1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp phát triển thị trường cho công ty tnhh chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội

61 376 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 611,5 KB

Nội dung

Thông qua các nghiệp vụ của các CTCK như hoạt động mối giới chứngkhoán, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, nghiệp vụquản lý danh mục đầu tư, nghiệp vụ tư vấn đ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường chứng khoán ( TTCK) là một kênh huy động vốn trung, dài hạnrất có hiệu quả của một nền kinh tế hiện đại Vì vậy sự ra đời và phát triển củaTTCK ở một đất nước như đất nước ta là rất cần thiết và là yếu tố quan trọng cho sựphát triển nền kinh tế của đất nước trong tương lai, để đạt được sự phát triển đó cáccông ty chứng khoán ( CTCK) có một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của cảTTCK Thông qua các nghiệp vụ của các CTCK như hoạt động mối giới chứngkhoán, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, nghiệp vụquản lý danh mục đầu tư, nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán và các nghiệp vụkhác… các CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa những người sửdụng vốn và những người có tiền nhàn rỗi, cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch, tao

ra tính thanh khoản cao cho chứng khoán, góp phần điều tiết và bình ổn thị trường

Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nộiđược thành lập vào năm 2005, chính thức đi vào hoạt động vào T4/ 2006 Ra đờivào thời kỳ chứng khoán Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh Tuy là công ty có quy

mô trung bình nhưng công ty đã phát triển không ngừng và đạt được những thànhtựu đáng kể, dần dần khẳng định được vai trò của mình trên TTCK Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty còn có những mặthạn chế cần khắc phục Vấn đề đặt ra là cần phải tìm hiểu, phân tích những hạn chế,tìm ra nguyên nhân để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế và pháttriển công ty trong tương lại

Với mục đích đó, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH chứng khoán

Ngân hàng thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội, em chọn đề tài : “ Một số giải pháp phát triển thị trường cho công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Nhà Hà Nội”

Bố cục đề tài gồm ba chương, cụ thể:

Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động của CTCK.

Chương II Thực trạng TTCK của Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (HBBS).

Chương III Một số giải pháp triển rhij trường cho công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội.

Trang 2

Nhằm đối chiếu những kiến thức đã học với thực tế, bài viết của em đượcnghiên cứu theo phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quy nạp, cùng vớicác đồ thị, bảng biểu… Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu sẽ không thể tránhkhỏi các thiếu sót, hạn chế Vì vây, kính mong thầy cô giáo đóng góp ý kiến để bàilàm được hoàn chỉnh hơn

Trước khi đi vào nội dung của bài viết em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo

tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS.TS NGUYỄN TIẾN DŨNG và các anh chị

ở Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG

CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

I Tổng quan về quan về CTCK

1 Sự hình thành và phát triển

Sự ra đời và phát triển của CTCK gắn liền với sự hình thành và phát triểncủa TTCK Lịch sử hình thành và phát triển TTCK cho thấy, khi nhu cầu mua bánchứng khoán xuất hiện sẽ tạo nên những tụ điểm mua bán chứng khoán sơ khai vàsau đó hình thành nên một TTCK Cũng như các thị trường khác, lúc đầu nhữngngười mua và người bán chứng khoán là những cá nhân sở hữu chứng khoán, họtiến hành mua bán trực tiếp với nhau Về sau, khi thị trường phát triển, khối lượngvốn luân chuyển ngày càng lớn, những người mua bán chứng khoán cũng tăng lên,đòi hỏi cần phải có những người trung gian đứng ra giúp cho việc mua bán đượcthuận tiện hơn Họ được biết đến như là những nhà môi giới cho việc mua bánchứng khoán cho những người cần mua và những người cần bán

Tuy nhiên, thời gian đầu những người môi giới chứng khoán hoạt động đơnđộc và chưa hình thành rõ nét môi giới chứng khoán Vì vây, để tăng uy tín, thanhdanh đối với nhà đầu tư trong vai trò là nhà trung gian- những người môi giớithường hợp thành công ty, gọi là công ty môi giới chứng khoán

Ngoài ra những thương gia kinh doanh chứng khoán ngày càng gia tăng về

số lượng Họ là những người mua bán chứng khoán bằng nguồn vốn cửa mình đểhưởng chênh lệch giá Để đủ sức cạnh tranh trên lĩnh vực kinh doanh chứng khoán

họ cũng thành lập ra các công ty kinh doanh chứng khoán Những công ty môi giớikinh doanh chứng khoán này khi hoạt động phát triển họ không chỉ dừng lại ở hoạtđộng ban đầu mà đã có sự đan xen, phát triển thêm và một loại hình công ty tronglĩnh vực chứng khoán xuất hiện- đó là CTCK

Từ cuối thế kỷ 17 và sang thế kỷ 18, 19 sự phát triển rầm rộ của các công ty

cổ phần ở các nước tư bản ở châu Âu đã dẫn đến sự phát triển cổ phiếu ồ ạt của cáccộng ty cổ phần Khi đó, các công ty cổ phần này phát hành cổ phiếu đều thông qua

tổ chức nhận mua cổ phiếu và bán lại cho các nhà buôn Tổ chức nhận mua này làcác CTCK và ngân hàng đầu tư Như vậy, các CTCK đảm nhận việc phân phốichứng khoán cho các công ty cổ phần Sau này, hoạt động này không chỉ dừng lại ở

Trang 4

việc phân phối chứng khoán mà đã phát triển hơn, cung cấp nhiều dịch vụ liên quantới việc phát hành của các công ty cổ phần- đó là hoạt động bảo lãnh phát hành

Sang thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản chuyển sang tự do cạnh tranh sang giaiđoạn lũng loạn Tư bản lũng loạn hình thành trước tiên ở châu Âu, Mỹ và sau đó làchâu Á Trong giai đoạn này, CTCK phát triển mạnh, trực tiếp làm các nghiệp vụ vềchứng khoán, đặc biệt nghiệp vụ môi giới chứng khoán Qua đó, thu hút được đôngđảo khách hàng tham gia trên đầu tư trên thị trường chứng khoán

TTCK ngày càng phát triển thì ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia thịtrường Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng có thể tự đưa ra quyết định muabán cho chính mình Với những nhà đầu tư không có kinh nghiệm, trình độ, thờigian họ có thể nhờ tới CTCK Và lúc này hoạt động nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứngkhoán, quản lý danh mục đầu tư của CTCK xuất hiện

Cùng với sự phát triển nền kinh tế các nước, CTCK hình thành ngày càngnhiều và phát triển mạnh, phong phú về thể loại, thuận tiện cho những nhà đầu tư vàkinh doanh chứng khoán, do đó các nghiệp vụ giao dịch chứng khoán cũng ngàycàng phát triển Đến lượt nó, sự phát triển của các CTCK là tác nhân quan trọngthúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng

Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh của CTCK có ảnh hưởng nhiều đến lợiích của nhà đầu tư và rất dễ bị các công ty chứng khoán lợi dụng để kiếm lời riêng.Ngoài ra, với số lượng công ty chứng khoán ngày càng nhiều, phạm vi và tính chấthoạt động của CTCK ngày càng rộng, phát triển đa dạng, đa năng, tính cạnh tranhngày càng gay gắt và tất yếu sẽ dẫn đến những CTCK gặp rủi ro có thể dẫn đến phásản Do đó, nhằm góp phần đảm bảo tính an toàn đối với thị trường, bảo vệ quyềnlợi của các nhà đầu tư cũng như bảo đảm sự công bằng trong hoạt động kinh doanhchứng khoán giữa các CTCK thì cần thiết phải có cơ quan nhà nước chuyên ngànhthanh tra, giám sát, quản lý các CTCK trên TTCK đó là yêu cầu bắt buộc mà luậtchứng khoán các nước đều quy định.Và sự phát triển rầm rộ các CTCK ở các nướcphát triển và đang phát triển ngày nay đều phải tuân thủ các quy định mà pháp luậtmỗi nước đề ra

2 Khái niệm và đặc điểm

2.1 Khái niệm về CTCK

- Theo giáo trình TTCK của Đại học Kinh tế Quốc dân : là một địnhchế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán

Trang 5

- Theo quyết định số 04/1998/ QĐ- UBCK3 ngày 13/10/1998 củaUBCKNN : CTCK là công cổ phần hoặc công ty TNHH thành lập hợp pháp tại ViệtNam, được UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinhdoanh chứng khoán

