1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản

60 430 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 295 KB

Nội dung

Trong đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp vàdịch vụ là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và của thời đại và đó làmột tất yếu khách quan.Sự tác động

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẨU 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU 6

1 Khái niệm xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu 6

1.1 Khái niệm về xuất khẩu 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Đặc điểm 6

1.1.3 Vai trò 7

1.2 Nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu 10

1.2.1 Khái niệm nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản 10

1.2.2 Nội dung của nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản 10

2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu nông sản trong doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu 12

3 Ý nghĩa và vai trò của việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản 14

3.1 Tận dụng lợi thế của quốc gia 14

3.2 Thúc đẩy xuất khẩu là điều kiện mở rộng quy mô xuất khẩu, tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển ổn định 14

3.3 Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế 15

4 Các nhân tố tác động đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp 16

4.1 Nhân tố bên trong 16

4.2 Nhân tố bên ngoài 18

Trang 2

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG 22

1 Tổng quan về công ty cổ phần Rồng Phương Đông 22

1.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Rồng Phương Đông 22

1.1.1 Chức năng 22

1.1.2 Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty 22

1.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý 23

1.2 Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 26

1.2.1 Kết quả kinh doanh của công ty 26

1.2.2 Mặt hàng kinh doanh của Công ty 28

1.2.3 Thị trường xuất khẩu nông sản của công ty 31

1.2.4 Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản 34

2 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu nông sản của công ty 35

2.1 Doanh thu xuất khẩu 35

2.2 Chi phí mua hàng xuất khẩu 36

2.3 Lợi nhuận, tỉ trọng lợi nhuận 38

2.4 Các chỉ tiêu khác 38

3 Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty Cổ phần Rồng Phương Đông 39

3.1 Ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty 39

3.2 Mặt hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty 41

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG 45

1 Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản 45

Trang 3

1.1 Xu hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm

tới 45

1.1.1 Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 45

1.1.2 Xu hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 46

1.2 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty Cổ phần Rồng Phương Đông 47

2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty Cổ phần Rồng Phương Đông 48

2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 48

2.2 Tổ chức tốt công tác mua hàng xuất khẩu 50

2.3 Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại 51

2.4 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên 52

3 Kiến nghị đối với nhà nước 53

3.1 Tăng cường hỗ trợ các hoạt động sản xuất và chế biến nông sản 53

3.2 Trợ giúp cho các công ty xuất khẩu hàng nông sản 54

3.3 Liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản 55

3.4 Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu theo hướng đơn giản, thông thoáng và phù hợp với cơ chế thị trường: 55

KẾT LUẬN 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2007: 27Bảng 2: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2004 - 2007 30Bảng 3: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2007 33Bảng 4: CHI PHÍ TỪNG MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHO TỪNG NĂM.37

Trang 5

LỜI MỞ ĐẨU

Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tếquốc tế được tiến hành trong điều kiện nông nghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọngcao nhất trong cơ cấu GDP của đất nước Sản xuất nông nghiệp trong nhiềunăm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, có những đóng góp tích cựctrong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sản phẩmnông nghiệp không chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước,

mà còn dành một phần đáng kể cho xuất khẩu Để thúc đẩy và tích cực thamgia vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước đãđưa ra những quan điểm và chính sách đúng đắn, trong đó có chính sách xuấtkhẩu nông sản Nhờ đó, sản xuất và xuất khẩu nông sản đã đạt được nhữngthành tích lớn, đưa nước ta trở thành quốc gia đứng ở tốp đầu thế giới về xuấtkhẩu gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp và xuấtkhẩu nông sản hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại

Là một doanh nghiệp mới cổ phần hoá, Công ty Orient Dragon với quy

mô không lớn, trình độ khoa học công nghệ cũng như trình dộ quản lý cònnhiều hạn chế Công ty còn gặp nhiều khó khăn bởi áp lực cạnh tranh ngàycàng gay gắt của cơ chế thị trường Việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu nôngsản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Công ty, vì vậy tìm ra những giảipháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản sẽ là đề tài để em tìm hiều vànghiên cứu ở Công ty này

Trang 6

CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

KINH DOANH XUẤT KHẨU

1 Khái niệm xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu nông sản của doanh

nghiệp kinh doanh xuất khẩu

1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Thông qua xuất khẩu các nước tham gia vào việc phân công lao độngquốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khẳng định vị thế của quốcgia trên thương trường Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia khai thácđược tiềm năng và lợi thế của quốc gia mình, từ đó góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội

Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi

Trang 7

triển cả về chiều rộng và chiều sâu Điều đó đã mở ra cho các quốc gia những

cơ hội có thể tiếp cận với các thị trường nước ngoài một cách dễ dàng hơn,qui mô cũng như dung lượng của thị trường ngày càng được mở rộng

Trong nền kinh tế mở đó, các doanh nghiệp đang đứng trước những cơhội to lớn để có thể đưa hàng hóa và dịch vụ của mình đi đến khắp các nơitrên thế giới Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu cũng gặp phải những rào cản hếtsức đáng kể đó là các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu có sự khác nhau

về ngôn ngữ, đặc biệt là về phong tục tập quán và thể chế chính trị pháp luậtcũng như mức độ phát triển của các quốc gia

Hoạt động xuất khẩu chịu sự chi phối của Luật pháp quốc gia, điềuước quốc tế, tập quán quốc tế Vì vậy có thể thấy tính phức tạp của các hoạtđộng xuất khẩu trong kinh doanh quốc tế

Ngoài các chủ thể là bên xuất và bên nhập thì xuất khẩu còn có sựtham gia của hệ thống các ngân hàng, hệ thống buu chính viễn thông quốc tế,các hãng giao nhận vận tải quốc tế

* Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

Cùng với những thành tựu của các cuôc cách mạng khoa học- kỹ thuật

Cơ cấu kinh tế của các quốc gia trên thế giới đã đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ

Trang 8

Trong đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp vàdịch vụ là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và của thời đại và đó làmột tất yếu khách quan.

