- Về cơ sở vật chất:
Khi thị trường ngày càng có nhiều đối thủ tranh nhau thị phần, thì ngoài việc thoả mãn mong muốn khách hàng thì bộ mặt công ty cũng góp phần đáng kể cho thấy qui mô và tính chuyên nghiệp của công ty đem lại sự tin tưởng đối với khách hàng.
Nhận thức rõ vấn đề này nên Công ty đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng như bố trí, sắp xếp chỗ làm việc mang tính năng động và thuận tiện. Mỗi phòng ban đều đựoc thiết kế theo đặc thù riêng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Điều này không những thuận lợi cho người quản lý mà còn đối với khách hàng khi liên hệ. - Về máy móc, thiết bị:
Với chính sách đầu tư và cải tiến không ngừng về công nghệ, Công ty đã trang bị hàng loạt máy tính đời mới, có cấu hình cao cho bộ phận chuyên sản xuất và cung cấp phần mềm đảm bảo tiến độ theo yêu cầu khách hàng.
Bảng 4: Tình hình đầu tư cơ sở vật chất, máy móc
ĐVT Giá trị
1. Thiết kế và xây dựng
phòng ban Triệu đồng 683
2. Trang bị máy tính Triệu đồng 345 3. Thời gian đưa vào sử
dụng Tháng 04/2005
2.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2006 – 2008) Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty trong 3 năm
Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Khoản mục Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % 2007/
2006 2008/ 2007 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ 152.601.756 149.888.971 170.012.927 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 504.754 302.840 473.843 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 152.097.002 100,00 149.586.131 100,00 169.539.084 100,00 -2.510.871 19.952.953 4. Giá vốn hàng bán 131.374.222 86,38 128.922.689 86,19 142.461.700 84,03 -2.451.533 13.539.011 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.722.780 13,62 20.663.442 13,81 27.077.384 15,97 -59.338 6.413.942
6. Doanh thu hoạt
động tài chính 156.765 0,10 46.507 0,03 55.514 0,03 -110.258 9.007 7. Chi phí bán hàng 17.223.372 11,32 16.696.810 11,16 19.663.269 11,60 -526.562 2.966.459 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.443.598 1,61 1.826.562 1,22 2.449.373 1,44 -617.036 622.811 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.212.575 0,80 2.186.577 1,46 5.020.256 2,96 974.002 2.833.679 10. Thu nhập khác 1.909.640 1,26 1.769.543 1,18 2.062.988 1,22 -140.097 293.445 11. Chi phí khác 457.185 0,30 237.202 0,16 18.000 0,01 -219.983 -219.202 12. Lợi nhuận khác 1.452.455 0,95 1.532.341 1,02 2.044.988 1,21 79.886 512.647 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.665.030 1,75 3.718.918 2,49 7.065.244 4,17 1.053.888 3.346.326 14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 666.258 0,44 929.730 0,62 1.766.311 1,04 263.472 836.582 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp 1.998.773 1,31 2.789.189 1,86 5.298.933 3,13 790.416 2.509.745
Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ta thấy lợi nhuận sau thuế tăng, doanh thu có sự biến động rõ rệt qua 3 năm. Cụ thể, năm 2007 so với năm 2008 doanh thu giảm với mức chênh lệch là 2.510.871.000đ. Giá trị doanh thu giảm là do giá vốn hàng bán giảm 2.451.533.000đ và chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu. Đến năm 2008 thì doanh thu tăng 19.952.953.000đ so với năm 2007 là do GVHB tăng 13.539.011đ so với năm 2007. Điều này là do năm 2008 giá các thiết bị viễn thông tin học tăng cao hơn so với năm 2007 rất nhiều dẫn đến giá mua vào cao.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2007 giảm 1.143.598.000đ so với năm 2006 và năm 2008 tăng 3.589.270.000đ so với năm với năm 2007.
Tuy doanh thu năm 2007 giảm so với năm 2006 nhưng lại nhuận sau thuế lại tăng 790.416.000đ. Điều này là do Công ty đã cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, đồng thời giá vốn hàng bán cũng giảm.
Biểu đồ lợi nhuận sau thuế
0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Thông số khả năng thanh toán
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
KNTTN=(TSNH-TK)/NỢ NH 2,25 0,83 0,81
KNTTHT=TSNH/NNH 2,79 1,09 1,16
Khả năng thanh toán hiện thời năm 2008 giảm so với năm 2006, cụ thể là giảm từ 2.73 lần xuống còn 1.09 lần, điều này cho thấy Công ty bị động trong việc trả nợ. Nguyên nhân của việc khả năng thanh toán hiện thời năm 2008 giảm là do nợ ngắn hạn trong năm chiếm tỷ lệ lớn trong nợ phải trả, điều này khiến công ty phải lo trả các khoản nợ nên việc đầu tư mở rộng kinh doanh của công ty trong tương lai gặp khó khăn.
