Kinh nghiệm thực tế/ Những việc đã làm trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của trường Tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình ... Quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp Bồi dưỡng CBQL Mầm non và Phổ thông K26, năm 2021
Tên tiểu luận
HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỐNG ĐA, QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM HỌC 2021-2022
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Đống Đa, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Tân Bình, tháng 9 năm 2021
Trang 2
“Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TrườngCán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn học này vào chương trình giảng
dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Thầy, Cô giảng viên
bộ môn đã dạy dỗ và tâm huyết truyền đạt những kiến thức quý giá cho em trong
suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học, em đã trau dồi cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập nghiêm túc và hiệu quả Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức có giá trị sâu sắc, là hành trang để em vững bước sau
này Tuy nhiên, do khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều hạn hẹp, kiến thức chưa sâu rộng Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Quý Thầy Cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện và tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!”
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC
1 Lý do chọn chủ đề tiểu luận 1
1.1 Lý do pháp lý 1
1.2 Lý do lý luận 1
1.2.1 Các khái niệm 1
1.2.2 Các vấn đề lý luận cơ bản 2
1.3 Lý do thực tiễn 3
2 Phân tích tình hình thực tế về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình 4
2.1 Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học Đống Đa 4
2.1.1 Khái quát chung 4
2.1.2 Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cơ sở vật chất Error! Bookmark not defined 2.2 Thực trạng về công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình 7
2.2.1 Công tác xây dựng kế hoạch 7
2.2.2 Công tác tổ chức 8
2.2.3 Công tác chỉ đạo, điều hành 8
2.2.4 Công tác kiểm tra 11
2.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức để đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình 12
2.3.1 Điểm mạnh 12
2.3.2 Điểm yếu 12
2.3.3 Thời cơ 13
Trang 42.3.4 Thách thức 13
2.4 Kinh nghiệm thực tế/ Những việc đã làm trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của trường Tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình 13
3 Kế hoạch hành động vận dụng những điều đã học trong công việc được giao ở trường Tiểu học Đống Đa 17
4 Kết luận và kiến nghị 25
4.1 Kết luận 25
4.2 Kiến nghị 25
4.2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh 25
4.2.2 Đối với nhà trường 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 51 Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1 Lý do pháp lý
Các văn bản của ngành về nhiệm vụ, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức: Chỉ thị 06/CT-TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Chỉ thị 40/2008/CT – BGD & ĐT về các cuộc vận động: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Xây dựng Nhà trường văn hóa, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
Văn bản hợp nhất Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm
2010 và Thông tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học và sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013 ở chương V điều 41 Quy định nhiệm vụ của học sinh và chương VII Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Thực hiện Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT và Quyết định số 2551/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của trường Tiểu học Đống Đa quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
1.2 Lý do lý luận
1.2.1 Các khái niệm
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, phản ánh thế giới khách quan dưới dạng hệ thống những chuẩn mực, những nguyên tắc biểu hiện sự quan tâm một cách tự nguyện, tự giác của con người về các quan hệ trong cuộc sống
Giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm mục tiêu hình thành ở trẻ các giá trị đạo đức ứng với các nguyên tắc đạo đức, xây dựng cho trẻ những tính cách nhất định, giúp cho các em có nhận thức khoa học và hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, với mọi người xung quanh, với cộng đồng và với chính mình
