QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY sản

28 23 0
QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi. Theo giáo trình QLNN về Thương mại: Quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và các mục tiêu đã xác định trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng được thực hiện thông qua hoạt động của cả 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước được giơi hạn ở hoạt động quản lý có tính chất nhà nước được thực hiện bởi cơ quan hành pháp ( Chính phủ ) nhằm đạt tới các mục tiêu kinh tế – xã hội đã đặt ra. Như vậy, có thể hiểu một cách cụ thể quản lý Nhà nước là một quá trình, trong đó các cơ quan của hệ thống bộ máy quyền lực của một quốc gia cấp Trung ương đến cấp cơ sở (ở Việt Nam là cấp xã, phường) thực hiện các tác động vào đối tượng là: hệ thống các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các đoàn thể và các hộ gia đình trong xã hội bằng các công cụ hành chính, (các chỉ thị, nghị quyết, quyết định) và các biện pháp phi hành chính(sử dụng các chính sách khuyến khích kinh tế, các chương trình hỗ trợ phát triển…) nhằm đạt được tới mục tiêu phát triển được định sẵn thể hiện qua các chủ trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển về kinh tế, xã hội và môi trường). 1.1.2 Khái niệm hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản Theo FAO: Nuôi trồng thủy sản là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, mặn và lợ, bao gồm áp dụng các kỹ thuật và quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất: thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Nuôi trồng thủy sản là một bộ phận cấu thành trong sản xuất nông nghiệp nên mang nhiều đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Đó là những cách thức, những con đường kết hợp hữu cơ giữa những người sản xuất và trung gian khác nhau trong quá trình vận động và phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng.. Tiêu thụ sản phẩm thủy sản được thể hiện trên kênh lưu thông qua nhiều cấp và nhiều khâu khác nhau. Tùy theo trình độ phát triển của mỗi nền sản xuất, lưu thông hàng hóa và tính chất của từng loại sản phẩm mà kênh tiêu thụ có thể ngắn hoặc dài, trực tiếp hay gián tiếp. Nghĩa là sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng có thể trực tiếp thông qua khâu trung gian hoặc gián tiếp phải qua nhiều khâu trung gian. Sản phẩm thủy sản trực tiếp tới tay người tiêu dùng dưới hình thức bán lẻ ở ngay các ngư trại nuôi trồng thủy sản, hoặc có thể ở các làng cá trên bờ biển, hoặc có thể bán lẻ ở các chợ nông thôn và thành phố. Sản phẩm thủy sản lưu thông tới tay người tiêu dùng có thể trải qua nhiều khâu trung gian như: thương mại thu gom sản phẩm, chế biến, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng … Từ hai khái niệm trên, có thể hiểu hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản là hoạt động nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt, mặn , lợ để tạo ra các sản phẩm thủy sản, đồng thời nhờ quá trình phân phối sản phẩm thủy sản đến với người tiêu dùng cuối cùng đê tạo ra giá trị cho sản phẩm thủy sản và lợi nhuận cho các bên liên quan: hộ nuôi trồng thủy sản, thương lái, công ty chế biến thủy sản và các công ty xuất khẩu thủy sản… 1.1.3 Khái niệm Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản • Chúng ta có thể hiểu Quản lý nhà nước về hoạt động NTTTTS là việc nhà nước ban hành và tổ chức chỉ đạo thực hiện những quy định, chính sách và kế hoạch liên quan tới hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản như: Xác định quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản, quy định việc xuất khẩu và nhập khẩu giống thuỷ sản, đi giống, thuần hoá giống, Thống nhất quản lý chất lượng giống xây dựng và quản lý hệ thông giống; Đăng ký giống quốc gia; thông nhất quản lý về thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thú y thuỷ sản; Quản lý tiêu chuẩn các loại vật tư, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sàn; Phối hợp với các Bộ ngành, các địa phương kiểm soát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp và môi trường nuôi trồng thuỷ sản theo quy định của pháp luật; tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch công nghiệp chế biến thủy sản; ban hành những chính sách nhằm thúc đẩy tiêu thụ thủy sản ... 1.2 Một số lý thuyết về quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản 1.2.1 Đặc điểm và vai trò của hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản 1.2.1.1 Đặc điểm và vai trò của hoạt động nuôi trồng thủy sản  Đặc điểm của nuôi trồng thủy sản: • Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng khắp đất nước ta và tương đối phức tạp hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng là các loại động vật máu lạnh, sống trong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tố môi trường như thủy lý, thủy hóa, thủy sinh do đó muốn cho các đối tượng nuôi trồng phát triển tốt con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của các đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối tượng nuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định. Hơn nữa, hoạt động nuôi trồng thủy sản là hoạt động sản xuất ngoài trời, các điều kiện sản xuất như khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi trường… và sinh vật có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau đồng thời luôn có sự biến đổi khôn lường. Sức lao động cùng bỏ ra như nhau nhưng chỉ gặp thời tiết thuận lợi (mưa thuận, gió hòa) mới có thể đạt được năng suất, sản lượng cao. Mặt khác, bờ biển Việt Nam khá dài, điều kiện khí hậu thời tiết của từng vùng có sự khác nhau thì mùa vụ sản xuất khác nhau và hiệu quả kinh tế của nó cũng không giống nhau, hơn nữa mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cũng quyết định khả năng sản xuất và trình độ thâm canh của nghề nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, trong quá trình sản xuất, ngành nuôi trồng thủy sản vừa chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, vừa phải chịu sự chi phối của quy luật kinh tế. Do đó, nuôi trồng thủy sản là một hoạt động sản xuất phức tạp. Tính chất rộng khắp của ngành nuôi trồng thủy sản thể hiện nghề nuôi trồng thủy sản phát triển ở khắp các vùng trong nước từ đồng bằng trung du, miền núi cho đến các vùng ven biển, ở đâu có đất đai diện tích mặt nước là ở đó có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản: Từ hồ ao, sông ngòi đến đầm phá, eo, vịnh… Mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau, do đó dẫn tới sự khác nhau về đối tượng sản xuất, về quy trình kỹ thuật, về mùa vụ sản xuất. Do đó trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của các ngành cần lưu ý đến các vấn đề như: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, chính sách giá cả, đầu tư cho phù hợp với từng khu vực, từng vùng lãnh thổ. • Trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được Đất đai diện tích mặt nước là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của chúng lại rất khác, đất đai chỉ là nền móng xây dựng nhà máy công xưởng, trụ sở phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh. Trái lại trong nuôi trồng thủy sản, đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, không có đất đai diện tích mặt nước thì chúng ta không thể tiến hành nuôi trồng thủy sản được. Đất đai là tư liệu sản xuất, song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với các tư liệu sản xuất khác là: Diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức sản xuất của chúng thì không có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai diện tích mặt nước không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn nên (tức là độ phì nhiêu, độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nước ngày một tăng), mặt khác đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất về chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nước giữa các vùng thường là khác nhau. Chính vì vậy, khi sử dụng đất đai diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt chẽ đất đai diện tích mặt nước trên cả ba mặt: pháp chế, kinh tế, kỹ thuật. Về mặt pháp chế: Phải quản lý chặt chẽ các loại đất đai diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, phân vùng quy hoạch đưa vào sản xuất theo hướng thâm canh và chuyên canh.Về mặt kỹ thuật: Cần xác định đúng đắn các đối tượng nuôi trồng cho phù hợp với từng vùng, đồng thời cần quan tâm đến việc sử dụng, bồi dưỡng và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước. Về mặt kinh tế: Mọi biện pháp quản lý sử dụng đất đai diện tích mặt nước phải đưa đến kết quả đất đai diện tích mặt nước cho năng suất cao và không ngừng được cải tạo. Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản không những không chiếm dụng đất nông nghiệp mà còn có thể tác động trợ giúp cho sự phát triển của các ngành khác như nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Những năm gần đây, các tỉnh thuộc vùng duyên hải Việt Nam đã áp dụng cách thức “đào ao, cải tạo ruộng” để tiến hành khai thác tổng hợp. Việc làm này không phải lấn chiếm đất canh tác mà còn cải tạo đất canh tác, coi việc phát triển ngành nuôi trông thủy sản làm động lực kéo theo các ngành khác cùng phát triển như ngành trồng cây công nghiệp, ngành trồng cây ăn quả, ngành chăn nuôi gia súc và công nghiệp phụ trợ. Những bãi bồi ven biển và những vùng đất trũng phèn sau một số năm được cải tạo để nuôi trồng thủy sản đã biến thành những đồng ruộng màu mỡ, phì nhiêu có thể phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. • Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao Trong nuôi trồng thủy sản ngoài sự tác động của con người, các đối tượng nuôi còn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên. Vì vậy trong nuôi trồng thủy sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất, do đó nghề nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ rất rõ rệt. Theo Lênin: “Thời gian mà lao động có tác dụng đối với sản phẩm, thời gian đó gọi là thời gian lao động, còn thời gian sản xuất tức là thời gian mà sản phẩm đang trong lĩnh vực sản xuất, nó bao hàm cả thời gian mà lao động không có tác dụng đối với sản phẩm”. Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi trồng, những biểu hiện chủ yếu của tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản là: Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển diễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất đòi hỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúng khác nhau. Có thời gian đòi hỏi lao động căng thẳng, có thời gian lao động ít căng thẳng. Cùng một đối tượng nuôi trồng thủy sản nhưng ở những vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác nhau. Các đối tượng nuôi trồng thủy sản khác nhau có mùa vụ sản xuất khác nhau. Tính thời vụ của nuôi trồng thủy sản có xu hướng dẫn tới tình thời vụ trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất, nhất là sức lao động, công cụ lao động và đất đai diện tích mặt nước. Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến thất thường, tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản càng gây lên nhiều vấn đề phức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh. Để giảm bớt tính chất thời vụ trrong nuôi trồng thủy sản chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau: Nghiên cứu đặc điểm địa hình, khí hậu, thời tiết từng vùng để bố trí, sắp xếp các đối tượng nuôi trồng cho phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai diện tích mặt nước, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật… Mở mang thêm ngành nghề, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động để thực hiện việc chuyên môn hóa sản xuất đi đôi với việc phát triển tổng hợp các ngành sản xuất trong nuôi trồng thủy sản. Vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt các thành tựu trong lĩnh vực sinh học như: Vận dụng quy luật tổng nhiệt cho cá để tái phát dục, kỹ thuật nuôi tôm cắt mắt, kỹ thuật cấy ghép tinh cho tôm mẹ… để tăng thời gian sản xuất trong năm.  Vai trò của hoạt động nuôi trồng thủy sản • Duy trì, tái tạo các nguồn lợi thủy sản Các nguồn lợi thủy sản là nguồn lợi tự nhiên với tính chất có hạn, khan hiếm khi khai thác đánh bắt một cách tràn lan, không có kế hoạch thì nguồn lợi này lại càng trở nên khan hiếm, thậm chí một số loài gần như tuyệt chủng. Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn lợi này được duy trì và tiếp tục mang lại lợi ích cho con người thì cần có những kế hoạch khai thác hợp lý, khai thác kết hợp với việc bảo vệ, bổ sung tái tạo một cách thường xuyên thông qua hoạt động đánh bắt và NTTS là hai bộ phận cấu thành nên ngành thủy sản nhưng mang hai sắc thái hoàn toàn khác nhau, bổ sung lẫn nhau tạo nên sự phát triển chung của toàn ngành. • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản và thương mại quốc tế thủy sản. NTTS là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không chỉ tiêu dùng nội địa mà một số đối tượng thủy sản nuôi trồng còn là nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. • Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa. Cùng với mức sống của người dân dần được cải thiện, nhu cầu về thực phẩm chất lượng cao, giàu protein ngày một tăng thì ngành NTTS ngày càng trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho thị trường nội địa. Ngành NTTS là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, ngành NTTS đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói ngành NTTS đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm chuo người dân. • Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp Sản phụ của ngành nuôi trồng thủy sản (các loại tôm cá tạp), các phụ chế, phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và một số loại thức ăn cho tôm cá và theo số liệu của FAO sản phẩm thủy sản dành cho chăn nuôi chiếm khoảng 30%. Hàng năm ở Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 40.000 – 50.000 tấn bột cá làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thức ăn cho tôm cá. • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ nghệ Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản có thể cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, y dược và công nghiệp quốc phòng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan. Các sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản ngoài chức năng làm thực phẩm cho con người còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khác. Rất nhiều mặt hàng thủy sản là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đông lạnh như: tôm, cá, nhuyễn thể…, nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm như: Rong mơ, rong câu, rong thuốc giun…, sản xuất keo alginate, Aga aga, Iod, cồn, thuốc tẩy giun sán. Hải mã, vỏ bào ngư là nguồn dược liệu quý và nổi tiếng rất nhiều loại vỏ sinh vật nhuyễn thể có thể làm nguyên liệu để sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu như: sản phẩm khảm trai, ngọc trai, đồi mồi. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì các sản phẩm nuôi trồng thủy sản ngày càng có xu hướng được sử dụng rộng rãi hơn. Đồng thời, sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ hoàn thiện đk cơ cấu sản xuất nông nghiệp, duy trì cân bằng hệ sinh thái mà còn hình thành lên chiến lược khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam. Ngành nuôi trồng thủy sản khuyến khích các vùng nông thôn ven biển thực hiện việc kinh doanh tổng hợp như: nông – lâm – chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan như công nghiệp chế biến thức ăn, công nghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm, du lịch chữa bệnh, và các hoạt động dịch vụ… • Phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế xã hội Nghề nuôi trồng thủy sản tạo công ăn viêc làm cho nhiều người lao động, giúp bà con nông dân và ngư dân xóa đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu cho bản thân và cho quê hương. Nguồn lao động ở các vùng nông thôn hết sức phong phú nhưng do chịu hạn chế về thực lực cũng như quy mô và tốc độ phát triển công nghiệp Việt Nam khiến cho một loạt lao động trẻ mới rất khó được tiếp nhận. Hiện nay, ở nông thôn Việt Nam cùng với sự nâng cao về năng suất lao động và trình độ thâm canh hóa sản xuất, hàng loạt lao động nông thôn đã chuyển hướng sang sản xuất phi nông nghiệp. Ngoài việc phát triển công nghiệp cho huyện thị nông thôn và làm nghề phụ tay trái thì nghề nuôi trồng thủy sản với ưu thế diện tích sản xuất lớn, đầu tư ít, đạt hiệu quả kinh tế cao đã kích thích những người nông dân “rời đất chứ không xa quê” đã mở ra cánh cửa vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. > E VIẾT LẠI PHẦN NÀY, QUÁ DÀI 1.2.1.2 Đặc điểm và vai trò của hoạt động tiêu thụ thủy sản  Đặc điểm của hoạt động tiêu thụ thủy sản: • Do sản xuất mang tính thời vụ nên tiêu thụ sản phẩm cũng mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản tươi sống. • Quá trình tiêu thụ thủy sản gắn liền với quá trình bảo quản, chế biến sản phẩm do sản phẩm thủy sản khi mới sản xuất ra đều ở dạng tươi sống. • Cũng như các nông sản khác, sản phẩm thủy sản vừa được tiêu dùng tại chỗ vừa được trao đổi trên thị trường • Tổng sản lượng thay đổi trong ngắn hạn. Do diện tích phạm vi nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản khó có thể thay đổi đối tượng nuôi trồng vì các yếu tố đảm bảo cho quá trình nuôi trồng của những đối tượng khác nhau là rất khác nhau. • Cung trên thị trường có hệ số co giãn thấp đối với giá cả trong ngắn hạn, cung sản phẩm thủy sản luôn là một lượng biến động không đổi với biến động của giá. • Việc tiêu dùng thủy sản chịu ảnh hưởng lớn bởi thói quen tiêu dùng đó là khẩu vị của người tiêu dùng. • Chất lượng và điều kiện về vệ sinh dịch tễ có tác dụng rất lớn tới nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Việc tiêu dùng sản phẩm thủy sản có tác động trực tiếp tới dinh dưỡng và sức khỏe của người tiêu dùng, bởi vậy yêu cầu về vệ sinh dịch tễ được đặt lên hàng đầu. • Sản phẩm thủy sản có khả năng thay thế cao. Hầu hết các nhu cầu tiêu dùng thủy sản đều có thể thay thế bằng sản phẩm thủy sản khác. • Gía cả dễ biến động nhanh: Giá cả của sản phẩm thủy sản có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một tuần. Mức độ biến động giá do cung cầu điều phối kém hoặc do không thể bảo quản lâu mà phải bán ngay. Do đó, giá của sản phẩm thủy sản có xu hướng giảm nhiều vào cuối ngày hoặc khi có một lượng thủy sản lớn đột ngột xâm nhập làm cung vượt quá nhu cầu của thị trường. • Tính rủi ro cao: Rủi ro cao là đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Giá cả biến động là nguyên nhân chính của rủi ro trong nuôi tôm, một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi tôm đó là dịch bệnh. Một yếu tố rủi ro khác là hao hụt sản phẩm do thối hỏng, sản phẩm thủy sản dễ bị ươn thối do không có phương tiện bảo quản, thời gian vận chuyển, lưu kho dài. Những yếu tố này đều dẫn đến sự thua thiệt về tài chính đối với nông dân và thương nhân  Vai trò của hoạt động tiêu thụ thủy sản: • Tiêu thụ sản phẩm thủy sản được thực hiện tốt giúp cho quá trình tái sản xuất trong ngành thủy sản được diễn ra liên tục và phục hồi không ngừng • Đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản tạo ra nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. • Nếu thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước. Nó tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa. NÊN GỘP CẢ NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN VÀO ĐỂ PTICH 1.2.2 Công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản 1.2.2.1 Công cụ chính sách kinh tế Chính sách thuế: Thông qua sắc thuế và thuế suất, Nhà nước điều hòa thu nhập, thực hiện phân phối lại, đảm bảo sự cân đối cần thiết giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa sức sản xuất và sức mua của xã hội. Đối với hoạt động NTTTTS nhà nước có những chính sách : Chính sách miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; Chính sách miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Việc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Chính sách giá cả: Giá cả là nhân tố trực tiếp hướng dẫn các đơn vị lựa chọn lĩnh vực và phương án kinh doanh có hiệu quả. Mọi quyết sách kinh tế cũng như các quyết định trong sản xuất kinh doanh đều dựa vào giá cả với tư cách là thước đo để tính toán, đo lường các chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đo lường của cải của xã hội và thu nhập thực tế của mọi tầng lớp dân cư. Đối với hoạt động NTTTTS nhà nước có những chính sách: Chính sách hỗ trộ các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản về giá của giống thủy sản; Chính sách giúp bình ổn giá của các loài thủy sản làm tăng tiêu thụ thủy sản;... Chính sách lãi suất: Lãi suất là phần thưởng cho người tiết kiệm tiền; lãi suất là giá cả của tiền tệ; lãi suất là một phần lợi nhuận dùng để trả cho người vay; lãi suất là giá cả của việc sử dụng tiền. Chủ thể sử dụng công cụ lãi suất chủ yếu là ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước. Như vậy, lãi suất là một công cụ quản lý kinh tế, qua đó, Nhà nước thực hiện quyền điều tiết, điều chỉnh nhịp độ phát triển của nền kinh tế; khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, đồng thời kích thích tiết kiệm và đầu tư của các thành phần kinh tế. Đối với hoạt động NTTTTS nhà nước có những chính sách: Chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các hộ nuôi trồng thủy sản, các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản;... 1.2.2.2 Công cụ kế hoạch hóa Ở nước ta, kế hoạch hóa là một hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước theo chương trình mục tiêu định trước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý để nâng cao đời sống nhân dân và mở rộng sản xuất với hiệu quả kinh tế xã hội cao. Đối với hoạt động NTTTTS nhà nước ban hành những kế hoạch sau: Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu “Phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 20182020” của tỉnh Thái Bình; Kế hoạch nuôi trồng và khai thác thủy sản của huyện Thái Thụy; Kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thủy sản của huyện Thái Thụy ... BỎ,VÌ ĐÂY ĐANG ĐƠN THUẦN LÀ LÝ THUYẾT 1.2.2.3 Công cụ pháp luật Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của Nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy Nhà nước. VIẾT THÊM XEM CÔNG CỤ NÀY NTN ĐỐI VỚI QL NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN Đối với hoạt động NTTTTS nói riêng và ngành thủy sản nói chung, nhà nước đã ban hành: Luật thủy sản các năm 2013, 2017. BỎ 1.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản  Ban hành các văn bản cụ thể hóa và triển khai hướng dẫn thực thi chính sách, pháp luật nhà nước về hoạt động nuôi trồng cà tiêu thụ thủy sản trên địa bàn Chính quyền địa phương cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành các văn bản cụ thể hóa nội dung trách nhiệm quản lý hoạt động NTTTTS trên địa bàn lãnh thổ theo quy định phân cấp và hướng dẫn của Chính phủ. Các cơ quan chức năng thuộc Sở quản lý của ngành địa phương có trách nhiệm soạn thảo các văn bản quản lý trình UBND phê duyệt và ban hành phân công và hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ quản lý ngành thủy sản. Các văn bản quản lý do địa phương soạn thảo chủ yếu tập trung vào cụ thể hóa và hướng dẫn các Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng, các quyết định, thông tư của Bộ quản lý ngành thủy sản và các Bộ ngành khác có liên quan như Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Môi trường, Thông tin Truyền thông… Nội dung một số văn bản quản lý chủ yếu liên quan tới hướng dẫn thủ tục quy trình cấp phép hoặc chứng nhận kinh doanh, đầu tư, thay đổi giấy phép kinh doanh; hướng dẫn công báo về doanh nghiệp và quảng cáo hoạt động kinh doanh; phổ biến, hướng dẫn và truyền thông cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích và hỗ trợ kinh doanh, đầu tư vào nuôi trồng thủy sản, trong đó có chính sách của địa phương; các văn bản về hướng dẫn triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các khiếu kiện và vi phạm pháp luật về nuôi trồng thủy sản trên địa bàn; các văn bản tổ chức chỉ đạo, điều hành, phân công quản lý hoat động nuôi trồng thủy sản đối với sở ngành chức năng của tỉnh và phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý cho chính quyền cấp huyện, xã trên địa bàn. • Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình dự án phát triển hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản của địa phương Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm chính về xây dựng và quản lý các quy hoạch phát triển nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa bàn phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và định hướng, mục tiêu chiến lược, quy hoạch phát triển ngành nuôi trồng thủy sản quốc gia. Đây là một nội dung chủ yếu