1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương định hóa

307 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 307
Dung lượng 4,86 MB

Nội dung

Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa .... Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đ

Trang 1

NCS NGUYỄN THỊ MINH THUẬN

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ MỐI TƯƠNG QUAN

ĐA HÌNH GEN POU1F1 VỚI TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG

CỦA DÊ ĐỊA PHƯƠNG ĐỊNH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2022

Trang 2

NCS NGUYỄN THỊ MINH THUẬN

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ MỐI TƯƠNG QUAN

ĐA HÌNH GEN POU1F1 VỚI TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG

CỦA DÊ ĐỊA PHƯƠNG ĐỊNH HÓA

Ngành: Chăn nuôi

Mã số: 9.62.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Trần Văn Phùng

2 TS Phạm Bằng Phương

THÁI NGUYÊN - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án này là trung thực, không trùng lặp với những kết quả đã được công bố và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài và hoàn thành luận án đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Thuận

Trang 4

Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Bộ môn Dược Thú y đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy hướng dẫn khoa

học: PGS.TS Trần Văn Phùng; TS Phạm Bằng Phương trường Đại học

Nông Lâm đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện

đề tài và hoàn thành luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Viện Khoa học sự sống - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã hết sức tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thí nghiệm và thực hiện luận văn

Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn./

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 3 năm 2022

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Thuận

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

3.1 Ý nghĩa khoa học 3

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

4 Những đóng góp mới của đề tài 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Cơ sở khoa học về di truyền liên quan đến tính trạng sinh trưởng của dê 5

1.1.1 Bản chất di truyền các tính trạng liên quan đến sinh trưởng 5

1.1.2 Mối liên quan đa hình gen đến tính trạng sinh trưởng của dê 7

1.1.3 Ảnh hưởng của giống - di truyền đến sinh trưởng của dê 17

1.2 Ảnh hưởng của thức ăn dinh dưỡng đến sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê 21

1.2.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung và thay thế thức ăn thô xanh đến sinh trưởng của dê 23

1.2.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung các sản phẩm sơ chế (bột lá, bột các loại hạt tận thu của trồng bông, lanh, hạch nhân…) đến sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê 27

Trang 6

1.2.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung phế phụ phẩm của chế biến thực

phẩm đến sinh trưởng của dê 30

1.2.4 Ảnh hưởng của rơm rạ được kiềm hóa đến sinh trưởng của dê 32

1.2.5 Ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn hỗn hợp đến sinh trưởng của dê 33

1.3 Đặc điểm của dê Định Hóa 41

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 43

2.2 Nội dung nghiên cứu 43

2.2.1 Nội dung 1: Nghiên cứu sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa 43

2.2.2 Nội dung 2: Nghiên cứu đa hình gen POU1F1 và mối tương quan với tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa 43

2.2.3 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa 43

2.3 Phương pháp nghiên cứu 44

2.3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa 44

2.3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu đa hình gen POU1F1 và mối tương quan với tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa 46

2.3.3 Nội dung 3 Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa 51

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 54

3.1 Nội dung 1: Khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa 54

3.1.1 Sinh trưởng tích lũy của dê Định Hóa 54

3.1.2 Sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa 59

3.1.3 Sinh trưởng tương đối của dê Định Hóa 61

3.1.4 Kích thước một số chiều đo của dê Định Hóa 62

3.1.5 Kết quả khảo sát năng suất thịt của dê Định Hóa 64

3.1.6 Thành phần hóa học của thịt dê Định Hóa 69

Trang 7

3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu đa hình gen POU1F1 và mối tương quan

với tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa 71

3.2.1 Tách chiết ADN hệ gen của dê Định Hoá 71

3.2.2 Kết quả nhân đoạn exon 6 của gen POU1F1 trên dê Định Hóa 72

3.2.3 Mối tương quan đa hình kiểu gen của gen POU1F1 đến tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa 78

3.2.4 Mối tương quan đa hình kiểu gen của gen POU1F1 đến tính trạng sinh trưởng của dê Định Hóa theo tính biệt 81

3.3.1 Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa 84

3.3.2 Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bô sung đến năng suất thịt của dê Định Hóa 96

3.3.6 Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của dê thí nghiệm 101

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 104

1 Kết luận 104

2 Đề nghị 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADN: Axit deroxyribonucleic

ARN: Axit ribonucleic

PCR: Polymerase Chain Reaction

RFLP: Restriction Fragment Length polymorphism TA: Thức ăn

TL: Tỷ lệ

VCK: Vật chất khô

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các locus về tính trạng số lượng quan trọng trong kinh tế được

xác định ở dê 8

Bảng 2.1 Trình tự các cặp mồi sử dụng trong phản ứng PCR 47

Bảng 2.2.Thành phần phản ứng cắt gen POU1F1 bằng enzyme DdeI 48

Bảng 2.3.Vị trí cắt của enzyme giới hạn 48

Bảng 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê Định Hóa 52

Bảng 3.1 Khối lượng dê Định Hóa qua các tháng tuổi (kg/con) 54

Bảng 3.2 Sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa (g/con/ngày) 59

Bảng 3.3 Sinh trưởng tương đối của dê Định Hóa (%) 61

Bảng 3.4 Kích thước một số chiều đo của dê Định Hóa (cm) 62

Bảng 3.5 Kích thước một số chiều đo của dê Định Hóa theo tính biệt (cm) 63

Bảng 3.6 Năng suất thịt của dê Định Hóa ở thời điểm 9 tháng tuổi 65

Bảng 3.7 Năng suất thịt của dê Định Hóa ở thời điểm 12 tháng tuổi 67

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của tuổi giết mổ đến năng suất thịt của dê Định Hóa 68

Bảng 3.9 Thành phần hóa học thịt dê Định Hóa ở thời điểm 9 tháng tuổi 69

Bảng 3.10 Thành phần hóa học thịt dê Định Hóa ở thời điểm 12 tháng tuổi 69

Bảng 3.11 Tỷ lệ kiểu gen và tần số allele của gen POU1F1 trên dê Định Hóa 76

Bảng 3.12 Sự khác nhau về tần số allele của gen POU1F1 giữa các giống dê 77

Bảng 3.13 Tương quan giữa kiểu gen POU1F1 với sinh trưởng của dê Định Hóa (kg) 79

Bảng 3.14 Tương quan giữa kiểu gen của gen POU1F1 với sinh trưởng của dê đực và dê cái (kg) 82

Bảng 3.15 Khối lượng dê Định Hóa qua các tháng tuổi (kg/con) 85

Bảng 3.16 Sinh trưởng tuyệt đối của dê Định Hóa (g/con/ngày) 90

Trang 10

Bảng 3.17 Ảnh hưởng tương tác của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn

bổ sung đến khối lượng của dê Định Hóa 92

Bảng 3.18 Ảnh hưởng của kiểu gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến năng

suất thịt của dê Định Hóa 96

Bảng 3.19 Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung

đến năng suất thịt của dê Định Hóa 98Bảng 3.20 Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của dê thí nghiệm 102

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Cấu trúc gen POU1F1 11

Hình 1.2 Sơ đồ mô phỏng các allele của gen POU1F1 13

Hình 1.3 Sơ đồ mô phỏng các kiểu gen của gen POU1F1 13

Hình 1.4 Đoạn gen POU1F1 và vị trí cắt của enzyme DdeI 14

Hình 2.1 Chu kì nhiệt độ của phản ứng PCR khuyếch đại đoạn gen POU1F1 48

Hình 3.1A ADN gen tách chiết từ mẫu tai dê Định Hóa 71

Hình 3.1B ADN gen tách chiết từ mẫu tai dê Định Hóa 72

Hình 3.2A Sản phẩm PCR khuếch đại từ đoạn gen POU1F1 của dê Định Hóa 73

Hình 3.2B Sản phẩm PCR khuếch đại từ đoạn gen POU1F1 của Định Hóa 73

Hình 3.3A Đa hình đoạn gen POU1F1 của dê Định Hóa phân tích bằng enzyme DdeI 74

Hình 3.3B Đa hình đoạn gen POU1F1 của dê Định Hóa phân tích bằng enzyme DdeI 75

Hình 3.3C Đa hình đoạn gen POU1F1 của dê Định Hoá phân tích bằng enzyme DdeI 75

Hình 1 Trình tự gen POU1F1 mẫu 29 292

Hình 2 Trình tự gen POU1F1 mẫu 30 293

Hình 3 Kết quả đăng ký trình tự gen POU1F1 trên ngân hàng gen thế giới 288

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Đồ thị 3.1 Sinh trưởng tích lũy của dê Định Hóa theo tính biệt 58