Quản lý, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) để phát
Trang 6huy cao nhất sức mạnh của những điều kiện khách quan cũng như những điều kiện chủ quan nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở cấp tiểu học
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một hoạt động đặc biệt trong nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh ở trường tiểu học Chúng mang một số đặc điểm sau: Kết quả giáo dục đạo đức phải được thể hiện tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh để từ đó hình thành thói quen hành vi đạo đức ở các em Phẩm chất đạo đức của người thầy sẽ mang lại dấu ấn rất sâu đậm ở các em học sinh, nhất là các em học sinh khi mới vào lớp 1 Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ bó hẹp trong các giờ lên lớp mà nó còn được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể
có trong nhà trường Công tác giáo dục cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: Nhà trường, gia đình và xã hội Giáo dục đạo đức đòi hỏi nhà giáo dục phải nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp
Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi công phu, kiên trì, lặp đi lặp lại trong nhiều tình huống khác nhau Nhà giáo dục phải lưu ý đặc biệt đến việc làm sao cho học sinh trong quá trình lĩnh hội những yêu cầu giáo dục có thể chuyển hoá thành những yêu cầu của chính mình Có như vậy những yêu cầu đạo đức từ ngoài đưa vào mới trở thành những nhu cầu bên trong của chính cá nhân học sinh Từ đó, tính yêu cầu cao đối với bản thân mới thực sự nảy sinh Quá trình giáo dục đạo đức đòi hỏi nhà giáo dục phải giải quyết tốt những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình đó
Trang 7đạo đức cho học sinh Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh
Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cũng có 4 chức năng:
Công tác xây dựng kế hoạch: Đây là bước xây dựng kế hoạch hành động, bao gồm việc xác định các mục tiêu cụ thể và xây dựng các chương trình hành động, các bước đi cụ thể để thực hiện mục tiêu đó trong khoảng thời gian nhất định của hệ thống quản lý
Công tác tổ chức: Bao gồm các hoạt động xác định cơ cấu tổ chức, thành lập nên các bộ phận trong tổ chức để đảm nhận các hoạt động cần thiết, lựa chọn mô hình, cấu trúc, xác lập các mối quan hệ về quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó
Công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm soát: Là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao Chỉ đạo không chỉ là giao việc cho cấp dưới mà cần có sự hướng dẫn, kích thích động viên và luôn theo dõi, giám sát, giúp đỡ để có những uốn nắn, điều chỉnh kịp thời
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả: Là quá trình đánh giá, điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra
1.3 Lý do thực tiễn
Với nhiệm vụ làm công tác quản lý của trường Tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tôi trong những năm học vừa qua có rất nhiều những ưu điểm như: Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trách nhiệm, thường xuyên học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần đoàn kết, gắn bó với nhà trường và mong muốn nhà trường luôn vững mạnh và phát triển Đặc biệt, nhà trường có nhiều giáo viên trẻ, năng động, sáng tạo, luôn đi đầu trong công tác đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh Các em học sinh của trường ngoan, có ý thức học tập tốt, phần lớn phụ huynh phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục học sinh
Song bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng: Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức
Trang 8khoa học, xem nhẹ việc giáo dục tình cảm đạo đức, lối sống cho học sinh Trước thực tế trên, việc trang bị cho giới trẻ bản lĩnh, kỹ năng sống và những kiến thức cơ bản về một lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng, biết yêu thương và sống vì mọi người là việc làm vô cùng quan trọng
Trước tình hình đó, tôi cho rằng người cán bộ quản lý cần xác định, lựa chọn những biện pháp quản lý phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của nhà trường Có như vậy công tác giáo dục đạo đức ở trường mới đạt được hiệu quả toàn diện cả về