và quan trọng của quản lý chính quyền đối với hoạt động NTTTTS trên địa bàn lãnh thổ. Nội dung bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản địa phương, quy hoạch bố trí không gian hoạt động NTTTTS theo phạm vi lãnh thổ, khu vực địa lý và phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn. Để hiện thực hóa quy hoạch phát triển ngành nuôi trồng thủy sản địa phương, chính quyền và các cơ quan chức năng Sở quản lý ngành cần phải cụ thể hóa chính sách của Chính phủ, xây dựng cơ chế chính sách đặc thù của địa phương, các chương trình mục tiêu và xây dựng cơ chế chính sách đặc thù của địa phương, các chương trình mục tiêu và dự án, kế hoạch cụ thể cho từng thời gian của giai đoạn quy hoạch. • Tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sách, pháp luật về hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa bàn Chính quyền địa phương phải kiến tạo bộ máy quản lý theo nguyên tắc quyền lực trong tay Nhà nước là thống nhất, triển khai theo hướng dẫn của Chính phủ về phân công, phân cấp về thẩm quyền và trách nhiệm, đảm bảo tính hợp lý về phân công, phối hợp trong nội bộ từng cấp cũng như giữa cấp tỉnh, huyện và xã. Cấp tỉnh tập trung quản lý chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển ngành nuôi trồng thủy sản địa phương; cấp huyện, xã tập trung triển khai thực hiện và quản lý tác nghiệp theo phân cấp quản lý hoạt động NTTTTS trên địa bàn. Phòng Công Thương là cơ quan tham mưu và chịu trách nhiệm trước UBND huyện về quản lý hoạt động NTTTTS trên địa bàn. Phòng Công Thương chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn quản lý hoạt động NTTTTS của Sở Công Thương và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND huyện. • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại và xử lý các vi phạm quy định chính sách, pháp luật về hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa bàn Hoạt động NTTTTS nói riêng, đầu tư trong các lĩnh vực thủy sản nói chung diễn ra trên địa bàn lãnh thổ cụ thể ở từng địa phương. Do vậy, công tác quản lý hoạt động NTTTTS, kiểm soát thị trường gắn liền hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trên từng địa bàn lãnh thổ là rất quan trọng. Cấp tỉnh phải cụ thể hóa các quy định về thanh tra của Chính phủ, về quản lý thị trường của Bộ Công Thương phù hợp với yêu cầu, nội dung phân cấp và điều kiện của địa phương về nội dung nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và các nguồn lực, phương tiện, thời gian. Phối hợp công tác tổ chức thanh tra, giám sát, quản lý hoạt động NTTTTS với các bộ phận chức năng quản lý cấp tỉnh, huyện. Ngoài ra, còn phải phối hợp công tác thanh tra, kiểm soát và quản lý thị trường, hoạt động NTTTTS giữa địa phương với lực lượng chức năng của các Bộ ngành của Trung ương, của địa phương nước ngoài trong các trường hợp cụ thể của kinh tế xã hội, của mở cửa thị trường, hội nhập và hợp tác quốc tế. Xử lý các khiếu nại, các vi phạm pháp luật về ngành nuôi trồng thủy sản trong phạm vi thẩm quyền va trách nhiệm theo luật định. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH TỪ 2018 – T62021 BỎ 2.1 Thực trạng hoạt động NTTTTS của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình từ năm 2018 – T62021 2.1.1 Thực trạng hoạt động nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy từ 2018T62021 2.1.1.1 Số cơ sở, doanh nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Tổng số cơ sở nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 13.678 cơ sở, chiếm 15,83% trên tổng số cơ sở nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh ( 86.395 ). Số lượng sơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu tại huyện Thái Thụy với 5 trang trại và 5 doanh nghiệp và 1 hợp tác xã, số lượng hộ nuôi trồng thủy sản cũng không biến động nhiều qua các năm. 2.1.1.2 Quy mô, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Việc phát triển diện tích mặt nước nuôi thủy sản cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc là gia tăng sản lượng và năng suất nuôi trồng. Trong những năm qua huyện Thái Thụy phát triển mạnh mẽ nuôi trồng thủy sản trên cả 03 loại hình mặt nước (nước ngọt, nước lợ và nước mặn biển). Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện qua các năm vẫn giữ được nhịp độ phát triển tăng và ổn định. Giai đoạn 20182020, tốc độ tăng diện tích nuôi trồng thủy sản bình quân đạt 4.478%năm. Diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy đứng thứ 2 tỉnh chỉ sau huyện Tiền Hải nhưng tốc độ tăng về diện tích nuôi trồng thủy sản lại đứng đầu tỉnh Thái Bình . Năm 2020 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 4.331 ha, tăng 99 ha (2.33%) so với năm 2019; năm 2019 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 4.232 ha, tăng 263ha ( 6.62%) so với năm 2018. Năm 2018 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 3969 ha và tính đến tháng 62021 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 4300 tương đương với cùng kỳ năm 2020. Nếu so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Hồng về chỉ tiêu diện tích nuôi trồng thủy sản trong vài năm gần đây thì huyện Thái Thụy đã góp phần làm diên tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh Thái Bình chỉ xếp sau Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định. Biểu đồ 2.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy giai đoạn2018 – T62021 BS: NGUỒN CỦA BIỂU Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện Thái Thụy có xu hướng ổn định và tăng qua các năm, điều này có thể thấy hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện vẫn đang diễn ra sôi động. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên do việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt, việc khai phá diện tích rừng ngập mặn phục vụ nuôi thủy sản nước lợ (nuôi tôm, cá) và việc phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước mặn (nuôi ngao). 2018 2019 2020 T62021 Tổng số 3.969 4.232 4.331 4.300 Diện tích nước ngọt 1.349 1.394 1.600 1.430 Diện tích nước lợ 1.527 1.567 1.590 1.567 Diện tích nước mặn 1.093 1.271 1.141 1.303 Bảng 2.1: Diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy phân theo loại nước nuôi giai đoạn 2018 – T62021 Đơn vị: ha Diện tích nuôi nuôi trồng thủy sản mặn, lợ có xu hướng tăng trong những năm gần đây do khai thác các vùng bãi triều để nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, đặc biệt là ngao. Tuy chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn so với tổng diện tích nuôi trồng nước ngọt, song tỷ lệ này đều có biến động tăng qua các năm, giai đoạn 20182020, tốc độ tăng diện tích nuôi trồng thủy sản mặn, lợ bình quân 2,27%năm. Đối tượng nuôi nước mặn, lợ là: các loài tôm, ngao… cá vược, cá song, rô phi, tôm thẻ chân trắng tôm sú,... Năm 2018 diện tích nuôi thủy sản nước mặn, lợ chiếm 66,18%; năm 2019 chiếm 67,06% và năm 2021 chiếm khoảng 63,05%. Phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ cũng là một trong những thế mạnh của huyện Thái Thụy; bên cạnh đó không chỉ phát triển diện tích nuôi trồng mặn, lợ cả hai huyện cũng đều có diện tích nuôi trồng thủy sản trên cả 03 loại mặt nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ). Diện tích nuôi nước ngọt chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Giai đoạn 20182020, diện tích nuôi nước ngọt cũng không ngừng tăng nhưng không nhiều, mức tăng bình quân tăng 9,05%năm và tăng nhanh nhất tỉnh Thái Bình. Năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt 1.600 ha, chiếm 18.1% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Đối tượng thủy sản nuôi trên loại hình nước ngọt là các loại cá như: Cá trôi, cá rô phi, cá trắm, cá chép, cá mè… 2.1.1.3 Sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện giai đoạn 2018 – T62021 Hoạt động sản xuất thủy sản tiếp tục đóng góp tăng trưởng cao trong tổng giá trị chung của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Sản lượng nuôi trồng tỉnh Thái Bình luôn đứng thứ 111 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng, các cơ sở chế biến thủy sản trong tỉnh đang từng bước phát triển cả về số lượng và quy mô sản xuất, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất thủy sản phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động khu vực nông nghiệp nông thôn. Biểu đồ 2.2: Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy từ 2018T62021 Sản lượng NTTS năm 2018 trên địa bàn huyện đạt 89.200 tấn tăng 6.500 tấn (7,85%) so với năm 2017, năm 2019 sản lượng đạt 96.200 tấn tăng 7.000 tấn (7,84%) so với năm 2018. Năm 2020 sản lượng đạt 102.600 tất tăng 6.400 tấn (6,65%). Tốc độ tăng sản lượng NTTS trong giai đoạn 20182020 bình quân đạt 7,44% , mức tăng mạnh thứ 2 cả tỉnh chỉ sau huyện Tiền Hải. Sản lượng 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 26.695 tấn. Phương thức nuôi trồng thủy sản có sự chuyển đổi tích cực chuyển mạnh nuôi trồng thủy sản từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, huyện đã phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao với trên 100hanăm theo mô hình liên kết với doanh nghiệp nuôi từ 3 4 vụnăm, năng suất đạt từ 10 15 tấnhavụ, cá biệt có hộ đạt 15 18 tấnhavụ, lợi nhuận từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồnghavụ. 2.1.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụy thủy sản huyện Thái Thụy từ 2018T62021 Giai đoạn 2018T62021 là giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid19. Chính vì vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề khi đất nước thực hiện giãn cách xã hội, đóng cửa đất nước để phòng chống dịch và các nước trên thế giớ cũng chịu ảnh hưởng vô cùng lớn của đại dịch Covid19 khiến xuất khẩu thủy sản chịu ảnh hưởng rất lớn. Trong giai đoạn giãn cách xã hội, đất nước đóng cửa để chống dịch, các khu chợ, nhà hàng, khách sạn kể cả các công ty thủy sản cũng phải đóng cửa; vì vậy, đã tạo một sức ép vô cùng lớn đối với hoạt động tiêu thụ thủy sản khi mà sản xuất, nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình vẫn diễn ra tương đối bình thường. Thủy sản huyện Thái Thụy cũng chịu sức ép vô cùng lớn , tuy nhiên giá trị tiêu thụ sản phẩm của Huyện trong giai đoạn này vẫn tăng nhưng tăng rất ít: Biểu đồ 2.3: Giá trị tiêu thụ thủy sản huyện Thái Thụy giai đoạn 2018T62021 Năm 2018 là năm duy nhất trong giai đoạn không chịu tác động của đại dịch Covid 19 vì vậy hoạt động tiêu thụ thủy sản được diễn ra bình thường; năm 2018 giá trị tiêu thụ thủy sản đạt 3.264,9 tỷ đồng tăng 279,6 tỷ đồng ( tăng 9,36% ) so với năm 2017. Năm 2019 và 2020 là hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid19, tuy nhiên nhờ sự chỉ đạo kịp thời của cơ quan nhà nước, giá trị tiêu thụ thủy sản của huyện Thái Thụy vẫn tăng nhưng không nhiều. Giá trị tiêu thụ thủy sản của Huyện các năm 2019, 2020 lần lượt là 3.870,7; 4.323,2 và tăng 605,8; 452,5 ( ứng với 18,55% và 11,69%) so với các năm 2018 và 2019. Sáu tháng đầu năm 2021, tình hình đại dịch ở Việt Nam và trên thế giới được kiểm soát rất tốt, ở Việt Nam các hoạt động đã diễn ra bình thường, chính vì thế tiêu thụ thủy sản cũng dễ dàng hơn và đạt được giá trị cao hơn. Giá trị tiêu thụ thủy sản của huyện Thái Thụy 6 tháng đầu năm 2021 đạt 2.568 tỷ đồng tăng 327 tỷ đồng (14,59 %) so với cùng kỳ năm 2020. NĂM Khai thác Nuôi trồng 2018 1.467 1.797 2019 1.530 2.340 2020 1.708 2.615 T62021 930 1.638 Bảng 2.2: Giá trị tiêu thụ thủy sản qua hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2018T62021 TÊN BẢNG, ĐƠN VỊ CHO LÊN TRÊN, TÊN BIỂU CHO XUỐNG DƯỚI Đơn vị: tỷ đồng Bảng 2.2 cho chúng ta thấy được giá trị tiêu thụ thủy sản qua hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2018T62021, tuy chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid19 nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời của các cơ quan nhà nước đã khiến cho giá trị tiêu thụ thủy sản qua hai hoạt động trên vẫn tăng nhẹ theo từng năm. 