Đồ thị 3.2 Khối lượng dê đực, dê cái mang kiểu gen D1D1 ở các giai

đoạn (Sơ sinh, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi) 82

Đồ thị 3.3 Khối lượng dê đực, dê cái mang kiểu gen D1D2 ở giai

đoạn (Sơ sinh, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi) 83

Đồ thị 3.4 Khối lượng của dê mang kiểu gen D1D1 và được bổ sung

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dê địa phương Định Hóa (dê Định Hóa) là giống dê bản địa, gắn liền với đời sống của người dân huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Dê có đặc điểm ngoại hình khá đặc trưng của giống dê Cỏ, đó là tai nhỏ, ngắn, khả năng leo trèo giỏi Dê ở đây được nuôi theo phương thức quảng canh, người dân chăn thả dê trên các triền đồi núi từ sáng cho đến chiều tối, lượng thức ăn thu nhận được hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên Để bổ sung muối cho dê, người dân thường pha muối vào nước cho dê uống trước khi đi chăn và sau khi về chuồng Dê Định Hóa có khối lượng nhỏ giống như các giống dê nội nuôi ở các địa phương khác như dê Cỏ nuôi tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình (Đinh Văn Bình và Nguyễn Văn Trường, 2003) hay dê Cỏ nuôi tại huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình (Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi, 2015)

và có khối lượng thấp hơn so với các giống dê lai, dê đã được cải tạo như dê lai giữa giống (Saanen và Alpine) với dê Jumnapari; dê lai giữa dê Boer với

dê Cỏ; dê Bách Thảo lai với dê Cỏ (Đậu Văn Hải và Cao Xuân Thìn, 2001; Đinh Văn Bình và Nguyễn Văn Trường, 2003; Phạm Kim Đăng và Nguyễn

Bá Mùi, 2015; Gatew và cs., 2019 ) Mặc dù có tầm vóc nhỏ, nhưng dê lại có những ưu điểm nổi trội như khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên, tập quán chăn nuôi, chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Trong quá trình phát triển, việc đưa các giống dê nhập nội như dê Boer có năng suất cao vào huyện Định Hóa với mục đích cải tạo giống dê địa phương đã khiến cho giống dê này đang có xu hướng suy giảm và hiện hữu nguy cơ biến mất Do vậy, cần thiết phải bảo tồn giống dê bản địa, vốn gắn liền với đời sống và là một phần lịch sử, văn hoá, xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao, Hoa, Sán Chí,… của chiến khu Việt Bắc năm xưa

Trang 15

Tuy nhiên, với khối lượng khi xuất bán thấp, hiệu quả kinh tế không cao, làm cho người dân không mấy quan tâm đầu tư phát triển giống dê bản địa này Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao khả năng sinh trưởng, nâng cao tầm vóc của dê mà không ảnh hưởng đến đặc điểm của giống? Đã có nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sinh trưởng của dê là

tính trạng số lượng và chịu sự chi phối của nhiều gen như gen POU1F1,

GH, MSTN, BMP5 và IGF1 (Saleha và cs., 2012; Li và cs., 2016; Sahar và

cs., 2016; Lin và cs., 2017) Trong đó, gen POU1F1 (Pituitary - Specific

positive transcription factor 1) là gen đóng vai trò chủ đạo Đây là gen mã hóa cho protein, kiểm soát sự biểu hiện của một số gen liên quan đến sự

phát triển và biểu hiện hormone tuyến yên (PRL và GH và TSH - β)

(Simmons và cs., 1990, Steinelder và cs., 1991, Li và cs., 2016) Một số

nghiên cứu về mối tương tác của các kiểu gen của gen POU1F1 đến sinh

trưởng của dê cho thấy các kiểu gen D1D1, TT hoặc CC tác động tích cực đến sinh trưởng của dê (Lan và cs., 2007; Lin và cs., 2017; Raziye và Guldehen, 2019; Zhu và cs., 2019; Zhang và cs., 2019)

Về yếu tố ngoại cảnh, nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu chỉ cho dê ăn một loại thức ăn đơn độc, duy nhất sẽ khiến cho khối lượng của dê tăng chậm hoặc giảm (Tesfaye và cs., 2008; Tadesse và cs., 2013; Samson và cs., 2016; Liliane và cs., 2021 ) Nhiều công trình trong và ngoài nước đã cho thấy, khi bổ sung thêm thức ăn thô xanh, thức ăn phế phụ phẩm hoặc thức

ăn hỗn hợp cho dê đã góp phần nâng cao khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của dê (Nguyen Thi Mui và cs., 2002; Duong Nguyen Khang và cs., 2005; Seid và cs., 2012; Ngô Thị Thùy và cs., 2016; Tadesse và cs., 2016; Ho Quoc Dat và cs., 2018; Truong Thanh Trung và Nguyen Van Thu, 2018; Bewketu

và cs., 2018; Brand và cs., 2019 )

Trang 16

Việc lựa chọn được những cá thể dê có kiểu gen liên quan đến sinh trưởng kết hợp với bổ sung thêm thức ăn sẽ cải thiện đáng kể khả năng sinh

trưởng của dê Xuất phát từ đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa”

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được khả năng sinh trưởng, tương quan đa hình gen POU1F1

và ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh

trưởng của dê, góp phần bảo tồn và phát triển dê Định Hóa

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của dê Định Hóa

- Đánh giá được tương quan đa hình của gen POU1F1 đến tính trạng

sinh trưởng của dê Định Hóa

- Xác định được ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ

sung đến sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu khoa học về

đặc điểm sinh trưởng của dê Định Hóa, về mối tương quan đa hình gen POU1F1 đến sinh trưởng của dê và ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và bổ sung

thêm thức ăn tinh vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng của dê Định Hóa Kết quả của đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo và làm tài liệu giảng dạy trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành chăn nuôi

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đánh giá được mối tương quan của kiểu gen của gen POU1F1 đến khả

năng sinh trưởng của dê Định Hóa, từ đó giúp các nhà khoa học nghiên cứu

Trang 17

về giống định hướng được chiến lược khai thác và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bản địa phục vụ công tác bảo tồn

Đánh giá được ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ

sung đến khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê Định Hóa, là cơ sở

để khuyến cáo người dân ứng dụng vào thực tế chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi dê, thực hiện tốt chiến lược bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa

4 Những đóng góp mới của đề tài

Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống và có một số đóng góp mới cho khoa học:

- Đã xác định được mối tương quan của kiểu gen của gen POU1F1 đến tính

trạng sinh trưởng của dê Định Hóa

- Đã xác định ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ

sung đến khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của dê Định Hóa

Trang 18

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học về di truyền liên quan đến tính trạng sinh trưởng của dê

1.1.1 Bản chất di truyền các tính trạng liên quan đến sinh trưởng

Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và sự phân chia của các tế bào trong

cơ thể (Dương Mạnh Hùng và cs., 2017) Bản chất về sự tăng khối lượng, thể tích tế bào cũng như toàn bộ cơ thể là do quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng thông qua thức ăn, trao đổi chất với ngoại cảnh làm cho cơ thể đạt tới khối lượng nhất định nào đó (bởi khả năng này còn được quy định bởi gen di truyền mà thế hệ trước để lại) Tế bào phân chia mạnh ở giai đoạn phát triển của phôi thai, tăng thể tích và các chất chứa trong tế bào và đó là cả quá trình

từ khi hình thành phôi thai tới khi cơ thể đạt tới sự ổn định về thể vóc

Theo quan điểm di truyền học, sinh trưởng thuộc tính trạng số lượng Ở tính trạng này có sự sai khác về mức độ các cá thể, rõ nét hơn là sự sai khác

về chủng loại Vì vậy, khi nghiên cứu tính trạng về số lượng là nghiên cứu đặc điểm di truyền và ảnh hưởng của môi trường xung quanh tác động lên các tính trạng đó

Giá trị đo lường của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là giá

trị kiểu hình (Phenotype value - P) Các giá trị có liên quan với kiểu gen là giá

trị kiểu gen (Genotype value - G) Giá trị có liên hệ với môi trường là sai lệch môi trường (Environmental deviation - E) Vì vậy kiểu gen quy định một giá

trị nào đó của kiểu hình và môi trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu

Trang 19

gen theo hướng này hoặc hướng khác Những tính trạng có lợi ích kinh tế như tăng khối lượng, tăng năng suất thịt đều là tính trạng số lượng, mà tính trạng này phải có môi trường thích hợp mới biểu hiện hoàn toàn

