crighton
Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng đúng thời gian và đúng vị trí
• Khái niệm của British Institute of Marketing
Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lí toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa những hàng hoá đó tới người tiêu thụ cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng: Marketing là toàn bộ những hoạt động của một doanh nghiệp nhằm xác định những nhu cầu chưa được thoả mãn của khách hàng, những thị hiếu và đòi hỏi của họ Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đưa
ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp, nhằm đáp ứng, thoả mãn những nhu cầu và đòi hỏi đó để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp
Nhìn chung, Marketing có nhiều nội dung phong phú, mỗi một khái niệm đều nhấn mạnh nội dung cơ bản của Marketing là nghiên cứu thị trường để đưa ra các biện pháp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó
1.2 Vai trò hoạt động marketing của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh
- Khi mới ra đời, Marketing chỉ là một khái niệm đơn giản giới hạn trong lĩnh vực thương mại Nó chỉ bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ đã có sẵn nhằm thu được lợi nhuận Việc áp dụng các biện pháp Marketing đã tạo điều kiện kích thích sản xuất hàng hoá phát triển Với những tính ưu việt của nó Marketing không chỉ phát huy trong lĩnh vực thương mại mà ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực phi thương mại khác
- Marketing có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp Marketing làm cho khách hàng và người sản xuất xích lại gần nhau hơn Marketing ngày nay đã len lỏi vào hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu
Trang 12khách hàng, người tiêu dùng, là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng Ngoài ra, nó còn có vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhịp nhàng Nhờ Marketing mà doanh nhiệp có những thông tin phản hồi từ phía khách hàng, để rồi có sự thay đổi và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng
- Ngày nay, Marketing là một trong những công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp
có được vị thế trên thương trường Thông qua Marketing giúp doanh nghiệp định hướng thị trường cần sản xuất sản phẩm gì, cái gì thị trường cần chứ không phải sản xuất cái mình có Nhờ vậy, Marketing có tác dụng kích thích doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã hợp lý đáp ứng dược nhu cầu khách hàng Với các lợi thế trên Marketing đã mang lại những thắng lợi huy hoàng cho nhiều doanh nghiệp
- Marketing đã trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh rất hiệu quả Bởi vì trên thực tế, doanh nghiệp muốn chiến thắng cạnh tranh trên thương trường thì bằng nhiều cách khác nhau Nhưng biện pháp Marketing đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy lợi thế của mình trên cơ sở định hướng mục tiêu của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách truyền thông và cổ động làm cho Marketing trở thành công cụ hay nói cách khác người ta hay ví là “vũ khí cạnh tranh”
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp
- Môi trường marketing là một tập hợp những lực lượng “không khống chế được”
mà các công ty phải chú ý đến khi xây dựng các hệ thống marketing - mix của mình Môi trường marketing của công ty là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài công ty và có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ phận marketing, thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng mục tiêu Do tính chất luôn biến động, khống chế và hoàn toàn bất định, môi trường marketing động chạm sâu sắc đến đời sống công ty Những biến đổi diễn ra trong môi trường này không thể gọi là chậm và có thể dự đoán trước được Nó có thể gây ra những điều bất ngờ lớn và những hậu quả nặng nề
Vì thế công ty cần phải chú ý theo dõi tất cả những diễn biến của môi trường bằng
Trang 13cách sử dụng vào mục đích này việc nghiên cứu marketing và những khả năng thu thập thông tin marketing thường ngày bên ngoài công ty hiện có
- Trong thực tế hoạt động trên thị trường có nhiều nhân tố tác động đến quá trình thực hiện Marketing của doanh nghiệp (nhân tố chủ quan, khách quan, trực tiếp, gián tiếp, bên trong, bên ngoài) nhưng cần chú ý các nhân tố cơ bản sau:
1.6.1 Các nhân tố vi mô :
• Môi trường doanh nghiệp:
Vì vậy các nhà quản trị marketing cần phải thương thảo và cộng tác mật thiết với các
bộ phận trong công ty nhằm thiết lập và thực thi tốt kế hoạch của mình Sự liên kết càng chặt chẽ sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp
• Các nhà cung ứng:
