Hiệu quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 88 - 89)

Sơn Động

Khi đánh giá hiệu quả đầu tư công cho các ngành kinh tế của huyện, ta cần xem xét chúng trong mối tương quan song song tồn tại và tác động lẫn nhau.

Bảng 4.15 So sánh hiệu quả kinh tế nguồn vốn đầu tư công cho các ngành kinh tế huyện Sơn Động

Chỉ tiêu Năm

2000 2005 2006 2007 2008

Hlv (GO) ngành nông nghiệp -0.21551 -2.85337 -0.00895 3.344421 1.628295

Hlv (GO) ngành công nghiệp 0.053383 0.237152 0.24752 0.312719 0.750797

Hlv (GO) ngành xây dựng 0.063074 0.196063 0.01982 0.054797 0.267743

Hlv (GO) ngành TMDV 0.446843 0.653052 1.145631 1.459441 1.124817

Qua bảng 4.15 ta thấy, đầu tư cho ngành thương mại dịch vụ kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao và mức tăng ổn định nhất. Đầu tư cho ngành công nghiệp và xây dựng đứng thứ hai trong hiệu quả kinh tế đầu tư công. Hiệu quả kinh tế nguồn đầu tư công cho ngành nông nghiệp biến động thất thường và phụ thuộc nhiều và điều kiện tự nhiên cũng như đặc thù sản xuất nông nghiệp của huyện. Vì vậy, trong định hướng đầu tư huyện nên ưu tiên đầu tư cho ngành thương mại dịch vụ, phát triển công nghiệp…đồng thời, song song với nó, phải chú trọng thu hút vốn đầu tư để đầu tư cho ngành nông nghiệp, cần đầu tư có trọng điểm, đầu tư lớn hơn cho công tác dự tính dự báo, đồng thời tăng cường đầu tư cho công tác khuyến nông, làm tăng nhận thức và kỹ năng sản xuất của người nông dân, giảm nhẹ sự ảnh hưởng của yếu tố thời tiết.

4.4.2 Hiệu quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động Sơn Động

Xem xét hiệu quả đầu tư công cho toàn ngành kinh tế cho ta cái nhìn tổng quan về hiệu quả đầu tư công đối với sự phát triển của huyện dưới góc độ kinh tế. Qua bảng 4.16 ta thấy hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện biến động thất thường. Năm 2005, nguồn đầu tư không đạt hiệu quả kinh tế (Hlv (GO) < 0). Điều này là do giá trị sản xuất năm 2005 giảm so với năm 2004. Sự biến động này

ĐVT: Lần

được lý giải là do năm 2005 xảy ra rét đậm rét hại trong thời gian dài, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện giảm mạnh kéo theo sự suy giảm giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế. Sau năm 2005, hiệu quả đồng vốn đầu tư công tăng dần nhưng mức tăng biến động thất thường. Hlv (GO), tăng đột biến từ 0.11 năm 2006 lên 0.98 năm 2007. Biến động này là do đặc thù sản xuất của huyện, nền kinh tế của huyện chủ yếu là nền sản xuất nông nghiệp, kết quả sản xuất phụ thuộc nhiều vào kết quả sản xuất ngành nông nghiệp, trong khi đó, đóng góp giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp của huyện phần lớn từ giá trị sản xuất cây vải, năm 2007, vải được mùa lớn, giá vải tuy có giảm tương đối nhưng vẫn đóng góp giá trị sản xuất cao cho toàn ngành nông nghiệp.

Bảng 4.16 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động giai đoạn 2000 – 2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 1999 2000 2004 2005 2006 2007 2008 GO trđ 105023 108390 320903 265306 277504 398703 464983 ∆GO trđ 3366.30 -55597.00 12198.00 121198.90 66280.10 IvPHTD trđ 36320.35 90858.03 107888.84 123548.60 134907.25 Hlv (GO) Lần 0.09268 -0.61191 0.11306 0.98098 0.49130

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w