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng thủy hải sản trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 2.2.1 Thực trạng ban hành các văn bản và triển khai hướng dẫn thực thi chính sách, pháp luật nhà nước về hoạt động NTTTTS trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Hiện nay, Nhà nước đã ban hành Luật Thủy sản. Các văn bản pháp quy về quản lý các tiêu chuẩn ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm và thủy sản tương đương với các quy định của CODEX, WTO và Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (Code of conduct for responsible fisheries). Đồng thời xây dựng hệ thống quản lý tăng cường năng lực cho cơ quan thanh tra, kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh từ Trung ương đến địa phương nhằm kiểm soát từ khâu sản xuất đến thu mua, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Luật Thuỷ sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày 172004 (văn bản này thay thế Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản). Đối với hoạt động NTTTTS, tỉnh Thái Bình ban hành như: Quyết định số 2241999QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8121999 phê duyệt Chương trình phát triển NTTS thời kỳ 19992010 với mục tiêu “Phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nhiên liệu chủ yếu cho xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu lao động, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước và an ninh ven biển”; Quyết định số 648QĐgiống thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 2020, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1519QĐUBND ngày 582011 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nuôi ngao vùng ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 20112015 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 640QĐUBND ngày 1532016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông giai đoạn 20162020 tỉnh Thái Bình; Quyết định số 1960QĐUBND ngày 1972016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết dự án Quy hoạch tổng thể thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 20162020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 032017NQHĐND ngày 17072017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 20172018, tầm nhìn đến 2030; Quyết định số 2547QĐUBND ngày 29092017 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển sản xuất ngao giống tỉnh Thái Bình giai đoạn 20172020, định hướng đến năm 2025”. 2.2.2. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình dự án phát triển ngành nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thái Thụy thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện Thái Thụy lần thứ 27 về Phát triển nuôi trồng và tiêu thụ Thủy sản trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 đến 2020. Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện trong năm 2019, ngay từ đầu năm UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trong đó tập trung chỉ đạo các xã ven biển tiếp tục chuyển đổi những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang NTTS, chú trọng phát triển vùng nuôi tập trung có quy mô lớn. Nâng cao khoa họckỹ thuật vào nuôi trồng và chế biến thủy sản nhằm mục đích tăng giá trị tiêu thụ thủy sản. Phát triển mạnh NTTTTS cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị tiêu thụ thủy sản. Toàn huyện phấn đấu: Diện tích nuôi Ngao: Tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch vùng nuôi ngao theo Quyết định số 1519QĐUBND của ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình; Kết hợp với UBND các xã có bãi nuôi ngao quy hoạch hợp lý khu vực khai thác giống và khu vực nuôi ngao thương phẩm, đồng thời tiến hành khảo sát lại các diện tích bãi triều để xác định diện tích mở rộng nuôi ngao thịt cho những năm tiếp theo và quy hoạch đảm bảo môi trường sinh thái đáp ứng nuôi ngao bền vững. Với diện tích trên 1955 ha, sản lượng trên 64 nghìn tấn. Diện tích nuôi nước lợ: Xác định đối tượng con Tôm sú vẫn là con nuôi chủ lực, nhưng tiếp tục đa dạng hoá đối tượng con nuôi như Tôm thẻ chân trắng theo hướng thâm canh công nghệ cao. Tiêu thụ sản phẩm: Quảng bá được giá trị và chất lượng của sản phẩm thủy sản ra các tỉnh của đất nước và phát triển thêm ra các thị trường xuất khẩu khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, EU… K THẤY QLY TIÊU THỤ NTN 2.2.3 Bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm và phối hợp thực thi chính sách, pháp luật về hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản là hoạt động kinh tế, kỹ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang tính chất nông nghiệp và thương mại. Hiện hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản đã được đặt dưới sự quản lý của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Thái Thụy Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tiền Hải đã phối hợp với các Phòng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Thái Thụy cùng các bộ phận có liên quan trong huyện chỉ đạo chi cục Thủy sản huyện Thái Thụy về Kế hoạch khai thác, nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản năm 2021 Kế hoạch của UBND huyện Thái Thụy ngày 01 tháng 01 năm 2021 nhằm đưa những kết quả đạt được và những hạn chế chưa được khắc phục trong năm 2020. Đồng thời việc áp dụng Kế hoạch này đã đưa ra những phương hướng và mục tiêu phát triển nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản cho năm 2021. Kế hoạch đã được Chi cục Thủy sản huyện áp dụng kịp thời trong những năm gần đây và đạt được những chỉ tiêu đề ra cho từng năm hoạt động. 2.2.4 Tình hình thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại và xử lý các vi phạm quy định chính sách, pháp luật về hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Hằng năm, UBND huyện Thái Thụy đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Đội kiểm tra liên ngành kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản nhằm kiểm tra việc chấp hành các chủ trương, chính sách củ Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định hiện hành của Chính phủ đối với các hộ sản xuất và kinh doanh sản phẩm thủy sản trên địa bàn huyện. Nội dung thanh tra, kiểm tra 2018 2019 2020 Vệ sinh an toàn thực phẩm 5 7 11 Giấ phép đăng ký sản xuất kinh doanh 2 2 2 Gia hạn giấy phép khai thác thủy sản 8 11 9 Tổng số lượt kiểm tra trong năm 15 20 22 Bảng 2.3: Tổng hợp các đợt thanh tra, kiểm tra Nguồn: Phòng NNPTNT huyện Thái Thụy Năm 2019, huyện Thái Thụy từng xuất hiện nhiều đợt ngao chết trong các năm trước, trong đó đợt ngao chết do ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, làn ngao chết năm 2019 này hoàn toàn do yếu tố tác động của thời tiết. Qua điều tra môi trường và giám định mẫu ngao chết, Chi cục Thuỷ sản Thái Bình đã kết luận chính thức nguyên nhân ngao chết là do sốc độ mặn kết hợp với thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao. Cụ thể, ngày 128 độ mặn nước triều đang dao động từ 2530% độ; đến ngày 348 tại Thái Thụy có mưa lớn vào chu kỳ nước xuống (nghén nước), độ mặn thời điểm sau mưa giảm thấp, còn khoảng 23%o, ngao yếu; trong các ngày từ 678 nắng nóng, dẫn đến ngao chết hàng loạt. Huyện Thái Thụy đã phối hợp với Chi cục Thuỷ sản Thái Bình chỉ đạo dân tranh thủ thu hoạch với những bãi ngao đạt kích cỡ thương phẩm để giảm bớt thiệt hại và tổ chức vệ sinh môi trường, dọn sạch xác ngao, tránh để thối rữa và không nên đổ trực tiếp xác vỏ ngao ra biển làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi ngao sau này và nghiêm cấm sử dụng, tiêu thụ ngao đã chết ra thị trường . Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Bình đã giao cho Chi Cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thái Bình khuyến cáo người nuôi không thực hiện việc thả lại ngao giống trong thời gian ngao chết và mùa mưa bão (tháng 8 9 dương lịch). Khi điều kiện môi trường thuận lợi (khuyến cáo vào khoảng tháng 10 dương lịch) người nuôi tiến hành cải tạo, vệ sinh bãi nuôi bắt đầu thả lại giống theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Năm 2018, khi nhận được thông tin Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải bị người dân “ lấp “ cổng, người dân cho rằng cảng cá Tân Sơn chỉ đáp ứng 110 sản lượng cá chế biến cho công ty, còn lại là do công ty nhập nhiều cá đã bị ươn, thối do để lâu ngày ở các tỉnh khác về. Do đó, qua quá trình đốt sấy đã gây ra mùi ôi thối khó chịu. UBND tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Quan trắc phân tích tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình đã có đợt kiểm tra định kỳ với Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải. Kết qủa, các hoạt động của công ty ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường sinh thái chung quanh khu vực, chỉ có một thông số coliform vượt 1,6 lần theo quy chuẩn. UBND xã Thụy Hải đã thành lập đoàn kiểm tra và có biên bản làm việc với công ty này vào ngày 306. Công ty cam kết đến ngày 307 sẽ đưa công nghệ mới để xử lý khí thải gây mùi khó chịu. Theo điều tra xác minh lý do người dân “ lấp “ cổng của công ty vì bị một số tư thương đóng trên địa bàn lôi kéo, kích động, họ cho rằng, công ty này thu mua với giá cao làm “phá giá” hoạt động mua bán lâu đời ở địa phương. E CẦN VIẾT LẠI PHẦN NÀY ĐÂY LÀ PHẦN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, CHỨ K PHẢI BẢN BÁO CÁO 2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 2.3.1 Thành công • Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có tiến bộ. Các Phòng ban ngành trực thuộc có liên quan quản lý hoạt động NTTTTS huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh Thái Bình nhiều văn bản pháp quy có tính thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý để kiểm soát tốt hơn hoạt động NTTTTS. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý hoạt động NTTTTS đã được ban hành và thực thi tương đối đầy đủ. Bước đầu đã tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết để triển khai các hoạt động quản lý, giám sát các hoạt động của chủ thể NTTTTS. Việc liên tục ban hành các văn bản pháp lý bổ sung, sửa đổi các bất cập cho phù hợp với tình hình thực tiễn của hoat động NTTTTS đã từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu công khai minh bạch, tạo niềm tin cho các chủ thể NTTTTS trên toàn huyện Thái Thụy. Nhưng quy chuẩn về chất lượng con giống được nuôi trồng phù hợp với quy định và nguyên tắc hoàn toàn đủ điều kiện để kiểm soát chất lượng của con giống. • Công tác triển khai các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh Thái Bình về quản lý hoạt động NTTTTS được thực hiện tốt. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, các sở ban ngành của tỉnh Thái Bình như Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, đồng thời xác định rõ tiến độ chi tiết cho từng chương trình, kế hoạch từ đó nâng cao hiệu quả quản lý. Tổ chức bộ máy quản lý đáp ứng được những yêu cầu cơ bản để quản lý và phát triển đối với hoạt động NTTTTS. Đã có nhiều cơ quan, ban ngành có liên quan tham gia vào công tác quản lý. Công tác phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật có liên quan đến hoạt động NTTTTS cũng như các quy định khác của pháp luật trong ngành thủy sản đã được huyện Thái Thụy chú trọng tăng cường, bước đầu tạo những chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhà quản lý. • Bộ máy tổ chức của các Phòng trong huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình cũng từng bước được kiện toàn theo hướng phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng đã góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Công tác phối hợp liên ngành trong quản lý hoạt động NTTTTS trên địa bàn cũng được đẩy mạnh và triển khai đồng bộ, có hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của Phòng Nông nghiệp và PTNT cũng được quan tâm, chú trọng. Công tác tổ chức tuyên truyền được thực hiện thường xuyên tại huyện Thái Thụy đã góp phần nâng cao ý thức của người dân. Công tác thanh tra, kiểm tra có phát hiện những vi phạm, sau khi được lập biện bản và giải thích thì người dân đã hiểu được sai phạm và thực hiện khắc phục. Từ những kết quả trên, có thể nhận thấy rằng, mặc dù ngành Thủy sản trên địa bàn huyện Thái Thụy vẫn còn khó khăn, song với tiềm năng và thế mạnh của vùng biển đảo cũng như công tác chỉ đạo của cơ quan QLNN huyện Thái Thụy, hy vọng huyện Thá