- Theo quyết định số 27/2007 của bộ trưởng bộ tài chính : CTCK là tổ chức

có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một sốhoặc toàn bộ các hoạt động : môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảolãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán

Như vậy : CTCK được hiểu là một tổ chức tài chính trung gian được thànhlập theo pháp luật, thực hiện một và/ hoặc một số hoạt động trên thị trường chứngkhoán

2.2 Đặc điểm

2.2.1 Đặc điểm về vốn

Đối với công ty hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thươngmại dịch vụ thì yêu cầu của pháp luật về vốn cho việc thành lập công ty là không

có Tuy nhiên, đối với CTCK lại khác, CTCK muốn thành lập phải đáp ứng yêu cầu

về mức vốn pháp định mà luật pháp quy định Ở mối nước việc quy định mức vốnnày là khác nhau, và có thể là quy định chung cho mọi loại hình kinh doanh chứngkhoán mà cũng có thể riêng cho từng loại hình

Đây là quy định quan trọng nhất quyết định CTCK có được phép thực hiệnhoạt động trên TTCK Đặc điểm này nhằm bảo đảm mục tiêu bảo vệ quyền lợi nhàđầu tư

2.2.2 Đặc điểm về nhấn sự

Đây là lĩnh vự hoạt động có nghiệp vụ phức tạp, có độ rủi ro cao, mức độảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội lớn nên đòi hỏi nhân viên của CTCK phải làngười có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành ngân hàng, tài chính,TTCK, có tư cách đạo đức nghề nghiệp và có chứng chỉ hành nghề do cơ quan cóthẩm quyền cấp

2.2.3 Đặc điểm về đội ngũ lãnh đạo

Yêu cầu về đội ngũ lãnh đạo trong bất cứ yêu cầu lĩnh vực nào đều phải cókiếm thức chuyên môn, có đạo đức trong kinh doanh, không vi phạm pháp luật và

có trình độ quản lý Yêu cầu về đội ngũ lãnh đạo của CTCK cũng vậy Tuy nhiên,đối với lĩnh vực chứng khoán, ngoài những yêu cầu trên lãnh đạo còn phải có chứngchỉ hành nghề và phải có giấy phép đại diện do cơ quan có thẩm quyền cấp Và yêu

Trang 6

cầu đối với đội ngũ lãnh đạo về trình độ học vấn và kinh nghiệm công tác phải caohơn đội ngũ nhân viên.

2.2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật

Khi tiến hành đăng ký hoạt động, CTCK phải đáp ứng về yêu cầu trụ sở phùhợp cho việc kinh doanh chứng khoán Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm củahoạt động kinh doanh chứng khoán là cầm phải có sàn giao dịch, ở đó các nhà đầu

tư tới để thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán cho mình, tiếp cận thông tin thịtrường Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật của CTCK còn là hệ thống các trangthiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình truyền lệnh của khách hàng, thông báo kếtquả giao dịch cũng như giúp khách hàng kiểm tra số dư tài khoản hoặc tìm kiếmthông tin… Ngoài ra, khi thị trường chưa được phi vật chất hóa chứng khoán thìCTCK cũng phải đảm bảo điều kiện về hệ thống kho két để đảm bảo lưu giữ an toànchứng khoán cho các nhà đầu tư

2.2.5 Đặc điểm về xung đột lợi ích giữa quyền lợi khách hàng và CTCK

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ thi lợi ích củakhách hàng bao giờ cũng gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp và giữa khách hàng

và doanh nghiệp không có mâu thuẫn về lợi ích Tuy nhiên, đối với hoạt động củaCTCK, bên cạnh việc cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì giữa CTCK vàkhách hàng đôi lúc có mẫu thuẫn về lợi ích Những hoạt động mà CTCK tiến hành

có thể dẫn đến xung đột lợi ích là hoạt động môi giới, tự doanh và tư vấn đầu tưchứng khoán Do vậy, đặc điểm này tạo ra sự khác biệt trong hoạt động của CTCKtrên TTCK so với các loại hình kinh doanh trong các lĩnh vực khác

2.3 Phân loại CTCK

Căn cứ vào mô hình hoạt động của công ty chứng khoán có thể chia thành :

2.3.1 Công ty chuyên doanh chứng khoán

Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độclập, chuyên môn hóa trong lĩnh vự chứng khoán đảm nhận; các ngân hàng khôngtrực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán

Ưu điểm của mô hình:

- Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng

- Tạo điều kiện cho TTCK phát triển do tính chuyên môn hóa cao hơn

Các nước áp dụng mô hình này là Mỹ, Nhật, Canada…Tuy nhiên, hiện nayranh giới giữa kinh doanh chứng khoán và kinh doanh tiền tệ ngày càng được xóa

bỏ dần

Trang 7

2.3.2 Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ và chứng khoán.

Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủthể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Mô hình này chiathành 2 loại:

- Loại đa năng một phần : các ngân hàng muốn kinh doanh chứngkhoán , kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty độc lập tách rời

kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ

Mô hình này có ưu điểm là ngân hàng có thể đa dạng hóa, kết hợp nhiều lĩnhvực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, khả năngchịu đựng các biến cố của thị trường chứng khoán là cao Mặt khác, ngân hàng tậndụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán ; khách hàng có thể sửdụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của khách hàng

Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế như : không phát triển đượcthị trường cổ phiếu do các ngân hàng có xu thế bảo thủ, thích hoạt động tín dụngtruyền thống hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu Mặt khác, theo mô hìnhnày, nếu có biến động trên TTCK sẽ có ảnh hưởng mạnh đến kinh doanh tiền tệ củangân hàng, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính

Do những hạn chế trên đây, Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình nàysau cuộc khủng hoảng năm 1933 đa số đã chuyển sang mô hình chuyên doanhchứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì đến ngày nay

Tại Việt Nam, do quy mô của các ngân hàng thường mại nói chung là rất nhỏ

bé, và đặc điểm vốn dài hạn lại thấp, hoạt động của các ngân hàng thương mại ViệtNam chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng thương mại ngắn hạn, trong hoạt động củaTTCK thuộc lĩnh vực vốn dài hạn Khả năng khắc phục những yếu kém của cácngân hàng thương mại Việt Nam còn rất lâu dài Do đó, để bảo vệ an toàn cho cácngân hàng, Nghị Định 144/CP về chứng khoán và TTCK quy định tại các ngânhàng thương mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự cócủa mình thanh lập một công ty chứng khoán chuyên doanh trực thuộc, hạch toánđộc lập với ngân hàng

2.4 Các loại hình tổ chức công ty chứng khoán

Để tiến hành kinh doanh, CTCK được thành lập dưới các hình thái doanhnghiệp khác nhau Với mỗi với hình thái của CTCK có những ưu nhược điểm nhất

Trang 8

định Loại hình CTCK được thành lập phổ biến trên thế giới gồm : Công ty TNHH,công ty cổ phần, công ty hợp doanh.

2.4.1 Công ty hợp doanh

Gồm hai hoặc ba người trở lên cùng góp vốn để tiến hành kinh doanh, trong

đó phải có ít nhất 2 thành viên hợp doanh ngoài ra còn có thành viên góp vốn.Thành viên hợp doanh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp

Với hình thái doanh nghiệp này, CTCK sẽ có được mô hình tổ chức gọn nhẹ

do số lượng thành viên ít, mức dộ phân quyền có tính ổn định và công ty có độ tincậy cao vì thành viên hợp doanh là những người có trình độ, uy tín

Tuy nhiên, công ty sẽ bị hạn chế về khả năng huy động vốn vì với hình tháinày công ty không được phép phát hành bất cứ chứng khoán nào và thành viên phảichịu trách nhiệm vô hạn đối với các chứng khoán nợ của công ty

Với đặc điểm pháp lý như trên, loại hình công ty hợp doanh thường phù hợpvới loại hình kinh doanh tư vấn đầu tư vì loại hình này đòi hỏi nhân viên hành nghềphải có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cao Hơn nữa, do đặc thù củahoạt động tư vấn là tính trách nhiệm cao nên bên cạnh việc đảm bảo trách nhiệm vềchất lượng tư vấn còn ràng buộc trách nhiệm vật chất một cách vô hạn

2.4.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn

Là một doanh nghiệp trong đó gồm từ hai thành viên trở lên cùng tham giagóp vốn, thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức Hình thái này có ưu điểm hơnhình thái hợp doanh ở chỗ ( 1) Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về cáckhoản nợ và nghĩa vụ của công ty trên cơ sở vốn góp; (2) huy động vốn linh hoạt vàđơn giản hơn; và (3) đội ngũ quản lý năng động hơn không bị bó hẹp trong một sốđối tác như công ty hợp doanh

