Định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 99)

a) Một số quan điểm về giải pháp đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện

Quan điểm của đa phần đối tượng được hỏi đều cho rằng cần đầu tư cho CSHT, đặc biệt là hệ thống giao thông, cần đầu tư đồng bộ và dứt điểm.

HỘP 4.5: Đầu tiên phải làm đường, làm tới đâu chắc tới đó

Đầu tiên phải là làm đường, phát triển kinh tế phải đầu tư phát triển dịch vụ. Nếu không có giao thông thì hàng hóa sản xuất ra cũng chỉ là hàng hóa tự sản tự tiêu. Giao thông của huyện hiện nay được đầu tư, nhìn chung có thay đổi nhiều, nhưng trên thực

tế còn manh mún và chắp vá. Phải làm đồng bộ, hết xã này thì làm tiếp xã khác_làm tới đâu chắc tới đó, không nóng vội mà đầu tư dàn trải.

Ông X_ xã Bồng Am

Bên cạnh đó, đầu tư cần huy động đủ nguồn vốn cho các công trình, tránh tình trạng xé lẻ, manh mún trong đầu tư. Cần phải tăng cường công tác giáo dục, khuyến nông, đào tạo nghề nâng cao năng lực sử dụng vốn đầu tư cho người được thụ hưởng đầu tư.

HỘP 4.6: Đầu tư phải đủ lượng vốn, phải dạy người ta cách dùng lượng vốn đó

Cho lưỡi câu nhưng dân không có khả năng mua cần, mua dây thì không thể câu được cá. Cho con cá thì người ta ăn mất. Phải cho người ta cả cần câu, dây và lưỡi câu. Dạy người ta câu cá, và dạy người ta từ cần câu, từ con cá đó mà sinh ra tiền. Đầu tư cũng vậy thôi, phải đầu tư đủ lượng vốn thì mới có thể đổi thay được tình hình, nhưng quan trọng nữa là phải dạy người ta cách dùng lượng vốn đầu tư đó.

Ông P _xã Bồng Am

Cho người nông dân vay vốn phát triển sản xuất thì phải hướng dẫn phương thức sản xuất thông qua các tổ hội, các đơn vị tư vấn. Cần chú ý hơn tới đối tượng có khả năng phát triển sản xuất.

HỘP 4.7: Không có tư vấn thì vay thế chứ vay nữa cũng không có ý nghĩa gì

Phải có nhóm tư vấn khi đầu tư vốn, đầu tư giống…Không có tư vấn cho hộ nghèo thì cho vay thế chứ vay nữa cũng không có ý nghĩa gì. Thôn bản phải có nhóm tư vấn sản xuất cho người nghèo. Đầu tư cho hộ nghèo thoát nghèo ở huyện này là đúng, nhưng phải đánh vào đối tượng hộ nghèo có khả năng phát triển, có khả năng sản xuất, có ý thức vươn lên. Làm thật khó, nhưng phải làm được thế..

Ông S, phòng NN & PTNT huyện Sơn Động

Một đặc điểm quan trọng nữa là khi tiến hành các chương trình đầu tư cần phải có vốn đối ứng của dân, dù ít dù nhiều, điều đó sẽ nâng cao trách nhiệm của người dân trong việ sử dụng vốn và tiến hành chương trình.

HỘP 4.8: Luôn phải có vốn đối ứng của dân

Luôn phải có vốn đối ứng của dân trong các chương trình đầu tư để tăng trách nhiệm của dân. Không bao giờ cho không, cho không thì dân làm không có trách nhiệm.

b) Những khó khăn chính và nhu cầu đầu tư của các đối tượng điều tra Đối tượng điều tra Số mẫu % nhận định Khó khăn chính Cụ thể khó khăn 1. Trang trại 10 80 + Hệ thống điện phục vụ sản xuất

Điện yếu, đã được đầu tư nhưng manh mún, chủ yếu trạm biến áp công suất bé và tải trọng đường dây thấp nên chủ yếu chỉ phục vụ sinh hoạt. 80 + Công tác

khuyến nông

“Đơn vị có nhiều thắc mắc, có hỏi khuyến nông, nhưng khuyến nông để đó, ngại nên không hỏi lại nữa…”

50

+ Thương hiệu sản phẩm

Đa phần sản phẩm của huyện có chất lượng, nhưng chưa có định hướng tập trung để tạo nên thương hiệu và quảng bá thương hiệu (ví dụ: gà đồi, đậu phụ, vải…).

