Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 52 - 56)

a. Thu thập thông tin đã công bố

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về tình hình đầu tư công ở Việt Nam và thế giới. Các nghiên cứu gần đây có liên quan và được tiến hành bởi các Trung tâm nghiên cứu, các cơ quan chính phủ…

+ Các loại sách và bài giảng: Kinh tế đầu tư, Nhập môn tài chính-tiền tệ, Kinh tế phát triển, Chính sách nông nghiệp, Kinh tế công cộng…

+ Các bài báo từ các tạp chí có liên quan tới đề tài

+ Các tài liệu từ các website + Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thư viện ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, thư viện khoa Kinh tế&PTNT, ĐH Nông Nghiệp Hà Nội

Thư viện Internet

Thư viện, internet Số liệu về tình hình

chung của huyện và các đơn vị nghiên cứu điểm, tình hình đầu tư công của huyện.

+ Báo cáo kết quả kinh tế-xã hội của huyện qua các năm + Tình hình phát triển của các ngành Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ của huyện

+ Niên giám thống kê huyện Sơn Động, niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

+ Các chính sách về đầu tư phát triển cho các ngành, các vùng và các đơn vị kinh tế của tỉnh Bắc Giang và huyện Sơn Động.

+ Các báo cáo về các chương trình, dự án đầu tư cho huyện Sơn Động.

+ Báo cáo thu-chi ngân sách của huyện qua các năm

+ Quy hoạch phát triển kinh tế thời kỳ 2010, 2020.

UBND huyện Phòng NN &PTNT

phòng công thương phòng LĐTBXH ...

Phòng thống kê huyện Sơn Động, cục thống kê tỉnh Bắc Giang

UBND huyện Sơn Động, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang

Ban Quản lý Dự án, các Ban quản lý dự án của các dự án, UBND huyện

Phòng thống kê, phòng Tài chính - kế hoạch

UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch.

địa điểm dự kiến thu thập.

- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

b. Thu thập thông tin, số liệu mới * Phương pháp chọn mẫu

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp thu thập

1.Cán bộ lãnh đạo + Cấp tỉnh 1 người (lãnh đạo sở Kế hoạch đầu tư) Thông tin về chủ trương và giải pháp hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế chung của tỉnh và đầu tư công cho Sơn Động

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. + Cấp huyện 15 người (cán bộ lãnh đạo huyện và các trưởng ban ngành) Những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư công của huyện, tình hình thực hiện, phương hướng và giải pháp đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Phương pháp tổ chức hội thảo/PRA + Cấp xã 23 người (chủ tịch xã) Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng, tình hình thực hiện, giải pháp đầu tư công cho phát triển kinh tế tại xã, huyện.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Phương pháp tổ chức hội thảo/PRA 2.Doanh nghiệp 15 doanh nghiệp

Đặc điểm của đơn vị, tình hình thực hiện và kết quả các chính sách đầu tư cho đơn vị và tác động của nó, thuận lợi, khó khăn, nguyện

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Phương pháp tổ chức hội thảo/PRA 3.Hợp tác xã 15 HTX (chủ nhiệm HTX) 4.Trang trại 10 trang trại

5.Hộ 20 hộ TTCN 30 hộ KD 50 hộ nông lâm Tình hình hỗ trợ kinh tế cho hộ, tình hình thực hiện và giải pháp đầu tư công ở địa phương.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Huyện Sơn Động có 21 xã và 2 thị trấn. Theo tính chất tự nhiên – kinh tế - xã hội, có thể chia huyện Sơn Động thành 5 vùng kinh tế khác nhau: 1) Trung tâm huyện (2 thị trấn và 3 xã): Sản xuất công nghiệp và dịch vụ; 2) Vùng Đông Bắc (4 xã): thích hợp với đậu tương; 3) Vùng Cẩm Đàn (6 xã) thích hợp với cây đậu xanh và khai khoáng mỏ đồng; 4) Vùng Long Sơn – Dương Hưu (2 xã): thích hợp phát triển chè; 5) Vùng Thanh Sơn – Thanh Luận (5 xã): thích hợp phát triển rừng. Để đảm bảo tính đại diện, đề tài chọn các mẫu nghiên cứu là đại diện cho 5 vùng kinh tế-sinh thái khác nhau với các mô hình phát triển kinh tế khác nhau.

Số lượng mẫu được lựa chọn nghiên cứu theo địa bàn như sau:

Đối tượng Vùng Mẫu điều tra

Hộ kinh doanh dịch vụ An Châu 15

Thanh Sơn 10

3 xã 5

Cơ sở sản xuất CN-TTCN An Châu 10

Yên Định 10

Hộ nông lâm nghiệp Vùng 1 10

Vùng 2 10

Vùng 3 10

Vùng 4 10

Vùng 5 10

Ngoài các phương pháp phỏng vấn trực tiếp và PRA, đề tài còn sử dụng thêm một số phương pháp sau:

- Phương pháp thảo luận nhóm

Điều tra phỏng vấn không chính thức (phỏng vấn nhóm thành viên gia đình, nhóm người ở các quán nước…) nhằm thu thập thêm các thông tin về cách nhìn nhận của người dân về hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện. Đồng thời giúp đối chiếu so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra được.

Nghiên cứu dựa trên sự chọn lọc những ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu... từ đó có nhận xét chung để đánh giá, nghiên cứu đề tài.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w