Bên cạnh đó, hình thái công ty TNHH cũng có một số hạn chế trong vấn đềchuyển nhượng vốn góp hoặc việc tăng giảm số lượng thành viên cũng như cồn cụđược phép sử dụng để tăng thêm vốn, cụ thể :

- Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo ưu tiên theo thứ tựcho các thành viên hữu hạn của công ty trước đó mới đến các cá nhân, tổ chứcngoài công ty

- Việc tăng hay giảm số lượng thành viên cũng bị hạn chế bởi các quyđịnh pháp luật và sự chấp thuận của các thành viên hữu hạn trong công ty

- Công ty không được phép phát hành cổ phiếu để tăng thêm vốn

Trang 9

Với ưu điểm trên, loại hình công ty này được thành lập phổ biến hơn loạihình công ty hợp doanh.

và công bố thông tin tốt hơn hai loại hình công ty trên

Tuy nhiên, đối với hình thái doanh nghiệp này thì tính ổn định về mặt tổchức của công ty không cao bằng công ty TNHH

Với các loại hình công ty khác nhau sẽ phù hợp với loại hình kinh doanh màCTCK tiến hành đăng ký kinh doanh Tuy nhiên, với một CTCK thực hiện đầy đủcác nghiệp vụ thì loại hình công ty cổ phần là thích hợp hơn cả

2.5 Chức năng và vai trò của công ty chứng khoán

2.5.1 Chức năng

- Tạo cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi và người

sử dụng vốn ( qua nghiệp vụ phát hành và bảo lãnh phát hành)

- Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch ( thông qua hệ thống khớp giá,khớp lệnh )

- Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán

- Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường ( qua hoạt động tự doanh và nhàtạo lập thị trường )

2.5.2 Vai trò

CTCK là một tổ chức là một tổ chức tài chính trung gian tham gia hầu hếtvào quá trình luân chuyển của chứng khoán: từ khâu phát hành trên thị trường sơcấp đến khâu giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp Do vậy các CTCK giữ vaitrò quan trọng thể hiện qua các nghiệp vụ của CTCK

- Đối với các tổ chức phát hành

Trang 10

CTCK qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các CTCK có vaitrò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ nhà phát hành TTCK hoạt động dựa trênnguyên tắc trung gian, do đó, các nhà phát hành không được phép mua bán trực tiếpchứng khoán mà cần phải qua các trung gian mua bán, các CTCK sẽ thực hiện vaitrò trung gian cho cả người đầu tư và nhà phát hành, giúp các tổ chức phát hành huyđộng vốn một cách nhanh chóng trên thị trường sơ cấp Đồng thời tạo ra cơ chế huyđộng vốn cho TTCK.

- Đối với nhà đầu tư

CTCK với lợi thế chuyên môn hóa, trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp sẽthực hiện tốt vai trò tư vấn đầu tư, tìm kiếm đối tác và làm trung gian mua bánchứng khoán, giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí trong từng giao dịch Mặt khácvới trình độ chuyên môn cao uy tín nghề nghiệp, CTCK sẽ giúp các nhà đầu tư thựchiện đầu tư một cách hợp lý nhất

- Đối với thị trường chứng khoán

+ Vai trò trước hết của CTCK là tổ chức trung gian môi giới trên TTCKthông qua việc bán chứng khoán, tư vấn đầu tư, và thực hiện một số dịch vụ kháccho cả nhà đầu tư và tổ chức phát hành CTCK huy động vốn từ nơi nhàn rỗi để đầu

tư chứng khoán có hiệu quả, làm cầu nối cung cầu chứng khoán

+ Góp phần tạo lập giá, điều tiết và bình ổn giá trên thị trường

Giá chứng khoán là do thị trường quyết định, nhưng để đưa ra mức giá cuốicùng người mua và người bán phải thồn qua CTCK làm trung gian mua bán CácCTCK là thành viên của thị trường nên họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trườngthông qua đấu giá Trên thị trường sơ cấp các CTCK cùng với các nhà phát hànhđưa ra mức giá đầu tiên, do vậy, giá cả của mỗi chứng khoán giao dịch đều có sựtham gia định giá của các CTCK Trên thị trường thứ cấp: tất cả các lệnh mua bánthông qua các CTCK được tập trung tại thị trường giao dịch và trên cơ sở đó, giáchứng khoán cũng được xác định thơ quy luật cung cầu

+ Góp phần tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính

TTCK làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính nhưng các CTCKmới là người thực hiện tốt vai trò đó vì CTCK tạo ra cơ chế giao dịch trên thịtrường Trên thi trường cấp 1: qua hoạt động bảo lãnh phát hành, chứng khoán hóa,các CTCK không những huy động được vốn lớn đi vào sản xuất kinh doanh cho nhàphát hành mà còn tăng tính thanh khoản cho các tài khoản tài chính được đầu tư vìcác chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được bán trên thị trường cấp 2 Điều này làm

Trang 11

giảm rủi ro và tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư Trên thị trường cấp 2: do thựchiện các giao dịch mua và bán chứng khoán, các CTCK giúp người đầu tư chuyểnđổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại Do đó, làm tăng tính thanh khoản chocác tài sản tài chính.

+ Vai trò cung cấp dịch vụ cho TTCK

CTCK với các chức năng và nghiệp vụ của mình cung cấp các dịch vụ cần thiếtgóp phần cho TTCK hoạt động ổn định CTCK giữ vai trò quan trọng trong việc pháttriển của TTCK, là chất ‘ xúc tác’ không thể thiếu cho hoạt động của TTCK

- Đối với các cơ quan quản lý thị trường

Các CTCK có vai trò cung cấp thông tin về TTCK cho các cơ quản lý thịtrường Các CTCK thực hiện được vai trò này là vì họ vừa là người bảo lãnh pháthành cho chứng khoán mới vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện cácgiao dịch trên thị trường Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của pháp luật vừa

là nguyên tắc nghề nghiệp của các CTCK ( công khai minh bạch) Các cơ quanquản lý nhờ đó có thể kiểm soát và chống các hiện tượng thao túng, lũng loạn, bópméo thị trường

II Hoạt động của công ty chứng khoán

1 Nguyên tắc hoạt động

Hoạt động của CTCK có ảnh hưởng tới quyền lợi của các nhà đầu tư thamgia trên thị trường Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cũng như đảm bảo sự công bằnggiữa các chủ thể tham gia trên thị trường, CTCK khi tiến hành hoạt động phải tuânthủ các nguyên tắc chung đối với CTCK Những nguyên tắc này được cụ thể hóatrong các văn bản pháp luật quy định đối với CTCK Nguyên tắc hoạt động củaCTCK được chia thành hai nhóm nguyên tắc:

1.1 Nguyên tắc tài chính

- Xuất phát từ đặc điểm của CTCK là phải đáp ứng về vốn pháp định chohoạt động kinh doanh nên trong quá trình kinh doanh CTCK phải đảm bảo nguồntài chính trong cam kết kinh doanh chứng khoán với khách hàng

- Đảm bảo các yêu cầu về vốn, cơ cấu vốn và nguyên tắc hạch toán, báo cáotheo quy định của pháp luật

- Do CTCK có thể thực hiện cùng một lúc nhiều nghiệp vụ trên TTCK nhưnghiệp vụ mối giới, quản lý danh mục đầu tư, tự doanh… nên công ty phải tách biệttiền và chứng khoán của khách hàng với tài sản của công ty CTCK không đượcdùng chứng khoán của khách hàng làm vật thế chấp để vay vốn hoặc dùng tiền của

Trang 12

khách hàng để mua bán chứng khoán của công ty trừ trường hợp được khách hàngđồng ý bằng văn bản Nguyên tắc này được đưa ra nhằm tránh rủi ro cho kháchhàng.