70 + Quy hoạch

và định hướng sản xuất

Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, thường các trang trại và hộ dân thấy ai sản xuất tốt sản phẩm gì thì đua nhau sản xuất sản phẩm ấy

90 + Giao thông Hệ thống giao thông đã được đầu tư cải thiện, nhưng đa phần còn thiếu và tỷ lệ bê tông hóa, đường rải nhựa còn thấp

90 + Vốn Vốn không đủ để đầu tư sản xuất, thế chấp nhiều,

vay nhiều thì sợ rủi ro. 2. DN

15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40 + Công tác giải phóng mặt bằng

Khi thuê đất hay muốn mở rộng diện tích đất để tăng quy mô sản xuất thì luôn bị chậm do giải phóng mặt bằng lâu(nhận định chủ yếu từ DN nhà nước và DN quy mô lớn).

60 + Thủ tục cấp phép

Thủ tục cấp phép lâu, “chi phí ngầm” nhiều 73 + Giao thông Giao thông khó khăn nên vận chuyển đầu vào và

đầu ra đều khó khăn. 3.

HTX

15

67 + Mặt bằng

sản xuất

HTX muốn được tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất ở khu vực thuận lợi để xây dựng trụ sở.

87 + Khuyến

công

+ Khuyến công ít quá, thỉnh thoảng hỗ trợ, ít có lớp học

- Tập huấn Huyện có tổ chức đưa đi học nhưng đi xa nên ít người, nếu huyện thuê người về, mình góp tiền,

như thế nhiều người trực tiếp được học 40 - Tài liệu và

cung cấp thông tin

Thiếu thông tin về biến động giá đầu vào, không có đầu báo về giá cả thị trường

93 + Vốn sản

xuất

Liệu có thay đổi được điều kiện thế chấp? Cho thế chấp tài sản và giấy phép kinh doanh, không chỉ thế chấp sổ đỏ?

40 + Giao thông Ảnh hưởng tới tiêu thụ đầu ra 4. Hộ sản xuất TTCN 20 75 + Khuyến công Số lớp học còn ít 55 + Hệ thống điện

Điện thiếu ổn định, thường xuyên mất điện. 50 Giao thông Ảnh hưởng tới công tác vận chuyển, tiêu thụ sản

phẩm

50 Nguồn nguyên

liệu cho sản xuất

Hệ thống cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ở huyện còn thiếu

85 Phương tiện

vận chuyển

Muốn thuê xe để chở vật liệu hay chở hàng đều rất khó kiếm.

85 + Vốn sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất

Thiếu vốn cho sản xuất 5. Hộ kinh doanh dịch vụ 30 90 + Tập huấn quản lý kinh doanh

+ Chưa có lớp đào tạo quản lý kinh doanh

83 + Sức mua

của người tiêu dùng

Sức mua người tiêu dùng thấp nên khó mở rộng quy mô 6. Hộ nông lâm 50 100 + Vốn sản xuất

+ Thế chấp bìa đỏ nên e ngại rủi ro, vốn cho vay không đủ sản xuất, thời hạn vay ngắn

86 + Đường giao

thông

Giao thông khó khăn nên mua đầu vào và tiêu thụ sản phẩm khó

80 + Hệ thống

thủy lợi

Thiếu nước tưới. Riêng Yên Định cần hệ thống bơm tiêu nước mùa lũ do địa hình trũng

76 + Khuyến

nông, đặc biệt là BVTV

Khuyến nông huyện chưa sát địa bàn, có nhiều nơi dân không biết mặt khuyến nông, khuyến nông do hội nông dân làm khá tốt.

Khi có sâu bệnh, dân tự mua thuốc về phun mà không có sự thông báo, hướng dẫn, có khi mua phải

thuốc giả.

c) Định hướng giải pháp

Từ thực trạng đầu tư qua nhận định của các đối tượng điều tra và nhu cầu cần đầu tư của các đối tượng, ta có những định hướng giải pháp cho công tác đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động như sau

Giải pháp đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động

* Về công tác quy hoạch trong đầu tư

Chính quyền huyện cần tổ chức cuộc họp mở rộng lấy ý kiến của các cơ quan đơn vị về vấn đề thuận lợi, khó khăn, yêu cầu và định hướng giải pháp cụ thể cho phát triển và đầu tư cho phát triển từng ngành, từng lĩnh vực. Đối với các đơn vị kinh tế trên địa bàn, giao cho các ban ngành tổ chức thu thập ý kiến, nguyện vọng và đánh giá của các đối tượng. Ý kiến càng chi tiết thì định hướng quy hoạch đưa ra càng sát thực và hiệu quả triển khai càng cao. Mặc dù triển khai đồng bộ việc thu thập ý kiến này có nhiều khó khăn, nhưng làm được như vậy thì quy hoạch mới sát thực bởi phát triển phải đi từ cộng đồng và vì cộng đồng.