Theo quy luật di truyền sự biểu hiện kiểu hình chính là kiểu gen và chịu

sự tác động của môi trường Quan hệ này được biểu thị bằng công thức:

P = G + E

Giá trị kiểu gen (G) của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minorgen) cấu tạo thành Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng

gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính

trạng nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (polygen) Các minorgen này tác động lên tính trạng theo 3 phương thức cộng gộp, trội và át gen, vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức:

G = A + D + I

Trong đó G là giá trị kiểu gen; A là giá trị cộng gộp và đóng vai trò quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau; D là giá trị sai lệch trội và I là giá trị sai lệch tương tác và cũng

có vai trò quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định thông qua con đường thực nghiệm

Các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của sai lệch môi trường (E),

bao gồm 2 thành phần là Eg và Es, do đó E được biểu diễn qua công thức:

E = Eg + Es

Trong đó Eg (Genral Environmental Deviation) là sai lệch môi trường chung, do các nhân tố môi trường tác động thường xuyên lên tính trạng một cách lâu dài Đó là các yếu tố thức ăn, khí hậu, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng… tác động lên một nhóm cá thể hay một quần thể gia súc Es (Special Environmental Deviation) là sai lệch môi trường riêng, do các nhân tố môi

Trang 20

trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể riêng biệt trong nhóm vật nuôi hoặc một vài bộ phận riêng của một cá thể nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn và không thường xuyên

Tổng quát lại, quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường của một

cá thể được thể hiện như sau:

P = G + E = A + D + I + Eg + Es

Như vậy, các tính trạng năng suất ở các vật nuôi khác cũng như ở dê là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường Yếu tố di

truyền được thể hiện cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều môi trường sống, đặc

biệt là các yếu tố khí hậu, thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý Vì thế trong thực tiễn công tác giống, muốn vật nuôi đạt được năng suất chất lượng

cao, cần phải chú ý đến việc thay đổi kiểu gen (G) qua việc tiến hành chọn lọc

chặt chẽ giá trị gây giống (A), lai tạo để có những tổ hợp gen mới (D và I), kết hợp với việc cải tiến môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc đối với con vật

(Trần Huê Viên, 2001)

1.1.2 Mối liên quan đa hình gen đến tính trạng sinh trưởng của dê

1.1.2.1 Tổng quan về một số gen liên quan đến tính trạng sinh trưởng của dê

Trong nghiên cứu về gen trên gia súc, hàng nghìn, hàng trăm các locus

về tính trạng số lượng - QTL (quantitative trait loci) đã được xác định và có 9

bộ gen đã được sàng lọc, kiểm tra các đặc điểm như hình thể, sự tăng trưởng,

chất lượng sợi (fiber quality), chất lượng, thành phần của sữa và nghiên cứu đạt được những tiến bộ đáng kể nhưng chỉ có một số ít nghiên cứu đã xác định được các locus về tính trạng số lượng QTL ở dê Việc phân tích di truyền

về đặc điểm sản xuất ở dê hiếm khi được thực hiện trên quy mô toàn bộ hệ gen mà có một số nghiên cứu xác định mô tả một số đặc điểm nhỏ lẻ, có thể

kể đến trong bảng 1.1

Trang 21

Bảng 1.1 Các locus về tính trạng số lượng quan trọng

trong kinh tế được xác định ở dê

sắc thể

Quần thể dê

Tài liệu tham khảo

Khối lượng cơ thể, mức tăng trung bình hàng ngày

1, 2, 5 Rayini

Mohammad Abadi và

cs (2009)

Các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của gen đến tính trạng sinh trưởng

và tính trạng quy định năng suất thịt rất ít Chỉ có kết quả nghiên cứu về các locus được phân tích chuyên sâu nhất là những locus liên quan đến hormone tăng trưởng như GH, IGF-I, leptin (LEP), MSTN, POU1F1 Những gen này điều khiển quá trình cấu tạo xương, khối lượng lúc sơ sinh, khối lượng lúc cai sữa, thể trạng và sinh trưởng của cơ

Trong đó, gen GH là hormone do thùy trước tuyến yên tiết ra Gen nằm

trên nhiễm sắc thể 19q22 của dê (Schibler và cs., 1998; Pinton và cs., 2000), được mã hóa bởi 1.800 cặp cơ sở (bq), bao gồm 5 exon và được phân tách bằng 4 chuỗi tương tác (Kioka và cs., 1989) Hormone GH còn được gọi là somatotropic hormone (SH) hay somatotropin là một protein có kích thước nhỏ với 191 axit amin tạo thành chuỗi đơn có khối lượng phân tử 22.005

đvC Gen GH có tác dụng làm phát triển hầu hết các mô có khả năng tăng

trưởng trong cơ thể Do đó làm tăng khối lượng cơ thể, kích thước các phủ

tạng, chuyển các tế bào sụn thành các tế bào tạo xương Gen GH có vai trò,

Trang 22

kích thích sinh tổng hợp protein do tăng vận chuyển axit amin qua màng tế bào, tăng cường quá trình sao chép ADN và tạo ARN thông tin, tạo năng

lượng từ nguồn lipid do làm tăng thoái hoá lipid Ngoài ra, gen GH còn có tác dụng lên quá trình chuyển hoá carbohydrat Gen GH được tiết ra dưới sự

điều khiển gần như hoàn toàn của hai hormone vùng dưới đồi là GHRH và

GHIH Nhiều nghiên cứu về đa hình gen GH đã xác định được vùng điều

khiển, vùng không dịch mã, vùng exon Một số vị trí đa hình đã được mô tả đặc điểm cụ thể về sự thay đổi nucleotid và amino acid, trong đó 2 vị trí đa hình định vị trên exon 1 và 2; 4 vị trí trên exon 3; 7 vị trí trên exon 4 và 5 vị trí trên exon 5 (Missohou và cs., 2006)

Gen IGF (insulin - like growth factor) đóng vai trò quan trọng trong sự

phát triển của các loài động vật có vú (Zhang và cs., 2008), gen kích thích các quá trình đồng hóa giúp tế bào tăng sinh, phát triển khung xương, tóc và

protein tổng hợp Gen IGF - I (insulin - like growth factor 1) được mã hóa bởi

một gen duy nhất nằm trên nhiễm sắc thể 5 (Schibler và cs, 1998), bao gồm 3 exon sinh trưởng (1 w, 1 và 1a) và 3 exon (3, 4 và 6), trong đó exon 3 và exon

4 mã hóa IGF - I trưởng thành peptit (Mikawa và cs., 1995) Hệ thống tín hiệu

IGFs, bao gồm IGF - I, IGF - II và 6 liên kết protein (IGFBP - 1 - IGFBP - 6) đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi (Miller và Gore, 2001; Li và cs., 2006; Lan và cs., 2007) Đến nay, cũng đã có

nhiều nghiên cứu về đa hình gen IGF-I trên gia súc Đa hình của gen IGF-I

với mức độ tăng trưởng hàng ngày trên giống gia súc Pesisir địa phương từ miền đông Sumatera, Indonesia Nghiên cứu đã chỉ ra trong 3 đa hình gen,

chỉ có 1 đa hình IGF-I/Rsal có liên kết với tăng trường hàng ngày trung bình

trên gia súc Pesisir (Yurrnalis và cs., 2017)

Gen MSTN còn có tên là myostatin (còn được gọi là gen yếu tố tăng trưởng và khác biệt - 8, GDP - 8) Gen MSTN nằm trên NST 2q11 - q12 (Schibler và cs., 1998; Pinton và cs., 2000) Gen MSTN được coi là một gen

Trang 23

đóng vai trò quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của vật nuôi vì nó ức chế sự sinh trưởng của tế bào cơ, giữ cho kích thước cơ bắp ở trạng thái được kiểm soát Các tế bào cơ bắp tăng sinh, tạo nên những sợi cơ và búi cơ phát triển mạnh hơn, có khối lượng cơ bắp và sức mạnh lớn hơn so với những cá thể bình thường Vì vậy, gen này đã được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi dê nói riêng (Supakorn, 2009; Zhang

và cs, 2012) Li và cs (2006) đã giải trình tự gen để xác định các đa hình nucleotide đơn (SNP) của đoạn 379 bp bao gồm một phần của exon 2 và exon

