Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 43 - 47)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Sơn Động nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Giang trên vòng cung Ngân Sơn - Đông Triều.

- Phía Bắc và Đông giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn. - Phía Nam giáp huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Phía Tây giáp huyện Lục Ngạn và Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.

Huyện có 21 xã và 2 thị trấn với nhiều thôn xóm và điểm dân cư nằm rải rác ở nhiều khu vực, huyện có 2 tuyến đường quốc lộ (gồm quốc lộ 279 và quốc lộ 31) và 2 tuyến tỉnh lộ (tỉnh lộ 291, 293) chạy qua, tuy là huyện miền núi nhưng Sơn Động có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận, với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, đất đai

a) Địa hình

Sơn Động có địa hình đặc trưng của miền núi, bị chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 450m, độ dốc khá lớn, đặc biệt là các xã nằm ven dãy núi Yên Tử (bình quân trên 250). Ngoài ra huyện còn có các cánh đồng nhỏ, hẹp nằm xen kẽ với các dải đồi núi.

b) Tình hình đất đai của huyện

Đất đai của huyện Sơn Động chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên phiến sét, đất vàng nhạt trên đá... Xen giữa diện tích đồi núi là diện tích đất thung lũng phù hợp sản xuất cây hàng năm. Năm 2007, tỉnh Bắc Giang chỉ đạo tổng kiểm kê lại quỹ đất trên toàn tỉnh, sau khi điều tra, diện tích tự nhiên thực tế của huyện Sơn Động là 84577ha, có sự sai lệch so với sự đo đạc của những năm trước đây. (Diện tích kiểm kê những năm trước của huyện là 84432ha). Tình hình đất đai của huyện thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So Sánh (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 07/06 08/07 BQ

I. Tổng diện tích đất tự nhiên 84432 100.00 84577 100.00 84577 100.00 100.17 100.00 100.09

1. Đất nông nghiệp 59785 70.81 60096 71.05 62199 73.54 100.52 103.50 102.00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10096 16.89 9896.9 16.47 9782.9 15.73 98.03 98.85 98.44

- Đất trồng cây hàng năm 3858.1 38.21 3859.8 39.00 3776.2 38.60 100.05 97.83 98.93

+ Đất trồng lúa 2850.8 73.89 2844.4 73.69 2832.5 75.01 99.77 99.58 99.68

+ Đất đồng cỏ 302.4 7.84 302.40 7.83 222.4 5.89 100.00 73.54 85.76

+ Đất trồng cây hàng năm khác 704.9 18.27 713.08 18.47 721.38 19.10 101.16 101.16 101.16

- Đất trồng cây lâu năm 6238.2 61.79 6037.1 61.00 6006.7 61.40 96.78 99.50 98.13

1.2 Đất lâm nghiệp 49448 82.71 49952 83.12 52160 83.86 101.02 104.42 102.71

- Đất rừng sản xuất 18780 37.98 20099 40.24 23428 44.92 107.02 116.57 111.69

- Đất rừng phòng hộ 19243 38.92 18429 36.89 17307 33.18 95.77 93.91 94.84

- Đất rừng đặc dụng 11425 23.10 11425 22.87 11425 21.90 100.00 100.00 100.00

1.3 Diện tích mặt nước có khả

năng nuôi trồng thủy sản 237.4 0.40 242.7 0.40 252.8 0.41 102.23 104.16 103.19

- Diện tích nuôi trồng thủy sản 58 24.43 61 25.13 65.2 25.79 105.17 106.89 106.03

1.4 Đất nông nghiệp khác 3.6 0.04 3.6 0.04 3.6 0.04 100.00 100.00 100.00

2. Đất phi nông nghiệp 10774 12.76 10852 12.83 10891 12.88 100.73 100.36 100.54

2.1 Đất ở 961.5 8.92 965.48 8.90 973.67 8.94 100.41 100.85 100.63

2.2 Đất chuyên dùng 8152.1 75.67 8226.1 75.80 8256.8 75.81 100.91 100.37 100.64 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3 Đất phi nông nghiệp khác 1660.3 15.41 1660.4 15.30 1660.5 15.25 100.01 100.00 100.01

3. Đất chưa sử dụng 13873 16.43 13629 16.11 11487 13.58 98.24 84.28 90.99

II. Một số chỉ tiêu BQ

1. Đất nông nghiệp/hộ NN 6.22 5.88 6.11

2. Đất canh tác/hộ NN 0.40 0.38 0.37

3. Đất canh tác/lao động NN 0.11 0.11 0.11

Qua bảng ta thấy, diện tích đất nông nghiệp tăng nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm qua các năm. Năm 2008, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm gần 114ha, tương ứng giảm 1.15%. Biến động này là do diện tích đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm đều giảm.

Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp tăng mạnh qua các năm, năm 2006, diện tích đất rừng sản xuất là 18780ha, năm 2008, con số này là 23428ha, tăng 11.6%. Điều này được lý giải bởi sự chuyển đổi diện tích trồng cây lâu năm và sự suy giảm diện tích rừng phòng hộ. Những năm gần đây, do hiệu quả sản xuất của cây vải giảm mạnh, cây keo lai mang lại giá trị kinh tế cao, nhiều trang trại và hộ sản xuất đã đốn vải để trồng keo, qua 3 năm, ước tính diện tích trồng vải chuyển sang trồng rừng sản xuất là 231.55ha; bên cạnh đó, “phong trào” phát trắng rừng, chuyển diện tích rừng tự nhiên thành rừng sản xuất ở đây_cùng với ý thức bảo vệ rừng đầu nguồn của một bộ phận dân cư chưa tốt đã dẫn tới tình trạng diện tích rừng phòng hộ giảm qua các năm tương ứng là 4.23% và 6.19%.