“Là những cơ sở và cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ của công ty và của các đối thủ cạnh tranh”Nhà cung cấp giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào Tuy nhiên những biến đổi trong môi trường cung cấp có thể tác động đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp Do vậy trước khi quyết định chọn mua yếu tố đầu vào,
Marketing Lãnh đạo cao cấp B/P cung ứng vật tư
Trang 14công ty cần kiếm nguồn cung cấp, xác định rõ đặc điểm, chất lượng để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất về chất lượng, uy tín về giao hàng, độ tin cậy và đảm bảo giá thấp.Trong trường hợp nhà cung ứng thiếu một chủng loại vật tư hay có những sự kiện như: bãi công, khủng hoảng kinh tế, … làm rối loạn đến việc cung ứng là lịch gửi hàng cho các khách đặt hàng Nếu nhà cung ứng cung cấp không đúng thời điểm thì trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ và trong kế hoạch dài hạn
sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối với công ty Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch cung ứng và lựa chọn các hình thức cung ứng thích hợp và có hiệu quả cho doanh nghiệp mình
• Khách hàng:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hướng đến mục tiêu cuối cùng là đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu của khách hàng Khách hàng nhân tố quyết định quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, khách hàng càng nhiều thì thị trường tiêu thụ càng lớn, quy mô kinh doanh công ty càng mở rộng Vì vậy nhiệm vụ của người làm Marketing
là phải có khả năng nhận biết đúng khách hàng mục tiêu của mình Các loại thị trường khách hàng cơ bản:
để tiêu dùng cho chính họ
xuất của họ để kiếm lời hoặc để hoàn thành các mục tiêu khác
kiếm lời
dịch vụ để tạo ra các dịch vụ công cộng hoặc để chuyển nhượng những hàng hoá
và dịch vụ này cho những người cần đến chúng
sản xuất, người bán lại, các cơ sở Nhà nước ở nước ngaòi
• Các đối thủ cạnh tranh
Xét về mặt chiến lược: đối thủ cạnh tranh được hiểu là tất cả những đơn vị cùng với doanh nghiệp giành đồng tiền của khách hàng
Trang 15Mọi công ty đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh Do đó, muốn phát hiện tất cả các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp mình thì cách tốt nhất là tiến hành nghiên cứu khách hàng quyết định mua hàng hoá như thế nào? Thông thường có 4 loại đối thủ cạnh tranh chủ yếu sau:
- Đối thủ cạnh tranh trên phương diện thoả mãn mong muốn của khách hàng
- Đối thủ cạnh tranh trên phương diện loại hàng cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh trên phương diện mặt hàng cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh trên phương diện nhãn hiệu cạnh tranh
Trong quá trình nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh cần:
• Xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp tức là những đối thủ có khả năng hoán đổi lớn nhất vị trí của mình so với đối thủ cạnh tranh
• Xác định thị trường mục tiêu của từng đối thủ cạnh tranh
• Xác định điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ cạnh tranh
1.6.2 Các nhân tố vĩ mô:
• Các yếu tố về kinh tế
Các yếu tố về kinh tế tác động khá tích cực đến doanh nghiệp Nếu môi trường kinh
tế thuận lợi thì các doanh nghiệp phải nắm bắt ngay thời cơ để đầu tư và phát triển ngược lại nếu môi trường kinh tế không thuận lợi thì doanh nghiệp phải điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình mới
Các nhà làm Marketing cần hiểu rõ về:
- Những biến đổi trong lợi tức thực tế chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp
- Đặc điểm về tiết kiệm, thu nhập của người tiêu dùng
- Sự thay đổi trong kết cấu chi tiêu của người tiêu thụ
• Các yếu tố về kỹ thuật
Doanh nghiệp muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao thì sản phẩm chất lượng phải tốt đi đôi với vấn đề này chính là vấn đề công nghệ và kỹ thuật Nếu sản phẩm được áp dụng công nghệ tiên tiến, có nhiều chức năng giá thành rẻ sẽ dễ cạnh tranh trên thị trường Nếu sản phẩm có chất lượng kém công nghệ lạc hậu khó có thể cạnh tranh trên thị trường
Trang 16- Tốc độ phát triển của trình độ kỹ thuật mới đã thay thế vị trí cũ Bên cạnh sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật mới thì nó cũng gây những hậu quả to lớn và lâu dài mà không phải bao giờ cũng thấy trước được
• Các yếu tố về văn hoá
Các yếu tố về văn hoá là yếu tố các nhà đầu tư cần phải quan tâm đến, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm của doanh nghiệp, các sản phẩm phải phù hợp với thị hiếu và những đòi hỏi của khách hàng theo một chuẩn mực nào đó
1.7 Các yêu cầu cần đạt được trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp
1) Hoạt động Marketing của doanh nghiệp phải phát huy tiềm năng thế mạnh của doanh nghiệp trên thương trường Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có lợi thế cả do