3 của gen MSTN Tổng cộng có 8 SNP (A1980G, G1981C, A1982G,

G1984T, A2121G, T2124C, G2174A và A2246G) đã được xác định trong số các con dê được giải trình tự Các SNP được tìm thấy đều nằm trong exon 2 ngoại trừ A2246G, là một đột biến tương đồng ở exon 3 Bốn haplotype được sắp xếp từ tám SNP này, trong đó haplotype I (AGAGATGA) và haplotype II (GCGTGTAA) là hai haplotype chính với tần suất lần lượt là 77,8% và 14,8% SNP được tìm thấy ở các vị trí 1980, 1981, 1982, 1984 và 2121 có thể được liên kết hoàn toàn Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tương quan giữa đa hình gen MSTN với đặc điểm sinh trưởng ở dê (Risu Na, 2020; Yi Bi, 2021; Zhengyi He, 2018) Nghiên cứu sàng lọc đa hình gen MSTN trên dê đen Dazu cho thấy, có tổng 20 vị trí đa hình nucleotid đơn (SNP) trên 148 con dê đen và các con dê có kiểu đa hình nucleotid GtC 3 có trọng lượng sinh và trọng lượng cai sữa cao hơn các kiểu gen còn lại (Risu Na, 2020)

Gen POU1F1 (Pituitary - Specific positive transcription factor 1) là yếu

tố phiên mã đặc hiệu tuyến yên, còn được gọi với tên khác như PIT-1 hoặc

GHF-1 Gen POU1F1 điều hoà dương cho gen GH, prolactin, hormone kích

hoạt thyroid và chính nó trong động vật có vú (Lan và cs., 2007) mã hóa cho protein kiểm soát sự biểu hiện của một số gen liên quan đến sự phát triển và biểu hiện hormone tuyến yên (PRL và GH và TSH - β) (Simmons và cs.,

1990, Steinelder và cs., 1991, Li và cs., 2016) Gen POU1F1 có kích thước

Trang 24

dài 450 bp, nó mã hóa cho protein quy định sự biểu hiện của một số gen liên quan tích cực đến các tính trạng sinh sản và các tính trạng khối lượng của động vật có

vú Gen POU1F1 nằm trên NST 1q21 - 22 là một gen có chiều dài 16.078 bp, gồm 6

exon có vị trí nucleotide trên gen (1 264, 3862 4011, 10973 11197, 13638 13802, 14552 14612, 15633 16078) được mô tả trên hình 1.1, gen mã hóa cho protein quy định sự biểu hiện của một số gen liên quan tích cực đến các tính trạng sinh sản và các tính trạng khối lượng của các loài động vật có vú (Woollard và cs., 2000) Protein POU1F1 có ba miền cấu trúc quan trọng miền kích hoạt phiên mã N-terminal (chủ yếu

là mã exon 1, exon 2 và exon 3 của gen POU1F1), vùng đặc thù POU (chủ yếu là mã exon 3 và exon 4 của gen POU1F1) và vùng tương đồng POU (chủ yếu là mã exon 5

và exon 6 của gen POU1F1) POU1F1 chủ yếu được biểu hiện ở các tế bào tuyến yên

trước Chức năng chính của nó là điều chỉnh sự phân hóa tế bào và phát triển của động vật Nó có thể nhận ra chuỗi gen cụ thể và kết hợp với nó, dẫn đến sự phiên mã gen nội bào, phiên mã và biểu hiện của hormone tăng trưởng, prolactin, kích thích tuyến giáp hormone tế bào B ở tuyến yên trước, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển và sinh sản của động vật (Lan và cs., 2007)

Hình 1.1 Cấu trúc gen POU1F1

Trang 25

1.1.2.2 Đa hình gen và mối tương quan đa hình kiểu gen của gen POU1F1 đến tính trạng sinh trưởng

Tính đa hình gen do allele quyết định, gen có nhiều allele thì tính đa hình càng cao Các nghiên cứu đa hình gen ở dê đều nhằm mục đích đánh giá các biến thể di truyền trong và giữa các giống để phục vụ mục đích bảo tồn giống, đồng thời xác định được mối tương quan đa hình gen của các gen liên quan đến các tính trạng sinh trưởng của dê Trên cơ sở đó giúp các nhà khoa học đưa ra được các phương án cải thiện di truyền giống, lựa chọn được những cá thể vượt trội về tính trạng sinh trưởng

Trong các gen liên quan đến tính trạng sản xuất của dê thì gen POU1F1

là gen quan trọng Gen POU1F1 không những liên quan đến tính trạng sinh

trưởng mà còn liên quan đến tính trạng sinh sản, năng suất và chất lượng sữa

do gen này tham gia điều khiển hoạt động của các gen GH, PRL và TSHβ (Feng và cs., 2012; Daga và cs., 2013; Lan và cs., 2009)

Khi phân tích đa hình đoạn gen POU1F1 bằng enzyme DdeI thu được

các dạng allele tương ứng như sau:

Allele D1: 200 bp - 118 bp - 102 bp - 20 bp - 11 bp

Allele D2: 200 bp - 118 bp - 113 bp - 20 bp

Từ 2 allele trên ta có các kiểu gen tương ứng như sau:

Kiểu gen D1D1 gồm các băng có kích thước 200 bp - 118 bp - 102 bp -

20 bp - 11 bp Các cá thể mang kiểu gen D1D1 là các cá thể đồng hợp tử về

đoạn cắt gen POU1F1 Khi điện di sẽ thu được 3 băng có kích thước 200 bp,

118 bp và 102 bp Hai băng có kích thước 20 bp và 11 bp quá nhỏ không thể nhìn thấy sau khi điện di

Kiểu gen D1D2 gồm các băng có kích thước 200 bp - 118 bp - 113 bp -

102 bp - 20 bp - 11 bp Các cá thể mang kiểu gen D1D2 là các cá thể dị hợp tử

về đoạn cắt gen POU1F1 Sau khi điện di sẽ thu được 4 băng có kích thước

200 bp, 118 bp, 113 bp và 102 bp Hai băng có kích thước 20 bp và 11 bp quá nhỏ không thể nhìn thấy sau khi điện di

Trang 26

Kiểu gen D2D2 gồm các băng có kích thước 200 bp - 118 bp - 113 bp - 20

bp Các cá thể mang kiểu gen D2D2 là các cá thể đồng hợp tử về đoạn cắt gen

POU1F1 Khi điện di sẽ thu được 3 băng có kích thước 200 bp, 118 bp và 113 bp

Còn những băng có kích thước quá nhỏ không thể nhìn thấy sau khi điện di

Sơ đồ mô phỏng hai allele D1 và D2 được thể hiện ở hình 1.2

Hình 1.2 Sơ đồ mô phỏng các allele của gen POU1F1

Sơ đồ mô phỏng 3 kiểu gen D1D1, D1D2 và D2D2 tương ứng được thể hiện qua hình 1.3

Hình 1.3 Sơ đồ mô phỏng các kiểu gen của gen POU1F1

Trang 27

Vị trí cắt đa hình của enzyme DdeI trên gen POU1F1 thể hiện qua

hình 1.4

Hình 1.4 Đoạn gen POU1F1 và vị trí cắt của enzyme DdeI

(Lan và cs., 2007)

Nhiều kết quả nghiên cứu về kiểu gen của gen POU1F1 đối với dê trên

thế giới đã được công bố Trong đó có hai phương pháp được sử dụng là

phương pháp DdeI PCR - RFLP để xác định các allele tại TCT (241 Ser) và TCG (241 Ser) và phương pháp PCR - RFLP với enzyme PstI và AluI Các

nghiên cứu đã cho thấy góc độ tương quan giữa đa hình gen POU1F1 với đặc điểm sinh sản Kết quả nghiên cứu của Isik R và cộng sự đã xác định đa hình của gen POU1F1 có tương quan với lượng sữa và thành phần, kích thước, trọng lượng sinh và trọng lượng khi cai sữa trên dê Saanen Nghiên cứu phân

tích đa hình gen POU1F1 bằng PCR-RFLP với enzyme PstI và AluI và cho

thấy kiểu gen TC và CC cao hơn kiểu gen TT về sản lượng sữa cho con bú và

kích thước lứa đẻ tại locus POU1F1 – AluI Trọng lượng sơ sinh cao hơn ở động vật có kiểu gen CC tại locus POU1F1-PstI (Isik R và cs, 2019)

Lan và cs (2007) sử dụng phương pháp DdeI PCR-RFLP để nghiên cứu các allele của gen POU1F1 trên các giống dê Nội Mông Cashmere trắng, dê