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN 1.1 Một số khái niệm bản 1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước hoạt động thực thi quyền lực nhà nước quan nhà nước thực nhằm xác lập trật tự ổn định, phát triển xã hội theo mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi Theo giáo trình QLNN Thương mại: Quản lý Nhà nước tác động có tổ chức điều chỉnh quyền lực Nhà nước trình xã hội hành vi hoạt động người để trì phát triển mối quan hệ xã hội trật tự pháp luật nhằm thực chức năng, nhiệm vụ Nhà nước mục tiêu xác định giai đoạn phát triển đất nước Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng được thực thông qua hoạt động quan lập pháp, hành pháp tư pháp Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước được giơi hạn ở hoạt động quản lý có tính chất nhà nước được thực bởi quan hành pháp ( Chính phủ ) nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế – xã hội đặt Như vậy, hiểu cách cụ thể quản lý Nhà nước q trình, quan hệ thống máy quyền lực quốc gia cấp Trung ương đến cấp sở (ở Việt Nam cấp xã, phường) thực tác động vào đối tượng là: hệ thống tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, đoàn thể hộ gia đình xã hội công cụ hành chính, (các thị, nghị quyết, quyết định) biện pháp phi hành chính(sử dụng chính sách khuyến khích kinh tế, chương trình hỗ trợ phát triển…) nhằm đạt được tới mục tiêu phát triển được định sẵn thể qua chủ trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội môi trường) 1.1.2 Khái niệm hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản Theo FAO: Nuôi trồng thủy sản nuôi thủy sinh vật môi trường nước ngọt, mặn lợ, bao gồm áp dụng kỹ thuật quy trình ni nhằm nâng cao suất: thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể Nuôi trồng thủy sản phận cấu thành sản xuất nông nghiệp nên mang nhiều đặc điểm sản xuất nông nghiệp Tiêu thụ trình thực giá trị giá trị sử dụng sản phẩm hàng hóa Đó cách thức, đường kết hợp hữu người sản xuất trung gian khác trình vận động phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng cuối Tiêu thụ sản phẩm thủy sản được thể kênh lưu thông qua nhiều cấp nhiều khâu khác Tùy theo trình độ phát triển sản xuất, lưu thơng hàng hóa tính chất loại sản phẩm mà kênh tiêu thụ ngắn hoặc dài, trực tiếp hay gián tiếp Nghĩa sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối trực tiếp thơng qua khâu trung gian hoặc gián tiếp phải qua nhiều khâu trung gian Sản phẩm thủy sản trực tiếp tới tay người tiêu dùng hình thức bán lẻ ở ngư trại ni trờng thủy sản, hoặc ở làng cá bờ biển, hoặc bán lẻ ở chợ nông thôn thành phố Sản phẩm thủy sản lưu thông tới tay người tiêu dùng trải qua nhiều khâu trung gian như: thương mại thu gom sản phẩm, chế biến, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng … Từ hai khái niệm trên, hiểu hoạt động ni trồng tiêu thụ thủy sản hoạt động nuôi thủy sinh vật môi trường nước ngọt, mặn , lợ để tạo sản phẩm thủy sản, đờng thời nhờ q trình phân phối sản phẩm thủy sản đến với người tiêu dùng cuối đê tạo giá trị cho sản phẩm thủy sản lợi nhuận cho bên liên quan: hộ nuôi trồng thủy sản, thương lái, công ty chế biến thủy sản công ty xuất thủy sản… 1.1.3 Khái niệm Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản  Chúng ta hiểu Quản lý nhà nước hoạt động NT&TTTS việc nhà nước ban hành tổ chức đạo thực quy định, chính sách kế hoạch liên quan tới hoạt động nuôi trồng tiêu thụ thủy sản như: Xác định quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản, quy định việc xuất nhập giống thuỷ sản, giống, hoá giống, Thống quản lý chất lượng giống xây dựng quản lý hệ thông giống; Đăng ký giống quốc gia; thông quản lý thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, thú y thuỷ sản; Quản lý tiêu chuẩn loại vật tư, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng nuôi trồng thuỷ sàn; Phối hợp với Bộ ngành, địa phương kiểm soát ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp môi trường nuôi trồng thuỷ sản theo quy định pháp luật; tổ chức đạo thực quy hoạch, kế hoạch công nghiệp chế biến thủy sản; ban hành chính sách nhằm thúc đẩy tiêu thụ thủy sản 1.2 Một số lý thuyết quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản 1.2.1 Đặc điểm và vai trò của hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản 1.2.1.1 Đặc điểm và vai trò của hoạt động nuôi trồng thủy sản  Đặc điểm nuôi trồng thủy sản:  Nuôi trồng thủy sản ngành phát triển rộng khắp đất nước ta tương đối phức tạp so với ngành sản xuất vật chất khác Đối tượng sản xuất ngành nuôi trồng loại động vật máu lạnh, sống môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp nhiều yếu tố môi trường thủy lý, thủy hóa, thủy sinh muốn cho đối tượng nuôi trồng phát triển tốt người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho đối tượng Các biện pháp kỹ thuật sản xuất phù hợp với yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển sinh sản đối tượng ni trờng giúp đối tượng nuôi phát triển tốt, đạt được suất, sản lượng cao ổn định Hơn nữa, hoạt động nuôi trồng thủy sản hoạt động sản xuất trời, điều kiện sản xuất khí hậu, thời tiết, yếu tố môi trường… sinh vật có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn đờng thời ln có biến đổi khơn lường Sức lao động bỏ gặp thời tiết thuận lợi (mưa thuận, gió hịa) đạt được suất, sản lượng cao Mặt khác, bờ biển Việt Nam dài, điều kiện khí hậu thời tiết vùng có khác mùa vụ sản xuất khác hiệu kinh tế khơng giống nhau, mức độ đầu tư sở hạ tầng quyết định khả sản xuất trình độ thâm canh nghề ni trờng thủy sản Vì vậy, q trình sản xuất, ngành nuôi trồng thủy sản vừa chịu chi phối quy luật tự nhiên, vừa phải chịu chi phối quy luật kinh tế Do đó, nuôi trồng thủy sản hoạt động sản xuất phức tạp Tính chất rộng khắp ngành nuôi trồng thủy sản thể nghề nuôi trồng thủy sản phát triển ở khắp vùng nước từ đồng trung du, miền núi cho đến vùng ven biển, ở đâu có đất đai diện tích mặt nước ở phát triển nghề ni trờng thủy sản: Từ hờ ao, sơng ngịi đến đầm phá, eo, vịnh… Mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau, dẫn tới khác đối tượng sản xuất, quy trình kỹ thuật, mùa vụ sản xuất Do cơng tác quản lý đạo sản xuất ngành cần lưu ý đến vấn đề như: Xây dựng sở vật chất kỹ thuật, xây dựng tiêu kế hoạch, chính sách giá cả, đầu tư cho phù hợp với khu vực, vùng lãnh thổ  Trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước vừa tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa tư liệu sản xuất đặc biệt thay Đất đai diện tích mặt nước điều kiện cần thiết cho tất ngành sản xuất, nội dung kinh tế chúng lại khác, đất đai móng xây dựng nhà máy công xưởng, trụ sở phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh Trái lại nuôi trồng thủy sản, đất đai diện tích mặt nước tư liệu sản xuất chủ yếu vừa tư liệu sản xuất đặc biệt khơng thể thay thế được, khơng có đất đai diện tích mặt nước khơng thể tiến hành nuôi trồng thủy sản được Đất đai tư liệu sản xuất, song tư liệu sản xuất đặc biệt, khác với tư liệu sản xuất khác là: Diện tích chúng có giới hạn, vị trí chúng cố định, sức sản xuất chúng khơng có giới hạn nếu biết sử dụng hợp lý đất đai diện tích mặt nước khơng bị hao mòn mà tốt nên (tức độ phì nhiêu, độ màu mỡ đất đai diện tích mặt nước ngày tăng), mặt khác đất đai diện tích mặt nước tư liệu sản xuất không đồng chất lượng cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến độ màu mỡ đất đai diện tích mặt nước vùng thường khác Chính vậy, sử dụng đất đai diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt chẽ đất đai diện tích mặt nước ba mặt: pháp chế, kinh tế, kỹ thuật Về mặt pháp chế: Phải quản lý chặt chẽ loại đất đai diện tích mặt nước có khả nuôi trồng thủy sản, phân vùng quy hoạch đưa vào sản xuất theo hướng thâm canh chuyên canh.Về mặt kỹ thuật: Cần xác định đắn đối tượng nuôi trồng cho phù hợp với vùng, đồng thời cần quan tâm đến việc sử dụng, bồi dưỡng nâng cao độ phì nhiêu đất đai diện tích mặt nước Về mặt kinh tế: Mọi biện pháp quản lý sử dụng đất đai diện tích mặt nước phải đưa đến kết đất đai diện tích mặt nước cho suất cao không ngừng được cải tạo Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khơng chiếm dụng đất nơng nghiệp mà cịn tác động trợ giúp cho phát triển ngành khác nông nghiệp, lâm nghiệp chăn nuôi gia súc Những năm gần đây, tỉnh thuộc vùng duyên hải Việt Nam áp dụng cách thức “đào ao, cải tạo ruộng” để tiến hành khai thác tổng hợp Việc làm lấn chiếm đất canh tác mà cải tạo đất canh tác, coi việc phát triển ngành nuôi trông thủy sản làm động lực kéo theo ngành khác phát triển ngành trồng công nghiệp, ngành trồng ăn quả, ngành chăn nuôi gia súc công nghiệp phụ trợ Những bãi bồi ven biển vùng đất trũng phèn sau số năm được cải tạo để nuôi trồng thủy sản biến thành đồng ruộng màu mỡ, phì nhiêu phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp  Ni trồng thủy sản có tính thời vụ cao Trong ni trờng thủy sản ngồi tác động người, đối tượng ni cịn chịu tác động mơi trường tự nhiên Vì ni trờng thủy sản, q trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động khơng hồn tồn ăn khớp với thời gian sản xuất, nghề ni trồng thủy sản mang tính thời vụ rõ rệt Theo Lênin: “Thời gian mà lao động có tác dụng sản phẩm, thời gian gọi thời gian lao động, thời gian sản xuất tức thời gian mà sản phẩm lĩnh vực sản xuất, bao hàm thời gian mà lao động khơng có tác dụng sản phẩm” Nhân tố quyết định tính thời vụ quy luật sinh trưởng phát triển đối tượng nuôi trồng, biểu chủ yếu tính thời vụ nuôi trồng thủy sản là: - Đối với đối tượng nuôi trồng, giai đoạn sinh trưởng, phát triển diễn khoảng thời gian khác mùa vụ sản xuất địi hỏi thời gian, hình thức mức độ tác động trực tiếp người tới chúng khác Có thời gian địi hỏi lao động căng thẳng, có thời gian lao động ít căng thẳng - Cùng đối tượng nuôi trồng thủy sản ở vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khác thường có mùa vụ sản xuất khác - Các đối tượng nuôi trồng thủy sản khác có mùa vụ sản xuất khác Tính thời vụ ni trờng thủy sản có xu hướng dẫn tới tình thời vụ việc sử dụng yếu tố sản xuất, sức lao động, công cụ lao động đất đai diện tích mặt nước Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến thất thường, tính thời vụ nuôi trồng thủy sản gây lên nhiều vấn đề phức tạp tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh Để giảm bớt tính chất thời vụ trrong nuôi trồng thủy sản cần lưu ý vấn đề sau: - Nghiên cứu đặc điểm địa hình, khí hậu, thời tiết vùng để bố trí, xếp đối tượng nuôi trồng cho phù hợp nhằm sử dụng có hiệu đất đai diện tích mặt nước, lao động, sở vật chất kỹ thuật… - Mở mang thêm ngành nghề, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động để thực việc chun mơn hóa sản xuất đơi với việc phát triển tổng hợp ngành sản xuất nuôi trồng thủy sản - Vận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt thành tựu lĩnh vực sinh học như: Vận dụng quy luật tổng nhiệt cho cá để tái phát dục, kỹ thuật nuôi tôm cắt mắt, kỹ thuật cấy ghép tinh cho tôm mẹ… để tăng thời gian sản xuất năm  Vai trò hoạt động ni trờng thủy sản  Duy trì, tái tạo nguồn lợi thủy sản Các nguồn lợi thủy sản nguồn lợi tự nhiên với tính chất có hạn, khan hiếm khai thác đánh bắt cách tràn lan, khơng có kế hoạch ng̀n lợi lại trở nên khan hiếm, chí số lồi gần tuyệt chủng Chính vậy, để đảm bảo ng̀n lợi được trì tiếp tục mang lại lợi ích cho người cần có kế hoạch khai thác hợp lý, khai thác kết hợp với việc bảo vệ, bổ sung tái tạo cách thường xuyên thông qua hoạt động đánh bắt NTTS hai phận cấu thành nên ngành thủy sản mang hai sắc thái hoàn toàn khác nhau, bổ sung lẫn tạo nên phát triển chung toàn ngành  Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản thương mại quốc tế thủy sản NTTS nghề mang lại hiệu kinh tế cao số ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không tiêu dùng nội địa mà số đối tượng thủy sản nuôi trồng cịn ng̀n ngun liệu phục vụ chế biến xuất  Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa Cùng với mức sống người dân dần được cải thiện, nhu cầu thực phẩm chất lượng cao, giàu protein ngày tăng ngành NTTS ngày trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho thị trường nội địa Ngành NTTS ngành tạo lương thực, thực phẩm, cung cấp sản phẩm tiêu dùng trực tiếp Ở tầm vĩ mô, giác độ ngành kinh tế quốc dân, ngành NTTS góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể tăng nhiều đạm vitamin cho thức ăn Có thể nói ngành NTTS đóng vai trị quan trọng việc cung cấp thực phẩm chuo người dân  Cung cấp thức ăn cho chăn ni, phân bón cho nơng nghiệp Sản phụ ngành nuôi trồng thủy sản (các loại tôm cá tạp), phụ chế, phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm số loại thức ăn cho tôm cá theo số liệu FAO sản phẩm thủy sản dành cho chăn nuôi chiếm khoảng 30% Hàng năm ở Việt Nam sản xuất khoảng 40.000 – 50.000 bột cá làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm thức ăn cho tôm cá  Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ nghệ Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản cung cấp nguyên vật liệu cho ngành khác công nghiệp, nông nghiệp, y dược cơng nghiệp quốc phịng, thúc đẩy phát triển ngành nghề liên quan