* Về lĩnh vực ưu tiên đầu tư

Môi trường bên trong

Môi trường bên ngoài

Điểm mạnh (S)

S1: Quá trình giải ngân vốn thuận tiện

S2: Ngân sách tỉnh đưa về nhiều và đúng thời hạn

S3: Công khai trong bình chọn đối tượng thụ hưởng đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm yếu (W)

W1: Vốn đầu tư dàn trải, phân tán.

W2: Định mức đầu tư thấp, nguồn vốn chủ yếu một chiều từ các chương trình, vốn góp cộng đồng ít

W3: Trình độ cán bộ còn hạn chế nên công tác lập kế hoạch, sự nhanh nhạy trong tận dụng vốn và công tác triển khai, quản lý đầu tư còn kém.

W4: Trình độ dân trí chưa đồng đều, động lực phấn đấu thấp, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.

W5: Phương thức hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật đi kèm đầu tư vốn chưa tốt.

W6: Công tác thanh tra, kiểm tra còn chậm.

W7: Vốn thất thoát, kết quả đầu tư chưa bền vững.

Cơ hội (O)

O1: Chính sách ưu tiên của Đảng, Nhà nước

O2: Xã hội ngày càng quan tâm, nguồn đầu tư tăng dần về số lượng, quy mô vốn và tổ chức

O3: Môi trường chính trị ổn định O4: Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân với các chương trình, cơ bản dân tin cán bộ.

O-S: Kết hợp điểm mạnh để tận dụng cơ hội O-W: Tận dụng cơ hội để bù đắp điểm yếu

O1+O2_W1+W2: Tận dụng các nguồn vốn tăng mức đầu tư cho các chương trình, đầu tư một cách tập trung. O1+O2_W3+W4+W5: Sử dụng nguồn đầu tư, tăng cường đầu tư cho GD-ĐT, dạy nghề và khuyến công, khuyến nông, có tổ tư vấn sử dụng vốn.

O1+O3+O4_W6+W7: Tăng cường sự giám sát cộng đồng trong các chương trình, chế tài xử phạt hợp lý với sai phạm

Thách thức (T)

T1: Điều kiện tự nhiên có nhiều bất lợi.

T2: CSHT chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ SX.

T3: Xuất phát điểm nền kinh tế thấp, nhu cầu đầu tư nhiều.

T4: Phân cấp quản lý trong đầu tư chưa thực sự đi vào thực tế.

T-S: Kết hợp mặt mạnh đối phó nguy cơ

T1_S1+ S2: Có kế hoạch sử dụng, đưa vốn vào đầu tư kịp thời, tránh thời tiết bất lợi. Đầu tư thêm cho công tác dự báo. T2_S1+S2: Ưu tiên vốn cho nâng cấp, phát triển CSHT T3_S1+S2+S3: Phân bổ vốn hợp lý, trưng cầu ý kiến cộng đồng, nhận định chính xác để đầu tư đúng thứ tự ưu tiên

- Tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống giao thông để phục vụ thông thương đi lại và trao đổi mua bán giữa các vùng, kích thích quan hệ sản xuất hàng hóa phát triển. Đồng thời, cần cải thiện hệ thống điện phục vụ sản xuất. Trong năm năm đầu (2000-2015), cần tập trung cao giải quyết ưu tiên cho lĩnh vực đầu tư này.

- Ưu tiên tiếp theo là công tác đầu tư cho giáo dục đào tạo, bao gồm cả đào tạo nghề, công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến thương. Cần đầu tư vốn cho công tác khuyến nông để nâng cao nhận thức của người dân. Đồng thời song song đầu tư cho khuyến công và khuyến thương, đầu tư cho con người là đầu tư cho sự bền vững, đầu tư cho tương lai.

- Các giải pháp tiếp theo là tăng cường công tác dự báo, dự tính, cần đầu tư cho hệ thống thông tin liên lạc để nâng cao dân trí. Đồng thời, đưa thông tin về kịp thời với người dân, người sản xuất.