Tóm lại, đặc điểm đất đai của huyện khá đa dạng, phong phú phân bố ở các địa hình bằng và địa hình dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái nông - lâm nghiệp. Tình hình diện tích đất đai của huyện phân theo mục đích sử dụng có nhiều biến động. Những biến động này theo lẽ tự nhiên, tuy nhiên, cần sự can thiệp của các đơn vị chức năng để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế trên diện tích đất sản xuất, vừa đảm bảo diện tích rừng đầu nguồn, đem lại thu nhập và sự phát triển bền vững cho kinh tế của huyện.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

a) Khí hậu

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,60C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là: 32,90C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là: 11,60C, nhiệt độ thấp tuyệt đối: -2,80C. Lượng mưa bình quân hàng năm 1.564 mm nhưng phân bố không đồng đều. Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.571 giờ. Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 81%. Do nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều nên huyện ít chịu ảnh hưởng của bão.

b) Thuỷ văn

khả năng điều tiết của lưu vực. Sơn Động là thượng nguồn của sông Lục Nam. Mật độ sông suối của huyện khá dày, nhưng đa phần là đầu nguồn nên lòng sông, suối hẹp, độ dốc lớn, lưu lượng nước hạn chế, đặc biệt là về mùa khô.

3.1.1.4 Tài nguyên tự nhiên xã hội

Bảng 3.2 Tình hình tài nguyên tự nhiên–xã hội huyện Sơn Động năm 2008

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số

1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Điểm du lịch Khu 3

- Hồ đập Hồ 176

- Rừng tự nhiên ha 40830.2

2. Tài nguyên du lịch nhân văn

- Các lễ hội Hội 6 - Các di tích Di tích 6 3. Trữ lượng khoáng sản + Mỏ than Tấn 100450273 + Quặng đồng, chì, kẽm Tấn 563619 + Đá, cát, sỏi lòng sông m3 1165000

Huyện Sơn Động có nhiều nguồn lực tự nhiên, xã hội thuận lợi cho phát triển công nghiệp và thương mại du lịch.

Trên địa bàn huyện có 3 điểm du lịch chính là khu du lịch Tây Yên Tử, khu bảo tồn Khe Rỗ ở An Lạc, khu du lịch hồ Khê Chão ở Long Sơn. Tuy nhiên, các điểm du lịch này chưa được đầu tư khai thác đúng mức.

Du lịch hướng về văn hóa cội nguồn cũng là một thế mạnh của huyện. Hiện nay ở huyện có 14 dân tộc anh em với truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc riêng. Các lễ hội chính ở huyện thu hút nhiều người tham gia là hội bơi chải thị trấn An Châu, hội Đền Mẫu xã An Lập, hội Đình Đặng xã Vĩnh Khương, hội hát Soong Hao 6 xã dân tộc Nùng ở khu vực Cẩm Đàn, hát Then 5 xã dân tộc Tày ở khu vực Vân Sơn và ngày hội văn hoá thể thao các dân tộc huyện Sơn Động (tổ chức định kỳ 5 năm 1 lần).

Bên cạnh đó, toàn huyện có 6 di tích lịch sử - văn hoá được UBND tỉnh xếp hạng (Trận địa đồi nương khoai nơi tiểu đội dân quân xã Dương Hưu bắn rơi máy bay Mỹ; Đình Chẽ, Chùa Chẽ thị trấn An Châu, Đền Ông, Đền Bà xã An Lập, Đình

Đặng xã Vĩnh Khương). Các di tích đã được quan tâm tu bổ tôn tạo bằng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước và nhân dân đóng góp. Đây cũng là những địa điểm có thể khai thác phát triển du lịch-dịch vụ của huyện.

Bên cạnh thế mạnh về du lịch, huyện còn có thế mạnh về khoáng sản để phát triển công nghiệp, trên địa bàn huyện hiện tại trữ lượng khoáng sản lớn nhất là than, tập trung ở Long Sơn, Thanh Sơn, Thanh Luận, An Bá, Bồng Am. Khoáng sản quặng đồng, chì, kẽm tập trung ở Cẩm Đàn, Giáo Liêm, Chiên Sơn, Quế Sơn, Phúc Thắng, Vân Sơn, Hữu Sản... Khoáng sản đá, cát sỏi lòng sông chủ yếu ở An, Lạc, An Lập, An Châu, An Bá, Yên Định, Tuấn Đạo…Đặc biệt, ở các xã Yên định, Tuấn Đạo, Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Quế Sơn, Phúc Thắng còn có trữ lượng khoáng sản quý hiếm (vàng). Tuy nhiên, các mỏ khoáng sản này khi đưa vào khai thác thì thu từ hoạt động khai thác không được phân bổ về huyện mà chuyển tập trung về tỉnh. Vì thế doanh thu hoạt động công nghiệp từ khai thác khoáng sản không được tính vào doanh thu công nghiệp của huyện.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 43 - 47)