Sự tác động của xuất khẩu đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đượcthể hiện qua:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổnđịnh sản xuất, tạo lợi thế nhờ tính quy mô

- Xuất khẩu có vai trò thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quảsản xuất của từng quốc gia Nó cho phép chuyên môn hóa cả về chiều rộngcũng như chiều sâu

- Xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, mang lại một nguồnvốn không nhỏ để quốc gia có thế thực hiện các chương trình cải cách để canhtân đất nước

- Thông qua xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia có điều kiện thamgia vào cuộc canh tranh trên thị trường Quốc tế cả về giá cả và chất lượng, từ

đó tác động đến các doanh nghiệp buộc họ phải tổ chức lại sản xuất cho thíchhợp, để có thể thích nghi được với môi trường kinh doanh quốc tế

* Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước:

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động tất yếu của các quốc gia trong quátrình phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của mình Do có sự khácnhau về vị trí địa lý, điều kiên tự nhiên, nguồn nhân lực, trình độ phát triểnkhoa học công nghệ, mà mỗi quốc gia có thể có những lợi thế về một số lĩnhvực này nhưng lại không có có thế mạnh về một số lĩnh vực khác so với cácquốc gia khác

Để có thể phát huy được các mặt mạnh, khắc phục những mặt còn hạnchế, tận dụng các cơ hội cũng như đối phó với những thách thức, tạo ra sự cân

Trang 9

bằng trong sản xuất và tiêu dùng thì các quốc gia phải tiến hành trao đổi hànghóa và dịch vụ cho nhau: Bán những gì mình có lợi thế và mua những gì màmình không sản xuất được hoặc sản xuất kém hiệu quả Tuy nhiên ngay cảkhi một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về sản xuất một mặt hàng nào đấythì khi tham gia vào thương mại quốc tế các quốc gia đó cũng thu được nhữnglợi ích không nhỏ từ hoạt động này.

* Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất:

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động hướng ra thị trường thế giới, một thịtrường mà mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt Vì vậy mỗi doanhnghiệp để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong thị trường thì cần phảiđưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành phảihợp lý Điều này ngoài phụ thuộc vào công tác quản trị sản xuất kinh doanh,trình độ tay nghề của người lao động còn phụ thuộc rất lớn vào công nghệ sảnxuất

Để có thể cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp luôn tìmtòi sáng tạo để cái tiến, nâng cao chất lượng công nghệ có như vậy hoạt độngxuất khẩu mới đạt hiệu quả cao hơn

* Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm

và cải thiện đời sông nhân dân:

Kinh nghiệm của những nước đi trước đã chỉ ra rằng, hướng nền kinh

tế ra thị trường nước ngoài ngoài việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm chongười lao động, còn đạt được mục đích phát triển nguồn nhân lực, tăng thêmthu nhập và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú hơncủa nhân dân Đối với những quốc gia có lợi thế về nguồn lao động thì việcphát triển các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động hướng về xuất khẩu sẽ

Trang 10

tân dụng được lợi thế quốc gia góp phần vào việc tăng trưởng và phát triểncủa đất nước.

* Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia Từng bước nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế:

Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại lẫnnhau Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng cường hợp tác quốc tế với các nước,nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế Xuất khẩu và công nghiệpsản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển như hệthống ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông và vận tải quốc tế ngàycàng phát triển và hoàn thiên Ngược lại, chính các quan hệ kinh tế đối ngoạilại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu

1.2 Nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

1.2.1 Khái niệm nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản

Nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản là tập hợp các biện pháp, cáchthức, phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng nhằm làm gia tăng hoạt độngxuất khẩu cả về kim ngạch, giá trị, thị trường xuất khẩu nông sản dựa trên khảnăng của doanh nghiệp

Trong hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu là một chiến lược quantrọng, thông qua đó các doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu xuất khẩucủa mình như mở rộng thị trường, nâng cao lợi nhuận kinh doanh

1.2.2 Nội dung của nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản

Nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản thực chất là làm cho hoạt độngxuất khẩu được đẩy mạnh hơn trước Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh,khả năng của doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có những cách thức thực

Trang 11

hiện nhất định Hiệu quả xuất khẩu có thể được thực hiện thông qua việc tácđộng lên cung – cầu trong thị trường hàng hóa.

Khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu,

mỏ rộng thị trường cho những chủng loại hàng hóa nhất định, tức là doanhnghiệp tăng cung cho thị trường hàng hóa Việc tác động tới cung nhằm đápưng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng qua đó cũng tác động tới cầu Bởi vìkhi lượng hàng hoá trên thị trường nhiều hơn thì nhu cầu của ngưới tiêu dùngđược đáp ứng cao hơn qua đó cũng có tác dụng kích cầu

Nếu như doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tăng thị phần tại những thịtrường nhất định, doanh nghiệp sẽ hướng vào các chính sách giá mềm dẻo,bằng cách tìm kiếm những nguồn cung ổn định, có chí phỉ nhỏ, với việc sửdụng giá mềm dẻo, doanh nghiệp đã tác động tới cầu hàng hóa, do nhu cầucủa người tiêu dùng được đáp ứng tốt hơn

Bằng cách tăng cung cho thị trường hàng hóa thông qua việc đẩy mạnhnghiên cứu thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại, đưa ra những mặthàng có chất lượng tốt, giá cả phù hợp với nguời tiêu dùng Cùng với việc tácđộng tới cầu hàng hóa thông qua các chương trình khuyến mại, chăm sóckhách hàng, thực hiện tốt các dịch vụ sau bán để khuyến khích khách hàngtiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp có thể thực hiện được mục tiêu tăng tốc độkim ngạch xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của mình

* Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu

- Tăng cường thu thập thông tin, nghiên cứu và dự báo trị trường

- Tìm kiếm và tạo nguồn đầu vào ổn định

- Tăng nguồn vốn cho phục vụ thúc đẩy xuất khẩu

- Thực hiện công tác quảng bá và xúc tiến thương mại

- Nâng cao chất lượng đầu ra của hàng hóa

Trang 12

2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu nông sản trong doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu

* Chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả kinhdoanh Lợi nhuận được thể hiện dưới hai dạng: số tuyệt đối và số tương đối

Ở dạng số tuyệt đối, lợi nhuận là hiệu số giữa khoản doanh thu và chiphí bỏ ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh Hiệu quả ở đây được biểu hiệnthông qua việc so sánh kết quả và các chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanhgắn với doanh thu đó Tuy nhiên khi sử dụng lượng lợi nhuận tuyệt đối này đểphân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của một thương vụ, hoặc của một doanhnghiệp cần lưu ý khối lượng lợi nhuận tuyệt đối thu được không phụ thuộcvào nỗ lực chủ quan của mỗi doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu

tố khách quan khác, giá cả của các đầu vào, của chính sách thuế,…

Ở dạng tương đối được thể hiện bằng tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợinhuận có thể tính theo: giá thành, vốn sản xuất hoặc doanh thu

* Chỉ tiêu so sánh giá xuất khẩu so với giá quốc tế

Trong trao đổi ngoại thương, giá quốc tế là mức ngang giá chung Các doanhnghiệp phải lấy giá quốc tế làm tiêu chuẩn để so sánh với giá xuất khẩu đãđược thực hiện Qua đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hoạtđộng xuất khẩu về mặt đối ngoại

* Chỉ tiêu so sánh doanh thu xuất khẩu tính ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành của Ngân hàng Nhà nước với giá thành xuất khẩu ở trong nước của từng mặt hàng, nhóm hàng, của từng chuyến hàng, hay của từng thời kỳ xuất khẩu khác nhau.

Trong quan hệ kinh tế nói chung và kinh doanh hoá quốc tế nới riêng, tỉgiá là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các hoạt động kinh tế

Trang 13

Vì vậy, việc nắm vững và vận dụng tỷ giá là một yêu cầu cần thiết kháchquan.

* Chỉ tiêu hiệu quả xuất khẩu kết hợp tính cho cả nước hay từng dịch vụ đổi hàng riêng lẻ

Các chỉ tiêu trên thể hiện sự tiết kiệm lao động xã hội được thể hiệntrực tiếp qua trao đổi ngoại thương Phạm trù giá cả đo lường chi phí lao độngmang tính quốc gia và quốc tế trong việc sản xuất ra hàng hoá xuất khẩu đượcthể hiện qua các chỉ tiêu đó Vì vậy, khi tính toán các chỉ tiêu trên, hai yếu tốgiá trị tiền tệ và phưong thức thanh toán có ý nghĩa quan trọng

- Về giá trị tiền tệ:

Các loại giá bằng ngoại tệ thực chi, thực thu trong xuất khẩu thường tính raUSD để dễ so sánh với giá quốc tế Trong trường hợp có giá quốc tế tính bằngngoại tệ khác, người ta thường chuyển đổi ra USD theo tỷ gí hiện hành trênthị trường tiêu biểu được lựa chọn

Các loại giá ngoại tệ thực thu, thực chi trong xuất khẩu sẽ được tính ra đồngViệt Nam theo tỷ giá hiện hành của ngân hang để có thể so sánh với chi phíxuất khẩu ở trong nước

- Về phương thức thanh toán:

Xuất khẩu trả tiền ngay: trong mối quan hệ này có thể xuất khẩu và nhập khẩu

và nhập khẩu tách riêng, cũng có thể xuất khẩu và nhập khẩu kết hợp Khitính hiệu quả xuất khẩu, nhập khẩu không phải tính đến các yểu tố của lãi suấttín dụng

Xuất khẩu thanh toán sau: trong trường hợp này, yếu tố lãi suất tín dụng có ýnghĩa quan trọng khi tính toán hiệu quả của xuất khẩu