số lượng và chất lượng Xuất phát từ những lý do chủ quan, khách quan nêu trên và
trong điều kiện nghiên cứu có hạn, tôi lựa chọn đề tài: “Hiệu trưởng với công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh năm học 2021-2022”
2 Phân tích tình hình thực tế về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình
2.1 Giới thiệu khái quát về trường Tiểu học Đống Đa
2.1.1 Khái quát chung
Trường Tiểu học Đống Đa tọa lạc tại địa chỉ số 01 đường Đất Thánh, Phường
6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 1995, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đầu tư dự án xây dựng Trường Tiểu học Chi Lăng, quận Tân Bình để phục vụ cho học sinh trong
độ tuổi tiểu học Phường 6, Phường 7 (thời hạn xây dựng là 02 năm) Sau thời gian hoàn thành và nghiệm thu công trình xây dựng trường đưa vào sử dụng, đến năm
1997, trường chính thức được mang tên Trường Tiểu học chất lượng cao Đống Đa theo quyết định số 45/QĐ-UB ngày 18 tháng 7 năm 1997 của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình Và đến năm 2010, trường được đổi tên thành Trường Tiểu học Đống Đa theo quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình Vào tháng 11 năm 2016, Trường Tiểu học Đống Đa thực hiện Đề án
mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế (giai đoạn 2021), trường được nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất trên tổng diện tích 5176,3 m2 với quy mô một trệt hai lầu gồm 28 phòng học, 05 phòng chức năng và được trang
2016-bị các thiết 2016-bị khá hiện đại phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy và học tập Mỗi
Trang 9phòng học có diện tích 48 m2, bàn ghế trang bị đúng quy cách Trường dành nhiều diện tích cho việc làm vườn thực vật, trồng cây xanh, sân chơi
2.1.2 Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cơ sở vật chất
n
ĐH Thạc sĩ TC
Đan
g học
Đã T
N Đang học
Đã T
N Đang học
chính trị
Biên chế
Hợp đồng
68
Chưa
TN THPT
TN THPT
Trung
Đang học
B2 (Việt Nam)
B2 (Quốc tế)
Trang 10Phòng Ngoại ngữ
Phòng Thư viện, Thiết bị
Phòng Nghệ thuật
Nhà thi đấu TDTT
Trang 112.2 Thực trạng về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình
2.2.1 Công tác xây dựng kế hoạch:
Trước đây, vào đầu năm học, hiệu trưởng không xây dựng kế hoạch về giáo dục đạo đức cho học sinh Từ việc không có một kế hoạch riêng biệt, cụ thể về giáo dục đạo đức mà chỉ có kế hoạch năm học, trong đó nói đến giáo dục đạo đức cho học sinh, nhưng chỉ ở mức độ sơ lược không có trọng tâm, không có những hoạt động cụ thể Từ đó không xác định được nội dung của các hoạt động giáo dục đạo đức, chưa đề ra biện pháp nhằm để thực hiện các chỉ tiêu về nội dung giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường
Với một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia của quận và thành phố, không thể nào không đảm bảo được chất lượng học tập cũng như nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh Chính vì thế, việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình cần có nhiều thay đổi, không chỉ thể hiện
ở những số lượng, mà cả về chất lượng, về nhận thức đúng ý nghĩa của tầm quan trọng là phải quản lý chặt chẽ về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Cán bộ quản lý nhận ra được điều đó nên đã tích cực thực hiện chỉ thị số 2516/CT-BGD-
ĐT ngày 18/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo về thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, nâng cao nhân cách nhà giáo Hiệu trưởng nhà trường đã ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường Chính vì vậy, sau hơn một tháng hoạt động, nhà trường có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mức trong việc giáo dục đạo đức các em Đồng thời cũng làm cho tập thể sư phạm cùng thấy được nhiệm vụ quan trọng này, để chủ động cùng với Đoàn, Đội và các lực lượng trong và ngoài nhà trường phối hợp giáo dục Bởi vì ngoài việc dạy chữ tốt, còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em thành người tốt, phát triển toàn diện
cả tài lẫn đức
Trang 122.2.2 Công tác tổ chức:
Việc xây dựng cơ cấu bộ máy, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh chưa phân công, phân nhiệm cụ thể Hiệu trưởng chỉ đạo cho các bộ phận thực hiện nhiệm vụ chủ yếu bằng kinh nghiệm, bằng cảm tính, không tập trung vào trọng tâm Đối với tổ khối chuyên môn còn thiếu tinh thần tự giác, các hoạt động chuyên môn chủ yếu chỉ nhằm vào hội họp, báo cáo sự vụ Do bản thân các thành viên trong tổ chuyên môn cũng không có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nên chưa có một kế hoạch cụ thể để hoạt động Các thành viên cốt cán trong nhà trường như: Chủ tịch công đoàn phải vừa phải dạy vừa kiêm nhiệm nên chỉ lo cho đời sống cán bộ, giáo viên như: Thăm bệnh cán bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện kế hoạch, hồ sơ báo cáo của cấp trên; lập hồ sơ để xét công đoàn cơ sở vững mạnh Những việc làm đó đã chiếm phần lớn thời gian, thời gian còn lại phải đầu tư cho soạn bài, lên lớp Về Bí thư chi đoàn cũng phải đứng lớp nên những hoạt động của đoàn thanh niên ở trường chỉ tập trung vào những công tác phong trào theo từng chủ điểm, không thường xuyên, liên tục Tổng phụ trách đội thực hiện các công tác được giao theo kế hoạch, các hoạt động chỉ tập trung vào kết nạp đội viên mới, kiểm tra hoạt động Đội sao đỏ, sinh hoạt theo chủ điểm nhưng không thường xuyên, không có ý nghĩa giáo dục đạo đức nhiều Tổng phụ trách chưa tập trung giáo dục cho học sinh các nét văn hóa ứng xử hằng ngày như: dạ, thưa khi trả lời câu hỏi của thầy cô, gặp thầy cô khối lớp khác hoặc khách đến trường học sinh chưa biết cúi đầu chào, văn hóa “vỗ tay” khen ngợi chưa được hình thành thành thói quen tốt, còn phải nhắc nhở, kêu gõi nhiều, Do không có thành lập ban kiểm tra nên các hoạt động của các thành viên thường riêng lẻ theo kiểu mạnh ai nấy làm, không có trọng tâm, trọng điểm, nên không có rút kinh nghiệm qua từng giai đoạn và qua tổng kết năm hoc, nên chưa kích thích hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường
2.2.3 Công tác chỉ đạo, điều hành:
Hiệu trưởng đã thực hiện công tác giáo dục đạo đức thông qua quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy và học môn Đạo đức ở trường học: Hiệu trưởng quan tâm đến giảng dạy môn Đạo đức, tránh được tình trạng cho là môn phụ nên xem nhẹ, thiếu
Trang 13quan tâm, dễ dẫn đến tình trạng dạy qua loa, thậm chí bị cắt xén nội dung, chương trình
Quản lý thực hiện nội dung, chương trình môn Đạo đức ở tiểu học: Hiệu trưởng đã quản lý tốt việc giáo viên của trường dạy đúng nội dung được quy định Đặc biệt từ năm học 2014-2015 đến nay đã xây dựng các tiết dạy Đạo đức dành cho địa phương về những nội dung giáo dục đạo đức phù hợp với địa phương được giáo viên giảng dạy và học sinh học tập nghiêm túc Đã thảo luận trực tiếp về những vấn
đề thực tế, gần gũi với đời sống hằng ngày của các em
Ngoài ra để cho giáo viên giảng dạy môn Đạo đức tốt, hiệu trưởng cùng phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn đã thực hiện tốt công tác kiểm tra hồ sơ, giáo án môn Đạo đức, khuyến khích giáo viên soạn bài theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em, tạo điều kiện cho các em trao đổi về những tình huống đạo đức và tự rút ra bài học giáo dục đạo đức Thông qua các giờ dạy của giáo viên, người dự đóng góp, xây dựng để tiết dạy sau đạt hiệu quả cao hơn tiết dạy trước Bố trí dự giờ đều ở tất cả các môn học, không xem nhẹ môn học nào, nhất là môn Đạo đức
Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo tinh thần phối hợp
sử dụng thường xuyên các phương pgáp dạy học, khuyến khích sử dụng các đồ dùng dạy học và tự làm thêm đồ dùng dạy học để kích thích được tính ham học, ham tìm hiểu của các em
Hiệu trưởng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc bồi dưỡng đội ngũ học sinh không chỉ môn Đạo đức mà còn các môn học khác trong chương trình tiểu học để góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Vì vậy hiệu trưởng đã chú ý bồi dưỡng năng lực chuyên môn của giáo viên, hướng dẫn yêu cầu giáo viên trong quá trình dạy học đưa vào những nội dung giáo dục tình cảm, hành vi đạo đức Tuy nhiên cũng tránh lối giáo dục một cách đơn giản, gò
bó hoặc gượng ép, máy móc, đơn điệu Vì như vậy làm cho học sinh chán nản, không chú ý để tiếp thu bài học
Hiệu trưởng chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm mục đích học tập đã phát triển từ học để biết đến học để hành, rồi đến học để thành người, một con người tự chủ,
Trang 14năng động sáng tạo Một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học mà hiệu trưởng nhà trường đã quan tâm chỉ đạo là: Giáo dục đạo đức thông qua lao động (cùng làm vệ sinh bồn hoa, chăm sóc vườn trường) Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khoá, hoạt động xã hội, đoàn thể và sinh hoạt tập thể Hiệu trưởng xác định hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu đào tạo, giáo dục ở nhà trường Do