- Ưu tiên đầu tư cho công nghiệp chế biến gỗ và lĩnh vực du lịch, tận dụng và khai thác lợi thế về vị trí địa lý và nguồn tài nguyên rừng.

- Tiến hành quy hoạch cho công nghiệp sản xuât gạch và công nghiệp khai thác khoáng sản.

* Về phương thức đầu tư

- Đầu tư tập trung, dứt điểm, tránh sử dụng vốn đầu tư một cách dàn trải.

- Đưa cán bộ về cắm bản, đào tạo cán bộ là con em địa phương, phải cam kết là khi học xong trở về phục vụ địa phương. Có chế độ đãi ngộ thực sự cho người có năng lực và nhiệt huyết với địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cán bộ là gương, cán bộ làm trước, đạt hiệu quả để dân nghe theo_đặc biệt là cán bộ khuyến nông

- Phải có vai trò của địa chất. Các nhà khoa học cần khảo sát nghiêm túc về chất đất để tìm ra giống cây con có gtri kinh tế hợp với địa phương để đưa vào sản xuất

- Cán bộ khuyến nông đưa giống hỗ trợ về thì phải hướng dẫn tỉ mỉ cách chăm sóc, cách nuôi dưỡng. Đưa giống về đồng thời phải nhìn thấy đầu ra cho người dân, tập trung cao cho những mô hình sản xuất có khả năng tạm thời bao tiêu sản phẩm trong giai đoạn đầu cho người dân. Nên kết hợp với các HTX, liên minh HTX, các

trang trại và các công ty tư nhân tiêu thụ sản phẩm.

Bao tiêu sản phẩm cần quy ước, hợp đồng trước với người dân về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Điều đó khiến người dân phải có trách nhiệm hơn trong kỹ thuật chăm sóc.

-Cho vay vốn phải có tổ tư vấn ở các xã, nếu không tư vấn cho dân thì không thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

* Phương thức huy động vốn

- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân. Tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý và dịch vụ công cho công tác đầu tư phát triển của các tổ chức, đơn vị tư nhân.

- Khai thác hiệu quả nguồn đầu tư từ NSNN. Đầu tư tập trung, đúng trọng điểm ưu tiên và đối tượng ưu tiên.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Đầu tư công_đặc biệt là đầu tư công cho phát triển kinh tế các huyện nghèo là lĩnh vực luôn được nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm. Nhà nước đã có nhiều chính sách đầu tư cho đối tượng huyện nghèo và được cụ thể hóa qua các chương trình 135, 134, 661...Đồng thời được sự tạo điều kiện của nhà nước, các tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ đã tham gia vào lĩnh vực đầu tư công nhằm phát triển kinh tế của các địa phương khó khăn. Trong những năm qua, vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động đã có sự gia tăng lớn về quy mô, trung bình giai đoạn 2005-2008, tốc độ gia tăng vốn đầu tư ước đạt hơn 114%. Các nguồn vốn đầu tư vào Sơn Động cũng đa dạng. Nguồn đầu tư thường xuyên và tương đối đều đặn là nguồn đầu tư theo chương trình 135, trung bình mỗi năm lượng vốn đầu tư cho huyện của chương trình này dao động từ 11-15 tỷ đồng. Nguồn vốn lớn nhất mà huyện nhận được trong giai đoạn 2003-2007 là nguồn vốn từ chương trình Giảm nghèo do tổ chức WB thực hiện, ước tính tổng lượng vốn đầu tư đến cuối 2007 là 144 tỷ đồng.

Về cơ bản lượng vốn đầu tư cho các ngành kinh tế gia tăng về giá trị tuyệt đối qua các năm, tuy nhiên lượng vốn đầu tư công vẫn chủ yếu tập trung vào đầu tư cho ngành nông nghiệp, trong đó tập trung đầu tư cho xây dựng công trình thủy lợi và xây dựng các mô hình.

Hiệu quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư cho các ngành cho thấy đầu tư cho TMDV mang lại giá trị sản xuất gia tăng cao nhất, tiếp đến là đầu tư cho công nghiệp. Thực trạng cho thấy đầu tư cho nông nghiệp khó tính toán hiệu quả kinh tế chính xác bởi nền nông nghiệp của huyện ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết.

Qua nghiên cứu cho thấy, đầu tư công đã góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế của huyện, thúc đẩy phát triển sản xuất và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện. Tuy

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 99)