Các sản phẩm ngành ni trờng thủy sản ngồi chức làm thực phẩm cho người được sử dụng nhiều lĩnh vực khác Rất nhiều mặt hàng thủy sản nguyên liệu cho nhà máy chế biến đông lạnh như: tôm, cá, nhuyễn thể…, nguyên liệu cho xí nghiệp dược phẩm như: Rong mơ, rong câu, rong thuốc giun…, sản xuất keo alginate, Aga aga, Iod, cồn, thuốc tẩy giun sán Hải mã, vỏ bào ngư nguồn dược liệu quý tiếng nhiều loại vỏ sinh vật nhuyễn thể làm nguyên liệu để sản xuất đồ mỹ nghệ xuất như: sản phẩm khảm trai, ngọc trai, đồi mồi Cùng với phát triển khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày được nâng cao sản phẩm ni trờng thủy sản ngày có xu hướng được sử dụng rộng rãi Đồng thời, phát triển ngành ni trờng thủy sản khơng hồn thiện đk cấu sản xuất nơng nghiệp, trì cân hệ sinh thái mà cịn hình thành lên chiến lược khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên lãnh thổ Việt Nam Ngành nuôi trồng thủy sản khuyến khích vùng nông thôn ven biển thực việc kinh doanh tổng hợp như: nông – lâm – chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cấu sản xuất, nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh Đồng thời, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển kéo theo phát triển ngành liên quan công nghiệp chế biến thức ăn, công nghiệp khí, chế biến thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm, du lịch chữa bệnh, hoạt động dịch vụ…  Phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế - xã hội Nghề nuôi trồng thủy sản tạo công ăn viêc làm cho nhiều người lao động, giúp bà nông dân ngư dân xóa đói giảm nghèo tiến lên làm giàu cho thân cho quê hương Nguồn lao động ở vùng nông thôn hết sức phong phú chịu hạn chế thực lực quy mô tốc độ phát triển công nghiệp Việt Nam khiến cho loạt lao động trẻ khó được tiếp nhận Hiện nay, ở nơng thơn Việt Nam với nâng cao suất lao động trình độ thâm canh hóa sản xuất, hàng loạt lao động nông thôn chuyển hướng sang sản xuất phi nơng nghiệp Ngồi việc phát triển cơng nghiệp cho huyện thị nông thôn làm nghề phụ tay trái nghề ni trờng thủy sản với ưu thế diện tích sản xuất lớn, đầu tư ít, đạt hiệu kinh tế cao kích thích người nông dân “rời đất không xa quê” mở cánh cửa vươn lên làm giàu chính mảnh đất quê hương -> E VIẾT LẠI PHẦN NÀY, QUÁ DÀI 1.2.1.2 Đặc điểm và vai trò của hoạt động tiêu thụ thủy sản  Đặc điểm hoạt động tiêu thụ thủy sản:  Do sản xuất mang tính thời vụ nên tiêu thụ sản phẩm mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt sản phẩm thủy sản tươi sống  Quá trình tiêu thụ thủy sản gắn liền với trình bảo quản, chế biến sản phẩm sản phẩm thủy sản sản xuất ở dạng tươi sống  Cũng nông sản khác, sản phẩm thủy sản vừa được tiêu dùng chỗ vừa được trao đổi thị trường  Tổng sản lượng thay đổi ngắn hạn Do diện tích phạm vi nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản khó thay đổi đối tượng ni trờng ́u tố đảm bảo cho q trình ni trờng đối tượng khác khác  Cung thị trường có hệ số co giãn thấp giá ngắn hạn, cung sản phẩm thủy sản lượng biến động không đổi với biến động giá  Việc tiêu dùng thủy sản chịu ảnh hưởng lớn bởi thói quen tiêu dùng vị người tiêu dùng  Chất lượng điều kiện vệ sinh dịch tễ có tác dụng lớn tới nhu cầu tiêu thụ thủy sản Việc tiêu dùng sản phẩm thủy sản có tác động trực tiếp tới dinh dưỡng sức khỏe người tiêu dùng, bởi yêu cầu vệ sinh dịch tễ được đặt lên hàng đầu  Sản phẩm thủy sản có khả thay thế cao Hầu hết nhu cầu tiêu dùng thủy sản thay thế sản phẩm thủy sản khác  Gía dễ biến động nhanh: Giá sản phẩm thủy sản thay đổi đáng kể đột ngột vòng ngày hoặc tuần Mức độ biến động giá cung cầu điều phối hoặc bảo quản lâu mà phải bán Do đó, giá sản phẩm thủy sản có xu hướng giảm nhiều vào cuối ngày hoặc có lượng thủy sản lớn đột ngột xâm nhập làm cung vượt nhu cầu thị trường  Tính rủi ro cao: Rủi ro cao đặc điểm thị trường hàng hóa thủy sản nói chung ni tơm nói riêng Giá biến động nguyên nhân chính rủi ro nuôi tôm, nguyên nhân khác ảnh hưởng lớn đến hoạt động ni tơm dịch bệnh Một yếu tố rủi ro khác hao hụt sản phẩm thối hỏng, sản phẩm thủy sản dễ bị ươn thối khơng có phương tiện bảo quản, thời gian vận chuyển, lưu kho dài Những yếu tố dẫn đến thua thiệt tài chính nông dân thương nhân  Vai trò hoạt động tiêu thụ thủy sản:  Tiêu thụ sản phẩm thủy sản được thực tốt giúp cho trình tái sản xuất ngành thủy sản được diễn liên tục phục hồi không ngừng  Đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản tạo nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước  Nếu thực tốt cơng tác tiêu thụ sản phẩm tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo sở vững để củng cố, mở rộng phát triển thị trường nước ngồi nước Nó tạo cân đối cung cầu thị trường nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa NÊN GỘP CẢ NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN VÀO ĐỂ PTICH 1.2.2 Công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản 1.2.2.1 Cơng cụ sách kinh tế - Chính sách thuế: Thơng qua sắc th́ thuế suất, Nhà nước điều hòa thu nhập, thực phân phối lại, đảm bảo cân đối cần thiết sản xuất tiêu dùng, sức sản xuất sức mua xã hội Đối với hoạt động NT&TTTS nhà nước có chính sách : Chính sách miễn thuế môn tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ni trờng, đánh bắt thủy, hải sản dịch vụ hậu cần nghề cá; Chính sách miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước thực theo quy định pháp luật đất đai văn pháp luật khác có liên quan - Chính sách giá cả: Giá nhân tố trực tiếp hướng dẫn đơn vị lựa chọn lĩnh vực phương án kinh doanh có hiệu Mọi quyết sách kinh tế quyết định sản xuất kinh doanh dựa vào giá với tư cách thước đo để tính toán, đo lường chi phí hiệu sản xuất kinh doanh, đo lường cải xã hội thu nhập thực tế tầng lớp dân cư Đối với hoạt động NT&TTTS nhà nước có chính sách: Chính sách hỗ trộ hộ gia đình nuôi trồng thủy sản giá giống thủy sản; Chính sách giúp bình ổn giá lồi thủy sản làm tăng tiêu thụ thủy sản; - Chính sách lãi suất: Lãi suất phần thưởng cho người tiết kiệm tiền; lãi suất giá tiền tệ; lãi suất phần lợi nhuận dùng để trả cho người vay; lãi suất giá việc sử dụng tiền Chủ thể sử dụng công cụ lãi suất chủ yếu ngân hàng thương mại ngân hàng nhà nước Như vậy, lãi suất cơng cụ quản lý kinh tế, qua đó, Nhà nước thực quyền điều tiết, điều chỉnh nhịp độ phát triển kinh tế; khuyến khích cạnh tranh ngân hàng thương mại, đồng thời kích thích tiết kiệm đầu tư thành phần kinh tế Đối với hoạt động NT&TTTS nhà nước có chính sách: Chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn cho hộ nuôi trồng thủy sản, công ty chế biến xuất thủy sản; 1.2.2.2 Công cụ kế hoạch hóa Ở nước ta, kế hoạch hóa hoạt động quản lý kinh tế Nhà nước theo chương trình mục tiêu định trước nhằm đảm bảo cho kinh tế phát triển lành mạnh, hình thành cấu kinh tế hợp lý để nâng cao đời sống nhân dân mở rộng sản xuất với hiệu kinh tế - xã hội cao Đối với hoạt động NT&TTTS nhà nước ban hành kế hoạch sau: Kế hoạch thực Chương trình mục tiêu “Phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2018-2020” tỉnh Thái Bình; Kế hoạch ni trờng khai thác thủy sản huyện Thái Thụy; Kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thủy sản huyện Thái Thụy BỎ,VÌ ĐÂY ĐANG ĐƠN THUẦN LÀ LÝ THUYẾT 1.2.2.3 Công cụ pháp luật Pháp luật hệ thống quy phạm có tính bắt buộc chung được thực lâu dài, nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội, Nhà nước ban hành, thể ý chí Nhà nước được nhà nước đảm bảo thực biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế máy Nhà nước VIẾT THÊM XEM CÔNG CỤ NÀY NTN ĐỐI VỚI QL NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN Đối với hoạt động NT&TTTS nói riêng ngành thủy sản nói chung, nhà nước ban hành: Luật thủy sản năm 2013, 2017 BỎ 1.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản  Ban hành văn cụ thể hóa triển khai hướng dẫn thực thi sách, pháp luật nhà nước hoạt động nuôi trồng cà tiêu thụ thủy sản địa bàn Chính quyền địa phương cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành văn cụ thể hóa nội dung trách nhiệm quản lý hoạt động NT&TTTS địa bàn lãnh thổ theo quy định phân cấp hướng dẫn Chính phủ Các quan chức thuộc Sở quản lý ngành địa phương có trách nhiệm soạn thảo văn quản lý trình UBND phê duyệt ban hành phân công hướng dẫn nghiệp vụ Bộ quản lý ngành thủy sản Các văn quản lý địa phương soạn thảo chủ yếu tập trung vào cụ thể hóa hướng dẫn Nghị định, nghị quyết Chính phủ, thị Thủ tướng, quyết định, thông tư Bộ quản lý ngành thủy sản Bộ ngành khác có liên quan Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Môi trường, Thông tin & Truyền thông… Nội dung số văn quản lý chủ yếu liên quan tới hướng dẫn thủ tục quy trình cấp phép hoặc chứng nhận kinh doanh, đầu tư, thay đổi giấy phép kinh doanh; hướng dẫn công báo doanh nghiệp quảng cáo hoạt động kinh doanh; phổ biến, hướng dẫn truyền thông chế chính sách ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ kinh doanh, đầu tư vào ni trờng thủy sản, có chính sách địa phương; văn hướng dẫn triển khai công tác tra, kiểm tra, xử lý khiếu kiện vi phạm pháp luật nuôi trồng thủy sản địa bàn; văn tổ chức đạo, điều hành, phân công quản lý hoat động nuôi trồng thủy sản sở ngành chức tỉnh phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý cho chính quyền cấp huyện, xã địa bàn  Xây dựng tổ chức thực chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chương trình dự án phát triển hoạt động nuôi trồng tiêu thụ thủy sản địa phương Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm chính xây dựng quản lý quy hoạch phát triển nuôi trồng tiêu thụ thủy sản địa bàn phù hợp với chiến lược, phá diện tích rừng ngập mặn phục vụ nuôi thủy sản nước lợ (nuôi tôm, cá) việc phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nước mặn (nuôi ngao) 2018 2019 2020 T6-2021 Tổng số 3.969 4.232 4.331 4.300 Diện tích nước 1.349 1.394 1.600 1.430 Diện tích nước lợ 1.527 1.567 1.590 1.567 Diện tích nước mặn 1.093 1.271 1.141 1.303 Bảng 2.1: Diện tích ni trờng thủy sản hụn Thái Thụy phân theo loại nước nuôi giai đoạn 2018 – T6/2021 Đơn vị: Diện tích nuôi nuôi trồng thủy sản mặn, lợ có xu hướng tăng năm gần khai thác vùng bãi triều để nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, đặc biệt ngao Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích nuôi trồng nước ngọt, song tỷ lệ có biến động tăng qua năm, giai đoạn 2018-2020, tốc độ tăng diện tích nuôi trồng thủy sản mặn, lợ bình qn 2,27%/năm Đối tượng ni nước mặn, lợ là: lồi tơm, ngao… cá vược, cá song, rô phi, tôm thẻ chân trắng tôm sú, Năm 2018 diện tích nuôi thủy sản nước mặn, lợ chiếm 66,18%; năm 2019 chiếm 67,06% năm 2021 chiếm khoảng 63,05% Phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ thế mạnh huyện Thái Thụy; bên cạnh khơng phát triển diện tích ni trờng mặn, lợ hai huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản 03 loại mặt nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ) Diện tích nuôi nước chiếm tỷ trọng lớn tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Giai đoạn 2018-2020, diện tích nuôi nước không ngừng tăng khơng nhiều, mức tăng bình qn tăng 9,05%/năm tăng nhanh tỉnh Thái Bình Năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản nước đạt 1.600 ha, chiếm 18.1% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Đối tượng thủy sản ni loại hình nước loại cá như: Cá trôi, cá rô phi, cá trắm, cá chép, cá mè… 2.1.1.3 Sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện giai đoạn 2018 – T6/2021 Hoạt động sản xuất thủy sản tiếp tục đóng góp tăng trưởng cao tổng giá trị chung ngành nông, lâm nghiệp thủy sản Sản lượng nuôi trồng tỉnh Thái Bình ln đứng thứ 1/11 tỉnh vùng Đờng sông Hồng, sở chế biến thủy sản tỉnh bước phát triển số lượng quy mơ sản xuất, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất thủy sản phát triển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động khu vực nông nghiệp nông thôn Tấn 120000 102600 96200 100000 89200 80000 60000 40000 26695 20000 2018 2019 2020 T6-2021 Biểu đồ 2.2: Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy tư 2018-T6/2021 Sản lượng NTTS năm 2018 địa bàn huyện đạt 89.200 tăng 6.500 (7,85%) so với năm 2017, năm 2019 sản lượng đạt 96.200 tăng 7.000 (7,84%) so với năm 2018 Năm 2020 sản lượng đạt 102.600 tất tăng 6.400 (6,65%) Tốc độ tăng sản lượng NTTS giai đoạn 2018-2020 bình quân đạt 7,44% , mức tăng mạnh thứ tỉnh sau huyện Tiền Hải Sản lượng tháng đầu năm 2021 ước đạt 26.695 Phương thức ni trờng thủy sản có chuyển đổi tích cực chuyển mạnh nuôi trồng thủy sản từ quảng canh sang bán thâm canh thâm canh ứng dụng công nghệ cao Đặc biệt, huyện phát triển mơ hình ni tơm cơng nghệ cao với 100ha/năm theo mơ hình liên kết với doanh nghiệp nuôi từ - vụ/năm, suất đạt từ 10 - 15 tấn/ha/vụ, cá biệt có hộ đạt 15 - 18 tấn/ha/vụ, lợi nhuận từ 800 triệu đồng đến tỷ đồng/ha/vụ 2.1.