Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 58)

* Các chỉ tiêu về số lượng và cơ cấu

- Số lượng để thống kê số lượng đơn vị, cá nhân được tiếp nhận đầu tư công trên địa bàn huyện, số lượng đơn vị phát huy có hiệu quả nguồn đầu tư công...

- Cơ cấu là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số tuyệt đối của cả tổng thể. Sử dụng chỉ tiêu này để xem xét tương quan mức đầu tư công cho các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện.

* Tốc độ phát triển

- Tốc độ phát triển bình quân: Tốc độ phát triển bình quân của một giai đoạn.

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả - Kết quả sản xuất của ngành

Giá trị sản xuất (GO): GO = ∑Pi.Qi - Kết quả đầu tư công

Số lượng vốn đã đầu tư cho các lĩnh vực, số hộ dân được đầu tư vốn trong đầu tư phát triển nông nghiệp, số dự án khuyến nông chuyển giao KTTB được thực hiện, số doanh nghiệp được đầu tư, số khu công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch được đầu tư, xây dựng...

* Chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư công

- Tỷ lệ hộ nghèo

- Thu nhập bình quân của dân cư.

- Hệ số H lv(GO): Mức tăng giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư cho phát triển kinh tế phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.

H lv(GO)= ΔGO/IvPHTD Trong đó:

ΔGO: Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương.

IvPHTD: Vốn đầu tư công phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành, trong toàn bộ địa phương.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm chung của huyện Sơn Động

Sơn Động là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Bắc Giang. Theo Niên giám thống kê của Cục thống kê Bắc Giang, diện tích tự nhiên của Sơn Động đứng thứ 2 toàn tỉnh, sau huyện Lục Ngạn, chiếm 22.1 % diện tích cả tỉnh. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên không ưu ái, tổng sản lượng các loại cây con cũng như giá trị sản xuất của huyện luôn thấp nhất so với 9 huyện còn lại trong toàn tỉnh. Về văn hóa xã hội, Sơn Động là huyện có mật độ dân số thấp nhất tỉnh nhưng lại có tỷ lệ dân tộc thiểu số hơn 47%_cao nhất trong tỉnh. Một nền văn hóa đa dạng bản sắc dân tộc và một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, đang chuyển mình đổi thay và đòi hỏi cần có sự giúp đỡ từ nhiều phía trong quá trình phát triển là những đặc điểm đặc thù của huyện Sơn Động.

Sơn Động có 23 xã_thị trấn, trong đó 14/21 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn. Nếu dựa vào nội lực để phát triển thì quá trình phát triển của huyện có thuận lợi thì ít mà gặp trắc trở, khó khăn thì nhiều.

Về điều kiện tự nhiên, huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi đồi núi, sông suối, đất canh tác nông nghiệp hạn hẹp, chủ yếu là ruộng bậc thang và diện tích đất nhỏ hẹp giữa các thung lũng, 80% diện tích đất canh tác có hàm lượng mùn thấp, chủ yếu là đất một vụ và đa phần chưa phá được thế độc canh. Trong 14 xã ĐBKK có bốn tiểu vùng khí hậu khác nhau, biến động thất thường, có năm nắng hạn kéo dài, sương muối giá rét. Đặc biệt, năm 2008, huyện bị ảnh hưởng của mưa lũ làm thiệt hại to lớn về người và tài sản.

Tình hình kinh tế-xã hội của huyện cũng còn nhiều bất cập. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ chưa phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp chưa theo kịp xu hướng chung toàn tỉnh và cả nước, trồng trọt chiếm gần 62.8%, lao động giản đơn, thủ công là chính, trình độ canh tác lạc hậu, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn thiếu và yếu, phụ thuộc lớn vào sự đầu tư của Nhà nước. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc thời tiết, mặc dù đã được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng về thủy lợi nhưng nhìn chung nguồn nước tưới tiêu còn hạn chế. Hệ thống sông suối ở đây tuy nhiều nhưng đều là

đầu nguồn nên lòng sông nhỏ hẹp, độ dốc lớn, lưu lượng nước giữa các mùa chênh lệch lớn, mùa khô thường hạn hán, mùa mưa thường gây ra lũ lụt. Vì vậy, công tác đầu tư để nâng cấp hệ thống thủy lợi, xây dựng hồ đập chứa nước phục vụ sản xuất và hỗ trợ sản xuất thực sự là vấn đề cần quan tâm giúp phát triển nông nghiệp của huyện.

Ngành Công nghiệp – XD – TTCN của huyện nhìn chung có nhiều ưu thế để phát triển hơn ngành nông nghiệp. Trong lòng đất của Sơn Động chứa nhiều mỏ khoáng sản, trữ lượng khoáng sản lớn nhất là than, tập trung ở Long Sơn, Thanh Sơn, Thanh Luận, An Bá, Bồng Am. Ngoài ra còn có mỏ khoáng sản quặng đồng, chì, kẽm, đá, cát sỏi lòng sông…Đặc biệt, ở các xã Yên định, Tuấn Đạo, Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Quế Sơn, Phúc Thắng còn có trữ lượng khoáng sản quý hiếm (vàng). Tuy nhiên, tiềm lực của huyện không đủ để khai thác các mỏ khoáng sản này, hiện tại các mỏ đang được khai thác bởi hầu hết các công ty do Sở KH-ĐT quản lý, vì thế doanh thu hoạt động khai thác chủ yếu đưa về tỉnh, giá trị sản xuất tính vào doanh thu của huyện rất hạn chế, công nghiệp khai thác khoáng sản chủ yếu chỉ giải quyết được vấn đề việc làm tại chỗ cho một bộ phận lao động địa phương. Tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu tự phát với các cơ sở sản xuất gạch quy mô nhỏ…Nhờ địa thế rừng núi, thích hợp sản xuất lâm nghiệp, thế mạnh mang lại giá trị sản xuất CN-XD-TTCN cho huyện chủ yếu là công nghiệp chế biến gỗ, hiện tại trong quy hoạch của tỉnh Bắc Giang, ngoài định hướng quy hoạch khu công nghiệp Đồng Rì_Thanh Sơn, khu vực An Châu được quy hoạch là khu công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh. Nguồn đầu tư sẽ được đưa về đây và kỳ vọng trong tương lai nền công nghiệp của huyện sẽ có nhiều đổi thay.

Bên cạnh ngành công nghiệp đang hứa hẹn khả năng phát triển, ngành TM- DV của huyện trong những năm gần đây có xu hướng phát triển khá nhanh. Các loại hình dịch vụ được mở rộng cả về địa bàn và lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, xét về tổng thể, TM-DV của huyện còn kém phát triển, tuy có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng giá trị sản xuất vẫn còn thấp. Trong thời kỳ 1997-2006, việc lưu thông hàng hóa của thị trường trong huyện chưa hoàn toàn thuận lợi. Tuy huyện đã được đầu tư xây mới, cải tạo đường giao thông từ các chương trình như 135, WB, JBIC...nhưng hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại thông thương của nhân

dân. Ngoài ra, hệ thống chợ của huyện vẫn còn kém phát triển. Trên địa bàn huyện có 6 chợ, chủ yếu tạo lập từ xưa. Bình quân 2.18 xã, thị trấn có 1 chợ; trong đó có 1 chợ đạt tiêu chuẩn loại II, 5 chợ đạt tiêu chuẩn loại III. Với diện tích đất rộng, địa hình và giao thông khó khăn, hệ thống chợ trên không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, TM-DV của huyện. Để TM-DV của huyện phát triển thì cần đầu tư tốt hơn cho hệ thống giao thông và hệ thống chợ.

Về tình hình VH-GD-Y tế, cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục và y tế của huyện về cơ bản được đầu tư khá tốt, sự thay đổi đó bắt nguồn từ hai nguồn đầu tư chính là 135 và WB. Tuy nhiên, trình độ dân trí nhìn chung vẫn còn hạn chế, ý thức về việc nâng cao trình độ cho con em của đa phần dân cư chưa tốt. Chất lượng lao động thấp, lao động chuyên môn kỹ thuật chỉ đạt 3.79%, trình độ đại học, cao đẳng chiếm 1.16%_chủ yếu hoạt động trong cơ quan hành chính sự nghiệp (phòng LĐ-TBXH), công tác đào tạo đang xảy ra tình trạng mất cân đối. Đây là một trong những thách thức đối với quá trình phát triển của huyện và cũng là vấn đề đặt ra trong cân đối đầu tư của huyện.

Như vậy, nhìn chung, trong quá trình phát triển, huyện Sơn Động có một số ưu thế, nhưng những khó khăn còn nhiều, để có thể tận dụng được ưu thế và khắc phục được những khó khăn đặt ra, huyện cần có định hướng tốt cho quá trình phát triển, đồng thời, các nguồn đầu tư cho huyện cần được tăng cường và sử dụng hợp lý.

4.2 Tình hình thực hiện các chính sách đầu tư công của huyện

4.2.1 Các chính sách của Chính phủ

*Chính sách chung

Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa nhằm mục tiêu nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

Ngày 21/5/2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án giảm nghèo cho 6 tỉnh miền núi phía Bắc. Tiền thân dự án này được WB xem xét ý tưởng ngày 16/11/1999, thẩm định ngày 4/2/2000 và phê duyệt đầu tư ở Việt Nam ngày 25/10/2001.

Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004, quyết định số 198/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư liên tịch số 819/2004/TTLT/UBDT- KHĐT-TC-NNPTNT ngày 10/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện QĐ 134/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bỏa DTTS nghèo, đời sống khó khăn.

Quyết định 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010.

Thông tư liên tịch số 676/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 8/8/2006 và Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008của Ủy ban Dân tộc - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bảo dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010. Thông tư này hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình 135 giai đoạn II. Theo hướng dẫn, nguồn vốn đầu tư của Chương trình không chỉ từ nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương mà UBND các tỉnh còn phải có trách nhiệm huy động nguồn đóng góp địa phương, lồng ghép các dự án trên địa bàn để thực hiện Chương trình.

Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình ưu đãi vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, theo quyết định này, huyện Sơn Động được phân bổ 800 triệu đồng, năm 2008, khi có thông báo về nguồn phân bổ này, UBND huyện đã chỉ đạo ngành chức năng xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện.

Nghị quyết 24/NQ-TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khóa IX về công tác dân tộc.

Quyết định 20/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010. CTMTQGGN bao gồm các dự án: khuyến nông-lâm-ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề; phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo nghề và nâng cao năng lực giảm nghèo… cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn.

Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính-Bộ LĐTBXH ngày 20/8/2007 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án

của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Thông tư đã hướng dẫn chi tiết nội dung, mức chi và cơ chế quản lý tài chính đối với nguồn vốn đầu tư cho từng hợp phần của CTMTQGGN.

Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ban hành ngày 27/12/2008 đã quy định chi tiết mức hỗ trợ cho 61 huyện nghèo, nhằm đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế hướng tới phát triển bền vững cho các huyện này.

* Chính sách đầu tư cho Nông nghiệp

Đầu tư cho Nông nghiệp luôn được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm. Hàng loạt chủ trương chính sách ra đời, trong đó có những Nghị quyết quan trọng thể hiện rõ quan điểm tăng cường đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn của cả nước nói chung, trong đó có huyện Sơn Động nói riêng.

Nghị quyết Đại hội lần thứ tư, Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa X khẳng định: “Tăng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cùng với việc dành toàn bộ các nguồn vốn hỗ trợ trước đây cho khuyến khích xuất khẩu nông sản để đầu tư phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn, phát triển các loại giống cây con có năng suất cao, chất lượng tốt…”

Ngày 5/8/2008, Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh đã ký ban hành Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư (NQ TW7) “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Vấn đề về chính sách đất nông nghiệp được nhấn mạnh là nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết đến năm 2010. Bên cạnh đó, nghị quyết còn đề cập một cách toàn diện đến Nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Làm sao để cả 3 đều phát triển_Vì mục tiêu AN LT-TP và phát triển đất nước.

Để các Nghị quyết đi vào cuộc sống, trong những năm qua, Nhà nước, các Bộ ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản chính sách cụ thể hỗ trợ cho đầu tư phát triển ngành nông nghiệp. Cụ thể như sau:

Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nhà nước tăng vốn ngân sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Tăng mức đầu tư về thủy lợi, đường xá, cầu cống, bến cảng, kho tàng.. Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển chợ bán buôn nông sản, chợ nông thôn tạo thuận lợi cho việc giao dịch và tiêu thụ nông sản.

Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 3/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư.

Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT/BTC-BNN ngày 6/4/2006 của liên bộ hướng dẫn về việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.

Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ PTSX thuộc chương trình 135 giai đoạn 2006-2010.

Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg, ngày 4/12/2008 về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn.

* Chính sách đầu tư cho công nghiệp

Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 8/10/2003 về phát triển công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản. Chỉ thị hướng dẫn quy hoạch, đầu tư và xây dựng cơ sở chế biến phải gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu. Theo chỉ thị, Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì phối hợp với các Bộ: Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản nghiên cứu và sớm ban hành các chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế cho phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngân sách phát triển công nghiệp chế biến thông qua công tác

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w