đó thực hiện Marketing để phát huy thế mạnh doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường là vấn đề cần thiết Phát huy lợi thế thì đòi hỏi hoạt động Marketing phải cụ thể để tạo ra sự khích lệ thúc đẩy các yếu tố trong doanh nghiệp phát triển Tiềm năng, thế mạnh của doanh nghiệp luôn gắn liền hạn chế, yếu kém cũng như đe doạ Do đó, thực hiện hoạt động Marketing để đẩy lùi nguy
cơ và hạn chế điểm yếu của doanh nghiệp hết sức thiết yếu
2) Phải thực hiện có hiệu quả các nội dung của Marketing và đặc biệt hoàn thiện chính sách marketing- mix(chính sách sản phẩm, giá, phân phối, cổ động) để tạo
ra khả năng phát triển của doanh nghiệp thông qua hoạt động Marketing Bởi vì
có đạt được yêu cầu này mới làm cho vai trò và vị trí Marketing ngày càng thể hiện rõ nét đó là quá trình đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến các yêu cầu của người tiêu dùng để có các biện pháp Marketing phù hợp Đây là một yêu cầu
Trang 17không kém phần quan trọng mà trong quá trình thực hiện Marketing doanh nghiệp cần phải tuân thủ.
3) Marketing phải thu hút khách hàng, luôn hướng về khách hàng thông qua hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp Khách hàng là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp do đó muốn tài sản này phát triển thì phải quan tâm đến yêu cầu Marketing Khách hàng luôn luôn tính toán lợi ích của họ khi đặt lợi ích và thoả mãn nhu cầu Vì vậy, khách hàng là động lực mạnh mẽ gắn với doanh nghiệp và quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp mà trước hết thông qua hoạt động Marketing Marketing là phối hợp các hình thức, phương pháp ngày càng đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu khách hàng
4) Quá trình thực hiện Marketing của doanh nghiệp là phải đạt mục tiêu đề ra tăng doanh thu, giảm chi phí và tạo ra lợi nhuận ngày càng tăng để doanh nghiệp có thể tồn tại bền vững trên thương trường Bởi vì mục tiêu Marketing cũng nhằm đạt yêu cầu là doanh nghiệp phải có lãi để tồn tại và phát triển trên thị trường Đó chính là yêu cầu cấp thiết nhưng cũng là mục tiêu của doanh nghiệp cần hướng đến
5) Công tác Marketing trong doanh nghiệp phải có tính hệ thống, liên tục và xuyên suốt hoạt động để gắn doanh nghiệp với người tiêu dùng Để Marketing thực hiện
có hiệu quả thì yêu cầu nó phải có tính liên tục và phải có tính hệ thống Các hoạt động của nó phải luôn luôn gắn chặt để tạo sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện Marketing
1.8 Sự cần thiết khách quan phát triển hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh Do vậy, marketing đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp Phát triển hoạt động Marketing là cần thiết trong doanh nghiệp vì những lí do sau:
- Nâng cao hoạt động Marketing là yêu cầu mang tính quy luật đòi hỏi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao Marketing và thực tế cho thấy
Trang 18doanh nghiệp phát triển hoạt động Marketing thì phát triển bền vững và ngược lại
Vì vậy, phải phát triển hoạt động Marketing để nâng cao hiệu quả trên thị trường
- Xuất phát từ vai trò Marketing đó là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát triển đúng hướng và hiệu quả, vì thế doanh nghiệp phát triển tốt hoạt động Marketing mới hiệu quả
- Do quá trình quốc tế hoá và cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đẩy mạnh hoạt động Marketing và thu hút khách hàng càng nhiều càng tốt (chứ không phải trực tiếp tiêu diệt nhau) và chiến thắng Marketing là chiến thắng quan trọng nhất
- Để có thể tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường thì đòi hỏi doanh ghiệp phải nghiên cứu nhu cầu khách hàng cải tiến sản phẩm và đưa ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng Vì vậy, thực hiện hoạt động Marketing phải xuyên suốt các lĩnh vực, các công việc
- Thực trạng hiện nay cho thấy, công tác Marketing ở các doanh nghiệp còn yếu, chưa quan tâm đúng mức do vậy phải đổi mới công tác Marketing để đáp ứng và thoả mãn nhu cầu khách hàng
Trang 19CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG MINH TRONG THỜI GIAN 3 NĂM (2006-2008)
2.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng liên quan đến hoạt động Marketing
Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1.256 km2, dân số năm 2008 là 822.300 người, gồm 6 quận và 2 huyện
Bên cạnh đó Đà Nẵng còn là cửa vào của các di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận như Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế,
Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn
Khi việc tự do hóa thương mại và đầu tư khu vực ASEAN được thực hiện thì vị trí của thành phố cảng sẽ là một lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho Đà Nẵng
mở rộng giao lưu kinh tế với các nước, tạo lực để thành phố trở thành trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên
Với lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch phong phú, đa dạng,
Đà Nẵng có nhiều lợi thế và điều kiện thuân lợi để nhà đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh và hoạt động Marketing
Về tốc độ phát triển kinh tế
Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang, vv…
Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2001-2006 đạt 12.47%, năm 2008 tăng 11,04% Hiện nay có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động tại thành phố Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 tăng 17,6% so với năm 2007 Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là thủy sản, săm lốp cao su, dệt may, giày, cơ khí, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ Công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, hiện đang được thành phố tập trung phát triển trở
Trang 20thành một trong những ngành kinh tế chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của thành phố
Qua sơ đồ về tốc độ phát triển các ngành, ta có thể thấy được tốc độ phát triển tăng của các ngành qua các năm
Về nguồn nhân lực
Đà Nẵng có nguồn nhân lực dồi dào (nguồn lao động chiếm hơn 50% dân số thành phố), chủ yếu là trẻ, khỏe Số lao động có chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm gần một phần tư lực lượng lao động Đà Nẵng là một trong những tỉnh thành trong cả nước có các chỉ số phát triển giáo dục cao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh, tạo nền tảng thuận lợi và vững chắc cho việc phát triển nguồn nhân lực của thành phố
Trang 21nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cuộc sống Hệ thống các trường này thực hiện chuyên ngành đào tạo trên hầu hết các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ
và sư phạm
Trung tâm Công nghệ phần mềm Đà Nẵng hiện là một trong những đơn vị sản xuất phần mềm hàng đầu tại Việt Nam và là trung tâm đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu của khu vực miền Trung Trong những năm qua, Trung tâm Công nghệ phần mềm Đà Nẵng đã hợp tác chặt chẽ với các công ty của Ấn Độ (Aptech) và Nhật Bản (AOTS) để đào tạo lập trình viên, kỹ thuật viên và kỹ sư công nghệ thông tin đạt trình độ quốc tế
Ngoài ra thành phố còn có khoảng 55 trung tâm dạy nghề thường xuyên cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn về tin học, may công nghiệp, cơ khí, điện - điện tử, kỹ thuật xây dựng, vv
Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của thành phố trong thu hút đầu tư và phát triển kinh doanh
Đà Nẵng hôm nay là một thành phố có môi trường văn hoá lành mạnh, có nếp sống văn minh đô thị, trình độ dân trí được nâng cao, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp Do
đó, có nhiều doanh nghiệp đến hoạt động kinh doanh; môi trường cạnh tranh gay gắt
Trang 22trong nhiều lĩnh vực nên thực hiện hoạt động Marketing để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững là hết sức cần thiết.
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Giải pháp và Công nghệ Thông Minh
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Giải pháp và Công nghệ Thông Minh được thành lập vào ngày 10 tháng 03 năm 1998
Tên giao dịch: SMART SOLUTION AND TECHNOLOGY CORPORATION
Tên viết tắt: SST CORP
Trụ sở chính: 89 Nguyễn Thị Minh Khai - Q Hải Châu - Tp Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3843438 * Fax: 0511.3843439
* Sản xuất và gia công phần mềm
* Kinh doanh, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị viễn thông và tin học
* Tư vấn, xây lắp các hệ thống thông tin
* Tư vấn các giải pháp và chuyển giao công nghệ
* Kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng Quảng cáo thương mại
* Dịch vụ công nghệ thông tin
Các sản phẩm và dịch vụ chủ lực
1) Sản phẩm và giải pháp phần mềm
Quản lý Doanh nghiệp
Trang 23o Hệ thống Quản lý tổng thể doanh nghiệp (.NET Dekstop / Web Application)
o Hệ thống Thông tin quản lý doanh nghiệp (Web Application)
o Phần mềm Quản lý nhân sự (.NET Dekstop Application)
o Phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng (Web Application)
o Phần mềm Quản lý Tài chính dự án (.NET Dekstop Application)
o Phần mềm Quản lý đầu tư (.NET Dekstop Application)
o Hệ thống Quản lý khách sạn (.NET Dekstop Application)
Chính phủ điện tử - Tin học hóa hành chính nhà nước
o Cổng thông tin điện tử (Portal)
o Dịch vụ công cấp phép đăng ký kinh doanh trực tuyến (Web Application)
o Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành (.NET)
o Giải pháp quản lý thông tin giáo dục (Web Application)
Giải pháp chuyên ngành
o Hệ thống quản lý thông tin cấu hình mạng viễn thông – NTMS
o Tư vấn và cung cấp giải pháp quẩn lý cho các khu công nghiệp, khu kinh tế
o Và thực hiện các dự án theo yêu cầu của khách hàng: các hệ thống quản lý,
website…
2) Cung cấp giải pháp và thiết bị CNTT & VT
Giải pháp hạ tầng kết nối.