Trang 28

Quý Châu đen; Quý Châu trắng, dê Matou và dê Banjao Kết quả cho thấy,

có hai allele là D1 và D2 với tần xuất xuất hiện các allele này khác nhau Đối với allele D1 tần xuất xuất hiện từ 0,706 (dê Quý Châu trắng) đến 1,000 (dê Quý Châu đen) tương ứng tần suất xuất hiện allele D2 từ 0 (dê Quý Châu đen) đến 0,294 (dê Quý Châu trắng) Số lượng dê có kiểu gen D1D1 cũng cao hơn số dê có kiểu gen D1D2 Đối với giống dê Quý Châu đen có 100% số dê khảo sát có kiểu gen D1D1, trong khi giống dê Quý Châu trắng chỉ có 35,48% số dê khảo sát có kiểu gen D1D1, số dê có kiểu gen D1D2 là 64,52%

Raziye và Guldehen (2019) sử dụng phương pháp PCR - RFLP với

enzyme PstI và AluI để phân tích gen POU1F1 của dê Saanen cho thấy có hai allele T và C Nếu cắt đoạn tại locus POU1F1 - AluI tần suất xuất hiện của

allele T cao hơn so với allele C (0,70 và 0,30 tương ứng theo allele T và C);

Tỷ lệ dê có kiểu gen TT chiếm 54,6%; kiểu gen TC chiếm 31,5% và kiểu gen

CC chiếm 13,9% Nếu cắt đoạn tại POU1F1 - PstI tần suất xuất hiện allele T

là 0,80 và của allele C là 0,20 Tỷ lệ dê có kiểu gen TT chiếm 64,8%; kiểu gen TC chiếm 31,5% và kiểu gen CC chiếm 3,7%

Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 đến

sinh trưởng của dê đã được công bố với những kết quả khác nhau Khuynh hướng chung là những dê có kiểu gen D1D1 hoặc CC thường có khối lượng khi sơ sinh, khi cai sữa cao hơn so với những dê có kiểu gen D1D2 hoặc TT

và TC

Lan và cs (2007) khi nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen D1D1 và D1D2 khối lượng dê ở các giai đoạn sơ sinh, 9 tháng tuổi và 12 tháng tuổi của dê có kiểu gen D1D1 là 3,36; 46,93; 51,70 kg/con Đối với dê có kiểu gen D1D2 khối lượng dê ở các tháng nêu trên lần lượt là 3,01; 41,00 và 45,12 kg/con Các tác giả này cũng chỉ rõ, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng của dê ở thời điểm sơ sinh và 9 tháng tuổi (P>0,05), nhưng ở 12 tháng tuổi khối lượng của dê có kiểu gen D1D1 lại cao hơn dê có kiểu gen D1D2 (P<0,05)

Trang 29

Raziye và Guldehen (2019) đã nghiên cứu về mối tương quan của kiểu

gen của gen POU1F1 tại exon 6 vùng 3 với các tính trạng quy định khối

lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa của 108 con dê Saanen Kết quả cho thấy, không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về khối lượng sơ sinh và khối lượng

cai sữa đối với dê mang kiểu gen TT, TC và CC Gen POU1F1 - AluI quy

định các kiểu gen TT, TC và CC có khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa tương ứng là 3,97; 3,9; 3,6 và 20,03; 21,08; 19,84 kg/con với (P≥0,05), nhưng

với những dê có kiểu gen TT, TC, CC của gen POU1F1 - PstI khối lượng sơ

sinh lần lượt là 3,74; 3,89; 4,73 kg/con, khối lượng cai sữa là 19,87; 21,18; 23,55 kg/con

Lin và cs (2017) đã nghiên cứu mối liên quan giữa SNP1 và SNP2 của

gen POU1F1 trên hai giống dê địa phương Trung Quốc, bao gồm 235 con dê

sữa Guanzhong và 284 con dê đen Hainan Kết quả nghiên cứu cho thấy, những dê đen Hainan có kiểu gen TT, TC và CC ở SNP2 có khối lượng ở giai đoạn từ 24 - 36 tháng tuổi lần lượt là 29,11; 26,31 và 28,37 kg/con Sự sai khác có ý nghĩa thống kê với những dê có kiểu gen TT và CC (P<0,05) và không có sự sai khác giữa TT và CC (P≥0,05)

Zhu và cs (2019) nghiên cứu mối quan hệ giữa SNP của gen POU1F1

với tính trạng sinh trưởng của dê Shaanbei Cashmere trắng, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên 609 con dê cái, thông qua quá trình giải trình tự gen đã

xác định được 4 SNP của gen POU1F1 là c.682G>T, c.723T>G, c.837T>C

và c.876 +110T>C Các locus c.682G>T, c.723T>G, c.837T>C của gen

POU1F1 có 3 kiểu gen trong quần thể này lần lượt là GG, GT, TT; TT, TG,

GG và TT, TC, CC cả 3 kiểu gen này có ảnh hưởng mạnh đến tính trạng sinh trưởng của dê Đối với locus c.682G>T, dê cái có kiểu gen GT thì chiều cao

cơ thể, cao hông, chiều dài cơ thể, cao vây, rộng ngực, rộng hông cao nhất so với các kiểu gen khác (sai số có ý nghĩa thống kê P<0,05) Tại locus c.723T>G dê mang kiểu gen GG có ngoại hình lớn hơn các kiểu gen khác với

Trang 30

(P<0,05) Ngoài ra, kiểu gen TT của các cá thể locus c.837T>C có chỉ số cao ngang hông, vòng ngực, sâu ngực, chiều cao cơ thể lớn hơn các kiểu gen khác (P<0,05)

Zhang và cs (2019) nghiên cứu trên 653 con dê cái Shaanbei Cashmere trắng với mục đích để xác định các đa hình nucleotit đơn (SNP) của gen

POU1F1 đến khả năng sinh trưởng của dê, qua giải trình tự ADN thì phát

hiện ra một đột biến sai lệch (NC - 030808.1: g.34236169A>C) lần đầu tiên được phát hiện ở exon 6 của POU1F1 ở dê Shaanbei Cashmere trắng

đã biến đổi axit Leucine thành Valine (L280V) Các phân tích sâu hơn cho thấy dê có kiểu gen TT lớn hơn đáng kể dê có kiểu gen TG (P<0,01) Khi đánh giá các mối quan hệ giữa các tính trạng sinh trưởng với L280V, các

cá thể có kiểu gen TT có các tính trạng vượt trội hơn các cá thể có kiểu gen

TG (P<0,05), bao gồm chiều cao cơ thể, chiều dài, rộng ngực, sâu ngực, cao hông, cao khum

Từ những kết quả tổng hợp trên cho thấy ảnh hưởng của các kiểu gen

của gen POU1F1 đối với tính trạng sinh trưởng của dê Mặc dù có những kết

quả khác nhau đối với những giống dê khác nhau và ở những thời điểm sinh trưởng khác nhau, nhưng tựu trung lại, một số kiểu gen như D1D1, TT hoặc

CC đều có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng của dê Điều này cho thấy khả năng chọn lọc để nâng cao sinh trưởng của dê bằng kỹ thuật sinh học phân tử, góp phần nâng cao được khối lượng và sức sản xuất của những giống dê cần bảo tồn, lưu giữ

1.1.3 Ảnh hưởng của giống - di truyền đến sinh trưởng của dê

Các giống dê khác nhau có khả năng sinh trưởng, mức tăng khối lượng,

tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh khác nhau Những giống dê đã được cải tạo, năng suất cao thường có sinh trưởng nhanh hơn các giống dê chưa được cải tạo, năng suất thấp

Trang 31

Giống dê nội của Việt Nam thường được gọi chung là dê Cỏ, có đặc điểm sinh trưởng chậm, khối lượng thấp, nhưng có những ưu điểm như thích hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán chăn nuôi của người dân, đi lại nhanh nhẹn, leo trèo giỏi và đặc biệt chất lượng thịt thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng Các kết quả nghiên cứu cho thấy, dê Cỏ khi được nuôi ở các địa phương khác nhau thì có khối lượng khác nhau, khối lượng sơ sinh bình quân từ 1,51 - 1,90 kg/con, giai đoạn 12 tháng tuổi đạt

17 - 19 kg/con (Đinh Văn Bình và Nguyễn Văn Trường, 2003; Nguyễn Thiện và Đinh Văn Hiến, 2005; Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải, 2010; Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi, 2015), tỷ lệ thịt xẻ của dê Cỏ là 42,33

- 43,60%; tỷ lệ thịt tinh là 30,10 - 31,72%; tỷ lệ protein trong thịt dê Cỏ khá cao đạt 22,19%; tỷ lệ lipid thô là 1,34%