1.2 Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Vì CTCK hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm, có tác động sâu rộng đến tâm

lý nhà đầu tư Do vậy, đối với nhân viên của CTCK, họ phải tuân thủ theo bộnguyên tắc đạo đức nghề nghiệp do hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán banhành Bộ nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính trung thực, công bằng trong công việccủa các nhân viên trong CTCK Bao gồm:

- Giao dịch công bằng trung thực vì lợi ích của khách hàng

- Nhân viên của công ty phải là những người có kỹ năng, tận tụy và nhữngngười có trách nhiệm

- Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty

- Có nghĩa vụ bảo mật thông tin của khách hàng, không được tiết lộ thôngtin về tài khoản của khách hàng khi chưa được khách hàng đồng ý bằng văn bản trừkhi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước

- Không tham gia hoạt động kinh doanh ngoài phạm vi cho phép

- Không tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúnghiểu sai về giá cả, giá trị và bản chất của chứng khoán hoặc các hoạt động thiệt hạicho khách hàng

- Với các hoạt động mà CTCK cung cấp cho khách hàng, phải có hợp đồngkhi thực hiện giao dịch cho họ

2 Hoạt động của công ty chứng khoán

2.1 Tự doanh chứng khoán

Là một trong các hoạt động cơ bản của CTCK Hoạt động này được xem nhưhoạt động đầu tư của CTCK Khi tiến hành tự doanh công ty phải bỏ tiền ra mua,công ty sẽ có lãi khi chứng khoán tăng và ngược lại, sẽ lỗ khi chứng khoán giảm

Do đó, hoạt động tự doanh của CTCK cũng chứa đựng tiềm ẩn rủi ro về sự biếnđộng giá chứng khoán trên thị trường Như vậy, hoạt động tự doanh là việc CTCKmua bán chứng khoán bằng nguồn vốn của mình để hưởng lợi, đồng thời cũng chấpnhận rủi ro từ hoạt động đó

Tùy theo mục đích, tính chất đầu tư ma hoạt động tự doanh của CTCK baogồm các hoạt động cụ thể như tự doanh với mục đích hưởng lợi, nắm quyền kiểmsoát, quản lý ngân quỹ hay tạo lập thị trường

Trang 13

Để hoạt động tự doanh đem lại hiệu quả cao, đòi hỏi các công ty chứngkhoán phải phân tích kỹ lưỡng khi ra quyết định đầu tư

2.2 Hoạt động môi giới chứng khoán

Là một hoạt động kinh doanh của CTCK trong đó CTCK đại diện cho kháchhàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoánhay thi trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quảkinh tế của giao dịch đó

Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới, CTCK phải mở tài khoản giao dịch chứngkhoán và tiền cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng vàcông ty

Trong trường hợp khách hàng của CTCK mở tài khoản lưu ký chứng khoántại tổ chức lưu kỹ là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài,CTCK có trách nhiệm hướng dẫn các thủ tục giao dịch, mua bán cho khách hàng vàphải ký hợp đồng bằng văn bản với tổ chức lưu ký Tiền hoa hồng môi giới thườngđược tính phần trăm trên tổng giá trị của một giao dịch

Tùy theo quy định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng sở giao dịchchứng khoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhaunhư:

- Môi giới giao dịch

- Môi giới chiết khấu

- Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành

- Môi giới độc lập

- Nhà môi giới chuyên môn

TTCK phát triển đồng nghĩa với nó lượng nhà đầu tư tham gia thị trườngcũng ngày càng tăng lên, tất yếu sẽ dẫn đến quyền lợi của nhà đầu tư không đượcđảm bảo Vì vậy, để đảm bảo công bằng trong mua bán chứng khoán cũng như cácquyền lợi khác của nhà đầu tư, bản thân CTCK cũng như cơ quan quản lý cũngnhận thấy cần phải có các quy định chặt chẽ đối với hoạt động môi giới chứngkhoán và yêu cầu các CTCK phải tuân theo

2.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành

Hoạt động bảo lãnh phát hành là hoạt động trông đó CTCK giúp các nhà pháthành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức phân phốichứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn sau khi phát hành

Trang 14

Tổ chức phát hành được hưởng chi phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồngnhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành.

Hiện nay trên thế giới có một số hình thức bảo lãnh phát hành sau:

- Bảo lãnh cam kết chắc chắn

- Bảo lãnh cố gắn tối đa

- Bảo lãnh với hạn mức tối thiểu

Riêng tại Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh với cam kếtchắc chắn nhằm mục đích bảo vệ của nhà đầu tư và gắn kết trách nhiệm của cácCTCK Điều này gây ra một số khó khăn cho các CTCK trong việc triển khainghiệp vụ này

2.4 Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư

Khi thực hiện hoạt động này khách hàng sẽ đưa tiền và chứng khoán của họ đếnCTCK và ký hợp đồng ủy thác cho CTCK Khi đã ký hợp đồng CTCK vừa bảo quản

hộ chứng khoán vừa đầu tư hộ cho khách hàng Tùy theo mức độ ủy quyền trong hợpđồng được ký giữa khách hàng và CTCK mà CTCK có toàn quyền quyết định hoặc cóquyền hạn chế trong các giao dịch mua bán chứng khoán trong hợp đồng

Như vậy, hoạt động quản lý danh mục đầu tư là hoạt động mà khách hàng ủythác cho CTCK thay mặt mình tiến hành kinh doanh chứng khoán

Theo luật chứng khoán Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 chỉ có công

ty quản lý quỹ mới được phép quản lý danh mục đầu tư Như vậy sau khi pháp luậtnày có hiệu lực thì các CTCK phải rút khỏi nghiệp vụ này

2.5 Hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán

Là dịch vụ mà CTCK cung cấp cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn đầu tưchứng khoán; tư vấn tái cơ cấu tài chính, chia, tách, sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp;

tư vấn cho doanh nghiệp trong việc phát hành và niêm yếu chứng khoán Đây là mộtmảng hoạt động quan trọng mang lại ngưỡng thu tương đối cao cho CTCK

2.6 Các nghiệp vụ hỗ trợ khác

- Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán : là công việc đầu tiên để chứng khoán cóthể giao dịch trên thị trường tập trung- việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán củakhách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán-được thực hiện thông qua các thành viên lưu ký của thị trường giao dịch chứngkhoán Lưu ký chứng khoán một mặt giúp cho quá trình thanh toán tại sở giao dịchdược diễn ra thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng Mặt khác, nó hạn chế rui ro cho

Trang 15

người nắm giữ chứng khoán như rủi ro bị hư hỏng, rách, thất lạc chứng chỉ chứngkhoán…

- Bán khống, trong chứng khoán có nghĩa là kiếm lợi nhuận từ sự kỳ vọng tụtgiảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ…Trong giao dịch chứng khoán, bánkhống là bán một loại chứng khoán mà không sở hữu tại thời điểm bán, cụ thể hơn

là bán chứng khoán vay Bán khống một cổ phiếu có nghĩa là người bán đang chorằng giá cổ phiếu đó sẽ sụt giảm chứ không giống như khi mua một cổ phiếu và hivọng giá của nó tăng lên Khi nhà đầu tư dự đoán trong tương lai giá cổ phiếu sẽgiảm, họ sẽ đi vay cổ phiếu của CTCK để bán, sau khi hạ giá, họ sẽ mua cổ phiếu

đó trên thị trường để trả lại và hưởng khoản chênh lệch giá Nhưng nếu giá trên thịtrường không hạ như dự đoán mà lại tăng lên, đến kỳ hạn trả nợ, nhà đầu tư đó sẽphải mua với giá cao hơn và chấp nhận bị lỗ

Bán khống chứng khoán cũng là một hình thức khuyến khích nhà đầu tưtham gia thị trường, bởi họ vẫn có thể kiếm được lời khi cổ phiếu giảm giá, trongkhi mua bán theo cách bình thường họ chỉ kiếm được lời khi cổ phiểu tằng giá

- Cho vay cầm cố chứng khoán : là một hình thức tín dụng mà trong đóngười đi vay sử dùng số chứng khoán sở hữu hợp pháp của mình làm tài sản cầm cố

để đi vay kiếm tiền nhằm mục đích kinh doanh, tiêu dùng…

- Cho vay bảo chứng : là một hình thức tín dụng mà khách hàng vay tiền đểmua chứng khoán, sau đó dùng số chứng khoán mua được từ tiền vay làm tài sảnthế chấp cho khoản vay

- Cho vay ứng tiền tiền bán chứng khoán : là việc CTCK ứng trước tiền bánchứng khoán của khách hàng được thực hiện tại sở giao dịch chứng khoán

- Repo chứng khoán : là giao dịch mua hoặc bán chứng khoán có kỳ hạnđược sử dụng trên thị trường tài chính Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư cóthể mua và bán chứng khoán của mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhấtđịnh với CTCK Hiểu một cách đơn giản, giao dịch Repo là việc nhà đầu tư đi vaytiền và dùng chứng khoán để thế chấp