o Tư vấn thiết kế, triển khai thi công lắp đặt các hệ thống mạng
o Kết nối mạng không dây (Wireless)
o Mạng riêng ảo cho kết nối người dùng ở xa, văn phòng chi nhánh (VPN)
o Mạng diện rộng (WAN)
Trang 24o Hệ thống mạng nội thị (Metro) dựa trên giải pháp Canopy kết nối không dây
của Motorola.
Giải pháp hệ thống mạng tích hợp trong doanh nghiệp
o Thiết kế và thi công các giải pháp mạng tích hợp ứng dụng cho quản lý doanh
nghiệp: AD, File and Printing Server, Mail…
o Cung cấp dịch vụ IT on Demand đáp ứng yêu cầu quản trị hệ thống mạng theo
yêu cầu cho các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư cho lĩnh vực CNTT (TCO).
o Cung cấp thiết bị phần cứng, máy trạm, máy chủ, thiết bị mạng
o Hệ thống an ninh tổng thể cho mạng doanh nghiệp: Firewall, Internet Security,
Antivirus…
Cung cấp các sản phẩm phần mềm có bản quyền
o Đại lý phân phối các sản phẩm phần mềm đóng gói của các hãng như
Microsoft, McAffe, Adobe, Symantec, Kaspersky
o Các hệ thống phần mềm ứng dụng chuyên ngành CamCad, PowerWare
Dịch vụ viễn thông
o Đo kiểm hoạt động của hệ thống CNTT - Viễn thông.
o Hiệu chỉnh thiết bị.
o Hệ thống tổng đài VoIP cho phép tiết kiệm chi phí thông tin liên lạc và đem lại
hiệu quả tối đa trong truyền thông doanh nghiệp.
o Thiết lập hệ thống giám sát hoạt động của trạm BTS (Camera quan sát, hệ
thống cảm biến cháy nổ, nguồn điện)
Trang 25o Hệ thống quản lý vào ra, khoá cửa điện tử.
3) Cung cấp và khai thác dịch vụ gia tăng
Hợp tác với các đối tác là các ISP, doanh nghiệp viễn thông cung cấp các dịch vụ gia tăng về SMS, Thương mại điện tử, Quảng cáo online, Web hosting… dựa trên các giải pháp của SST phát triển
Kỹ năng công nghệ và quy trình quản lý chất lượng phần mềm.