Trên thế giới, ở một số nước Uganda, Ethiopia cũng có giống dê bản địa

có tầm vóc nhỏ như dê Cỏ của Việt Nam và đã được các tác giả nghiên cứu Ssewannyana và cs (2004) cho thấy, hai giống dê bản địa (dê Mubende và dê Teso) của Uganda sinh trưởng chậm, khối lượng qua các giai đoạn tuổi không cao Khối lượng sơ sinh, 2, 4 và 6 tháng tuổi của giống dê Mubende là 1,98; 5,21; 8,27; 11,21 kg/con, tương tự khối lượng của dê Teso ứng với các giai đoạn trên là 1,54; 4,72; 6,69 và 9,24 kg/con Gatew và cs (2019) khi nghiên cứu trên

ba giống dê địa phương của Ethiopia (dê Bati, dê Borana và dê Somali tai ngắn) trong điều kiện chăn nuôi nông hộ cho thấy, các giống dê này đều có khối lượng tương đối thấp, khối lượng sơ sinh của dê Bati là 2,71 kg/con; của dê Borana là 2,36 kg và của dê Somali tai ngắn là 2,15 kg/con Khối lượng lúc 6 tháng tuổi của các giống dê trên lần lượt là 16,31; 13,90 và 13,75 kg/con

Các giống dê cao sản trên thế giới như dê Boer có sinh trưởng nhanh, tầm vóc to lớn hơn dê nội, khối lượng sơ sinh đạt 2,7 - 3,0 kg/con, giai đoạn

12 tháng tuổi đạt 30 - 35 kg/con và 24 tháng tuổi đạt 44 - 55 kg/con, tỷ lệ thịt

xẻ 50%, tỷ lệ thịt tinh 41% Theo Đinh Văn Bình và Nguyễn Duy Lý (2003)

Trang 32

dê Boer có cơ bắp rất phát triển, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt cao và có chất lượng tốt, tỷ lệ thịt xẻ theo lứa tuổi có thể đạt 48% lúc 10 tháng tuổi, 50% lúc

dê 2 răng, 52% lúc dê 4 răng, 54% lúc dê 6 răng, 55 - 60% khi dê đủ răng Với những ưu điểm như trên, dê Boer được nhập nội vào nước ta nhằm mục đích nhân thuần, phát triển sản xuất giống dê chuyên thịt cao sản nhất thế giới hiện nay và dùng con đực cao sản để lai tạo với các giống dê hiện nay có ở Việt Nam để nâng cao năng suất thịt

Trong thực tiễn người chăn nuôi, người dân thường sử dụng các biện pháp cải tạo nâng cao khả năng sinh trưởng của dê, thông qua quá trình chọn lọc như (chọn lọc theo nguồn gốc, chọn lọc bản thân và chọn lọc qua đời sau) để lựa chọn những con sinh trưởng nhanh hơn để ghép đôi giao phối Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thời gian để cải tạo và tốc độ cải tạo không nhanh Một giải pháp khác cũng được người dân sử dụng là phương pháp lai tạo để nâng cao sinh trưởng của dê Người ta sử dụng những giống dê địa phương có năng suất thấp, nhưng có ưu điểm đặc hữu riêng làm cái nền lai với các giống

dê đực có năng suất cao như dê Boer, Bách Thảo, để tạo ra ưu thế lai ở đời con Con lai có sức sống, khả năng sinh trưởng cao hơn hẳn so với giống dê địa phương thuần Kết quả này được nhiều tác giả trong nước nghiên cứu và công bố Dê lai F1 (Boer x Bách Thảo) thể hiện ưu thế lai về khối lượng của

dê tăng dần từ giai đoạn sơ sinh đến 36 tháng tuổi (tương ứng đạt từ 8,78 đến 43,23%), điển hình ở giai đoạn 12 tháng tuổi dê đực có khối lượng bình quân là 47,33 kg/con, dê cái là 44,12 kg/con (Đậu Văn Hải và Cao Xuân Thìn, 2001) Nguyễn Bá Mùi và Đặng Thái Hải (2010) nghiên cứu về sinh trưởng của dê lai F1 (Bách Thảo x Cỏ) và dê đực Boer x F1 (Bách Thảo x Cỏ) tại Ninh Bình cho thấy, khối lượng của dê đực và dê cái ở giai đoạn 12 tháng tuổi tương ứng là 27,70; 23,64 kg/con và 35,52; 27,98 kg/con Khối lượng của 2 nhóm dê lai (ở cả con đực và con cái) đều cao hơn hẳn so với dê Cỏ đực và

cái ở cùng tháng tuổi (19,99; 16,36 kg/con) Điều đó cho thấy khối lượng của dê

Trang 33

tăng lên khi tăng mức độ lai của các giống có năng suất cao với các dê Cỏ địa phương (Phạm Kim Đăng và Nguyễn Bá Mùi, 2015)

Nghiên cứu của Khalil và cs (2010) tiến hành lai tạo giống dê Aradi Saudi (A) với giống dê Syrian Damascus (D) để tạo ra 4 nhóm di truyền gồm AA; DD; 1/2D 1/2A và 3/4D 1/4A rồi tiến hành theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng Kết quả cho thấy các tổ hợp lai cho khối lượng cơ thể cao hơn từ 12,0 - 31,9%, tăng trọng hàng ngày cao hơn từ 13,7 - 30,6% so với dê Damascus Qua đó cho thấy kết quả nổi trội

về đặc điểm di truyền của các giống lai Không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước trên thế giới như Ethopia, Nepal cũng đã sử dụng dê đực giống chuyên thịt có khối lượng lớn lai tạo với dê cái địa phương nhằm cải tạo giống, nâng cao khả năng sinh trưởng của dê địa phương (Gautam, 2017; Mustefa và cs., 2019)

Gatew và cs (2019) cho thấy, cùng là giống dê bản địa nhưng được nuôi

ở các địa phương khác nhau có mức tăng khối lượng bình quân khác nhau Mức tăng khối lượng bình quân từ sơ sinh đến 90 ngày tuổi và 91 đến 180 ngày tuổi ở dê Bati là 86,22; 56,49 g/con/ngày; dê Borana là 89,88; 32,96 g/con/ngày và dê Somali tai ngắn là 73,15; 47,20 g/con/ngày Kết quả dê Bati luôn có mức tăng khối lượng cao hơn so với dê Borana và Somali tai ngắn Điều đó cho thấy, ngoài yếu tố di truyền, thì yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng đến đáng kể đến sinh trưởng của dê

Bhattarai và cs (2019) nghiên cứu trên hai giống dê bản địa là Khari và Sinhal nuôi tại Nepal các tác giả thấy rằng Dê Sinhal có khối lượng cao hơn

so với dê Khari ở tất cả các giai đoạn khảo sát Ở giai đoạn sơ sinh và 6 tháng tuổi dê Sinhal có khối lượng tương ứng đạt 1,87 kg và 14,03 kg, dê Khari chỉ đạt 1,75 và 11,02 kg Tuy nhiên, khi sử dụng dê đực Boer lai với 2 giống dê này thì con lai F1 (Boer x Khari) và F1 (Boer x Sinhal) có khối lượng tương ứng theo từng thời điểm là 2,20 và 17,85 kg/con và khối lượng này cũng có

sự thay đổi khi sử dụng các tỷ lệ lai giữa dê Boer với dê Khari như (25% Boer

Trang 34

x 75% Khari) là 2,38; 20,70 kg; (25% Boer x (50% Khari x 25% Jumnapari))

là 2,21; 20,63 kg; (50% Boer và 50% Khari) là 2,69; 23,40 kg; (50% Boer x (25% Khari và 25% Jumnapari)) là 2,86; 23,91 kg Qua đó cho thấy, khối lượng con lai đều cao hơn so với giống dê Khari thuần (P<0,05)

Khanal và cs (2019) đã chỉ ra mức độ phù hợp giữa các giống khác nhau là điều cần thiết để chăn nuôi dê thịt bền vững Tác giả đã nghiên cứu trong vòng 7 năm trên các đối tượng dê có nhiều kiểu gen khác nhau bao gồm: Boer, Kiko, Spanish, F1 (Boer x Kiko); F1 (Boer x Spanish) để đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến ưu thế lai Kết quả cho thấy, tổ hợp lai F1 (Boer x Kiko) cho khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa cao nhất (P<0,05) so với các nhóm còn lại và

so với giống thuần

Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc lai tạo là một giải pháp nâng cao sinh trưởng của dê nhanh nhất, hiệu quả cao nhất Tuy nhiên, khi cho lai tạo với mục đích cải tạo giống dê địa phương đã khiến cho các giống dê này đang

có xu hướng suy giảm và suy thoái do bị pha tạp với nguồn gen ngoại nhập, làm cho đặc điểm di truyền của giống gốc dần mất đi và hiện hữu nguy cơ biến mất Đây chính là vấn đề cần lưu ý trong công tác bảo tồn, lưu giữ giống địa phương trong đó có dê Định Hóa Vì vậy, để bảo tồn một nguồn gen quý, chúng ta nên sử dụng những kỹ thuật sinh học phân tử, kỹ thuật chọn lọc để nâng cao sinh trưởng của dê bản địa, để không những đem lại nguồn lợi cho người nông dân về kinh tế hàng hoá mà còn góp phần bảo vệ

là loài động vật quý ăn sâu vào đời sống, trở thành một phần lịch sử, văn hoá, xã hội vùng miền