Trên thực tế tại Việt Nam, Repo trái phiếu đã được tiến hành từ cuối năm

2003 và Repo cổ phiếu là năm 2007, hoạt động Repo chứng khoán chưa sôi động và

có nhiều khoảng gián đoạn Tháng 5/2008 UBCKNN đã yêu cầu các công ty ngừng

ký các hợp đồng Repo Nhưng nghiệp vụ này đã được khởi động lại từ cuối năm

2008 và hoạt động đến nay

Trang 16

III Phát triển hoạt động của CTCK

1 Khái niệm

Phát triển hoạt động của CTCK được hiểu là sự biến đổi theo chiều hướnggia tăng về số lượng các hoạt động cũng như sự đa dạng về hình thức tiến hành vànâng cao chất lượng mỗi hoạt động Tuy nhiên, khi các CTCK phát triển quá nhanh

có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới chính các CTCK và sự phát triển chungcủa cả TTCK Do đó, phát triển hoạt động của các CTCK cần tính tới yếu tố bềnvững trong phát triển Dựa trên khái niệm về phát triển bền vững mà ngân hàng thếgiới đưa ra năm 1997, có thể hiểu phát triển bền vững hoạt động của CTCK là sựphát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại của CTCK và TTCK mà không làm nguy hạitới sự phát triển của chính các CTCK và TTCK trong tương lai

2 Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động của công ty chứng khoán

Để phản ánh sự phát triển hoạt động của CTCK, các chỉ tiêu cơ bản thườngđược sử dụng bao gồm:

- Số lượng tài khoản được mở tại các CTCK Chỉ tiêu này vừa phản ánh quy

mô khách hàng tới mở tài khoản vừa phản ánh chất lượng dịch vụ, thị phần môi giớicủa CTCK

- Giá trị giao dịch tự doanh : phản ánh mức độ và khả năng tài chính củaCTCK khi tiến hành hoạt động tự doanh

- Giá trị bảo lãnh phát hành : phản ánh quy mô của các đợt phát hành, uy tíncủa CTCK về mảng BLPH của tổ chức phát hành

- Doanh thu : tổng doanh thu của CTCK có được từ việc triển khai thực hiệncác hoạt động Do vậy, chỉ tiêu này sẽ phản ánh mức độ tăng trưởng chung củaCTCK

DT= Dti

Trong đó : DT: tổng doanh thu của CTCK

n : số hoạt động mà CTCK thự hiện

Dti : doanh thu từ hoạt động thứ i

- Tỷ trọng doanh thu của từng hoạt động trong tổng doanh thu : với mỗi hoạtđộng sẽ đem lại một khoản doanh thu nhất định cho CTCK Thông qua chỉ tiêu nàycác CTCK sẽ xác định được hoạt động nào đem lại doanh thu chủ yếu và hoạt độngnào đóng góp ít vào doanh thu của công ty

Ti= x 100

Trang 17

Trong đó : Ti là tỷ trọng doanh thu từ hoạt động thứ i trong tổng doanh thucua CTCK

- Lợi nhuận : là chỉ tiêu cuối cùng phản kết quả hoạt động chung của CTCK,đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế Một phần lợi nhuận sau thuế được dùng đểchi trả cổ tức, đảm bảo lợi ích cho các cổ đông; một phần được giữ lai để tái đầu tư

và trích lập các quỹ Do đó, lợi nhuận sau thuế cao công ty sẽ có khả năng trả cổ tứccao cho các cổ đông hoặc có được nguồn vốn lớn từ lợi nhuận không chia để tăngquy mô vốn phát triển các hoạt động

- Mức độ nhanh chóng thuận tiện : khi khách hàng tới giao dịch tại CTCKkhách hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ thuận tiện nhất từ phía công ty, đó là các thủ tụcliên quan tới việc mở tài khoản, thủ tục sử dụng các dịch vụ của CTCK, đặc biệt lànhận lệnh của các nhà đầu tư Việc tạo điều kiện từ phía các CTCK giúp cho cácnhà đầu tư có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán bất cứ họ ở đâu và với hình thứcđặt lệnh nào

Trang 18

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

NHÀ HÀ NỘI (HBBS)

I Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

Cùng với sự tăng lên nhanh chóng các công ty niêm yết trên cả hai sàn giaodịch thì số lượng CTCK cũng có sự phát triển chóng mặt vào năm 2006 Tính đếnhết 2005, thị trường mới chỉ có 14 CTCK, trong vòng một năm ( 2006) số lượngCTCK được UBCKNN cấp phép hoạt động là 41 CTCK, nâng tổng số CTCK lên

55 công ty Và trong năm 2007, có thêm 24 CTCK được cấp phép và chính thứchoạt động, năm 2008 là 102, và đến tháng 8/2009 là 104

1.1 Số lượng và quy mô hoạt động của CTCK

Ngày 28/11/1996, Chính phủ ra nghị định thành lập Ủy Ban Chứng khoánNhà Nước ( UBCKNN )

Trang 19

Ngày 11/7/1998, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hai Trung tâmgiao dịch chứng khoán thuộc UBCKNN

20/07/2000 : Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM chính thức đi vàohoạt động với: 4 Cty chứng khoán và 2 cổ phiếu niêm yết là Công ty cổ phần Cơđiện lạnh (REE) và Công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (Sacom) Một tuầnchỉ có hai phiên giao dịch Giá trị cổ phiếu niêm yết là 270 tỷ đồng (theo mệnh giá)

Trong những năm đầu, TTCK Việt Nam còn non nớt, số nhà đầu tư tham giathị trường còn ít, không nhiều cá nhân, tổ chức mặn mà với việc thành lập cácCTCK TTCK phát triển chậm, không có biến động lớn Đến 05/05/2001 mới chỉ có

5 công ty niêm yết và 7 công ty kinh doanh chứng khoán hoạt động tại trung tâmgiao dịch chứng khoán

TTCK Việt Nam tiếp tục phát triển chậm chạp trong các năm tiếp theo Sốlượng các CTCK sau 3 năm thị trường hoạt động chỉ là 12 công ty với tổng vốnđiều lệ là 465 tỷ đồng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ chứng khoán Số lượng mã cổphiếu được giao dịch trên thị trường không cao (73 mã) với giá trị vốn hóa khônglớn Thị trường mới chỉ có 14000 nhà đầu tư Số nhà đầu tư là tổ chức và nhà đầu tưnước ngoài không lớn Tình trạng trên là do TTCK chưa thực sự trở thành kênh huyđộng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế

có kỳ hạn… cũng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường, làm phong phú thêm hànghóa để người đầu tư lựa chọn Các dịch vụ gia tăng giá trị như liên kết tài khoản vớingân hàng, báo giá chứng khoán qua điện thoại, theo dõi giao dịch chứng khoántrực tuyến, đặt lệnh giao dịch qua điện thoại, Internet… được các CTCK đưa vào ápdụng ngày càng nhiều, đem lại lợi ích thiết thực cho người đầu tư Nguồn vốn điều

lệ của các CTCK đã lên tới trên 810 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh đã ổn định hơnsau một số năm đầu khó khăn, đến năm 2004 các CTCK đều có lãi và đã thực hiệntrích quỹ dự phòng tài chính để tăng vốn điều lệ

Trang 20

2.Giai đoạn 2006 - 2007

Trước tiên cần phải khẳng định giai đoạn 2006-2007 là thời kì bùng nổ mạnh

mẽ của TTCK nói chung và CTCK nói riêng Sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng,quy mô và mở rộng nghiệp vụ của các CTCK là rất đáng kinh ngạc

Qua sáu năm hoạt động, khởi điểm từ vài công ty năm 2000 tính đến cuốinăm 2006 số lượng công ty đã tăng lên 55 và sang năm 2007 là 78