Việc khả năng thanh toán hiện thời năm 2008 giảm so với năm 2006 dẫn đến khả năng thanh toán năm 2008 cũng giảm so với năm 2006. Nguyên nhân khả năng thanh
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao gặp khó khăn bên cạnh việc nợ ngắn hạn chiếm tỷ lẹ lớn trong nợ phải trả.
Thông số đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Thông số nợ = Tổng Nợ/ Tổng TS 0,50 0,63 0,65
Thông số nợ dài hạn = Nợ HD/(Nợ DH + VCSH) 0,40 0,40 0,34
Thông số nợ năm 2008 tăng so với năm 2006, cụ thể tăng từ 0.50 lên đến 0.65, cho thấy Công ty không tự chủ được tình hình tài chính của mình, điều này dẫn đến Công ty gặp khó khăn trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình cũng như gặp bất lợi trong việc tài trợ cho mình bằng các khoản nợ.
Thông số hoạt động
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Thời gian thu tiền bình quân
= (KP.Thu*360)/DT.Thuần Ngày 43.402 40.189 45.327
Vòng quay KPT
=DT.Thuần/KP.Thu Vòng 8,2945 8,9577 7,9423
Thời gian trả tiền bình quân
=(KP.Trả*360)/GVHB Ngày 74.581 101.372 112.246
Vòng quay KP.Trả
=GVHB/KP.Trả Vòng 4,83 3,55 3,21
Vòng quay tồn kho
=GVHB/TK Vòng 27,76 21,77 12,82
Thời gian giải toả tồn kho
=(TK*360)/GVHB Ngày 12.966 16.534 28.077
Vòng quay TS
=DT.Thuần/Tổng TS Vòng 2,79 2,60 2,48
Vòng quay khoản phải thu năm 2008 giảm so với năm 2006 là khoảng 0.8 vòng, điều đó chứng tỏ khoản phải thu chuyển đổi thành tiền càng chậm. Điều này được biểu hiện rõ qua việc thời gian thu tiền bình quân tăng từ 43.4 ngày năm 2006 lên đến 45.3 ngày năm 2008. Chứng tỏ công ty chưa quản lý tốt thời gian thu tiền của khách hàng.
Vòng quay khoản phải trả năm 2008 giảm so với năm 2006, cụ thể là giảm từ 4.8 vòng xuống còn 3.2 vòng. Điều này có nghĩa là Công ty trả nợ cho cho chủ nợ càng lâu. Thể hiện rõ qua thời gian trả tiền bình quân của Công ty. Qua số liệu trên ta thấy thời gian trả tiền bình quân có xu hướng tăng qua các năm. Cao nhất là năm 2008 là 112.2 ngày và thấp nhất là năm 2006 chỉ có 74.5 ngày. Điều đó chứng tỏ Công ty kinh doanh ngày càng phát triển nên nhiều nhà cung cấp cho Công ty mua nợ với thời gian tăng lên rất nhiều.
Vòng quay tồn kho qua các năm giảm từ 27.7 vòng vào năm 2006 xuống còn 12.82 vòng vào năm 2008 dẫn đến số ngày hàng tồn kho trong kho từ 12.9 ngày năm 2006 lên đến 28 ngày năm 2008, điều đó cho ta thấy việc quản trị tồn kho của Công ty chưa đạt hiệu quả.
Vòng quay tài sản giảm từ 2.79 vòng năm 2006 xuống còn 2.48 vòng năm 2008, cho thấy việc kinh doanh của Công ty không đạt hiệu quả mong muốn. Nguyên nhân vòng quay tài sản năm 2008 giảm là do lượng hàng tồn kho trong năm 2008 quá lớn.
Thông số khả năng sinh lợi
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
LNGB(%)=(DT. Thuần – GVHB)/ DT.Thuần 13,62 13,81 15,97
LNRB(%)= LNST/DT.Thuần 1,31 1,86 3,13
ROA(%) = LNST/Tổng TS 3,67 4,85 7,77
ROE(%) = LNST/VCSH 7,36 13,32 22,35
Lợi nhuận gộp biên là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi GVHB. Qua bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận gộp biên tăng từ 13,6% năm 2006 lên đến 15,9% năm 2008, lợi nhuận tăng là do GVHB tăng. Cao nhất vào năm 2008 là 0,159 có nghĩa là 1 đồng doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán thì doanh nghiệp còn lại 0,159 đồng lợi nhuận gộp.