1.2 Ảnh hưởng của thức ăn dinh dưỡng đến sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê

Thức ăn là tiền đề tạo nên năng suất vật nuôi, tùy theo mục đích sử dụng

mà số lượng và chất lượng thức ăn cũng khác nhau Trong điều kiện chăn thả

Trang 35

tự nhiên, dê sẽ tự điều tiết được mức thu nhận về số lượng và chất lượng thức

ăn từ bãi chăn, vì thế nếu thời tiết thuận lợi thì thức ăn luôn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho dê và ngược lại Còn trong điều kiện nuôi dưỡng chủ động của con người, dê cần được cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng thức ăn, theo nhu cầu của cơ thể để đảm bảo sinh trưởng của dê Nếu thức ăn kém dinh dưỡng, thiếu protein, vitamin, khoáng sẽ làm cho sinh trưởng của dê chậm lại

Dê là loài động vật nhai lại, chúng có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ Thức ăn tươi xanh luôn là thức ăn lý tưởng cung cấp cho dê với hàm lượng nước cao từ 65 - 85% nhưng lại có giá trị dinh dưỡng thấp Mỗi loại thức ăn xanh có giá trị dinh dưỡng khác nhau như cỏ hòa thảo

có lượng protein thô trung bình 9,8% vật chất khô (75 - 145 g/kg vật chất khô), hàm lượng xơ khá cao (269 - 372 g/kg vật chất khô), cây bộ đậu có hàm lượng protein thô trung bình 167 g/kg vật chất khô Trong khi các loại rau, bèo hàm lượng chất khô thấp 6 - 10%, hàm lượng protein thô chiếm 16 - 17%

so với vật chất khô nên giá trị năng lượng thấp (Nguyễn Đăng Vang, 2000)

Vì vậy, nếu chỉ cho dê ăn một loại thức ăn duy nhất ví dụ cỏ khô hoặc thức ăn xanh, sẽ khiến cho khối lượng của dê tăng chậm hoặc giảm rõ rệt Vì những loại thức ăn này có giá trị dinh dưỡng thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng của dê Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh luận điểm này Asnakew và Berhan (2007) đã tiến hành nuôi dê đực Hararghe Highland ở Ethiopia với khẩu phần chỉ đơn thuần là cỏ khô, không bổ sung thêm bất kỳ loại thức ăn nào Lượng cỏ khô được tính bằng 3,8% khối lượng cơ thể (theo vật chất khô) Kết quả theo dõi cho thấy, khối lượng lúc bắt đầu thí nghiệm của dê là 17,70 kg/con, sau 90 ngày nuôi, khối lượng dê chỉ còn 17,65 kg/con (giảm 0,05 kg/con) Điều này cho thấy, nếu chỉ nuôi bằng cỏ khô, một loại thức ăn đơn lẻ sẽ không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho dê, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của dê, thậm chí còn làm giảm sinh trưởng Tương tự Solomon và

Trang 36

Simret (2008) cho thấy khối lượng dê giảm từ 21,4 kg/con xuống còn 18,70 kg/con trong 90 ngày, mức giảm tương đương là 30,18 g/con/ngày khi chỉ cho

dê ăn đơn thuần cỏ khô Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy sinh trưởng của

dê chậm hoặc thậm chí giảm khi cho dê ăn thức ăn đơn lẻ, kém giá trị dinh dưỡng như khẩu phần chỉ có một loại cỏ khô, hoặc một loại thân lá nào đó (Wondwosen và cs., 2010; Asmamaw và Ajebu, 2012; Tadesse và cs., 2013) Trong chăn nuôi dê, việc nghiên cứu các giải pháp thay thế, bổ sung hoặc cung cấp đầy đủ thức ăn có thành phần dinh dưỡng hợp lý cho sinh trưởng của dê đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong và ngoài nước Từ việc nghiên cứu bổ sung thay thế thức ăn thô xanh, thức ăn chế biến (bột cỏ khô, các loại thức ăn được xử lý trước khi cho dê ăn); thức ăn là sản phẩm phụ của chế biến thực phẩm cho con người, các loại thức ăn cung cấp năng lượng, protein, đến các loại thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh cho nhu cầu của dê Những nghiên cứu này đã và đang được hoàn thiện, nhằm mục tiêu nâng cao khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê

1.2.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung và thay thế thức ăn thô xanh đến sinh trưởng của dê

Các loại thức ăn thô xanh đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của dê Khi chăn thả trên đồi bãi, dê thường tìm kiếm các loại thân lá non làm thức ăn Loại thức ăn này khá đa dạng và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp, vào mùa vụ… cho nên khá thất thường Do đó, sinh trưởng của dê cũng bị ảnh hưởng theo, vào những thời điểm kiếm được nhiều thức ăn thì sinh trưởng nhanh hơn, thời điểm ít thức ăn sinh trưởng chậm Dựa trên cơ sở này, việc bổ sung thêm thức ăn thô xanh cho dê là giải pháp được nhiều nhà khoa học quan tâm Khi bổ sung thêm thức ăn thô xanh, sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê sẽ được cải thiện, hiệu quả chăn nuôi vì thế cũng được nâng lên

Trang 37

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu, tìm ra các giải pháp cung cấp thức ăn cho dê Nguyen Thi Mui và cs (2001) cho biết, các loại thân

lá của cây mít, cây Flemingia đều có khả năng dùng để thay thế các loại thức

ăn khác trong khẩu phần của dê sinh trưởng Dê được ăn ngọn lá mít có tổng lượng vật chất khô ăn vào lên đến 3,85 - 4,96% khối lượng cơ thể, hàm lượng tannin tổng số chiếm 3,32% vật chất khô và có hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với khẩu phần không được bổ sung Riêng đối với ngọn lá Flemingia, thì tiềm năng thay thế kém hơn so với ngọn lá mít, vì cây Flemingia có hàm lượng vật chất khô thấp chỉ từ 14 - 18% Tuy nhiên, dùng ngọn lá Flemingia phối hợp với ngọn lá mít sẽ cho hiệu quả tốt hơn so với khẩu phần ăn truyền thống gồm cỏ khô và cám hỗn hợp (Nguyen Thi Mui và cs., 2002)

Duong Nguyen Khang và cs (2005) cho biết, lá sắn cũng có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi dê bởi chúng giàu đạm, giàu vitamin và khoáng chất Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất khi sử dụng làm thức ăn cho dê là trong ngọn

lá sắn có chứa độc tố axit cyanhydic (HCN), có khả năng gây ngộ độc Trong thực tế sản xuất, có những vùng người chăn nuôi sử dụng lá sắn làm thức ăn cho dê nhưng cho dê ăn quá nhiều hoặc bổ sung lúc dê đói dẫn đến dê bị ngộ độc Khuc Thi Hue và cs (2010) khuyến cáo nếu bổ sung ngọn lá sắn vào khẩu phần ăn cho dê nên bổ sung ở mức 1,5% khối lượng cơ thể Trước khi

bổ sung ngọn lá sắn cho dê ăn cần phơi héo, phơi khô để làm giảm lượng HCN (axit cyanhydric) tránh gây ngộ độc cho dê

Nguyễn Hữu Văn (2012) cho biết, thân cây chuối sau thu hoạch cũng có thể sử dụng cho dê ăn Tuy nhiên, không nên cho dê ăn liên tục trong một thời gian dài, sẽ khiến dê bị giảm cân Nếu nuôi dê theo hình thức nuôi nhốt thì cần bổ sung thân chuối với hỗn hợp rơm đã được kiềm hóa bằng ure, kết hợp với khoáng và lá mít sẽ giúp khối lượng dê tăng bình quân/ngày đạt 106 g Ngô Thị Thùy và cs (2016) đã chỉ ra rằng, có thể thay thế cỏ voi bằng 35% thân lá của cây đậu mèo đã được phơi khô vào khẩu phần ăn cho dê