Bên cạnh đó, các CTCK cũng chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới giaodịch thông qua các chi nhánh, các đại lý nhận lệnh,…Tuy nhiên về địa bàn hoạtđộng còn rất nhiều hạn chế chủ yếu chỉ tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội vàTP.HCM Việc phân tích một cách tương đối đơn giản các con số như trên cho thấy,

sự gia tăng của số lượng các CTCK trong thời gian vừa qua có xu hướng phù hợpvới xu hướng gia tăng của quy mô và hàng hóa trên thị trường Giá trị thị trườngtăng mạnh, số lượng hàng hóa lớn đòi hỏi một lực lượng trung gian thị trường mạnh

có tiềm lực tài chính, công nghệ, chuyên môn tốt Mặt khác, khi thị trường pháttriển trong giai đoạn nóng, số lượng CTCK dù tăng nhanh vẫn chưa thể đáp ứngđược đòi hỏi giao dịch của nhà đầu tư, cũng như nhu cầu về tư vấn cổ phần hóa, tưvấn niêm yết Năm 2001 chỉ có 8.700 tài khoản nhà đầu tư, năm 2006 tăng lên72.700 tài khoản, năm 2007 là 303.980 tài khoản và đến đầu năm 2008 là 383.980tài khoản Có thể thấy sự quá tải của các CTCK trong giai đoạn 2006-2007 trongviệc thực hiện các nghiệp vụ môi giới, tư vấn niêm yết Mặt khác, số lượng CTCKtuy tăng nhưng về cơ bản, số lượng chi nhánh vẫn hạn chế (tính đến cuối 2007 chỉ

có 45 chi nhánh/78 CTCK)

2.1 Về quy mô vốn

Giá trị vốn hóa của thị trường tính đến hết năm 2006 tăng hơn 20 lần so vớinăm 2001, tăng gần 3 lần so với năm 2005 Trong giai đoạn này, mức tăng của sốlượng các CTCK thấp hơn nhiều so với mức tăng của giá trị vốn hóa của thị trường/GDP và số lượng công ty niêm yết Số lượng công ty niên yết cũng tăng gần 4 lần

so với năm 2005 và đạt các chỉ tiêu tăng trưởng tốt Nhiều tổ chức, cá nhân nhanhchóng gia nhập thị trường và mong muốn được hưởng lợi nhuận từ TTCK Do vậy,nhu cầu thành lập CTCK tăng mạnh là điều dễ hiểu

Sang năm 2007, nhu cầu thành lập CTCK vẫn tiếp tục tăng Tuy nhiên, giásụt giảm liên tục khiến cho giá trị vốn hóa thị trường giảm mạnh, điều này dẫn đếnviệc số lượng CTCK cứ tiếp tục tăng tất yếu làm mất cân bằng cung cầu trênTTCK

Trang 21

Trong các nghiệp vụ cơ bản của một CTCK gồm: tự doanh; môi giới; tư vấntài chính và đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứngkhoán thì tự doanh là mang lại nguồn lợi lớn nhất Với các chức năng còn lại,CTCK chỉ là duy trì hoạt động, phần trăm thu về trên tổng mức lợi nhuận là rấtkhiêm tốn.

3 Giai đoạn nửa cuối 2007 đến nay

Đây là giai đoạn thị trường chứng khoán có nhiều sự thay đổi Các CTCKcũng chịu ảnh hưởng lớn do sự biến động của thị trường

3.1 Về số lượng và quy mô giao dịch

Tính đến hết 12-2008, số lượng CTCK là 102 công ty, trong đó có 24 công tyđược cấp phép trong năm 2008 Theo số liệu gần đây nhất, tính đến tháng 8/2009 sốlượng CTCK là 104

Quy mô giao dịch trên thị trường không ổn định Từ những tháng cuối năm

2008, khối lượng và giá trị giao dịch giảm dần, đặc biệt giảm mạnh vào đầu năm

2009 Từ tháng 02/2009 khối lượng và giá trị giao dịch đã có dấu hiệu đi lên và dầnvào ổn định

Sự gia tăng trở lại của khối lượng giao dịch từ 2/2009 là do ảnh hưỏng lớn từcác chính sách kích cầu của chính phủ và sự phục hồi dần của nền kinh tế

3.2 Về hoạt động của các CTCK:

Theo nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định, CTCK đãđược cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhưng không đáp ứng đủ điều kiện vềvốn sẽ phải làm thủ tục tăng vốn trong thời hạn hai năm kể từ ngày Nghị định cóhiệu lực

Điều này dẫn đến một tình trạng: các CTCK nếu muốn đáp ứng đủ các điềukiện về vốn theo quy định mà không gây ảnh hưởng đến thị trường thì thường cắtgiảm 2 nghiệp vụ: bảo lãnh phát hành, tự doanh Trong khi đó tự doanh chính lànghiệp vụ đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty trong thời kì trước đó.Theo thống kêcủa UBCKNN, khoảng 35 CTCK thuộc diện phải tăng vốn hoặc cắt bớt nghiệp vụ

Trang 22

đã thực hiện gần như đầy đủ Một số công ty đang trong quá trình hoàn tất thủ tục

đề chờ văn bản hướng dẫn cụ thể Theo đó, đối với các công ty chưa mở sàn giaodịch vàng, Ủy ban Chứng khoán yêu cầu không được mở sàn giao dịch vàng chođến khi có văn bản hướng dẫn Đối với những sàn đã mở, Ủy ban Chứng khoán yêucầu các CTCK phải báo cáo thời gian mở sàn giao dịch vàng; hình thức pháp lý; đốitác hợp tác mở sàn; doanh số giao dịch bình quân tháng,…Trên thực tế, hơn 2 tháng

kể từ ngày UBCKNN yêu cầu các CTCK tạm ngưng mở sàn vàng, các sàn vàngkhông những hao hụt đi mà còn tiếp tục mọc lên mạnh mẽ Hiện cả nước có hơn 20sàn vàng

3.3 Hiệu quả của hoạt động kinh doanh:

Sự thua lỗ của CTCK là hình ảnh chung, phù hợp với diễn biến TTCK suy giảm

và kém thanh khoản trong năm 2008 Những CTCK có nghiệp vụ chính là môi giới và

tư vấn cũng thua lỗ Một số CTCK dù đã đi vào hoạt động từ trước năm 2007, nhưngdoanh thu vẫn rất khiêm tốn, thể hiện hoạt động môi giới chưa hiệu quả

4 Thực trạng các CTCK 3 quý đầu năm 2009

4.1 Hoạt động môi giới

- Thành tựu đạt được

Thị phần giá trị giao dịch môi giới quý III/ 2009 của 10 CTCK hàngđầu tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM

Cổ phiếu và Chứng chỉ quỹ:

1 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long TSC 8,93%

2 Công ty TNHH một thành viên Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín SBS8,73%

3 Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI 7,52%

4 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSC 5,68%

5 Công ty TNHH Chứng khoán ACB ACBS 4,37%

6 Cổng ty Cổ phần Chứng khoán KimEng Việt Nam KEVS 3,82%

7 Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt BVSC 3,71%

Trang 23

1 Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI 32,651%

2 Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công thương

Việt Nam Vietinbank 32,259%

3 Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt BVSC 12,139%

4 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSC 12,139%

5 Công ty TNHH Chứng khoán ACB ACBS 10,806%

6 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long TSC 0,004%

7 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt NamBSC 0,003%

(Trong Quý III/2009, chỉ có 7 CTCK tham gia giao dịch môi giới Trái Phiếu)Đối với lĩnh vực môi giới cổ phiếu, 10 CTCK lớn nhất chiếm 42,13% thịphần Chứng khoán Thăng Long (TSC) dẫn đầu với 8,13% thị phần, cách biệt lớn

so với công ty ở vị trí thứ 2 là Sacombank-SBS với 4,76% thị phần Đây là cũng haicông ty dẫn đầu về thị phần môi giới tại HoSE trong quý III

Trong số 10 doanh nghiệp trên, có 7 doanh nghiệp cũng nằm trong top 10doanh nghiệp có thị phần môi giới lớn nhất tại HoSE Bảy doanh nghiệp này chiếm32,33% thị phần tại HNX và 41,82% thị phần tại HoSE

Tính thanh khoản của TTCK Việt Nam được cải thiện mạnh trong thời gianqua Điều này được thể hiện ở giá trị giao dịch trong năm 2009, con số 65 phiêngiao dịch, trung bình trên HOSE mỗi phiên có 50 triệu cổ phiếu được sang tên vớigiá trị chuyển nhượng 2200 tỷ đồng - những con số mơ ước, vượt xa mức kỷ lụcnăm 2008 (38,5 triệu cổ phiếu, xác lập vào ngày 23/9/2008) Trên HNX, tuy giaodịch kém sôi động hơn một chút, nhưng giá trị giao dịch cũng luôn ở mức bằng 1/2

- 2/3 giá trị giao dịch tại HOSE Cùng với thanh khoản cải thiện, doanh thu từ hoạtđộng môi giới tại các CTCK tăng mạnh

Tuy nhiên bên cạnh các CTCK lớn chiếm được thị phần môi giới lớn thì vẫncòn những công ty nhỏ Dù không đủ vốn để được thực hiện nghiệp vụ tự doanh,nhưng nhiều CTCK nhỏ vẫn hoạt động tự doanh chui

Trang 24

Số lượng tài khoản nhà đầu tư khiêm tốn, đặc biệt nhà đầu tư tổ chức và nhàđầu tư nước ngoài hầu như không có; công nghệ và nhân sự ở mức tối thiểu; khôngbáo cáo phân tích nghiên cứu thị trường; dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư chỉ ở mức khiêmtốn, đó là những nét chính, khắc họa điểm chung của các CTCK nằm phía dướibảng xếp hạng.