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụy thủy sản huyện Thái Thụy tư 2018T6/2021 Giai đoạn 2018-T6/2021 giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 Chính vậy, hoạt động tiêu thụ sản phẩm thủy sản chịu ảnh hưởng vô nặng nề đất nước thực giãn cách xã hội, đóng cửa đất nước để phịng chống dịch nước thế giớ chịu ảnh hưởng vô lớn đại dịch Covid-19 khiến xuất thủy sản chịu ảnh hưởng lớn Trong giai đoạn giãn cách xã hội, đất nước đóng cửa để chống dịch, khu chợ, nhà hàng, khách sạn kể công ty thủy sản phải đóng cửa; vậy, tạo sức ép vô lớn hoạt động tiêu thụ thủy sản mà sản xuất, nuôi trờng thủy sản hộ gia đình diễn tương đối bình thường Thủy sản huyện Thái Thụy chịu sức ép vô lớn , nhiên giá trị tiêu thụ sản phẩm Huyện giai đoạn tăng tăng ít: tỷ đồng 5000 4323 4500 3870 4000 3500 3264 3000 2568 2500 2000 1500 1000 500 2018 2019 2020 T6-2021 Series Biểu đồ 2.3: Giá trị tiêu thụ thủy sản huyện Thái Thụy giai đoạn 2018-T6-2021 Năm 2018 năm giai đoạn không chịu tác động đại dịch Covid -19 hoạt động tiêu thụ thủy sản được diễn bình thường; năm 2018 giá trị tiêu thụ thủy sản đạt 3.264,9 tỷ đồng tăng 279,6 tỷ đồng ( tăng 9,36% ) so với năm 2017 Năm 2019 2020 hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề đại dịch Covid19, nhiên nhờ đạo kịp thời quan nhà nước, giá trị tiêu thụ thủy sản huyện Thái Thụy tăng không nhiều Giá trị tiêu thụ thủy sản Huyện năm 2019, 2020 lần lượt 3.870,7; 4.323,2 tăng 605,8; 452,5 ( ứng với 18,55% 11,69%) so với năm 2018 2019 Sáu tháng đầu năm 2021, tình hình đại dịch ở Việt Nam thế giới được kiểm soát tốt, ở Việt Nam hoạt động diễn bình thường, chính thế tiêu thụ thủy sản dễ dàng đạt được giá trị cao Giá trị tiêu thụ thủy sản huyện Thái Thụy tháng đầu năm 2021 đạt 2.568 tỷ đồng tăng 327 tỷ đồng (14,59 %) so với kỳ năm 2020 NĂM 2018 2019 2020 T6/2021 Bảng 2.2: Giá trị tiêu Khai thác Nuôi trồng 1.467 1.797 1.530 2.340 1.708 2.615 930 1.638 thụ thủy sản qua hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2018-T6/2021 TÊN BẢNG, ĐƠN VỊ CHO LÊN TRÊN, TÊN BIỂU CHO XUỐNG DƯỚI Đơn vị: tỷ đồng Bảng 2.2 cho thấy được giá trị tiêu thụ thủy sản qua hoạt động khai thác nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2018-T6/2021, chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhờ đạo kịp thời quan nhà nước khiến cho giá trị tiêu thụ thủy sản qua hai hoạt động tăng nhẹ theo năm 2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng thủy hải sản địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 2.2.1 Thực trạng ban hành các văn bản và triển khai hướng dẫn thực thi sách, pháp luật nhà nước hoạt động NT&TTTS địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Hiện nay, Nhà nước ban hành Luật Thủy sản Các văn pháp quy quản lý tiêu chuẩn ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản tương đương với quy định CODEX, WTO Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (Code of conduct for responsible fisheries) Đồng thời xây dựng hệ thống quản lý tăng cường lực cho quan tra, kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh từ Trung ương đến địa phương nhằm kiểm soát từ khâu sản xuất đến thu mua, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm Luật Thuỷ sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2004 (văn thay thế Pháp lệnh Bảo vệ phát triển nguồn lợi thuỷ sản) Đối với hoạt động NT&TTTS, tỉnh Thái Bình ban hành như: Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/12/1999 phê duyệt Chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999-2010 với mục tiêu “Phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm tạo nguồn nhiên liệu chủ yếu cho xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất 2,5 tỷ USD, tạo việc làm thu nhập cho khoảng triệu lao động, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước an ninh ven biển”; Quyết định số 648/QĐgiống thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015- 2020, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1519/QĐ-UBND ngày 5/8/2011 UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ni ngao vùng ven biển tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 640/QĐ-UBND ngày 15/3/2016 UBND tỉnh việc phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi cá lồng sơng giai đoạn 2016-2020 tỉnh Thái Bình; Qút định số 1960/QĐ-UBND ngày 19/7/2016 UBND tỉnh việc phê duyệt đề cương dự toán chi tiết dự án Quy hoạch tổng thể thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 17/07/2017 UBND tỉnh việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2018, tầm nhìn đến 2030; Quyết định số 2547/QĐUBND ngày 29/09/2017 việc phê duyệt Đề án “Phát triển sản xuất ngao giống tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025” 2.2.2 Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình dự án phát triển ngành nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản của hụn Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Phịng Nơng nghiệp PTNT huyện Thái Thụy thực Nghị Đảng huyện Thái Thụy lần thứ 27 Phát triển nuôi trồng tiêu thụ Thủy sản địa bàn huyện giai đoạn 2015 đến 2020 Để góp phần thực thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện năm 2019, từ đầu năm UBND huyện xây dựng kế hoạch phát triển nuôi trờng tiêu thụ thủy sản tập trung đạo xã ven biển tiếp tục chuyển đổi diện tích cấy lúa hiệu sang NTTS, trọng phát triển vùng ni tập trung có quy mô lớn Nâng cao khoa học-kỹ thuật vào nuôi trồng chế biến thủy sản nhằm mục đích tăng giá trị tiêu thụ thủy sản Phát triển mạnh NT&TTTS diện tích, suất, sản lượng giá trị tiêu thụ thủy sản Toàn huyện phấn đấu: - Diện tích ni Ngao: Tiếp tục triển khai thực quy hoạch vùng nuôi ngao theo Quyết định số 1519/QĐ-UBND ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình; Kết hợp với UBND xã có bãi ni ngao quy hoạch hợp lý khu vực khai thác giống khu vực nuôi ngao thương phẩm, đồng thời tiến hành khảo sát lại diện tích bãi triều để xác định diện tích mở rộng nuôi ngao thịt cho năm tiếp theo quy hoạch đảm bảo môi trường sinh thái đáp ứng nuôi ngao bền vững Với diện tích 1955 ha, sản lượng 64 nghìn - Diện tích nuôi nước lợ: Xác định đối tượng Tôm sú nuôi chủ lực, tiếp tục đa dạng hố đối tượng ni Tơm thẻ chân trắng theo hướng thâm canh công nghệ cao - Tiêu thụ sản phẩm: Quảng bá được giá trị chất lượng sản phẩm thủy sản tỉnh đất nước phát triển thêm thị trường xuất khó tính như: Nhật Bản, Mỹ, EU… K THẤY QLY TIÊU THỤ NTN 2.2.3 Bộ máy quản lý, phân cơng trách nhiệm và phới hợp thực thi sách, pháp luật hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Hoạt động ni trờng tiêu thụ thủy sản hoạt động kinh tế, kỹ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động mang tính chất nông nghiệp thương mại Hiện hoạt động nuôi trồng tiêu thụ thủy sản được đặt quản lý Phịng Nơng nghiệp Phát triển nơng thơn Phịng Kinh tế Hạ tầng huyện Thái Thụy Phịng Nơng nghiệp PTNT huyện Tiền Hải phối hợp với Phòng Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Thái Thụy phận có liên quan huyện đạo chi cục Thủy sản huyện Thái Thụy Kế hoạch khai thác, nuôi trồng tiêu thụ thủy sản năm 2021- Kế hoạch UBND huyện Thái Thụy ngày 01 tháng 01 năm 2021 nhằm đưa kết đạt được hạn chế chưa được khắc phục năm 2020 Đồng thời việc áp dụng Kế hoạch đưa phương hướng mục tiêu phát triển nuôi trồng tiêu thụ thủy sản cho năm 2021 Kế hoạch được Chi cục Thủy sản huyện áp dụng kịp thời năm gần đạt được tiêu đề cho năm hoạt động 2.2.4 Tình hình tra, kiểm tra, giải các khiếu nại, tranh chấp thương mại và xử lý các vi phạm quy định sách, pháp luật hoạt đợng ni trờng và tiêu thụ thủy sản địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Hằng năm, UBND huyện Thái Thụy quyết định thành lập Ban đạo Đội kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động lĩnh vực thủy sản nhằm kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách củ Đảng, pháp luật Nhà nước quy định hành Chính phủ hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm thủy sản địa bàn huyện Nội dung tra, kiểm tra 2018 2019 2020 Vệ sinh an toàn thực phẩm 11 Giấ phép đăng ký sản xuất kinh doanh 2 Gia hạn giấy phép khai thác thủy sản 11 Tổng số lượt kiểm tra năm 15 20 22 Bảng 2.3: Tổng hợp các đợt tra, kiểm tra Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thái Thụy Năm 2019, huyện Thái Thụy xuất nhiều đợt ngao chết năm trước, đợt ngao chết nhiễm ng̀n nước Tuy nhiên, ngao chết năm 2019 hoàn toàn yếu tố tác động thời tiết Qua điều tra môi trường giám định mẫu ngao chết, Chi cục Thuỷ sản Thái Bình kết luận chính thức nguyên nhân ngao chết sốc độ mặn kết hợp với thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao Cụ thể, ngày 1-2/8 độ mặn nước triều dao động từ 25-30% độ; đến ngày 3-4/8 Thái Thụy có mưa lớn vào chu kỳ nước xuống (nghén nước), độ mặn thời điểm sau mưa giảm thấp, khoảng 2-3%o, ngao yếu; ngày từ 6-7/8 nắng nóng, dẫn đến ngao chết hàng loạt Huyện Thái Thụy phối hợp với Chi cục Thuỷ sản Thái Bình đạo dân tranh thủ thu hoạch với bãi ngao đạt kích cỡ thương phẩm để giảm bớt thiệt hại tổ chức vệ sinh môi trường, dọn xác ngao, tránh để thối rữa không nên đổ trực tiếp xác vỏ ngao biển làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi ngao sau nghiêm cấm sử dụng, tiêu thụ ngao chết thị trường Sở Nơng nghiệp PTNT tỉnh Thái Bình giao cho Chi Cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi Thú y Thái Bình khún cáo người ni khơng thực việc thả lại ngao giống thời gian ngao chết mùa mưa bão (tháng - dương lịch) Khi điều kiện môi trường thuận lợi (khuyến cáo vào khoảng tháng 10 dương lịch) người nuôi tiến hành cải tạo, vệ sinh bãi nuôi bắt đầu thả lại giống theo hướng dẫn quan chuyên môn Năm 2018, nhận được thông tin Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải bị người dân “ lấp “ cổng, người dân cho cảng cá Tân Sơn đáp ứng 1/10 sản lượng cá chế biến cho công ty, cịn lại cơng ty nhập nhiều cá bị ươn, thối để lâu ngày ở tỉnh khác Do đó, qua q trình đốt sấy gây mùi thối khó chịu UBND tỉnh đạo Trung tâm Quan trắc phân tích tài ngun mơi trường tỉnh Thái Bình có đợt kiểm tra định kỳ với Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải Kết qủa, hoạt động công ty ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường sinh thái chung quanh khu vực, có thơng số coliform vượt 1,6 lần theo quy chuẩn UBND xã Thụy Hải thành lập đồn kiểm tra có biên làm việc với công ty vào ngày 30-6 Công ty cam kết đến ngày 30-7 đưa công nghệ để xử lý khí thải gây mùi khó chịu Theo điều tra xác minh lý người dân “ lấp “ cổng cơng ty bị số tư thương đóng địa bàn lơi kéo, kích động, họ cho rằng, công ty thu mua với giá cao làm “phá giá” hoạt động mua bán lâu đời ở địa phương E CẦN VIẾT LẠI PHẦN NÀY ĐÂY LÀ PHẦN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, CHỨ K PHẢI BẢN BÁO CÁO 2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 2.3.1 Thành công  Công tác xây dựng văn quy phạm pháp luật có tiến Các Phịng ban ngành trực thuộc có liên quan quản lý hoạt động NT&TTTS huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh Thái Bình nhiều văn pháp quy có tính thực tiễn cao, góp phần hồn thiện hành lang pháp lý để kiểm soát tốt hoạt động NT&TTTS Hệ thống văn pháp luật quản lý hoạt động NT&TTTS được ban hành thực thi tương đối đầy đủ Bước đầu tạo sở pháp lý cần thiết để triển khai hoạt động quản lý, giám sát hoạt động chủ thể NT&TTTS Việc liên tục ban hành văn pháp lý bổ sung, sửa đổi bất cập cho phù hợp với tình hình thực tiễn hoat động NT&TTTS bước đáp ứng tốt yêu cầu công khai minh bạch, tạo niềm tin cho chủ thể NT&TTTS toàn huyện Thái Thụy Nhưng quy chuẩn chất lượng giống được nuôi trờng phù hợp với quy định ngun tắc hồn tồn đủ điều kiện để kiểm sốt chất lượng giống  Cơng tác triển khai chương trình, kế hoạch UBND tỉnh Thái Bình quản lý hoạt động NT&TTTS được thực tốt Trên sở chức năng, nhiệm vụ mình, sở ban ngành tỉnh Thái Bình Sở Cơng thương, Sở Nơng nghiệp PTNT xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, đồng thời xác định rõ tiến độ chi tiết cho chương trình, kế hoạch từ nâng cao hiệu quản lý Tổ chức