Tỷ suất lợi nhuận ròng biên năm 2008 tăng so với năm 2006, cụ thể là tăng từ 1,31% lên đến 3,13%. Đó là điều đáng mừng cho Công ty trong những năm gần đây Công ty đã giảm được chi phí đáng kể.
Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản(ROA), ta thấy có sự gia tăng từ 3,67% năm 2006 lên đến 7,77% năm 2008. Điều này cho thấy được Công ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả.
Thông số sinh lời trên vốn chủ sở hữu(ROE), phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty. Năm 2006 hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là thấp nhất với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra chỉ thu về 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế, phải chi nhiều khoản chi phí cao. Nhưng đến năm 2007 đạt 13,32% và năm 2008 đạt 22,35% tăng mạnh so với năm 2005. Điều này chứng tỏ Công ty đã hoạt động có hiệu quả nên lợi nhuận sau thuế tăng qua các năm.
2.4 Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty trong 3 năm (2006 – 2008)2.4.1 Những kết quả đạt đuợc trong hoạt động Marketing của Công ty 2.4.1 Những kết quả đạt đuợc trong hoạt động Marketing của Công ty
Công ty đã phát triển hoạt động Marketing trên các mặt sau:
- Nâng cao nhận thức cán bộ công ty về tầm quan trọng của hoạt động Marketing; - Công ty cũng đã lập kế hoạch thực hiện hoạt động Marketing;
- Phân công nhân lực trực tiếp làm công tác Marketing;
- Lãnh đạo Công ty quan tâm đến hoạt động Marketing thông qua việc thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động Marketing trong doanh nghiệp
Chính nhờ vào việc thực hiện hoạt động Marketing, công ty đã đạt được những kết quả sau:
Bảng 6: Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần và Giải Pháp Công Nghệ Thông Minh
(Đvt: Đồng)
Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Khoản mục Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % 2007/ 2006 2008/ 2007 TÀI SẢN A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 24.537.486.356 45 24.321.913.560 42 37.218.291.180 55 (0.88) 53.02 I. Tiền Mặt 1.288.591.560 2 1.412.351.090 2 3.743.073.746 5 9.60 165.02 II. Các khoản phải
thu ngắn hạn 18.336.995.517 34 16.699.086.458 29 21.346.392.554 31 (8.94) 27.82 III. Hàng tồn kho 4.731.740.764 9 5.921.205.639 10 11.110.808.146 16 25.13 87.64 IV. Tài sản ngắn hạn khác 180.158.515 0 289.270.373 1 1.018.016.734 1 60.56 251.93 B – TÀI SẢN DÀI HẠN 29.970.974.125 55 33.241.598.365 58 31.015.053.417 45 10.91 (6.7) I. Tài sản cố định 7.521.433.357 14 12.438.761.112 22 11.713.522.164 17 65.37 (5.69) II. Tài sản dài hạn
khác 22.449.540.768 41 20.802.837.253 36 19.301.531.253 28 (7.34) (7.22) Tổng cộng tài sản 54.508.460.481 100 57.563.511.925 100 68.233.344.597 100 5.60 18.53
Qua bảng cơ cấu tài sản ta thấy tổng tài sản qua 3 năm tăng lên ở mức độ cao, cụ thể là tổng tài sản năm 2006 hơn 54 tỷ, năm 2007 hơn 57 tỷ và đạt mức 68 tỷ vào năm 2008. Cho ta thấy đuợc việc đầu tư vào tài sản và mở rộng kinh doanh của công ty tăng lên qua các năm. Giá trị tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn đều thay đổi.
0 5000000000 10000000000 15000000000 20000000000 25000000000 30000000000 35000000000 40000000000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Biểu đồ so sánh TSNH và TSDH TSNH TSDH
Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng tài sản qua 3 năm có sự chênh lệch không đáng kể, tỷ trọng TSNH chiếm khoảng 42% và tỷ trọng TSDH chiếm khoảng 58% năm 2007. Tuy nhiên, tốc độ tăng của 2 loại tài sản này qua 3 năm có sự khác nhau: Tốc độ tăng của TSDH từ 55% năm 2006 lên đến 58% năm 2007. Còn TSNH lại giảm xuống từ 45% năm 2006 xuống còn 42% năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do:
- Trong cơ cấu TSNH thì khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm hơn ½ TSNH và giảm nhẹ vào năm 2007 với tốc độ giảm là 8.94% so với năm 2006. Sự tăng lên khoản phải thu có thể nói số lượng khách hàng đã tăng lên ở thị trường truyền thống và thị trường mới.
- Bên cạnh khoản phải thu thì hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng cao trong TSNH , tăng mạnh năm 2007 với tốc độ tăng là 25.13% so với năm 2006. Qua đây ta có thể thấy được việc cung cấp sản phẩm và thiết bị điện tử- viễn thông của công ty tương đối tốt, có thể là do khách hàng thuờng đặt trước để đề phòng trường hợp hàng về chậm hay trục trặc, công ty phải mua hàng sớm dẫn đến tồn kho nhiều. Và điều đó có thể nói lên rằng, công ty luôn có hàng đáp ứng nhu cầu khách thàng. Nhưng hàng tồn kho nhiều sẽ làm ứ đọng vốn, làm cho vòng quay của vốn kinh doanh bị chậm lại, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
- Công ty không dự trữ tiền mặt nhiều vì Công ty chỉ giữ để trả lương nhân viên và thanh toán các khoản phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể, năm 2006 và 2007 chiếm 2% tổng giá trị tài sản và năm 2007 chiếm gần 5% trong tổng tài sản. - Công ty tập trung đầu tư vào TSDH như: Nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua máy móc
thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tốc độ đầu tư vào TSDH cao hơn nhiều so với TSNH.
Đến năm 2008 thì tổng tài sản tăng lên hơn 18% so với năm 2007. Cụ thể là TSNH tăng hơn 53%, còn TSDH giảm 6.7%. Nguyên nhân là do: Năm 2007 Công ty đã đầu tư quá nhiều vào TSDH nên đến năm 2008 không cần thiết phải đầu tư nhiều nữa. Mặt khác, trong cơ cấu TSNH thì khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất là hơn 31% và tăng khoảng 27.82% so với năm 2007, hàng tồn kho cũng tăng hơn 5% so với năm 2007.
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn trong 3 năm
(Đvt: Đồng)
Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Khoản mục Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % 2007/ 2006 2008/ 2007 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 27.216.856.871 49,93 36.303.091.623 63,07 44.418.906.977 65,10 33,38 22,36 I. Nợ ngắn hạn 8.806.816.905 16,16 22.242.801.118 38,64 32.197.526.999 47,19 52,56 44,75 II. Nợ dài hạn 18.410.039.966 33,77 14.060.290.505 24,43 12.221.379.978 17,91 (23,63) (13,08) B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 27.291.603.610 50,07 21.260.420.302 36,93 23.814.437.620 34,90 (22,11) 12,01 I. Vốn chủ sở hữu 27.144.453.839 49,80 20.941.011.440 36,38 23.709.093.758 34,75 (22,85) 13,22
II. Nguồn kinh phí
và quỹ khác 147.149.771 0,27 319.408.862 0,55 105.343.862 0,15 17,06 (67,02)
Tổng cộng nguồn
vốn 54.508.460.481 100,00 57.563.511.925 100,00 68.233.344.597 100,00 5,60 18,54
Cùng với sự tăng lên của tài sản, nguồn vốn của công ty tăng lên. Cơ cấu nguồn vốn bao gồm nợ phải trả gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong ba năm 2006, 2007, 2008 phần trăm nợ phải trả bao giờ cũng lớn hơn phần trăm vốn chủ sở hữu, và được thể hiện dưới biểu đồ sau:
0 10000000000 20000000000 30000000000 40000000000 50000000000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ so sánh NPT và NVCSH
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Qua biểu đồ ta thấy tỷ trọng nợ phải trả lớn hơn tỷ trọng NVCSH và có xu hướng ngày càng tăng, còn tỷ trọng NVCSH lại có xu hướng ngày càng giảm qua 3 năm. Cụ thể như sau:
- Năm 2007 so với năm 2006: Tỷ trọng nợ phải trả tăng lên 33.38% còn NVCSH giảm 22.11%. Nợ ngắn hạn tăng từ 16.16% năm 2006 lên đến 38.64% năm 2007, còn nợ dài hạn giảm từ 33.77% năm 2006 xuống còn 24.43% năm 2007.
- Năm 2008 so với năm 2007: Nợ phải trả tiếp tục tăng từ 63.07% lên 65.10% với tốc độ tăng hơn 22%. Còn tỷ trọng VCSH giảm từ 36.38% xuống còn 34.75% với tốc độ giảm và tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng từ 36.64% lên 47.19% với tốc độ tăng hơn 44%.
Như vậy, tài sản của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn vay lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu. Công ty tập trung nhiều hơn vào tài sản ngắn hạn, đặc biệt là khoản phải thu và tồn kho.
Bảng 8 – Khoản chi cho hoạt động Marketing năm 2008 (Đvt: đồng) Sản phẩm Lương N/V Marketing C/S giảm giá C/S cổ động Thưởng, Khuyến mãi Sau bán