Tuy nhiên với các CTCK nhỏ thuộc tốp dưới, thị phần môi giới vẫn rấtkhiêm tốn Khoảng 20% CTCK nhỏ có thị phần môi giới mỗi công ty chỉ chiếmdưới 0,1% Doanh thu phí môi giới trung bình hàng tháng (trên cả HOSE và HNX)của các CTCK tốp cuối chỉ từ 10 - 50 triệu đồng/tháng Cá biệt, vào tháng 8/2009,trên HOSE có CTCK chỉ môi giới được đúng 3.400 cổ phiếu cho nhà đầu tư với phímôi giới chưa đến 120.000 đồng

4.2 Hoạt động tự doanh

Trong quý I /2009 hàng loạt CTCK đã nộp đơn lên UBCKNN xin rút bớtnghiệp vụ tự doanh Theo quy định, nghiệp vụ này yêu cầu vốn pháp định của doanhnghiệp là 100 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ trong tình hình khó khăn hiện nay

Để giảm bớt gánh nặng, nhiều CTCK đã bắt đầu cắt giảm nhân sự, đóng cửacác đại lý nhận lệnh, thu hẹp diện tích hoặc chuyển sàn ra khỏi khu vực trung tâm

để giảm bớt chi phí

Nhìn tổng thể, kết quả hoạt động của các CTCK trong 6 tháng đầu năm đãphản ánh tương đối toàn diện tình hình hoạt động của các CTCK Chặng đường sắptới, CTCK lớn có thị phần rộng, được quản trị rủi ro tốt, có chiều sâu về nhân lực sẽphát triển ổn định và vượt xa mức bình quân chung của toàn ngành

Mảng tự doanh chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu doanh thu của cácCTCK Có công ty doanh thu của hoạt động tự doanh trên 50% tổng doanh thu, cócông ty còn lên tới 80%

Trang 25

Ngoài ra, UBCKNN cũng chấn chỉnh hoạt động giao dịch OTC tại một sốCTCK Theo quy định hiện nay, chỉ Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giaodịch chứng khoán mới được phép tổ chức TTCK

UBCKNN yêu cầu các CTCK thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đã đượccấp phép Đối với các sản phẩm, dịch vụ tài chính khác, trước khi thực hiện, cáccông ty phải báo cáo cho UBCKNN phương án, quy trình thực hiện, các biện phápquản trị rủi ro

4.4 Vấn đề Đòn bẩy tài chính mà các CTCK phối hợp với ngân hàng cung cấp cho nhà đầu tư chủ yếu dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư.

Thời gian này, TTCK đang có những dấu hiệu sôi động dần, chỉ số Index đã lên hơn 600 điểm; giá trị giao dịch nhiều phiên lên đến lên tới 3.000 -4.000 tỷ đồng/phiên, cá biệt có phiên lên đến gần 6.000 tỷ đồng

VN-Tuy nhiên, nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng, chỉ số VN- Index lênđiểm một phần không nhỏ đến từ đòn bẩy tài chính dưới các hình thức: bảo lãnhnghĩa vụ thanh toán, cầm cố, hợp đồng hợp tác đầu tư…

Đòn bẩy tài chính mà các CTCK phối hợp với ngân hàng cung cấp cho nhà đầu

tư chủ yếu dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư Tùy đặc thù của mỗi công ty, đòn bẩyđược thực hiện dưới các hình thức khác nhau, phổ biến nhất là hình thức cho vay kýquỹ Khi giá trị cổ phiếu giảm khoảng 20% hoặc 30% so với giá mua, ngân hàng sẽyêu cầu nhà đầu tư đóng thêm tiền hoặc giải chấp chứng khoán để thu hồi vốn

Hiện tại, nhiều CTCK mời chào các sản phẩm cho vay đầu tư chứng khoánvới tỷ lệ khá hấp dẫn, một số nơi lên đến 300% giá trị khách hàng ký quỹ Ngoài ra,các CTCK cũng đưa ra một số dịch vụ cho vay khác như cho vay ứng trước ngaysau khi có kết quả khớp lệnh; cầm cố chứng khoán chưa niêm yết; cho vay bảochứng; cho vay 100% thời gian T+1, T+2, thậm chí đến T+7… Lãi suất phụ thuộcthời gian khách hàng sử dụng dịch vụ ít nhất là 0,04-0,05%/ngày

Hiện tại chưa có quy định nào cho phép hoặc không cho phép các CTCKthực hiện nghiệp vụ giao dịch ký quỹ Hơn nữa hình thức hợp tác giữa CTCK vànhà đầu tư cũng không thể hiện trên giấy tờ là nghiệp vụ ký quỹ, nên các CTCKkhông phải báo cáo nghiệp vụ này với cơ quan quản lý Thực tế này là nguyên nhânkhiến thị trường không có số liệu chính thức mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính củanhà đầu tư và không biết có bao nhiêu CTCK cung cấp dịch vụ này

Trang 26

II Thực trạng hoạt động của công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội ( HBBS)

1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội( Habubank) là một trong cácNgân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam Năm 2006 là năm mà HABUBANKlần thứ 7 liên tục được Ngân hàng Nhà Nước xếp vào nhóm ngân hàng loại A vàđược tạp chí “ The Banker ” của Anh trao giải “ Ngân hàng của năm” Một trongnhững chiến lược hàng đầu của HABUBAK là đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng cácdịch vụ ngoài tín dụng trong đó : Kinh doanh chứng khoán vừa tập trung được cácyêu cầu hiện tại vừa chuẩn bị được nguồn lực lớn hơn và hướng tới trở thành mộttập đoàn tài chính trong những năm tiếp theo

Việc thành lập công ty chứng khoán đã được HABUBANK quan tâm từ rấtsớm và không nằm ngoài chiến lược về mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụcủa mình Việc thành lập công ty chứng khoán sẽ cho phép HABUBANK khôngnhững giữ vững được số khách hàng hiện có mà còn mở rộng thêm khách hàng mớithông qua những loại hình kinh doanh mà công ty chứng khoán đang được phépthực hiện

Công ty TNHH chứng khoán NHTMCP Nhà Hà Nội (sau đây gọi tắt làHBBS) được thành lập ngày 04/11/2005 theo quyết định số 14/UBCK – GPHĐKDcủa chủ tịch UBCKNN

Tên đầy đủ : Công ty TNHH chứng khoán ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Tên tiếng Anh : HABUBANK Securities Company Ltd

Tên viết tắt : HBBS

Vốn điều lệ : 150 tỷ

Trụ sở chính : 2C Vạn Phúc – Ba Đình – Hà Nội

Tel : 84.4.7262480 – 7262483

Người đại diện

theo pháp luật : Ông Nguyễn Lâm Dũng, Giám đốc

Website : www.habubanksecurities.com.vn

Chi nhánh : - Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tầng 1, tầng

2, Lô H3 Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, Tp.Hồ Chí Minh - Phòng giao dịchTrung Hoà

- Nhân Chính trực thuộc trụ sở chính: Tầng 1-17T1–Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Tp.Hà Nội

Trang 27

- Phòng giao dịch Hàng Trống trực thuộc trụ sở chính:

số 71B phố Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội

Giấy phép thành lập và hoạt động : 14/UBCK–GPHĐKD , Ủy ban Chứngkhoán Nhà nước cấp ngày 04/11/2005

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2006, với mục tiêu trở thành mộttrong những CTCK hàng đầu trên thị trường, cung ứng một cách toàn diện các sảnphẩm và dịch vụ có tính sáng tạo cao và mang lại giá trị thực sự cho khách hàng.HBBS đã đầu tư lớn và không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũcán bộ trong công ty

Sơ lược quá trình phát triển

- Ngày 03/ 11/ 2005: Chính thức thành lập Công ty chứng khoán NH TMCPNhà Hà Nội, hoạt động 50 năm có số vốn tối thiểu 20.000.000 đồng