SST tập hợp lực lượng chuyên viên phát triển phần mềm trẻ và năng động, có khả năng thích ứng nhanh cũng như chịu được áp lực cao, với nhiều chuyên viên có từ 3 đến 8 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau, tập trung vào hai mảng chính: NET và J2EE
Các công nghệ phát triển hệ thống trên nền NET
Hệ điều hành: Microsoft Windows (nhiều phiên bản khác nhau)
Công cụ lập trình và thiết kế Web chủ yếu: Microsoft Visual Studio 6.0, Microsoft Visual Studio 2005, Microsoft Visual Studio.NET, Macromedia Dream Waver, v.v
Ngôn ngữ lập trình / công nghệ chính: VB.NET, ASP.NET, C#, HTML/DHTML, XML/XSL, CSS, VBScript, JavaScript, WebService, VB, C++
Middleware / Server / Component: Microsoft .NET framework, Microsoft SharePoint Service, Microsoft SharePoint Portal Server, Microsoft Content Management Server, Microsoft Transaction Server / COM+, IIS, ADO.NET, LDAP (Microsoft Active Directory, Open LDAP)
Các công nghệ phát triển hệ thống trên nền Java 2 Enterprise Edition
Hệ điều hành: Microsoft Windows (nhiều phiên bản khác nhau), Red Hat Linux (nhiều phiên bản khác nhau), Mandrake Linux (nhiều phiên bản khác nhau)
Công cụ lập trình và thiết kế Web chủ yếu: Borland JBuilder, NetBeans Studio, Sun Java Studio, Eclipse, IBM Visual Age, Macromedia DreamWaver, v.v
Ngôn ngữ lập trình / công nghệ chính: Java, JSP, JSF, HTML/DHTML, XML/XSL, CSS, JavaScript, WebService, AJAX, Struts, Porlet (JSR-168)
Trang 26 Middleware / Server / Component: J2EE framework, Apache JBOSS / Tomcat, IBM Websphere Portal, IBM Websphere Commerce, Liferay Portal / CMS, LDAP (Microsoft Active Directory, Open LDAP).
Các công nghệ cơ sở dữ liệu
Hệ điều hành cơ sở dữ liệu (DBMS): Microsoft SQL Server (nhiều phiên bản khác nhau), Oracle Database Server (nhiều phiên bản khác nhau), DB2, Sybase Adaptive Server, MySQL, PostgeSQL, v.v
Ngôn ngữ / công nghệ khai thác dữ liệu: SQL/92, T-SQL, PL/SQL, iSQL
Công cụ / component lập trình cơ sở dữ liệu: Oracle Designer / Developer, PL/SQL Developer, ADO.NET, JDBC, ODBC
Các công nghệ khác
Phần mềm nguồn mở: SST phát triển nhiều hệ thống từ phần mềm nguồn mở,
sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như Ruby, PHP, Perl, C++ Tiêu biểu có thể kể đến các giải pháp về cổng thông tin điện tử tích hợp
SAP / BI: SST đang nghiên cứu phát triển các ứng dụng trên các giải pháp của SAP, Oracle, Microsoft, IBM về quản lý chuyên sâu cho các doanh nghiệp quy
mô lớn trong các lĩnh vực: ERP, CRM, SCM, BI…
Các sản phẩm này đã được ứng dụng thành công tại các doanh nghiệp:
04 WEBSITE ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ KINH
DOANH TRỰC TUYẾN - VBS.VN
CÔNG TY BÁCH KHOA
Trang 2705 HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
E-HOSPITAL
BỆNH VIỆN PHỤ NỮ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
06 CỔNG THÔNG TIN THƯƠNG MẠI TOÀN
CẦU - GTIM NETWORK
CÔNG TY TNHH GTIM NETWORK
HỆ KHÁCH HÀNG
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ SÀI GÒN- ĐÀ NẴNG
2.2.2.2 Nhiệm vụ
Chiến lược phát triển của công ty dựa trên các mục tiêu:
Mục tiêu chiến lược của công ty là tạo lập và củng cố hình ảnh của công ty trước xã hội và khách hàng, đảm bảo sự thành công nhất trí trong nội bộ của công ty để hoàn thành sứ mệnh phát triển thị trường, ổn định và bền vững Do môi trường kinh doanh luôn biến động nên phải nghiên cứu, phát triển lĩnh vực chủ yếu để đạt mức lợi nhuận, tăng doanh số bán, năng suất cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong tương lai
cụ thể như sau:
* Đặt mục tiêu chất lượng sản phẩm lên tầm quan trọng hàng đầu
* Hình thành các dòng sản phẩm chuyên biệt đáp ứng cho từng loại khách hàng: Các loại phần mềm doanh nghiệp, phần mềm công cụ, các ứng dụng cho chính phủ điện
tử, Thương mại điện tử và khai thác dịch vụ gia tăng trên Internet & dịch vụ viễn thông
* Hợp tác phát triển và gia công cho các đối tác ở thị trường nước ngoài như : Nhật Bản và Hoa Kỳ, trong các lĩnh vực kể trên, và đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông
* Liên kết đào tạo và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực CNTT & VT và kỹ năng chuyên ngành
* Cung cấp các dịch vụ về CNTT & VT cho khách hàng trong khu vực
Phương hướng hoạt động:
Công ty hoạt động theo phương châm “Tư duy sáng tạo” là nơi hội tụ ý tưởng, tạo lập môi trường làm việc hấp dẫn, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng Phương hướng này là cơ sở đề ra các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của Công
Trang 28ty Từ mục tiêu xây dựng tổ chức, mục tiêu tạo thu nhập ổn định với sự gắn kết cho tới mục tiêu nâng cao điều kiện làm việc, phát triển kỹ năng, văn hoá trong quan hệ giữa các thành viên với nhau và có trách nhiệm với xã hội.