đó kế hoạch, chương trình hoạt động được tôn trọng và quan tâm đúng mức hơn, cũng như bảo đảm vai trò chính trị, xã hội của tổ chức đoàn thể trong nhà trường, quan tâm giải quyết những quyền lợi chính đáng của tập thể học sinh, xác định hệ thống biện pháp quản lý tối ưu nhằm đạt hiệu quả cao trong tổ chức quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Việc tổ chức xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp để đảm bảo công tác giáo dục cho học sinh của trường có kết quả tốt, Hiệu trưởng đặc biệt quan tâm, đôn đốc giáo viên làm tốt các nhiệm vụ: Nắm tình hình đạo đức và các mặt khác của học sinh lớp mình, xây dựng kế hoạch của lớp cụ thể; Chủ động kết hợp chặt chẽ với đoàn, đội để xây dựng lớp thành tâp thể lớp đoàn kết, tiến bộ về mọi mặt Làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để cùng gia đình, xã hội cộng tác trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, mạnh dạn trong việc giáo dục học sinh cá biệt Giáo viên luôn nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của hiệu trưởng nên việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh thật sự công bằng, chính xác Trong phát huy vai trò làm chủ của học sinh, vai trò của đoàn, đội trong việc xây dựng tập thể học sinh thì hiệu trưởng luôn có sự chỉ đạo cụ thể, nên việc xây dựng lực lượng cốt cán làm nòng cốt được thực hiện tốt, phối hợp chặt chẻ với đoàn, đội trong mọi công tác giáo dục của nhà trường để đảm bảo thống nhất việc đánh giá tình hình và yêu cầu đạo đức, nhất trí về những biện pháp phải thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể Hiệu trưởng tổ chức tốt việc xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh Còn đối với việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thì được Hiệu trưởng coi trọng Bởi vì ngoài môn Đạo đức, các môn học khác trong chương trình cũng góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh Do đó
Trang 15dạy luôn hướng dẫn và yêu cầu cụ thể để gíao viên đưa vào những nội dung giáo dục tình cảm, hành vi đạo đức
Đối với việc chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp luôn được chú trọng, thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt đội, các loại hình hoạt động đa dạng như: Công tác xã hội, hoạt động thể dục thể thao, văn hoá nghệ thuật, tham quan du lịch, câu lạc bộ ngoài trời bên cạnh những giờ lên lớp Việc xây dựng kế hoạch và lịch hoạt động luôn được chú trọng nên công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú về hình thức Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động được trang bị đầy đủ Nhà trường có phòng truyền thống nên tủ sách, các loại báo còn rất đa dạng, có không gian để đội sinh hoạt Hoạt động ngoài giờ lên lớp được coi trọng nên mang lại hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo hoạt động này Hiệu trưởng quan tâm đến việc tổ chức, xây dựng các lực lượng và điều kiện giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức cho học sinh
Xây dựng môi trường giáo dục tốt để giáo dục học sinh, hiệu trưởng tổ chức sắp xếp, trang bị cơ sở vật chất, khung cảnh của nhà trường Từng bước làm cho toàn bộ khung cảnh của nhà trường toát lên ý nghĩa giáo dục đối với tất cả học sinh Ngoài khung cảnh vật chất, hiệu trưởng cần tạo ra một bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở lớp học Từ đó hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường
Chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh
Có như vậy mới đảm bảo được sự quản lý học sinh từ nhà trường đến gia đình và ngoài xã hội Hướng các em vào những hoạt động học tập, lao động, vui chơi phù hợp với lứa tuổi, thực hiện hành vi đạo đức chuẩn mực
2.2.4 Công tác kiểm tra:
Hiệu trưởng xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức ở nhà trường, đã có kế hoạch hoàn chỉnh theo từng tháng, có sự quan tâm đúng mức trong việc giáo dục con em Đồng thời đã làm cho tập thể sư phạm nhà trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này, bởi vì “Dạy chữ phải luôn đi đôi với dạy người”, mục đích cuối cùng của quá trình dạy học là hình thành các phẩm chất nhân cách cho học sinh