- Ngày 26/05/ 2006: HBBS được bổ sung thêm các loại hình kinh doanh chứngkhoán: Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và Bảo lãnh phát hành chứng khoán

- Ngày 23/ 12/ 2006: Vốn điều lệ tăng lên 50.000.000 đồng

- Ngày 31/ 12/ 2006: Lợi nhuận trước thuế qua 8 tháng hoạt động (07/ 04/

2006 đến 31/ 12/ 2006) đạt 18,4 tỷ đồng, vượt 381% so với kế hoạch đã đặt ra

- Ngày 05/ 01/ 2007: Bảo lãnh phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếuđợt I, kỳ hạn 5 năm của Vinashin

- Ngày 05/ 03/ 2007: Bảo lãnh phát hành thành công 500 tỷ VNĐ trái phiếu

kỳ hạn 5 năm của Lilama

- Ngày 06/ 06/ 2007: Phối hợp cùng Deustch Bank hỗ trợ thành công pháthành 1000 tỷ trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Lilama

- Ngày 24/ 08/ 2007: Vốn điều lệ của HBBS tăng từ 50 tỷ lên 150 tỷ VNĐ

- Ngày 25/07/ 2008: Tư vấn phát hành thành công 900 tỷ trái phiếu cho Công

ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam

- Ngày 12/03/2009: Phối hợp cùng Deustch Bank hỗ trợ thành công pháthành 3000 tỷ VNĐ trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Vinashin Đây là đợt phát hành cótổng giá trị phát hành lớn nhất

- Ngày 23/10/2009: Tư vấn và tổ chức phát hành thành công 1000 tỷ đồngtrái phiếu cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (HBB)

- Năm 2009, công ty đạt 169,3 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 61,6 tỷ, tươngứng tăng 57,2% so với năm 2008

Trang 28

2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty

2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty

HBBS được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành viên với chủ sởhữu duy nhất là Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, bộ máy lãnh đạo của công ty đượcphân chia thành : Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc và ba phó giám đốc, trong đó

có một phó giám đốc phụ trách trực tiếp chi nhánh Hồ Chí Minh, hai phó giám đốc ởtrụ sở Hà Nội phụ trách các phòng

Công ty có trụ sở chính tại 2C Vạn Phúc, Hà Nội và chi nhánh tại thành phố

Hồ Chí Minh Tại 2 địa điểm này, HBBS đều có phòng môi giới, phòng kinh doanh,hành chính tổng hợp và kế toán lưu ký Trong thời gian sắp tới, để đáp ứng việctriển khai nghiệp vụ kinh doanh công ty sẽ xúc tiến thành lập thêm chi nhánh,phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh tại các tỉnh và thành phố trong cả nước

Biểu 2 :Sơ đồ cơ cấu tổ chức

& KT lưu ký CK

Phòng

tư vấn Phòng phân

tích

Phòng môi giới chứng khoán

Phòng kinh doanh

Phòng HCTH

& KT lưu ký CK

Trang 29

2.2 Cơ cấu nhân sự của công ty

Yếu tố nhân lực vẫn là yếu tố chính quyết định đến sự phát triển của công ty

Do đó, công tác nhân sự được ban lãnh đạo công ty rất coi trọng và quan tâm Công

ty thường xuyên tổ chức tuyển dụng nhân sự chất lượng nhằm đáp ứng kịp thời sựphát triển mạnh mẽ của bản thân công ty, hầu hết những nhân sự của công ty đều lànhững người có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và trách nhiệm với công việc,yêu nghề, sức khoẻ tốt, có khả năng đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty.Qua quá trình làm việc tại công ty, các nhân sự mới được đào tạo bài bản, tiếp xúc

và dần nắm bắt được hết các quy trình nghiệp vụ, từ đó có thể phát huy hết khảnăng sáng tạo, trí tuệ của mình, có điều kiện thực hiện các ý tưởng mới nhằm đemlại hiệu quả làm việc cao nhất

Sau đây là bảng kê tình hình nhân sự của công ty tính đến thời điểm cuốinăm 2009:

Bảng 2.2.1: Tình hình nhân sự của HBBS

Đơn vị: Nhân viên

Số nhân viên được cấp

Nguồn: Phòng nhân sự Ngân hàng Habubank

Số nhân viên được cấp chứng chỉ năm 2007 là 10 người, sang năm 2008 doảnh hưởng của khủng hoảng số lượng nhân viên giảm, kéo theo số nhân viên đượccấp chứng chỉ cũng giảm theo Sang năm 2009 tình hình có khả quan hơn Tuynhiên, để tồn tại và phát triển lâu dài công ty cần chú trọng bồi dưỡng đội ngũ nhânviên hơn nữa, cần tăng số lượng nhân viên được cấp chứng chỉ

Bảng 2.2.2: Cơ cấu nhân sự các phòng ban của HBBS

Phòng kế toán lưu ký chứng khoán 11

Nguồn: Phòng nhân sự Ngân hàng Habubank

Bảng 2.2.3 : Cơ cấu nhân sự theo trình độ của HBBS

Trang 30

Trình độ Số lượng nhân viên( người)

Nguồn: Phòng nhân sự Ngân hàng Habubank

Với tình hình kinh tế hiện nay, việc tồn tại được đã là vấn đề khó khăn, muốnphát triển công ty cần phải chú trọng hơn nữa đến việc đào đạo chuyên viên caocấp, đặc biệt là nhân viên có trình độ trên đại học

5 Thực trạng hoạt động

Khi mới thành lập, Công ty TNHH Chứng khoán Habubank có vốn điều lệ là 50

tỷ Việt Nam đồng, do vậy các hoạt động của công ty chủ yếu mới chỉ tập trung vàohoạt động môi giới, còn các hoạt động khác phát triển nhưng chưa mạnh Đầu năm

2007 công ty đã tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ, chú trọng nhiều hơn đến các hoạt độngkhác đặc biệt là hoạt động tự doanh và tư vấn

5.1 Môi giới chứng khoán:

Công ty thực hiện chức năng là môi giới mua, bán chứng khoán được niêmyết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán theo yêucầu của khách hàng Tiện ích của dịch vụ này tại HBBS là:

- Thủ tục đơn giản, chặt chẽ, nhanh chóng, thuận tiện

- Mọi thông tin liên quan đến tài khoản của khách hàng được bảo mật tuyệt đối

- HBBS giúp khách hàng thực hiện giao dịch chứng khoán diễn ra thuậntiện, kịp thời; ngoài hình thức giao dịch trực tiếp, công ty còn cung cấp dịch vụ giaodịch qua điện thoại, gửi tin nhắn SMS về số dư tiền mặt và số dư chứng khoán chokhách hàng Cũng như gửi kết quả và chăm sóc khách hàng qua SMS khiến kháchhàng và công ty thân thiết hơn

- HBBS cung cấp cho các nhà đầu tư báo cáo giao dịch, các thông tin cậpnhật về thị trường, báo cáo tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của các công

ty cổ phần, các văn bản pháp luật hàng ngày

- Đội ngũ chuyên viên môi giới tận tình, có đạo đức nghề nghiệp, có trình

độ chuyên môn, có kinh nghiệm và cập nhật thông tin

- Công ty cung cấp các dịch vụ bổ trợ như: ứng trước tiền bán chứng khoáncho khách hàng, cầm cố chứng khoán,…tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trongviệc sử dụng linh hoạt nguồn vốn đầu tư của mình, nhằm đưa lại hiệu quả đầu tưcao nhất

Ngày đăng: 17/02/2014, 12:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2.1: Tình hình nhân sự của HBBS - một số giải pháp phát triển thị trường cho công ty tnhh chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội
Bảng 2.2.1 Tình hình nhân sự của HBBS (Trang 29)
Bảng 2.2.3 : Cơ cấu nhân sự theo trình độ của HBBS - một số giải pháp phát triển thị trường cho công ty tnhh chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội
Bảng 2.2.3 Cơ cấu nhân sự theo trình độ của HBBS (Trang 30)
Bảng 2.2.4  : mức phí giao dịch tại HBBS - một số giải pháp phát triển thị trường cho công ty tnhh chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội
Bảng 2.2.4 : mức phí giao dịch tại HBBS (Trang 31)
Bảng 2.2.9  Cơ cấu doanh thu - một số giải pháp phát triển thị trường cho công ty tnhh chứng khoán ngân hàng thương mại cổ phần nhà hà nội
Bảng 2.2.9 Cơ cấu doanh thu (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w