2.2.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại công ty
- Ban giám đốc: Quản lý và điều hành chung
- Phòng CNTT và Viễn thông: Lập dự án; duyệt dự án; quản lý dự án
Phạm vi: Tất cả các dự án phần mềm và thiết bị phần cứng - mạng máy tính
+ Bộ phận Công nghệ phần mềm: Lập dự án phần mềm; Sản xuất phần mềm; Đảm bảo chất lượng phần mềm; Bảo dưỡng sản phần phần mềm
+ Bộ phận nghiên cứu giải pháp: Khảo sát hệ thống, lập giải pháp kỹ thuật thuyết
phục khách hàng; Phân tích, thiết kế hệ thống phục vụ sản xuất; Nghiên cứu sản phẩm mới; Nghiên cứu và hoàn thiện các sản phẩm đóng gói; Phối hợp với Phòng công nghệ máy tính - mạng máy tính để thực hiện các dự án bao gồm cả phẩn cứng
và phần mềm
+ Bộ phận lập trình: Xây dựng sản phẩm phần mềm
+ Bộ phận kiểm thử: Kiểm thử Module; Kiểm thử tích hợp
+ Phòng Công nghệ máy tính - Mạng máy tính: Lập giải pháp mạng máy tính; Thi
công và bảo dưỡng các hệ thống mạng máy tính cho các tổ chức và cá nhân; Phối hợp với phòng công nghệ phần mềm để thực hiện các dự án bao gồm cả phần cứng và phần mềm
Trang 29Năm bộ phận này đã và đang phối hợp chặt chẽ với nhau tạo ra các sản phẩm phần mềm có chất lượng cao
- Phòng Kinh doanh –Marketing: Tìm kiếm khách hàng; Thu nhận và phản hồi mọi thông tin từ khách hàng; Phối hợp với phòng công nghệ phần mềm hoặc phòng công nghệ máy tính - mạng máy tính để thực hiện yêu cầu của khách hàng; Phối hợp với các phòng ban để lập dự án (đặc biệt là đề ra chiến lược giá cho từng sản phẩm và chăm sóc khách hàng)
- Phòng Tư vấn và Dịch vụ kỹ thuật: Lấy yêu cầu khách hàng đối với các sản phẩm đóng gói; Xây dựng cơ sở dữ liệu mẫu theo đặc thù; Cài đặt phần mềm cho khách hàng; Tiếp nhận thông tin lỗi sản phẩm từ khách hàng; Trực tiếp sửa lỗi cho khách hàng trong phạm vi khả năng; Chuyển những lỗi lớn cho bộ phận lập trình khắc phục; Nghiệm thu sản phẩm với khách hàng; Khắc phục những sự cố về máy tính - mạng máy tính cho khách hàng
- Phòng Nhân sự & Tài chính: Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức quản lý cán bộ, nhân viên; xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên; đưa ra các chính sách khen thưởng, kỷ luật Bộ phận Tài chính có nhiệm vụ quản lý vốn; lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn, hạch toán các nhiệp vụ kinh tế phát sinh, phân tích hoạt động kinh doanh Tham mưu các nghiệp vụ về tài chính cho giám đốc
2.2.2.4 Tình hình nhân sự công ty
Nhận thức tầm quan trọng của nguồn nhân lực, để nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty tiến hành phân loại lao động, cân đối giữa yêu cầu và nhiệm vụ kinh doanh từng thời kỳ, thực hiện đào tạo lại Bên cạnh đào tạo đáp ứng công việc, Công ty chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế tại khu vực và trên thế giới
Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong kinh doanh giàu tính kỷ thuật luôn được
sự quan tâm đặc biệt Công ty xác định việc xây dựng sức mạnh cốt lõi thông qua chính sách phát triển nguồn nhân lực và xem đây là nhân tố quyết định thành công trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn thay đổi và một nền kinh tế tri thức đang dần được hình thành
Trang 30Bảng 1: Cơ cấu tổ chức lao động
% tăng
Số lượng (người)
% tăng
Bảng 2: Cơ cấu trình độ chuyên môn
TT
%
Số lượng (người)
Trang 31Đại học, Cao đẳng lại có xu hướng tăng năm 2006 là 72 %, 2007 là 78%, tuy nhiên
2008 lại giảm còn 76% và chủ yếu thuộc bộ phận quản lý