Trang 14

3 Ý nghĩa và vai trò của việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản

3.1 Tận dụng lợi thế của quốc gia

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, với khíhậu nhiệt đới gió mùa, nguồn tài nguyên đất và nước phong phú, nguồn laođộng dồi dào rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Với những lợithế đó, trong những năm qua ngoài việc sản xuất đáp ứng như cầu tiêu dùngtrong nước thì trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu các sản phẩm của nôngnghiệp chiếm một tỷ trọng khá lớn

Việc tận dụng tốt những lợi thế này, giúp cho Việt nam trở thành quốcgia có các sản phẩm nông sản xuất khẩu đứng hàng nhất nhì thế giới như gạo,

cà phê, tiêu, điều

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sẽ giúp cho đất nước khai thác các tiềmnăng sẵn có, tăng thu ngoại tệ cho quốc gia, giải quyết công ăn việc làm, giảmbớt sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn

3.2 Thúc đẩy xuất khẩu là điều kiện mở rộng quy mô xuất khẩu, tạo điều kiện cho tăng trưởng và phát triển ổn định

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu đóng góp phần rấtquan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia Nhờ có hoạtđộng thúc đẩy xuất khẩu mà các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, mởrộng qui mô, từng bước tăng trưởng và phát triển, các sản phẩm xuất khẩu cóthể đáp ứng được những thị trường lớn có những đỏi hỏi khắt khe về sảnphẩm hơn

Việt nam mặc dù có những lợi thế rất lớn về xuất khẩu nông sản.Nhưng ngành nông nghiệp của Việt nam vẫn còn khá nhỏ lẻ, sản xuất vẫn cònmanh mún, không thuận lợi cho việc phát triển tập trung Thúc đẩy xuất khẩuvới các biện pháp vĩ mô và vi mô sẽ giúp cho ngành nông nghiệp có thể sản

Trang 15

xuất tập trung, từ đó tăng cả khối lượng xuất khẩu và chất lượng xuất khẩu,tạo điều kiện tốt để các sản phẩm nông sản của Việt nam có thể chiếm kĩnhthị trường nông sản quốc tế.

3.3 Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế

Hiện nay xu huớng khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra ngàycàng mạnh mẽ và sâu rộng, việc hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thươngmại đang trở thành trào lưu lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới

Thương mại toàn cầu góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất vàphân công lao động quốc tế Các quốc gia có xu hướng xuất khẩu những sảnphẩm mà mình có lợi thế và nhập những sản phẩm mình sản xuất kém hoặcsản xuất không hiệu quả Ngoài ra, việc tham gia thương mại toàn cầu cũnggiúp mỗi quốc gia thu được những lợi ích không nhỏ ngay cả khi quốc gia đókhông có lợi thế về sản xuất một mặt hàng nào đó

Trong những năm qua với những chính sách thúc đẩy các ngành hướng

về xuất khẩu Cùng với việc hôị nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới là việchàng hóa của Việt nam có mặt tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Đặc biệt làcác sản phẩm nông nghiệp của Việt nam ngày càng đứng vững và phát triểntrên thị trường quốc tế

Toàn cầu hóa và hội nhập doanh nghiệp các nước có thể tiếp cận nhiều

cơ hội kinh doanh, mở rộng quan hệ với đối tác, học hỏi kinh nghiệm, phongcách quản lý giúp cho doanh nghiệp có thể đương đầu với những rủi ro, cạnhtranh trên thương trường quốc tế

Việt nam được thế giới biết đến là một cường quốc xuất khẩu gạo, càphê, hạt tiêu Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế cũnggóp phần làm thay đổi cơ câu kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến trình côngnghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

Trang 16

4 Các nhân tố tác động đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp

4.1 Nhân tố bên trong

Đây là nhóm nhân tố tồn tại trong chỉnh bản thân mỗi doanh nghiệp

Nó phản ánh các tiềm năng, lợi thế cũng như khả năng khai thác nó của cácdoanh nghiệp Nó bao gồm các nhân tố như: sản phẩm và lĩnh vực kinhdoanh, khả năng tài chính của bản thân mỗi doanh nghiệp, trình độ nguồnnhân lực, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

* Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh quy định đối tượng, phạm vi hoạtđộng của doanh nghiệp Đồng thời đây cũng là đối tượng chiu những sức épcạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Việc lựa chọn loại sảnphẩm nào để tham gia thị trường là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.Mỗi một khu vực thị trường, mỗi nhóm khach hàng có những soẻ thích thịhiếu tiêu dùng khác nhau Và do đó đòi hỏi những tiêu chuẩn về sản phẩm rất

đa dạng Nếu xác định đúng được mặt hàng, sản phẩm sẽ nâng cao được khảnăng thoả mãn chuỗi nhu cầucủa khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh,tăng thị phần của doanh nghiệp

* Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Vốn của doanh nghiệp là nguồn lực cơ bản cấu thành tiệm năng doanhnghiệp Quy mô vốn là một trong những yếu tố quyết định loại hình doanhnghiệp theo quy mô (lớn nhỏ và vừa) Yếu tố vốn cùng với hoạt động tàichính khác ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh, sự tăng trưởng bềnvững của doanh nghiệp Phân tích yếu tố tài chính của doanh nghiệp bao gồmviệc phân tích về vốn, khả năng thanh toán các khoản chi phí (việc sử dụngnguồn vốn) tình hình kiểm soát hoạt động tài chính doanh nghiệp (thu, chi,lãi, lỗ) Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: nguồnvốn đi vay từ các tổ chức cá nhân, vốn do Nhà nước cấp,… Tính chất đúng

Trang 17

đắn, hợp lý, năng động và hiệu quả trong huy động các nguồn vốn kinh doanh

là một cơ sở góp phần vào sức mạnh của doanh nghiệp

* Trình độ nguồn nhân lực

Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo to lớn, quyết định sự thànhcông của doanh nghiệp Dù các quan điểm, triết lý kinh doanh của doanhnghiệp có đúng đắn đến đâu chăng nữa, nếu không có những con người làmviệc có hiệu quả thì nó cũng không thể mang lại kết quả và hiệu quả được.Yếu tố nhân lực đem lại nguồn tiềm năng to lớn, quyết định đến mọi hoạtđộng của doanh nghiệp

Số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động luôn phải hợp lý Cần xem xét

hệ thống đào tạo, huấn luyện nhân sự của doanh nghiệp, nội dung các chươngtrình, hình thức đào tạo cho từng loại cán bộ công nhân viên Tiềm năng laođộng của doanh nghiệp cần không ngừng được tăng cường, vì đây là mộtnguồn lực quyết định sự thắng lợi của mọi hoạt động trong kinh doanh, quyếtđịnh sức mạnh của doanh nghiệp

* Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp là nguồn vô hình, đòi hỏi quátrình tích luỹ lâu dài và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác trong nội bộdoanh nghiệp Thương hiệu và hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trườngkhông thể tách rời nhau, chúng có quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau tạonên thế mạnh của doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp cá tác động mạnh mẽ đến quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, nó bao gồm rất nhiều nội dung, thường có cácmặt sau:

Uy tín sản phẩm, hàng hoá kinh doanh(mức độ chiếm lĩnh thị trườngcủa sản phẩm)

Phong cách giao dịch mua bán

Trang 18

Việc chấp hành các cam kết với khách hàng và các đối tác

Năng lực điều hành hoạt động của lãnh đạo doanh nghiệp

4.2 Nhân tố bên ngoài

Đó là những chính sách về ngọai thương của quốc gia, sự biến động về chính trị kinh tế trong và ngoài nước, tác động của những liên kết khu vực và các tổ chức quốc tế

* Thuế quan

Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩuhay nhập khẩu của mỗi quốc gia Như vậy thuế quan bao gồm thuế nhập khẩu

và thuế xuất khẩu

Thuế quan nhập khẩu là một loai thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhậpkhẩu, theo đó người mua trong nước phải trả cho hàng hóa nhập khẩu mộtkhoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được Chính nộidung kinh tế thực tế này sẽ gây nên tác động của thuế nhập khẩu đối với hoạtđộng trao đổi thương mại quốc tế Thuế quan nhập khẩu gây nên cản trở đốivới họa động thương mại quốc tế, và có xu hướng bảo hộ sản xuất trong nướcdẫn đến viêc cạnh tranh không lành mạnh giữa nhà xuất khẩu và nhà sản xuấttrong nước

Hiện nay, mức thuế quan bình quân ngày càng thấp, tuy rằng mức thuếhàng nông sản ở một số nước vẫn cao Xu hướng hiện nay là các quốc giachuyển dần từ hình thức thuế quan sang hình thức phi thuế quan mang tínhmềm dẻo và tế nhị hơn để bảo hộ sản xuất trong nước

* Hạn ngạch (Quota)

Hạn ngạch được hiểu là qui định của nhà nước về số lượng cao nhấtcủa một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ mộtthị trường trong một thời gian nhất định, thông qua hình thức cấp giấy phép

Trang 19

Hạn ngạch nhập khẩu là hình thức phổ biến hơn, còn hạn ngạch xuất khẩu ítđược sử dụng

Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu, đồng thờigây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hóa Do mức cung thấp, giá cân bằng

sẽ cao hơn với giá trong điều kiện thương mại tự do Như vậy hạn ngạch nhậpkhẩu tác động tương đối giống với thuế nhập khẩu Do hạn ngạch nhập nêngiá hàng nhập nội địa sẽ tăng lên và nó cho phép các nhà sản xuất trong nướcthực hiện một qui mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn với điều kiện thươngmại tư do Như vậy hạn ngạch nhập khẩu cũng dẫn tới sự lãng phí nguồn lựccủa xã hội giống như đối với thuế nhập khẩu

* Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Đây là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan Hạn chếxuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó mộtquốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàngxuất khẩu sang nước mình một cách “tự nguyện”, nếu không họ sẽ áp dụngbiện pháp trả đũa kiên quyết Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện nócũng có tác động kinh tế như một hạn ngạch xuất khẩu tương đương Tuynhiên hạn ngạch xuất khẩu mang tính chủ động và thường là biện pháp tự bảo

vệ thị trường trong nước hoặc nguồn tài nguyên trong nước, còn hạn chế xuấtkhẩu tự nguyện thực ra lại mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiệnnhất định Hình thức này được áp dụng cho các quốc gia có khối lượng xuấtkhẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó

* Những qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật

Đây là là những qui định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn laođộng, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, cáctiêu chuẩn về bảo vệ môi trương sinh thái đối với các máy móc, thiết bị dâytruyền công nghệ

Trang 20

Những qui định này xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống kinh

tế xã hội và phản ánh trình độ đã đạt được của nền văn minh nhân loại Tuynhiên trên thực tế người ta thường khéo léo sử dụng các qui định này mộtcách thiên lệch giữa các công ty trong nước với các công ty nước ngoài vàbiến chúng thành công cụ cạnh tranh có lợi cho nước chủ nhà trong quan hệthương mại quốc tế Về mặt kinh tế những qui định này có tác dụng bảo hộđối với thị trường trong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động củahàng hóa trên thị trường thế giới

* Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh về mặt giá trị tương đối giữa cácngoại tệ và từ đó có tác động như một công cụ trong cạnh tranh trong quan hệkinh tế quốc tế Một nền kinh tế càng mở ra bên ngoài bao nhiêu, quy mô và

vị trí của nền kinh tế đó càng mở rộng và tăng trưởng trong phân công laođộng quốc tế bao nhiêu thì vai trò của đồng tiền nước đó, sức mua của nó sovới đồng tiền khác trong quan hệ kinh tế quốc càng lớn bấy nhiêu

Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, có nghĩa là đồng nội tệ có giá giảm xuống

so với đồng ngoại tệ, sẽ có tác động bất lợi cho nhập khẩu nhưng lại có lợicho xuất khẩu Trong trường hợp này, tỷ giá tăng lên có tác động khuyếnkhích xuất khẩu vì cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu có thể đổiđược nhiều hơn đồng nội tệ, hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ cạnh tranh trên thịtrường quốc tế

Trong truờng hợp tỷ giá giảm sẽ có tác động hạn chế xuất khẩu vì cùngmột lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu sẽ đổi được ít hơn đồng nội tệ Tuynhiên đây lại là cơ hội tốt cho các nhà nhập khẩu, nhất là nhập khẩu nguyênliệu , máy móc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước

Trang 21

* Các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán của từng quốc gia

Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi mọi người tham gia vào kinh doanh phải

có một mức độ am hiểu nhất định về văn hóa, phong tục tập quán của quốcgia nơi mình kinh doanh Am hiểu văn hóa địa phương giúp các công ty tránhđược sai lầm không đáng có trong việc đưa sản phẩm xuất khẩu của mình rathị trường, đồng thời giúp công ty gần gũi hơn với nhu cầu và mong muốncủa khách hàng, từ đó sẽ nâng cao sức cạnh tranh của công ty

Khi người mua và người bán ở khắp nơi trên thế giới gặp gỡ nhau, họmang theo các nền tảng giá trị, thị hiếu và cách thức giao tiếp khác nhau Sựkhác nhau này sẽ dẫn đến các xung đột về văn hóa và do đó gây ra những cúsốc trước khi có thẻ thích nghi được với một nền văn hóa mới Hiểu nền vănhóa, phong tục tập quán là quan trọng khi công ty kinh doanh trong nền vănhóa đó Điều đó càng trở nên quan trọng hơn khi công ty hoạt động ở nhiềunên văn hóa khác nhau Am hiểu văn hóa, phong tục tập quán địa phươngtrong hoạt động xuất khẩu là một trong nhưng nhân tố quan trọng gây dựngnên thành công của công ty khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế

Ngoài những nhân tố trên, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoahọc kỹ thuật, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách sâu rộng, thì sựtham gia của hệ thống ngân hàng, bưu chính viễn thông, giao thông vận tảiquốc tế vào các hoạt động kinh doanh quốc tế có tác dung thúc đẩy thươngmại toàn thế giới phát triển Giữ vai trò là chiếc cầu nối từ người sản xuất đếnngười tiêu dùng trong một thị trường rộng lớn-thị trường toàn cầu

Trang 22

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN RỒNG PHƯƠNG ĐÔNG

1 Tổng quan về công ty cổ phần Rồng Phương Đông

1.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Rồng Phương Đông

1.1.1 Chức năng

Công ty được thành lập vào tháng 7 năm 2003 với những lĩnh vực kinhdoanh chính như sau:

1 Kinh doanh giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường biển

2 Xuất khẩu hàng nông sản

3 Nhập khẩu ván gỗ công nghiệp

- Công ty bắt đầu xuất khẩu hàng nông sản cho một số nước TrungĐông từ giữa năm 2004

- Công ty bắt đầu nhập khẩu ván gỗ công nghiệp của Trung Quốc vàmột số nước khác từ cuối năm 2007

Công ty có chức năng chủ yếu vẫn là tổ chức xuất nhập khẩu hàngnông sản, tổ chức giao nhận vận tải biển Ngoài ra còn liên doanh hợp tác đầu

tư với các công ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nước nhằm phát huy đượchiệu quả kinh doanh một cách tối ưu

1.1.2 Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty

+ Đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại, hợp tác đầu tư thôngqua hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động có liên quan đến kinh tế đốingoại

+ Xây dựng và tổ chức các kế hoạch kinh doanh cũng như thực hiệncác kế hoạch đó theo quy chế hiện hành của nhà nước và pháp luật

Trang 23

+ Tuân thủ các chính sách xuất nhập khẩu, pháp luật, tài chính, thựchiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết.

+ Trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hoá giữa ta với một số nước khác.Thực hiện xuất nhập khẩu đúng ngành hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký

+ Quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nguồn vốn Thực hiệnđầy đủ các nghĩa vụ xã hội, nộp ngân sách nhà nước theo đúng qui đinh

1.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý

Cơ cấu bộ máy quản lý gồm:

- Hội đồng quản trị: Chủ tịch hội đồng quản trị và 4 thành viên

- Ban giám đốc: Giám đốc điều hành và các Phó giám đốc

- Các đơn vị trực thuộc: Các phòng, ban:

+ Phòng kế toán - chứng từ - nhân sự gồm có 4 người

+ Phòng kinh doanh vận tải gồm có 8 ngưòi

+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu gồm có 8 người

Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy:

Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc điều hành và các phó giám đốc

Trang 24

Phòng kế toán - chứng từ - nhân sự:

+ chức năng:

- Phòng tài chính kế toán đặt trước sự quản lý trực tiếp của giám đốcCông ty, là cơ quan tham mưu quan trọng nhất giúp giám đốc nắm rõ thực lựctài chính của Công ty trong quá khứ, ở hiện tại cũng như hình ảnh của công tytrong tương lai Phòng là nơi cung cấp kịp thời, đầy đủ cơ sở dữ liệu để giámđốc ra các quyết định tài chính

- Chức năng của bộ phận tài chính tập trung vào việc phân tích, dựđoán lên các kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn vốn cũng như theo dõikiểm soát khả năng thanh toán của Công ty

- Chức năng của bộ phận kế toán là cập nhật trung thực, chính xác, kịpthời đúng pháp luật tất cả các quan hệ kinh tế phát sinh của công ty thông quacác nghiệp vụ kế toán

- Xây dựng mô hình tổ chức, xác định chức năng nhiệm vụ của các bộphận trong công ty Xây dựng nội quy, quy chế của công ty

- Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, cácchính sách lao động tiền lương, tiền lương và tính lương hàng thàng cho cán

bộ, công nhân viên cũng như các khoản tiền thưởng, bảo hiểm xã hội , bảohiểm y tế

+ Nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch về cơ cấu các bộ phận tài sản của công ty, theo dõi cácbiến động về tài sản, phân tích và đề xuất các kiến nghị để giám đốc ra quyếtđịnh thay đổi, điều chỉnh, bổ sung tài sản của công ty Đặc biệt tập trung theodõi và đề xuất các giải pháp xử ký tài sản cố định thanh lý, vật tư, hàng hoáchậm luân chuyển

- Lập các kế hoạc huy động các nguồn vốn cho công ty Tổ chức phântích cơ cấu các nguồn vốn, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn

Trang 25

- Kiểm soát tình hình sử dụng các nguồn vốn, kiến nghị kịp thời việc sửdụng các nguồn vốn cho việc mua sắm tài sản, vật chất cho dự trữ hay chocác đầu tư tài chính khác để giám đốc ra quyết định Đề xuất các giải phápngắn hạn và dài hạn cho việc tăng nhanh vòng quay vốn kinh doanh.

- Tổ chức công tác ghi chép ban đầu, xây dựng các biểu mẫu chứng từ

kế toán sử dụng trong nội bộ công ty

- Kiểm tra, giám sát và chấp hành các chính sách chế độ về quản lý tàichính

- Lập hệ thống báo cáo tài chính và cung cấp những thông tin kế toáncho các đối tượng sử dụng có liên quan

Khối nghiệp vụ: (các phòng xuất nhập khẩu) :

+ Chức năng:

Phòng xuất nhập khẩu chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty.Phòng thực hiện chức năng xuất khẩu và nhập khẩu các loại sản phẩm,nguyên vật liệu theo quy định của đăng ký kinh doanh ghi trong điều lệ.Thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ xuất, nhập khẩu, phòng còn có chứcnăng tìm kiếm khách hàng, củng cố và phát triển quan hệ với khách hàngquốc tế, góp phần tích cực vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công tytrên thị trường khu vực và thế giới, cải thiện vị thế của công ty, cũng như gópphần vào việc nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Tham mưu cho giám đốc trong việc lựa chọn khách hàng xuất nhậpkhẩu đáng tin cậy và các biện pháp để hoàn thiện công tác xuất nhập khẩu củacông ty

Trang 26

- Xây dựng và trình giám đốc công ty phê duyệt kế hoạch xuất khẩu sảnphẩm và nhập khẩu các yếu tố sản xuất phù hợp với kế hoạch sản xuất kinhdoanh hàng năm của công ty.

- Tích cực tìm kiếm các cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước

- Xây dựng phương án kinh doanh, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụngoại thương

- Tìm kiếm bạn hàng, thu gom hàng hóa thực hiện các thương vụ xuấtnhập khẩu do công ty giao

- Đại diện cho công ty giải quyết các vấn đề như thanh toán nợ vànghiên cứu thị trường

1.2 Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

1.2.1 Kết quả kinh doanh của công ty

Lợi nhuận sau thuế của công ty giai đoạn 2005 – 2007 tăng liên tục quacác năm và năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ kết quả kinh doanh công tyđạt được là rất khả quan Công ty luôn cố gắng phát huy trong thời gian tới đểnâng cao hơn nữa kết quả hoạt động kinh doanh của mình Số liệu được thểhiện qua bảng sau:

Trang 27

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG

GIAI ĐOẠN 2005 – 2007:

Đơn vị: 1.000 đồng

1 Doanh thu thuần 21.735.088 31.610.064 45.027.952

2 Giá vốn hàng bán 18.692.175 26.236.353 37.373.200

4 Quản lý doanh nghiệp 1.847.482 2.686.855 3.602.236

5 Lợi nhuận trước thuế 847.670 2.117.875 3.377.097

7 Lợi nhuận sau thuế 610.322 1.524.870 2.431.509

Theo số liệu của phòng kế toán – tài chính

Trang 28

Nhìn vào bảng 1 ta thấy :

- Tổng doanh thu của các năm tăng dần Cụ thể: năm 2006 doanh thuđạt 31.610 triệu đồng, tăng 45% so với năm 2005, năm 2007 doanh thu đạt45.027 triệu đồng, tăng 42% so với năm 2006 Điều này cho thấy kinh doanhtrong những năm này đang rất thuận lợi

- Lợi nhuận: đây là chỉ tiêu phản ánh chân thực khách quan nhất hoạtđộng kinh doanh của công ty Tình hình lỗ, lãi được phản ánh thông qua lợinhuận Năm 2006 đạt 1.524 triệu đồng, tăng 30,9% so với năm 2005, năm

2007 đạt 2.431 triệu đồng, tăng 59,5% so với năm 2006

- Chi phí của công ty hàng năm cũng tăng dần cùng với mức tăng củatổng doanh thu Với chi phí tài chính thì năm 2006 tăng 63,6% so với năm

2005, năm 2007 tăng 20,5% so với năm 2006 Với chi phí quản lý doanhnghiệp thì năm 2006 tăng 45,4% so với năm 2005, năm 2007 tăng 34,15 sovới năm 2006

Dựa trên phân tích cơ cấu doanh thu và cơ cấu chi phí ta nhận thấy tỷ lệchi phí năm 2006 so với năm 2005 lớn hơn nhiều so với tỷ lệ doanh thu đạtđược, ngược lại tỷ lệ chi phí năm 2007 nhỏ hơn một cách tương đối so với tỷ

lệ doanh thu đạt được trong cùng năm Qua đó cho thấy năm 2006 tuy doanhthu của công ty có tăng so với năm 2005 nhưng chưa đạt được hiệu quả cao,còn năm 2007 công ty đã đạt được hiệu quả lợi nhuận tương đối cao so vớinăm trước

1.2.2 Mặt hàng kinh doanh của Công ty

Hiện nay lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là xuất khẩu hàngnông sản (chủ yếu là chè, quế hồi và hạt tiêu) và tổ chức giao nhận vận tảihàng hoá bằng đường biển Khoảng cuối năm 2007, công ty băt đầu nhậpkhẩu ván gỗ công nghiệp và một số các mặt hàng tiêu dùng khác từ khắp cáckhu vực trên thế giới để cung cấp cho thị trưòng trong nước

Trang 29

Mặc dù thị trường nông sản thể giới luôn luôn biến động và cạnh tranhngày một khốc liệt hơn Nhưng với cố gắng và nỗ lực của mình, trong nhữngnăm qua Công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh rất đáng khích lệ.Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty không ngừng tăng với tốc độngày càng cao Nông sản đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tỷtrọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Với các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính là : chè, quế hồi và hạt tiêu,công ty có bảng số liệu trong các năm từ 2004 – 2007 vế sản lượng và giá trịcủa các mặt hàng này, được thể hiện qua bảng 2:

Trang 30

Bảng 2: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG

NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2004 - 2007

Ngày đăng: 17/02/2014, 14:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược kinh doanh và phát triểndoanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Ngọc Huyền
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2002
2. Nguyễn Hữu Khải (2003), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản , NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nôngnghiệp nông thôn Việt Nam và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
Tác giả: Nguyễn Hữu Khải
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2003
3. Nguyễn Thị Hường (2003), Giáo trình kinh doanh quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh doanh quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: NXB Laođộng xã hội
Năm: 2003
4. Đỗ Đức Bình – Nguyễn Thường Lạng (2004), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tếquốc tế
Tác giả: Đỗ Đức Bình – Nguyễn Thường Lạng
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2004
5. Võ Thanh Thu (2001), Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ
Tác giả: Võ Thanh Thu
Nhà XB: NXBThống kê
Năm: 2001
6. GS. TS Bùi Xuân Lưu – PGS. TS Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2007: - giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất  khẩu nông sản
Bảng 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2007: (Trang 27)
Bảng 2: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG  NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY  TỪ NĂM 2004 - 2007  - giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất  khẩu nông sản
Bảng 2 SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2004 - 2007 (Trang 30)
Bảng 3: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2007 - giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất  khẩu nông sản
Bảng 3 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2007 (Trang 33)
Bảng 4: CHI PHÍ TỪNG MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHO TỪNG NĂM - giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất  khẩu nông sản
Bảng 4 CHI PHÍ TỪNG MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHO TỪNG NĂM (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w