Trang 38

Trong quá trình nghiên cứu các tác giả thấy rằng, việc bổ sung thân lá đậu mèo phơi khô vào khẩu phần ăn cho dê sẽ giúp lượng tiêu hóa vật chất khô, chất hữu cơ tăng, chất xơ tăng Vì vậy, bổ sung 35% thân lá cây đậu mèo phơi khô thay thế cỏ voi sẽ nâng cao được chất lượng thức ăn giàu xơ cho dê

Nguyễn Thị Thu Hồng và Dương Nguyên Khang (2017) đã tiến hành nghiên cứu bổ sung thân lá cây Mai dương ở mức tannin 30 g/kg vật chất khô vào khẩu phần ăn cho dê Kết quả chỉ ra rằng mức ăn vào của vật chất khô (699 g/ngày), chất hữu cơ (622 g/ngày) và protein thô (121 g/ngày) đều cao hơn so với lô không bổ sung với (P<0,05) Thêm vào đó, cây Mai dương có hàm lượng tannin vừa phải 9,14%; protein thô cao 21%, vật chất khô chiếm 40,6% đây là yếu tố làm tăng tính ngon miệng, tăng lượng thức ăn ăn vào của dê giúp cho mức tăng trọng tuyệt đối cao đạt 97,6 g/con/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp 7,17

kg vật chất khô/kg tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ đạt 46,9%

Le Van Phong và Nguyen Van Thu (2018) cho biết, trong chăn nuôi dê Bách Thảo có thể sử dụng lá cây bắp cải để thay thế cho cỏ lông Para đã cải thiện được mức độ dinh dưỡng, hiệu quả sinh trưởng tốt Tác giả cũng cho thấy mức độ thay thế tối ưu của lá bắp cải cho cỏ lông Para lên tới 50% Ho

Quoc Đat và cs (2018) đã nghiên cứu bổ sung dây bìm bìm (Operculia

turpethum) trong khẩu phần ăn cho dê Bách Thảo với mục đích thay thế cỏ

lông Para Các tác giả thấy rằng, việc thay thế 25 - 35% dây bìm bìm thay cho

cỏ lông Para không ảnh đến khả năng sinh trưởng của dê

Sanon và cs (2008) đã nghiên cứu bổ sung vỏ cây Acacia senegal, vỏ cây Pterocarpus lucens cho dê Sahelian giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi ở Tây Phi Ngoài ăn vỏ cây Acacia senega và vỏ cây Pterocarpus lucens thì dê còn

được ăn thêm 200 g cám kê và 200 g cỏ khô, lô đối chứng dê được ăn 200 g cám kê và 200 g bột hạt bông, cỏ khô Dê được nuôi nhốt hoàn toàn và được cho ăn theo định mức bổ sung là 4% trọng lượng cơ thể, thí nghiệm được tiến

Trang 39

hành trong 10 tuần Kết quả cho thấy, dê được ăn vỏ Acacia senegal có mức

tăng khối lượng bình quân/ngày đạt 56 g, cao hơn so với ăn vỏ cây

Pterocarpus lucens chỉ đạt 24 g/con/ngày, lô đối chứng là 51 g/con/ngày

Tương ứng với tỷ lệ thịt xẻ 46%, 42% và 43% Điều đó cho thấy giữa dê được

ăn bổ sung vỏ cây Acacia senegal và dê được cho ăn ở lô đối chứng mức tăng

khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ không có sự sai khác nhau với (P>0,05) Vì vậy,

giải pháp bổ sung vỏ cây Acacia senegal vào khẩu phần ăn cho dê vào mùa

khô sẽ giúp người dân giảm được chi phí mua thức ăn tinh trong khi dê vẫn đảm bảo được khả năng sinh trưởng và năng suất thịt

Samson và cs (2016) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ

sung lá Neem (Azadirachta indica) và lá Acacia (Acacia senegal) đã được

phơi khô tự nhiên vào khẩu phần ăn cho dê Somali tai ngắn Các tác giả thấy rằng, tổng lượng vật chất khô ăn vào của 2 loại lá này là 705,7; 770,4 g/ngày

và protein thô là 72,71 và 88,1 g/ngày Tỷ lệ tiêu hóa protein thô của dê ăn lá Neem đạt 72% và ăn lá Acacia là 67%, mức tăng khối lượng đạt 45,6 g/ngày

và 35,6 g/ngày tương ứng khi cho ăn lá Neem và Acacia, tỷ lệ thịt xẻ tính theo khối lượng lúc giết mổ đạt 36,2 và 41% Các tác giả đã khuyến cáo nên sử dụng

lá Neem, lá Acacia vào khẩu phần ăn cho dê Somali tai ngắn sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng hơn là chỉ cho ăn đơn thuần cỏ khô

Denbela và cs (2018) đã sử dụng các lá cây họ đậu để bổ sung cho dê thịt Woyto - Guji ở Ethiopia Trong quá trình nghiên cứu các tác giả đã thấy rằng việc bổ sung 35% lá đậu xanh vào khẩu phần ăn cho dê là tốt nhất Vì sẽ giúp cho lượng vật chất khô ăn vào đạt 719 g/ngày, mức tăng khối lượng bình quân/ngày đạt 71,3 g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ đạt 50,8% Nếu bổ sung 35% lá đậu công thì mức tăng khối lượng bình quân chỉ đạt 29,9 g/con/ngày, tỷ lệ thịt

xẻ đạt 51,8% Tuy nhiên, nếu kết hợp bổ sung 17,5% lá đậu xanh + 17,5% lá đậu công thì cho hiệu quả tốt hơn với mức tăng 40,4 g/con/ngày và tỷ lệ thịt

xẻ đạt 45,5%

Trang 40

1.2.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung các sản phẩm sơ chế (bột lá, bột các loại hạt tận thu của trồng bông, lanh, hạch nhân…) đến sinh trưởng và sức sản xuất thịt của dê

Ngoài việc sử dụng thân lá cây xanh, trong sản xuất việc chế biến thành bột các loại thân lá cỏ, các loại hạt tận thu của việc trồng bông, trồng lanh… cũng là một hướng nhằm bổ sung dinh dưỡng cho dê Các sản phẩm sơ chế này đã góp phần tận thu sản phẩm nông nghiệp, giúp dự trữ được thức ăn cho

dê, đồng thời bổ sung thêm vào khẩu phần ăn của dê những dinh dưỡng cần thiết, giúp đẩy nhanh sinh trưởng và nâng cao năng suất thịt của dê Một số nghiên cứu đã cho thấy sinh trưởng của dê chậm hoặc thậm chí giảm khi cho

dê ăn thức ăn đơn lẻ, kém giá trị dinh dưỡng như khẩu phần chỉ có một loại cỏ khô, hoặc một loại thân lá nào đó (Katongole và cs., 2009; Wondwosen và cs., 2010; Asmamaw và Ajebu, 2012; Tadesse và cs., 2013)

Mulisa và cs (2019) đã nghiên cứu bổ sung kết hợp giữa bột lá đậu công với bột lá Neem vào khẩu phần ăn cho dê Gumuz ở Ethiopia Thí nghiệm được tiến hành trong 90 ngày trên 6 con dê/lô Các tác giả bổ sung với các mức cho dê ăn 225 g bột lá đậu công + 75 g bột lá Neem, 150 g bột lá đậu công + 150 g bột lá Neem, 225 g bột lá đậu công + 25 g bột lá Neem, đảm bảo cung cấp đủ 300 g vật chất khô/con/ngày Kết quả cho thấy mức tăng khối lượng bình quân/ngày đạt 37,9; 35,8 và 22,8 g tương ứng với các mức bổ sung trên Tỷ lệ thịt xẻ tương ứng đạt 38; 39; 40% Điều đó cho thấy việc bổ sung kết hợp giữa 2 loại bột lá có thể thay thế một phần thức ăn tinh hỗn hợp thông thường, mà vẫn đảm bảo dê sinh trưởng, phát triển cho năng suất thịt cao, giảm được chi phí thức ăn, tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi

Oliveria và cs (2019) cho biết, bột của cây xương rồng có thể sử dụng

để thay thế ngô bột để nuôi dê Boer mà không ảnh hưởng đến năng suất, hiệu suất sử dụng thức ăn của dê Các tác giả cho biết nếu bổ sung bột xương rồng

ở các mức 330 g, 660 g và 1000 g (tính trên 1 kg VCK) thì hiệu suất chuyển

Ngày đăng: 04/04/2022, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w