máy quản lý đáp ứng được yêu cầu để quản lý phát triển hoạt động NT&TTTS Đã có nhiều quan, ban ngành có liên quan tham gia vào cơng tác quản lý Công tác phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật có liên quan đến hoạt động NT&TTTS quy định khác pháp luật ngành thủy sản được huyện Thái Thụy trọng tăng cường, bước đầu tạo chuyển biến tích cực nhận thức nhà quản lý  Bộ máy tổ chức Phịng huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình bước được kiện tồn theo hướng phân cơng, phân cấp trách nhiệm rõ ràng góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quản lý, kiểm tra, kiểm sốt hoạt động ni trờng thủy sản Cơng tác phối hợp liên ngành quản lý hoạt động NT&TTTS địa bàn được đẩy mạnh triển khai đờng bộ, có hiệu Bên cạnh đó, cơng tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức Phịng Nơng nghiệp PTNT được quan tâm, trọng Công tác tổ chức tuyên truyền được thực thường xuyên huyện Thái Thụy góp phần nâng cao ý thức người dân Công tác tra, kiểm tra có phát vi phạm, sau được lập biện giải thích người dân hiểu được sai phạm thực khắc phục Từ kết trên, nhận thấy rằng, mặc dù ngành Thủy sản địa bàn huyện Thái Thụy cịn khó khăn, song với tiềm thế mạnh vùng biển đảo công tác đạo quan QLNN huyện Thái Thụy, hy vọng huyện Thái Thụy tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có để đưa hoạt động NT&TTTS huyện phát triển bền vững, đem lại hiệu kinh tế, góp phần giảm nghèo, giải qút được cơng ăn việc làm cho lao động địa phương 2.3.2 Hạn chế - Công tác quy hoạch không kịp với tốc độ phát triển, sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, không theo quy hoạch - Việc ban hành văn bản, chính sách lĩnh vực thủy sản chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn Sự phối hợp quan liên quan nhiều hạn chế, bất cập - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động NT&TTTS chưa được đầu tư mức, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất tiêu thụ - Cán phụ trách thủy sản xã kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực, khơng có chun mơn sâu lĩnh vực thuỷ sản CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH 3.1 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Đổi cơng tác đạo, điều hành nhằm hoàn thiện QLNN hoạt động NT&TTTS Trong cần hướng vào việc hồn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển ban hành, triển khai thực chế, chính sách cho phù hợp với yêu cầu tình hình Vấn đề cần quan tâm QLNN hoạt động NT&TTTS ở huyện Thái Thụy tăng cường công tác quy hoạch ngành Thủy sản; vận dụng linh hoạt chế, chính sách Trung ương, tỉnh vào điều kiện đặc thù địa phương; tổ chức triển khai hoạt động nhằm phát triển hoạt động NT&TTTS; tăng cường kiểm tra, tra hoạt động NT&TTTS 3.2 Các đề xuất giải pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình E VIẾT LẠI CÁC ND 3.2 CHÚ Ý VẤN ĐỀ NC LÀ QLNN Để tiếp tục đưa hoạt động nuôi trồng tiêu thụ thủy sản huyện Thái Thụy trở thành hoạt động kinh tế quan trọng, em đề xuất giải pháp để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy sau:  Giải pháp hoạt động nuôi trồng thủy sản:  Nâng cao lực máy quản lý nuôi trồng tiêu thụ thủy sản từ cấp huyện đến cấp xã Đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng tốt yêu cầu phát triển hoạt động thủy sản Cần có chế chính sách phù hợp, kịp thời mang tính đồng vốn, đào tạo nghề, chuyển giao cơng nghệ bên cạnh nâng cao trình độ cho người ni trờng thủy sản thơng qua tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng nhân rộng mơ hình đối tượng ni có giá trị kinh tế cao, ứng dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm; cần đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ trung cấp, cao đẳng đại học cho nuôi trồng thủy sản Xây dựng chính sách thu hút ng̀n lực có trình độ cao chuyên ngành khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phối hợp đào tạo nguồn cán số trường có đào tạo ngành ni trờng thủy sản viện, trường đại học, có chính sách thu hút ưu tiên cán quản lý có trình độ đại học, huyện phát triển nuôi trồng thủy sản trọng điểm như: Thái Thụy, Tiền Hải  Xây dựng quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thủy sản - Phát triển nuôi trồng thủy sản tọa độ, vị trí, quy mô quy hoạch - Các vùng đất, mặt nước đưa vào quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản không chồng lấn, mâu thuẫn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội du lịch khác - Kiên quyết giải tỏa, xếp lại lồng, bè nuôi trồng thủy sản số lượng quy hoạch, không để tự phát thả nuôi vượt quy định - Quy định quản lý chặt chẽ người nuôi sử dụng thức ăn tươi cho tôm hùm phải được xử lý đảm bảo chất lượng, thu gom phần dư thừa, xác, vỏ, rác đưa vào bờ xử lý quy định; thay thế dần thức ăn công nghiệp để giảm ô nhiễm môi trường, an tồn dịch bệnh  Hồn thiện chế, sách quản lý nhà nước hoạt động nuôi trồng thủy sản Cần có chính sách khuyến khích đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm ni trờng đánh bắt Vì vậy, cần có chính sách đầu tư phát triển để doanh nghiệp, sở chế biến tiêu thụ sản phẩm đầu vùng nuôi trồng khai thác thủy, hải sản; cần phải đảm bảo sản xuất nuôi trồng, đánh bắt chế biến tạo thành chuỗi hoạt động sản xuất, cung ứng liên hoàn để tạo sản phẩm đưa thẳng đến siêu thị người tiêu dùng hoặc xuất với số lượng lớn, chất lượng cao ổn định Trước hết cần có chính sách tập trung phát triển sở công nghiệp truyền thống, sản phẩm chủ yếu cho khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn chế biến nước mắm từ cá khai thác biển, chế biến sản phẩm nuôi trồng tôm, ngao khâu có tính quyết định đến việc ổn định, mở rộng sản xuất nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, đồng thời quyết định đến hiệu kinh tế cho địa phương Cùng với việc phát triển cơng nghiệp chế biến, cần có chính sách thúc đẩy tạo môi trường thuận lợi cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven biển đặc biệt cơng nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu biển phục vụ cho ngành vận tải, kinh doanh dịch vụ cảng biển đánh bắt thủy, hải sản Xây dựng chế, chính sách đủ mạnh để kêu gọi, khuyến khích doanh nghiệp tỉnh đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, đặc biệt kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản hoặc nhà máy chế biến nông, lâm sản thủy hải sản huyện phía ven biển, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ  Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến ngư - Nghiên cứu, áp dụng tiến khoa học - kỹ thuật, cơng nghệ an tồn mơi trường, an tồn dịch bệnh cho vùng nuôi ven bờ; đầm, vịnh; thử nghiệm mơ hình NTTS vùng biển xa bờ để giảm áp lực mơi trường vùng ven bờ, góp phần trì phát triển sinh kế cho cộng đồng ngư dân chủ yếu sống dựa vào NTTS - Có chế thu hút doanh nghiệp, quan khoa học nghiên cứu, sản xuất giống tôm hùm, thực nghiệm mơ hình ni tơm hùm bờ theo cơng nghệ RAS, công nghệ nuôi vùng biển hở; nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế dần loại cá tạp, giảm ô nhiễm môi trường giảm khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ven bờ, nghiên cứu loại vật liệu làm lờng có khả chịu được sóng, bão lớn - Trong thời gian tới ưu tiên nguồn vốn khuyến nông để triển khai mơ hình NTTS hiệu quả, bền vững, tập trung cho tơm hùm Đổi hình thức, nội dung đào tạo, tập huấn để tất người NTTS bên liên quan: “biết - hiểu - thực hiện”  Giải pháp hoạt động tiêu thụ thủy sản:  Giải pháp thị trường: Đối với thị trường nước, tỉnh: Đây thị trường nhiều tiềm với sản phẩm thủy sản, hải sản tươi sống, sản phẩm sơ chế sản phẩm chế biến với nguyên liệu tổng hợp, nguyên liệu có giá trị kinh tế thấp Với thị trường nước, tỉnh cần phân loại theo nhu cầu, theo khả tốn để tiêu thụ sản phẩm với giá trị kinh tế khác Đối với thị trường nước: Cần giữ chữ tín thị trường xác lập Đài Loan, Nhật Bản, Hàm Quốc, Trung Quốc, … quan hệ thương mại, nắm đặc điểm quan hệ nước để có đối sách phù hợp, với Trung Quốc, Đài Loan tính chất không ổn định nó, Nhật Bản Hàn Quốc chất lượng thời điểm cung cấp Xúc tiến, tiếp cận thị trường giàu tiềm khó tính EU Hoa Kỳ  Giải pháp nâng cao lực cạnh tranh sản phẩm: Đầu tư nâng cao lực dự báo thị trường, đặc biệt dự báo trung dài hạn về: số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hố mà thị trường cần; tình hình cung - cầu, giá chủng loại hàng hố Trên sở thơng tin thị trường, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư sản xuất, lựa chọn hình thức thời điểm tham gia thị trường hiệu nhất; Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà khoa học ngồi tỉnh ký kết hợp đờng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ thủy sản nước bước xuất Thực tốt chương trình “Liên kết nhà” để đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản thông qua hợp đồng; Đầu tư xây dựng sở chế biến thủy sản để tạo thị trường đầu ổn định, gia tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản; Đầu tư phát triển hệ thống chợ, nhanh chóng hình thành trục, tụ điểm giao lưu hàng hoá địa bàn nông thôn, tiêu thụ thủy sản; Hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, sở, làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ; Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân việc xây dựng phát triển nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nơng sản; quảng bá vai trò, tác dụng sở hữu trí tuệ với việc phát triển đặc sản nông dân; tăng cường công tác quản lý nhà nước sở hữu trí tuệ, nhãn mác, thương hiệu; Phát triển, mở rộng thị trường nội địa, khu du lịch, đô thị, khu dân cư lớn  Giải pháp tăng cường liên kết sản xuất với chế biến tiêu thụ thủy sản: Phát triển hình thức quản lý vùng ni có tham gia cộng đồng nuôi trồng thủy sản; Củng cố phát triển tổ chức hợp tác có; Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm; Xây dựng mơ hình quản lý ng̀n lợi ven biển; Đẩy nhanh tiến độ thành lập tổ đoàn kết biển  Giải pháp thương hiệu: Trong bối cảnh hội nhập nay, cạnh tranh không dừng lại ở tiêu định lượng giá cả, chất lượng mà cịn ở giá trị vơ uy tín, hình ảnh, … sản phẩm Trong thời gian qua, hàng thủy sản huyện Thái Thụy chưa tạo được vị trí xứng đáng với thị trường nước chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho Vì vậy, xây dựng phát triển thương hiệu cho hàng thủy sản huyện Thái Thụy việc cần thiết yêu cần đồng từ phía doanh nghiệp Nhà nước 3.3 Một số kiến nghị quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái BìnhVIẾT LẠI, KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NN NTN - Phát triển hoạt động nuôi trồng tiêu thụ thủy sản phải nằm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành vùng nước - Phát triển nuôi trồng tiêu thụ thủy sản phải đặt mối quan hệ lợi ích ngành kinh tế khác, tránh xung đột với việc phát triển ngành kinh tế khác 3.4 Những vấn đề đặt cần tiếp tục nghiên cứu Những năm qua, phát triển thủy sản huyện Thái Thụy có đóng góp to lớn cho phát triển nơng nghiệp tỉnh Thái Bình phát triển nông nghiệp nước ta Khẳng định, ngành nuôi trồng ngành trọng tâm huyện Huyện Thái Thụy với nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng thúc đẩy nông nghiệp ngày phát triển hơn, nhiên cịn tờn vấn đề cẩn giải qút sau: - Tình hình nhiễm môi trường vùng nuôi tiềm ẩn nhiều nguy gây cho sản xuất thiếu ổn định Nguồn giống cung ứng cho nuôi thương phẩm sản xuất tỉnh đáp ứng được 15-20% so với nhu cầu, phần lớn nhập từ tỉnh nên giá thành cao, chất lượng không ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa được kiểm sốt - Hình thức ni nơng dân chủ yếu quảng canh cải tiến, tỉ lệ diện tích áp dụng tiến kĩ thuật nuôi thâm canh, bán thâm canh theo hướng GAHP thấp (5-7% diện tích) Năng suất, sản lượng không ổn định - Hoạt động Logistic cần được trọng cơng ty chế biến thủy sản đặc biệt hồn cảnh dịch bệnh Covid-19 - Giá trị xuất thủy sản giá trị tiêu thụ thủy sản nước chưa đáp ứng được với tiềm phát triển thủy sản địa bàn huyện ... Xử lý khiếu nại, vi phạm pháp luật ngành nuôi trồng thủy sản phạm vi thẩm quyền va trách nhiệm theo luật định CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY... giải pháp để phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy sau:  Giải pháp hoạt động nuôi trồng thủy sản:  Nâng cao lực máy quản lý nuôi trồng tiêu thụ thủy sản từ cấp huyện đến cấp... NGHỊ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH 3.1 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi

Ngày đăng: 05/04/2022, 23:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan