Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
142,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
1. Xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lênin 3
1.1. Theo Mác 3
1.1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất 3
1.1.1.1. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương
thức sản xuất 3
1.1.1.2. lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất 3
1.1.1.3. Quan hệ sản xuất độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng
sản xuất 4
1.1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 5
1.2. Theo Lênin 6
1.2.1. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6
1.2.2. Nền kinhtế trong thời kỳ quá độ 6
2. Thực tiễn 6
2.1. Thực tiễn Liên Xô 6
2.1.1. Chính sách kinhtế mới (NEP) 6
2.1.2. Sự thành công của chính sách kinhtế mới 8
2.2. Thực tiễn Trung Quốc 8
2.2.1. Chính sách cải cách kinhtế của Đặng Tiểu Bình 8
2.2.2. Thành tựu đạt được sau cải cách 9
2.3. Thực tiễn Việt Nam 11
2.3.1. Hoàn cảnh của Việt Nam 11
2.3.2. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam11
2.3.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về cơ cấu kinhtế trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 12
3. Thựctếđãchứngminhpháttriểnkinhtếnhiềuthànhphầnlàhoàn
toàn đúngđắn 15
3.1. Kinhtế Việt Nam trước đổi mới 15
1
3.2. Kinhtế Việt Nam sau đổi mới 17
Kết luận 20
Tài liệu tham khảo 21
Đề bài:
Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Lời mở đầu
Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lenin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế Tư tưởng Hồ Chí
Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản và của dân
tộc Việt Nam. Hồ Chí Minhlà người đầu tiên chủ trương pháttriển cơ cấu kinh
tế nhiềuthànhphần trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chủ trương ấy của Người làhoàntoànđúng đắn, thựctếpháttriểnkinhtế của
Việt Nam đãchứngminh điều ấy.
Dưới đây chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể lý do vì sao Hồ Chí Minh
chủ trương thực hiện cơ cấu kinhtếnhiềuthànhphần trong thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2
1. Xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lênin
1.1. Theo Mác
1.1.1. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
1.1.1.1. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương
thức sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản
xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách
biện chứng, tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát
triển xã hội.
Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự
phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và pháttriển của lực
lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ
chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ lực
lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm
và kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã
hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.
Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản
xuất. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đãpháttriển từ chỗ có tính chất
cá nhân lên tính chất xã hội hóa. Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân
công lao động kém pháttriển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá
nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí, hiện đại, phân công lao động xã hội
phát triển thì lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa.
1.1.1.2. lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
3
Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó
quan hệ sản xuất là hình thức pháttriển của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái
đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều tạo địa bàn đầy đủ cho lực lượng
sản xuất phát triển. Điều đó có nghĩa là nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một
cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất và do đó lực lượng sản
xuất có cơ sở để pháttriển hết khả năng của nó.
Sự pháttriển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho
quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự pháttriển của
lực lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực
lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của
sự pháttriển lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ
bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ pháttriển mới của lực lượng
sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ
sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất
cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế. C.Mác đã viết: “Tới một
giai đoạn pháttriển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã
hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có… trong đó từ trước đến nay
các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức pháttriển của
lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực
lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”. Nhưng rồi
quan hệ sản xuất mới này sẽ lại trở nên không còn phù hợp với lực lượng sản
xuất đãpháttriển hơn nữa, sự thay thế phương thức sản xuất lại diễn ra.
1.1.1.3. Quan hệ sản xuất độc lập tương đối và tác động trở lại lực lượng
sản xuất
Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ
của con người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội,
4
đến pháttriển và ứng dụng khoa học và công nghệ,… và do đó tác động đến sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn một cách giả
tạo so với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự pháttriển
của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự pháttriển của lực
lượng sản xuất, thì theo quy luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế
bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản
xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, việc giải quyết mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất không phải giản đơn. Nó
phải thông qua nhận thức và vận động cải tạo xã hội của con người. Trong xã
hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách mạng xã hội.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng
sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại.
Sự thay thế, pháttriển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thủy, qua
chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã
hội cộng sản tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong
đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản
xuất là quy luật cơ bản nhất.
1.1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Theo quan điểm của Mác quá độ lên chủ nghĩa xã hội là loại hình quá độ
trực tiếp từ các nước tư bản pháttriển ở trình độ cao. Đây là loại quá độ phản
ánh quá trình pháttriển tuần tự của xã hội loài người. Thời kỳ này bắt đầu từ
khi giai cấp vô sản dành chính quyền, đập tan Nhà nước tư sản, thiết lập Nhà
nước vô sản (quan hệ sản xuất cũ mâu thuẫn với lực lượng sản xuất nên dẫn
đến một cuộc cách mạng xã hội để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ
sản xuất mới phù hợp hơn). Đây là thời kỳ quá độ ngắn và trực tiếp.
5
1.2. Theo Lênin
1.2.1. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Ngoài loại hình quá độ trực tiếp như Mác đã nghiên cứu, Lênin còn đề cập
tới con đường quá độ gián tiếp từ các nước chậm pháttriển (các nước tiền tư
bản) bỏ qua chủ nghĩa tư bản tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. loại hình quá độ
này phản ánh quy luật nhảy vọt với hai điều kiện: Đảng kiểu mới của giai cấp
vô sản nắm quyền lãnh đạo (trở thành Đảng cầm quyền) và được một hay nhiều
nước tiên tiến giúp đỡ. Đây là loại hình quá độ dài trải qua nhiều bước quá độ.
1.2.2. Nền kinhtế trong thời kỳ quá độ
Sự tồn tại khách quan của nhiềuthànhphầnkinhtế trong quá trình xây
dựng chủ nghĩa xã hội đã được V.I.Lênin đề cập ngay từ những ngày đầu của
chính quyền Xô viết. Theo Lênin, trong nền kinhtế của thời kỳ quá độ có sự
xen kẽ của “những yếu tố, những bộ phận nhỏ, những mảnh của chủ nghĩa tư
bản và chủ nghĩa xã hội”. Nền kinhtế trong thời kỳ quá độ sẽ không thuần nhất
và ở đó vẫn tồn tại nhiềuthànhphầnkinhtế đan xen và tác động lẫn nhau, đó là
những yếu tố của năm thànhphầnkinhtế xã hội khác nhau (kinh tế gia trưởng,
tiểu sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tư bản tư nhân, chủ nghĩa tư bản nhà nước và
chủ nghĩa xã hội).
2. Thực tiễn
2.1. Thực tiễn Liên Xô
2.1.1. Chính sách kinhtế mới (NEP)
Ngày 8-3-1921, tại Đại hội X Đảng Cộng sản (b) Nga, V.I.Lê-nin - lãnh tụ
thiên tài của giai cấp công nhân Nga và cách mạng thế giới đã đề xướng với
Đảng việc áp dụng Chính sách kinh tế mới (NEP) và đã được Đại hội chấp
thuận.
6
NEP bao gồm nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị
và xã hội, biểu hiện tập trung nhất trên năm vấn đề cơ bản, đó là: 1) Thực hiện
chế độ thu thuế lương thực, cho phép tự do buôn bán lúa mì, coi thương nghiệp
là mắt xích chủ yếu, là hình thức cơ bản của các mối liên hệ kinh tế giữa công
nghiệp với nền nông nghiệp hàng hoá, giữa thành thị với nông thôn, và sự liên
minh giai cấp về kinh tế giữa công nhân với nông dân; 2) Áp dụng những hình
thức khác nhau của chủ nghĩa tư bản nhà nước, coi đó là mắt xích trung gian để
xây dựng chủ nghĩa xã hội; 3) Sử dụng các các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, thực
hiện khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với mọi người lao động, khai
thác mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, củng cố và hoàn thiện
quan hệ sản xuất mới; 4) Thực hiện kế hoạch điện khí hoá nước Nga, coi đó
như một trong những điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của chế độ xã hội chủ
nghĩa; 5) Củng cố Chính quyền Xô viết, tăng cường vai trò của quản lý, kết hợp
chặt chẽ các biện pháp hành chính, tổ chức và kinh tế; thực hiện chế độ kiểm kê
kiểm soát của nhà nước chuyên chính vô sản đối với đời sống kinh tế - xã hội,
trên cơ sở liên minhkinh tế để tăng cường củng cố liên minh công nông về
chính trị.
Xét một cách tổng quát, NEP chính là sự thực hiện những nguyên lý của
chủ nghĩa Mác về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện của một
nước tiểu nông, ở đó những quan hệ kinh tế tư sản tuy đã hình thành nhưng
chưa đạt đến độ chín muồi để chiến thắng các quan hệ kinh tế cũ, các quan hệ
kinh tế của nền sản xuất tiểu nông còn chiếm đại bộ phận trong nền sản xuất xã
hội. Muốn thực hiện tư tưởng xoá bỏ chế độ tư hữu với tính cách là "chế độ sở
hữu cổ truyền" không thể "tiến công trực diện", phải có cách làm khác. Theo
cách diễn đạt của V.I.Lê-nin, đó là "thực hiện những bước lùi cần thiết". Bước
lùi đó chính là việc thiết lập một hệ thống sở hữu hợp quy luật làm cơ sở cho
các thành phần kinh tế còn tồn tại khách quan, giải phóng tối đa sức sản xuất
của xã hội đang bị kìm hãm…
7
2.1.2. Sự thành công của chính sách kinhtế mới
Trong giai đoạn NEP, sản lượng nông nghiệp không chỉ hồi phục ở mức
đã đạt được trước cách mạng Bolshevik mà còn tăng trưởng mạnh. Việc phá bỏ
các lãnh địa gần như phong kiến tại các vùng nông thôn ở thời Sa Hoàng trước
đây cho phép nông dân có được sự khích lệ lớn nhất từ trước tới nay để tăng
cao sản xuất. Khi đã có thể bán thặng dư của họ ra thị trường tự do, sự chi tiêu
của nông dân tạo ra một sự bùng nổ trong các lĩnh vực sản xuất tại các vùng đô
thị. Kết quả của NEP và sự xoá bỏ lãnh địa trong thời gian Đảng cộng sản củng
cố quyền lực từ 1917-1921 là Liên bang sô viết trở thành nhà sản xuất lúa gạo
lớn nhất thế giới.
Ở vào thời điểm đó, thực hiện NEP tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Xô viết Nga là một quyết định dũng cảm, táo bạo, sáng suốt của V.I.Lê-nin và
những người Cộng sản Nga. NEP không thuần tuý là một chính sách kinh tế với
ý nghĩa là một công cụ quản lý vĩ mô về kinh tế - xã hội của Chính quyền Xô
viết, nó có tầm rộng lớn mang tính chất một giải pháp cơ bản có tính tổng thể
về kinh tế, chính trị, xã hội, để cải cách kinh tế. Nhờ NEP, nước Cộng hoà được
giải thoát khỏi một cuộc khủng hoảng để thực hiện những công việc của một
đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh bắt tay vào công việc cải tạo và xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật của chế độ mới, xây dựng nhà nước chuyên chính vô
sản, củng cố liên minh công nông… những công việc chủ yếu của một đất nước
khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2.2. Thực tiễn Trung Quốc
2.2.1. Chính sách cải cách kinhtế của Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình là người đầu tiên đề xuất rằng Trung Quốc nên tiến hành
cải cách, thừa nhận chính sách mở cửa và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế.
Từ năm 1978, ông đã thúc đẩy việc cải cách. Trong khi còn khoảng 80% dân số
Trung Quốc sống ở vùng nông thôn, ông chỉ ra rằng: việc cải cách nên tiến
8
hành ở nông thôn trước khi tiến hành ở các thành phố. Công cuộc cải cách các
khu đô thị thường phức tạp hơn ở vùng nông thôn, ông khuyến khích nên khám
phá các tiềm năng này một cách táo bạo nhưng cũng bằng sự quan tâm và cẩn
trọng.
Theo đề xuất của ông, 4 đặc khu kinh tế đã được hình thành và 14 thành
phố duyên hải mở cửa với thế giới. Trên cơ sở bình đẳng đôi bên cùng có lợi,
ông tuyên bố Trung Quốc nên mở rộng hợp tác kinh tế với các nước bên ngoài,
thu hút vốn và giới thiệu các kỹ thuật và kỹ năng quản lý tiên tiến của họ để
thúc đẩy việc phát triển kinh tế riêng của mình. Các thành phần tư nhân nên
được phát triển như là một phần phụ trợ cho các thành phần xã hội vốn dĩ sẽ
chiếm ưu thế trong nền kinh tế Trung Quốc. Ông cũng cho rằng một số khu vực
và một số người được phép làm giàu, sau đó những người khác sẽ theo gương
họ. Sự phát triển của Trung Quốc trong hơn 20 năm qua đã chứng minh chính
sách cải cách và mở cửa của Đặng Tiểu Bình là hoàn toàn đúng đắn.
2.2.2. Thành tựu đạt được sau cải cách
Trong nửa thế kỷ tồn tại của nước CHND Trung Hoa, chỉ từ khi đất nước
thực hiện quốc sách chiến lược cải cách - mở cửa đồ Hội nghị Trung ương lần
thứ 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc (họp tháng 12-1978) vạch ra, Trung Quốc mới
thực sự bước vào con đường xây đựng và phát triển ổn định, tiến tới hiện đại
hoá, thực hiện dân giàu nước mạnh, đạt được nhiều thành tựu huy hoàng và để
lại những bài học sâu sắc cho các quốc gia có nền kinh tế chuTừ chế độ công
hữu đơn nhất chuyển sang chế độ kinh tế lấy công hữu làm chủ thể, kinh tế
nhiều loại sở hữu cùng phát triển.
Trước cải cách, kinh tế Trung Quốc gần như hoàn toàn thuộc sở hữu công
cộng, chiếm tới 99,1% tổng sản phẩm trong nước vào năm 1978. Cùng với tiến
trình cải cách, nhận thức về kinh tế công hữu ngày càng có sự thay đổi sâu sắc,
đã tiến tới khẳng định rằng nguồn vốn trong chế độ công hữu không chỉ thể
hiện ở số lượng mà còn ở chất lượng, và quan trọng hơn nữa, ở vai trò khống
9
chế của Nhà nước, ở vai trò chủ đạo của kinh tế công hữu. Với chủ trương
nhiều loại hình kinh tế cùng phát triển, không chỉ có các doanh nghiệp cá thể,
tư nhân, mà còn có cả các doanh nghiệp "3 loại vốn", các doanh nghiệp theo
chế độ sở hữu hỗn hợp như chế độ cổ phần và chế độ hợp tác cổ phần
Kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, nên đến
cuối năm 1979, số hộ đăng ký kinh doanh là 29,47 triệu, với 67,91 triệu lao
động. Sự lớn mạnh của các loại hình kinh tế này ngày càng có tác dụng tích cực
rõ trong việc đáp ứng đòi hỏi về đời sống cho nhân dân, làm cho đời sống kinh
tế xã hội của cả nước thêm sôi động, từ chỗ được coi là sự "bổ sung" cho kinh
tế công hữu, nay các loại hình kinh tế này đã được Quốc hội Trung Quốc dự
kiến đưa vào Hiến pháp sửa đổi, quy định đó “là bộ phận cấu thành quan trọng
của nền kinh tế thị trường XHCN” được Nhà nước bảo hộ quyền lợi và lợi ích
hợp pháp. Điều đó cho phép các loại hình kinh tế phi công hữu này sẽ còn phát
huy được tiềm nàng to lớn của mình trong phát triển kinh tế.
Các doanh nghiệp ba loại vốn" ở Trung Quốc đã phát triển rất nhanh. Đến
cuối năm 1997, đã có tới 236 ngàn xí nghiệp loại này với số vốn nước ngoài lên
tới 30,3 tỷ USD. Điều này không những bổ sung cho nguồn vốn còn thiếu của
Trung Quốc, mà quan trọng hơn, còn đưa vào đất nước những thứ quý giá hơn,
đó là những quan niệm mới và kinh nghiệm quản lý mới.
Chế độ cổ phần và hợp tác cổ phần trước đây bị coi là những sản phẩm
của CNTB, nay đã được cho phép hình thành và đưa vào nề nếp. Đến cuối năm
1997, trong cả nước đã có 680 ngàn doanh nghiệp thí điểm thực hiện chế độ
này với số vốn đăng ký là 1730,2 tỷ NDT.
Với chủ trương đa dạng hoá các loại hình kinh tế như trên, đến cuối năm
1997, tỷ trọng của các loại hình kinh tế phi công hữu trong tổng sản phẩm trong
nước đã từ 0,9% vào năm 1978 tăng lên 24,20% còn mức giảm tương ứng của
kinh tế công hữu thời gian trên đã từ 99,1% xuống 75,8%. Tuy nhiên, vai trò
chủ thể của kinh tế công hữu không vì thế mà giảm đi. Được thực hiện tách rời
10
[...]... nghiên cứu tình hình thực tiễn của Việt Nam cũng như của các nước khác trong giai đoạn quá độ, Hồ Chí Minhđã chủ trương thực hiện cơ cấu kinhtếnhiềuthànhphần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tư tưởng ấy của Người làhoàntoànđúng đắn, thựctếđãchứngminh điều đó Thực hiện cơ cấu kinhtếnhiều thành phần không chỉ phù... bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh) 14 Trong năm loại ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả Cho nên kinh tế nước ta sẽ phát triển theo hướng CNXH chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản 3 Thựctếđãchứngminhpháttriểnkinhtếnhiều thành phần là hoàntoànđúngđắn 3.1 Kinhtế Việt Nam trước đổi mới Trong một khoảng thời gian khá... lai cũng là con đường đi đúngđắn cho sự nghiệp pháttriểnkinhtế của Việt Nam Điều đó đòi hỏi chúng ta phải liên tục nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn để đưa nước ta phát triển lên một tầm cao mới 20 Tài liệu tham khảo Lê nin, Toàn tập, tập 43,NXB Tiến bộ Matxcơva Hồ Chí Minh , Toàn tập, T7, NXB CTQG , H 1996 Hồ Chí Minh , Toàn... ở nước ta là quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại Thực chất của quá trình cải tạo và phát triển nền kinhtế quốc dân cũng là cuộc đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp trong điều kiện mới, khi mà 11 nhân dân ta hoànthành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ, so sánh lực lượng trong nước và quốc tếđã có những... hội và làm cơ sở nảy sinh nhiều mâu thuẫn Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinhtế xã hội quá thấp kém của nước ta 2.3.2 Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Theo Hồ Chí Minh, thực chất... bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do pháp luật quy định Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức Đại hội VIII (6.1996) của Đảng đã xác định nền kinh tế nước ta có 5 thành phần kinh tế gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân 18 Quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều thành... đó nòng cốt là kinh tế hợp tác xã; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Đại hội X tiếp tục khẳng định trên cơ sở ba chế độ sở hữu( toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân( cá thể ,tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn... chiến, Hồ Chí Minh đã xác định nước ta phải phát triển 6 thành phần kinh tế khác nhau ,gồm: - kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô - kinh tế quốc doanh có tính chất xã hội chủ nghĩa - kinh tế hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp, các hội đổi công nông thôn, có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa 12 - kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ - kinh tế tư bản của tư nhân - kinh tế tư bản... cho thành phần kinh tế này đóng góp cho cuộc kháng chiến Hồ Chí Minh rất coi trọng thành phần kinh tế quốc doanh tồn tại ở các cơ sở sản xuất kinh doanh của Nhà nước Đây là thành phần kinh tế mới ra đời trong chế độ dân chủ mới Theo Hồ Chí Minh “Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của nền kinh tế dân chủ mới, Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó” Thành phần kinh tế tư bản... phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” Theo đó, nền kinh tế ở nước ta bao gồm 6 thành phần, trật tự sắp xếp các thành phần cũng có sự thay đổi, đó là: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể ( thay cho kinh tế hợp tác .
chủ nghĩa tư bản.
3. Thực tế đã chứng minh phát triển kinh tế nhiều thành phần là hoàn toàn
đúng đắn
3.1. Kinh tế Việt Nam trước đổi. tưởng ấy của Người là hoàn toàn đúng đắn, thực tế
đã chứng minh điều đó. Thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần không chỉ
phù