Đội ngũ cán bộ quản lý của SST có trình độ ĐH và trên ĐH được đào tạo chính quy tại các trường ĐH trong và ngoài nước về Công nghệ thông tin và Quản lý kinh tế
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Trang 32Bảng 3: Cơ cấu lao động theo giới tính
TT
%
Số lượng (người)
53 người chiếm 72% và lao động nữ có 21 người chiếm 28% Nhưng đến năm 2007
số lượng lao động nam tăng lên 4 người chiếm 73%, năm 2008 chiếm 75%, và số lượng lao động nữ giảm xuống còn 25% năm 2008
0 10
Trang 33Tuổi trung bình của nguồn lao động
2.2.2.5 Tình hình cơ sở vật chất, máy móc thiết bị
- Về cơ sở vật chất:
Khi thị trường ngày càng có nhiều đối thủ tranh nhau thị phần, thì ngoài việc thoả mãn mong muốn khách hàng thì bộ mặt công ty cũng góp phần đáng kể cho thấy qui
mô và tính chuyên nghiệp của công ty đem lại sự tin tưởng đối với khách hàng
Nhận thức rõ vấn đề này nên Công ty đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng như bố trí, sắp xếp chỗ làm việc mang tính năng động và thuận tiện Mỗi phòng ban đều đựoc thiết kế theo đặc thù riêng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình Điều này không những thuận lợi cho người quản lý mà còn đối với khách hàng khi liên hệ
- Về máy móc, thiết bị:
Với chính sách đầu tư và cải tiến không ngừng về công nghệ, Công ty đã trang bị hàng loạt máy tính đời mới, có cấu hình cao cho bộ phận chuyên sản xuất và cung cấp phần mềm đảm bảo tiến độ theo yêu cầu khách hàng
Bảng 4: Tình hình đầu tư cơ sở vật chất, máy móc
1 Thiết kế và xây dựng
2 Trang bị máy tính Triệu đồng 345
3 Thời gian đưa vào sử
2.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2006 – 2008)
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty trong 3 năm
Trang 34Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Khoản mục Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % 2007/
2006
2008/ 2007
2008 doanh thu giảm với mức chênh lệch là 2.510.871.000đ Giá trị doanh thu giảm
là do giá vốn hàng bán giảm 2.451.533.000đ và chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu Đến năm 2008 thì doanh thu tăng 19.952.953.000đ so với năm 2007 là do GVHB tăng 13.539.011đ so với năm 2007 Điều này là do năm 2008 giá các thiết bị viễn thông tin học tăng cao hơn so với năm 2007 rất nhiều dẫn đến giá mua vào cao
Trang 35Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2007 giảm 1.143.598.000đ so với năm 2006 và năm 2008 tăng 3.589.270.000đ so với năm với năm 2007.
Tuy doanh thu năm 2007 giảm so với năm 2006 nhưng lại nhuận sau thuế lại tăng 790.416.000đ Điều này là do Công ty đã cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, đồng thời giá vốn hàng bán cũng giảm
Biểu đồ lợi nhuận sau thuế
0 1000000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thông số khả năng thanh toán
Việc khả năng thanh toán hiện thời năm 2008 giảm so với năm 2006 dẫn đến khả năng thanh toán năm 2008 cũng giảm so với năm 2006 Nguyên nhân khả năng thanh toán nhanh năm 2008 giảm như vậy là do hàng tồn kho trong năm quá lớn dẫn đến
Trang 36khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao gặp khó khăn bên cạnh việc nợ ngắn hạn chiếm tỷ lẹ lớn trong nợ phải trả.
Thông số đòn bẩy tài chính
Vòng quay khoản phải thu năm 2008 giảm so với năm 2006 là khoảng 0.8 vòng, điều
đó chứng tỏ khoản phải thu chuyển đổi thành tiền càng chậm Điều này được biểu hiện rõ qua việc thời gian thu tiền bình quân tăng từ 43.4 ngày năm 2006 lên đến 45.3 ngày năm 2008 Chứng tỏ công ty chưa quản lý tốt thời gian thu tiền của khách hàng